Ôn tập giữa học kì I môn Địa lí Lớp 6

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Hệ thống kiến thức cơ bản theo chủ đề Bản Đồ - Phương tiện thể hiện trên bề mặt Trái Đất; Trái Đất – Hành tinh của hệ Mặt Trời.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với địa phương (nếu có)

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên

 

docx 5 trang phuongnguyen 22/07/2022 2560
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập giữa học kì I môn Địa lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập giữa học kì I môn Địa lí Lớp 6

Ôn tập giữa học kì I môn Địa lí Lớp 6
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Địa lí. Lớp 6
Thời gian thực hiện: Tuần 8 (Tiết 15,16 )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hệ thống kiến thức cơ bản theo chủ đề Bản Đồ - Phương tiện thể hiện trên bề mặt Trái Đất; Trái Đất – Hành tinh của hệ Mặt Trời.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với địa phương (nếu có)
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học 
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sơ đồ và bảng hệ thống kiến thức. 
- Hệ thống câu hỏi thảo luận.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Sách vở, đồ dùng học tập
- Ôn tập theo chủ đề
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CHỦ ĐỀ BẢN ĐỒ- PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT. (Tiết 1)
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
+ Hoạt động 1: Lí thuyết 
Bước 1 :
- Gv đưa hệ thống câu hỏi – hs trao đổi theo cặp 
H: Nêu khái niệm về kinh tuyến và vĩ tuyến
H: Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc ?
H: Thế nào là tỉ lệ bản đồ ?
H: Hãy nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào kinh tuyến ?
H: Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải đọc chú giải ?
H: Các đối tượng địa lí thường được thể hiện trên bản đồ bằng những loại kí hiệu nào ?
Bước 2 :
- Gv yêu cầu Hs trả lời.
- Gv chuẩn kiến thức.
+ Hoạt động 2: Bài tập 
Bước 1 :
- Gv đưa ra các dạng bài tập( 4 nhóm )
- Trên bản đồ có tỉ lệ 1:7.000.000 bạn Nam đo được khoảng cách giữa hai thành phố A và B là 6 cm. Hỏi trên thực tế hai thành phố này cách nhau bao nhiêu km ?
- Trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 300.000, người ta đo được 5 cm. Hỏi thực tế khoảng cách đó là bao nhiêu km?
- Trên bản đồ Việt Nam bạn Nhi đo được khoảng cách giữa hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng là 15 cm.Thực tế khoảng cách hai thành phố này là 105.000 m Hỏi bản đồ có tỉ lệ bao nhiêu ?
- Xác định tọa độ địa lí một điểm
Bước 2 : 
- Gv yêu cầu Hs trả lời- nhận xét .
- Gv chuẩn kiến thức.
1.Lí thuyết
- Kinh tuyến: Là đường lối liền 2 điểm cực Bắc với cực Nam trên bề mặt Trái Đất 
 - Vĩ tuyến: Là những đường vuông góc với đường kinh tuyến và song song với đường xích đạo
- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn nước Anh, được đánh số 00
- Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, được đánh số 00
- Tỉ lệ bản độ: là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
- Cách xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào kinh tuyến. 
+ Đầu trên của kinh tuyến là hướng Bắc. 
+ Đầu dưới là hướng nam. 
+ Bên phải là hướng Đông. 
+ Bên trái là hướng tây. 
- Bảng chú giải giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của kí hiệu trên bản đồ.
- Các đối tượng địa lí trên bản đồ được thể hiện bằng 3 loại: 
+ Kí hiệu điểm. 
+ Kí hiệu đường. 
+ Kí hiệu diện tích. 
2. Bài tập
- Khoảng cánh của hai thành phố trên thực tế là: 
6 x 7.000.000 = 42000000 cm 
 = 420 km 
-Tương tự :Khoảng thực tế : 15 km
- Khoảng cách bản đồ x tỉ lệ bản đồ = Khoảng cách thực tế
" Khoảng cách thực tế : Khoảng cách bản đồ = Tỉ lệ bản đồ.
- Hà Nội - Hải Phòng = 105.000m = 10.500.000cm 
 10.500.000 cm : 15 = 700.000
- Vậy tỉ lệ bản đồ là 1:700000
- Hãy viết tọa độ lí của điểm H,K trong hình 1.4 sgk/ 105 .
2. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI . (Tiết 2)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính.
Bước 1: Gv yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau 
1. Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái đất?
2. Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm ?
3. Vào những ngày nào trong năm , hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau ?
4. Các vĩ tuyến 23027’ Bắc và Nam là những đường gì ?
Các vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam là những đường gì ?
5. Vào ngày 22.6 các địa điểm tại vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có hiện tượng gì ? Các địa điểm nằm ở cực Bắc và Nam có hiện tượng gì ?
Bước 2 : 
- Gv yêu cầu Hs trả lời- nhận xét 
- Gv chuẩn kiến thức.
KIẾN THỨC CƠ BẢN CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
1. Do sự vận động tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất luân phiên có ngày và đêm. 
2. - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời . 
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời , thì có góc chiếu lớn , nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt .Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó . Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời , thì góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó . 
- Các mùa nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm . 
3. Vào những ngày 21.3 và 23.9, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau.
4. Vĩ tuyến 23027’ Bắc là đường chí tuyến Bắc 
Vĩ tuyến 23027’ Nam là đường chí tuyến Nam 
Vĩ tuyến 66033’ Bắc là đường vòng cực Bắc
Vĩ tuyến 66033’ Nam là đường vòng cực Nam .
5. Vào ngày 22.6 các địa điểm tại vĩ tuyến 66033’ Bắc có hiện tượng ngày dài 24 giờ.
Vào ngày 22.6 các địa điểm tại vĩ tuyến 66033’ Nam có hiện tượng đêm dài 24 giờ .
 Các địa điểm nằm ở cực Bắc và Nam có hiện tượng ngày, đêm dài suốt 6 tháng
3. Luyện tập.
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện.	
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS THAM GIA TRÒ CHƠI NHANH NHƯ CHỚP.
- Luật chơi nhanh như chớp: Lớp trưởng đọc to luật chơi
Đội chơi sẽ hoạt động theo nhóm ở phần 1. GV sẽ chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm, các đội sẽ giơ biểu tượng để dành quyền trả lời. Quyền trả lời chỉ thuộc về đội giơ biểu tượng nhanh nhất và sau khi giáo viên đọc xong câu hỏi. Thư kí sẽ ghi lại kết quả quả các đội. Đội giành chiến thắng sẽ là đội có nhiều câu trả lời đúng. 
Khi cả lớp đã rõ luật chơi, GV lần lượt chiếu và đọc các câu hỏi TN.
Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 100 thì trên bề mặt quả Địa Cầu có:
A. 36 kinh tuyến.	B. 360 kinh tuyến.	
C. 306 kinh tuyến.	D. 3600 kinh tuyến.
Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu gọi là
A. Vĩ tuyến.	B. Kinh tuyến.	
C. Xích đạo.	D. Vĩ tuyến O0
Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh được gọi là:
A Kinh tuyến gốc.	B. Kinh tuyến đông.	
C. Kinh tuyến tây.	D. Kinh tuyến đổi ngày
Trên quả địa cầu kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến
A. 1800	B. 3600	C. 00	D. 900
Các vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu vuông góc với kinh tuyến được gọi là
A. Các vĩ tuyến bắc.	B. Các vĩ tuyến.	
C. Các vĩ tuyến gốc.	D. Các vĩ tuyến nam
Trên quả địa cầu, cứ cách 1 độ ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả
A. 360 vĩ tuyến.	B. 36 vĩ tuyến.	
C. 18 vĩ tuyến.	D. 181 vĩ tuyến
Trên Quả Địa Cầu đường xích đạo là
A. Vĩ tuyến lớn nhất	B. Kinh tuyến nhỏ nhất	
C. Vĩ tuyến nhỏ nhất	D. Kinh tuyến lớn nhất
Theo quy ước quốc tế, đường Xích đạo được ghi số:
A. 00	B. 900	
C. 1800	D. 3600
Vĩ tuyến Bắc là những đường:
A. Song song với Xích đạo.	
B. Nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
C. Nằm từ Xích đạo đến cực Nam.	
D. Nằm bên phải kinh tuyến gốc
Bản đồ có tỷ lệ 1/100.000. Vậy 5 cm trên bản đồ tương ứng với thực địa là:
A. 1 Km	B. 5 Km	 C. 10 Km	D. 15 Km
Tỷ lệ bản đồ cho chúng ta biết:
A. Các đối tượng địa lý	
B. Các quốc gia, các khu vực
C. Các ký hiệu địa lý	
D. Bản đồ thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực địa
Khoảng cách 1 cm trên bản đồ có tỷ lệ 1:2000.000 tương ứng ở thực địa là:
A. 2 Km	B. 12 Km	
C. 20 Km	 D. 200 Km
Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi chung là:
A. Kinh tuyến gốc	C. Toạ độ địa lý
B. Vĩ tuyến gốc	D. Phương hướng trên bản đồ
Để thể hiện những đối tượng địa lý phân bố theo chiều dài ranh giới quốc gia, đường ô tô. người ta dùng:
A. Kí hiệu điểm	C. Kí hiệu diện tích.
B. Kí hiệu đường	D. Kí hiệu tượng hình
Các ký hiệu diện tích trên bản đồ, thể hiện:
A. Sân bay, cảng biển
B. Vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp.
C. Nhà máy thuỷ điện
D. Ranh giới tỉnh.
Muốn đọc, hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là:
A. Tìm phương hướng	C. Đọc toạ độ địa lý
B. Đọc tỷ lệ bản đồ.	 D. Đọc bảng chú giải
Để thể hiện thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng. người ta dùng:
A. Kí hiệu hình học.	C. Kí hiệu tượng hình.	
B. Kí hiệu chữ.	D. Kí hiệu điểm
Theo quy ước quốc tế, bề mặt Trái Đất được chia thành:
A. 12 khu vực giờ	B. 20 khu vực giờ
C. 24 khu vực giờ	D. 36 khu vực giờ
Giờ G.M.T là:
A. Giờ riêng của mỗi khu vực
B. Giờ riêng của mỗi quốc gia
C. Giờ địa phương
D. Giờ tính theo khu vực giờ gốc
Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
A. Từ Tây sang Đông, ngược chiều kim đồng hồ.	
B. Từ Đông sang Tây, thuận chiều kim đồng hồ
C. Từ Bắc xuống Nam	
D. Từ Nam lên Bắc
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày câu trả lời	
GV lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học
HS lắng nghe.
4. Vận dụng
a. Mục tiêu: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức 
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của HS 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tục ngữ nước ta có câu:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
- Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gợi ý, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.
HS suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày kết quả.
GV lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
GV chuẩn kiến thức.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Hướng dẫn về nhà:. Ôn tập những nội dung đã ôn, làm các bài tập và chuẩn bị kiểm tra giữa kì 1

File đính kèm:

  • docxon_tap_giua_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_6.docx