SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin tạo các sản phẩm học tập trong dạy học trực tuyến chủ đề môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững

Hiện nay phát triển bền vững mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong cơ sở để phát triển bền vững bảo vệ mội trường và tài nguyên thiên nhiên được khai thác hợp lí. Tuy nhiên thực tế cho thấy hiện nay môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở cả Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, có nhiều tài nguyên bị đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là ý thức người dân chưa cao.

Những năm gần đây, với mục tiêu đổi mới PPDH, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy năng lực người học, bản thân tôi đã áp dụng nhiều PPDH, kĩ thuật dạy học mới như: Khăn phủ bàn, kĩ thuật đóng vai. khó áp dụng khi học trực tuyến. Một thực tế nữa là khi giao các nhiệm vụ học tập trên lớp, về nhà có những học sinh rất tích cực, chủ động song vẫn còn một số em chưa tích cực, thậm chí chưa tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ giáo viên đưa ra. Nhất là những sản phẩm công nghệ thường tập trung ở một số em giỏi hoặc thích công nghệ.

Hai năm gần đây do dịch bệnh Covid 19 có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học đã thay đổi hình thức dạy học từ trực tiếp, sang trực tuyến. Lúc đầu bản thân tôi có sự điều chỉnh để thích ứng với thực tế: chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị trò chơi, chuẩn bị các công cụ hỗ trợ khác để dạy học khác. Nhưng khi dạy trực tuyến tôi thấy tiết học không đạt được hiệu quả như mong đợi. Vì thế tôi quyết định thay đổi: giao nhiệm vụ cho học sinh tự tạo các sản phẩm học tập thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin đến tiết học học sinh sẽ báo cáo sản phẩm mình đã thực hiện trước lớp thông qua việc học trực tuyến.

 

docx 21 trang quyettran 13/07/2022 18620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin tạo các sản phẩm học tập trong dạy học trực tuyến chủ đề môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin tạo các sản phẩm học tập trong dạy học trực tuyến chủ đề môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin tạo các sản phẩm học tập trong dạy học trực tuyến chủ đề môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Mã số: ................................
	 (Do HĐCNSK cấp trên ghi)
SÁNG KIẾN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠO CÁC SẢN PHẨM HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Tiết 2).
	Người thực hiện: Phạm Thị Nga
	Lĩnh vực nghiên cứu: 
	- Quản lý giáo dục 	1 
	- Phương pháp giáo dục	1
	- Phương pháp dạy học bộ môn: Địa Lí	1	 
	- Lĩnh vực khác: .................................................... 1
	Có đính kèm: Các sản phẩm kh	Qông thể hiện trong bản in sáng kiến
 	1 Mô hình	 1 Đĩa CD (DVD)	 1 Phim ảnh	1 Hiện vật khác
 (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2020 – 2021
SÁNG KIẾN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠO CÁC SẢN PHẨM HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Tiết 2).
	Người thực hiện: Phạm Thị Nga
	Lĩnh vực nghiên cứu: 
	- Quản lý giáo dục 	1 
	- Phương pháp giáo dục	1
	- Phương pháp dạy học bộ môn: Địa Lí	1	 
	- Lĩnh vực khác: .................................................... 1
	Có đính kèm: Các sản phẩm kh	Qông thể hiện trong bản in sáng kiến
 	1 Mô hình	 1 Đĩa CD (DVD)	 1 Phim ảnh	1 Hiện vật khác
 (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2020 – 2021
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN
6
2
I. Thực trạng của giải pháp đã biết
6
3
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
6
4
1. Mục đích của giải pháp
6
5
2. Nội dung giải pháp
7
6
III. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra
10
7
1. Tính mới
10
8
2. Hiệu quả áp dụng
11
9
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
11
10
PHẦN KẾT LUẬN
11
11
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
12
PHẦN PHỤ LỤC
13
13
1.Kịch bản hội nghị trực tuyến
13
14
2. Đường link sản phẩm của học sinh 
15
15
3. Một số hình ảnh trong quá trình làm sản phẩm
15
16
4. Tiêu chí đánh giá sản phẩm
20
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
PPDH: Phương pháp dạy học
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng công nhận sáng kiến trường THPT Lê Quý Đôn
THÔNG TIN CHUNG:
Tên sáng kiến: 
Ứng dụng công nghệ thông tin tạo các sản phẩm học tập trong dạy học trực tuyến chủ đề môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: bộ môn Địa Lý
Tác giả: 
Họ và tên: Phạm Thị Nga 	Nam (nữ) 
Năm sinh: 1987
Trình độ chuyên môn: Sư phạm Địa Lý
Điện thoại: 0398639626	Email: phạmnga2050@gmail.com
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Địa lí – Trường THPT Lê Quý Đôn
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến, những thông tin nêu theo báo cáo này là sự thật.
	 Đồng Nai, ngày 20 tháng 6 năm 2021
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
NƠI TÁC GIẢ SÁNG KIẾN CÔNG TÁC/ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Phạm Thị Nga
PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Thực trạng của giải pháp đã biết 
Hiện nay phát triển bền vững mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong cơ sở để phát triển bền vững bảo vệ mội trường và tài nguyên thiên nhiên được khai thác hợp lí. Tuy nhiên thực tế cho thấy hiện nay môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở cả Việt Nam đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, có nhiều tài nguyên bị đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là ý thức người dân chưa cao. 
Những năm gần đây, với mục tiêu đổi mới PPDH, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy năng lực người học, bản thân tôi đã áp dụng nhiều PPDH, kĩ thuật dạy học mới như: Khăn phủ bàn, kĩ thuật đóng vai... khó áp dụng khi học trực tuyến. Một thực tế nữa là khi giao các nhiệm vụ học tập trên lớp, về nhà có những học sinh rất tích cực, chủ động song vẫn còn một số em chưa tích cực, thậm chí chưa tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ giáo viên đưa ra. Nhất là những sản phẩm công nghệ thường tập trung ở một số em giỏi hoặc thích công nghệ.
Hai năm gần đây do dịch bệnh Covid 19 có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học đã thay đổi hình thức dạy học từ trực tiếp, sang trực tuyến. Lúc đầu bản thân tôi có sự điều chỉnh để thích ứng với thực tế: chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị trò chơi, chuẩn bị các công cụ hỗ trợ khác để dạy học khác.... Nhưng khi dạy trực tuyến tôi thấy tiết học không đạt được hiệu quả như mong đợi. Vì thế tôi quyết định thay đổi: giao nhiệm vụ cho học sinh tự tạo các sản phẩm học tập thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin đến tiết học học sinh sẽ báo cáo sản phẩm mình đã thực hiện trước lớp thông qua việc học trực tuyến.
Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
Mục đích của giải pháp 
Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.”
Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, chống lại thói quen học tập thụ động. Bên cạnh đó thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0, rất nhiều thành tựu khoa học công nghệ hiện đại được sử dụng cuộc sống. Địa lý là môn học gần gũi và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Tôi muốn đem công nghệ ứng dụng vào dạy học địa lí nhằm đem lại sự hứng thú và kích thích tư duy của học sinh khi đó giáo viên sẽ đóng vai trò như người hướng dẫn và các em học sinh là những người chủ động khám phá những điều thú vị trong từng tiết học.
Nội dung giải pháp 
a) Cách thức thực hiện
Dựa vào mục tiêu bài học, giáo viên lên ý tưởng cho học sinh tự chọn nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở thích của từng em.
Tiêu chí đánh giá: Năm 2017, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn cụ thể các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục. Đây là hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Dựa vào đó, GV xây dựng tiêu chí đánh giá phù hợp cho từng sản phẩm của học sinh và công bố trước khi học sinh bắt tay vào thực hiện sản phẩm.
b) Các bước thực hiện
Bước 1: Chọn và giới thiệu chủ đề
Dựa trên tình hình thực tế GV muốn giáo dục HS bảo vệ môi trường, tài nguyên và ứng dụng thành thạo hơn công nghệ thông tin vào học tập.
 Bước 2: Chia nhóm
Học sinh tự chọn nhóm, đảm bảo mỗi nhóm từ 10-11 em.
Căn cứ để học sinh chọn nhóm: 
GV nêu ra các sản phẩm cần thực hiện thực hiện (HS có thể đề xuất sản phẩm), HS được lựa chọn làm sản phẩm theo năng lực của mình. Những HS cùng chọn sản phẩm sẽ thành một nhóm.
Bước 3: Hướng dẫn thực hiện
Học sinh: Các nhóm tiến hành thực hiện các nhiệm vụ của mình trong 1 tuần
Ngày 1-4: Học sinh làm sản phẩm thô theo nhóm được phân công.
Ngày 5-6: Nộp sản phẩm để giáo viến góp ý, học sinh điều chỉnh.
Ngày 7: Báo cáo sản phẩm trong tiết học địa lý.
Nhóm
Nhiệm vụ
Sản phẩm
Trưởng nhóm
Nhóm 1: Thiết kế trò chơi 
- Thiết kế trò chơi trực tuyến thông qua phần mềm như: quizizz, nearpod... cho phần khởi động và củng cố.
-Nội dung là các câu hỏi có liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên
- Sau đó đẩy lên trang padlet.com.
- Trò chơi trong phần mềm quizizz.
-Nguyên Khánh
Nhóm 2
Thiết kế sơ đồ tư duy
-Thiết kế sơ đồ tư duy về phát triển bền vững.
- Sau đó đẩy lên trang padlet.com.
-Sơ đồ tư duy
Ngọc Quyên
Nhóm 3: Thiết kế video
- Cắt ghép hình ảnh, lồng tiếng tạo thành một đoạn phim về thực trạng mội trường và tài nguyên.
- Đoạn video
Thùy Linh
Nhóm 4: 
Thiết kế đồ họa
- Thiết kế một sản phẩm infographic trong phần mềm canva.com về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.
- Sau đó đẩy lên trang padlet.com.
- Sản phẩm infographic
Thảo Quyên
Nhóm 5: Tổ chức hội nghị trực tuyến.
- Tổ chức một hội nghị trực tuyến
- Nội dung là giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên của một số nước  (Do dịch Covid nên hội nghị bảo vệ môi trường và tài nguyên của thế giới được tổ chức trực tuyến. Một số nước nêu các giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên của nước mình, các nước còn lại thì học hỏi kinh nghiệm. Hội nghị kết thúc nhấn mạnh giải pháp: Phối hợp của nhiều quốc gia, chính phủ và mọi người dân, giảm gia tăng dân số, nâng cao ý thức người dân, )
-Thiết kế PowerPoint trình chiếu cho hội nghị trực tuyến.
- Sau đó đẩy lên trang padlet.com.
- Hội nghị trực tuyến
Nhóm trưởng là:Thanh Nhã
Do dịch bệnh Co-vid trường nghỉ học trực tiếp, nên quá trình tương tác thực hiện các nhiệm vụ của các nhóm gặp nhiều khó khăn, các em chủ yếu tương tác qua facebook, zalo...Thêm vào đó việc tạo các sản phẩm học tập này chủ yếu là dựa vào các công cụ trên mạng có nhiều em chưa biết cách sử dụng. Vì vậy giáo viên đã hướng dẫn có một số điều chỉnh và gợi ý tháo gỡ khó khăn cho các nhóm trong quá trình thực hiện như sau:
Thiết kế trò chơi: Có một số học sinh không biết đăng kí vào Quizizz, giáo viên gợi ý cho học sinh hỏi bạn giỏi công nghệ và giáo viên trực tiếp hướng dẫn cho học sinh đăng kí, đăng nhập vào Quizizz.
Thiết kế đồ họa: Học sinh không biết thiết kế giáo viên hướng dẫn 2 cách
Cách 1: Vào trang canva.com thiết kế theo mẫu trong đó.
Cách 2: Lên Youtube. Com theo dõi hướng dẫn của thầy Bùi Duy Phương.
Nhóm hội nghị trực trực tuyến: Gặp khó khăn trong việc sắp xếp nội dung khi xây dựng kịch bản các giải pháp. 
GV gợi ý học sinh đại diện của quốc gia nào thì tìm hiểu các giải pháp
bảo vệ môi trường và tài nguyên mà quốc gia đó đã thực hiện và mang lại hiệu quả cao nhất.
Bước 5: Tổ chức tiết học trực tuyến theo thời khóa biểu để học sinh báo cáo các sản phẩm của mình.
Ưu điểm
Do HS được chủ động chọn làm sản phẩm theo năng lực nên có nhiều ý tưởng hay, độc đáo, tinh thần hào hứng, tích cực.
Phát triển ở học sinh khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, suy nghĩ sâu hơn về các nội dung đang tìm hiểu.
Nội dung bài học được tìm hiểu và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ gây được hứng thú cho người học.
Tránh được tình trạng nhồi nhét kiến thức gây áp lực cho HS.
HS được tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách giáo khoa, GV cung cấp, các tài liệu tham khảo trên Internet, từ các ứng dụng công nghệ trên mạng.
Phát huy tính tự giác, tự học của HS do đó lớp học đã đảo chiều, HS trở thành chủ thể của hoạt động học, GV chỉ đóng vai trò định hướng và điều chỉnh hoạt động của học sinh.
Khó khăn
Đây là lần đầu GV giao cho học sinh làm sản phẩm mà không gặp trực tiếp nên việc triển khai ý tưởng tới học sinh mất nhiều thời gian.
Đây là thời gian cuối năm học, học sinh sắp được nghỉ hè, điểm số cũng gần hoàn thiện xong, lại học trực tuyến nên học sinh cũng không thật nhiệt tình thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao.
Mọi tương tác của học sinh và giáo viên đều thông qua gián tiếp nên mất nhiều thời gian.
Do thời gian ngắn nên sản phẩm học trò làm chưa được như giáo viên mong đợi.
Có nhiều học sinh chưa bao giờ sử dụng các công cụ như quizizz, Canva.com, .... nên mất thời gian để hướng dẫn.
Trong các nhóm vẫn còn một vài thành viên chưa tự giác làm việc nên việc nộp sản phẩm còn chậm trễ.
3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra
a) Tính mới
Khi tham gia làm sản phẩm, HS được chủ động tìm hiểu kiến thức và chọn lựa hình thức thể hiện nên các em thấy hứng thú hơn khi dạy học trực tuyến.
Giúp HS vận dụng kiến thức đã học được vào thực hành. Đặc biệt giúp học sinh năng cao kĩ năng công nghệ.
Khi học sinh ứng dụng công nghệ vào vẽ sơ đồ tư duy, hay các sản phẩm infographic học sinh biết cách phối màu, bố cục.... để tạo được một sản phẩm đảm bảo về nội dung, tính thẩm mĩ cao.
HS vào làm video, ban đầu nhận nhiệm vụ chưa hình dung ra những việc mình cần làm, nhưng thông qua gợi ý của giáo viên và tham khảo cách cách tạo video trên mạng,các em đã biết lên kịch bản cho đoạn phim. Sau đó, còn biết lên mạng tìm hiểu các phần mềm để lọc tiếng, lồng tiếng cho đoạn phim. Khi hoàn thành sản phẩm HS rất hào hứng và hiểu hơn về nghề sử lí kĩ thuật từ đó cũng góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngành truyền thông đa phương tiện.
Học sinh làm MC, học sinh làm đại diện các quốc gia khi tham gia hội nghị trực tuyến trong buổi báo cáo đã có thêm kỹ năng xây dựng kịch bản cho các chương trình, đặc biệt là sự tự tin, khả năng giao tiếp và kỹ năng xử lí tình huống khi chương trình gặp các lỗi về sự cố mạng.
Tổ chức hội nghị trực tuyến là một hình thức mới, được áp dụng nhiều trong thời gian dịch Co-vid diễn ra. Việc tổ chức hội nghị trực tuyến về môi trường và tài nguyên giúp học sinh hình dung ra các bước chuẩn bị cho việc tổ chức một hội nghị trức tuyến.
Hiệu quả áp dụng
Sau khi hoàn thành tiết học, tôi nhận thấy bản thân đã đã có những thay đổi trong phương pháp dạy học, đang đến gần hơn với PPDH mới là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy năng lực của người học.
Những học sinh tham gia làm sản phẩm biết thêm nhiều công cụ công nghệ hổ trợ học tập.
Có nhiều học sinh khối 10 chưa từng làm các sản phẩm học tập thông qua các ứng dụng công nghệ đã mạnh dạn và hào hứng hơn khi sau khi tiết học kết thúc, các em thấy công nghệ không khó, mà còn rất hấp dẫn quá khó nếu mình chịu tìm tòi.
Những kiến thức về môi trường và tài nguyên được học sinh khối 10 tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn từ đó góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên.
Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến này đã được tôi áp dụng cho học sinh lớp khối 10
Để áp dụng sáng kiến này cần đảm bảo những điều kiện sau:
Khách quan: Nhà trường có một số thiết bị hỗ trợ như máy chiếu hoặc tivi, có Wifi, có phần mềm Microsoft team.
Chủ quan: GV cần hiểu rõ hơn về công nghệ. 
Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Tất cả các khối lớp, nhiều bài khác nhau.
III. PHẦN KẾT LUẬN
Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến.
Cách giao nhiệm vụ cho nhiều học sinh trong điều kiện gián tiếp.
Cách hướng dẫn sửa, góp ý các sản phẩm của nhiều học sinh sao cho tiết kiệm thời gian nhất.
Giáo viên phải biết rõ về các công cụ để hướng dẫn, hỗ trợ học sinh.
2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn.
Nhà trường cần có những buổi tập huấn về công nghệ thông tin giúp GV chia sẻ kinh nghiệm và học tập để nâng cao chuyên môn. 
Cơ sở vật chất của nhà trường cần được trang bị đồng bộ, các thiết bị dạy học đáp ứng được nhu cầu thực tế của PPDH mới.
Bản thân mỗi GV luôn tự học hỏi, trau dồi chuyên môn, mạnh dạn trong đổi mới PPDH và không ngừng sáng tạo để kết quả giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barnett, S. M., & Ceci, S. J. (2002). Khi nào và ở đâu chúng ta áp dụng những gì chúng ta học? Phân loại sự chuyển hóa. Bản tin tâm lý, 128, 612-637
IV. PHẦN PHỤ LỤC KÈM THEO
Kịch bản hội nghị trực tuyến
Người dẫn: Xin chào các bạn, mình tên là Thanh Nhã mình đại diện cho ban thư kí của Liên Hợp Quốc, do tình hình Co-Vid 19 có diễn biến phức tạp nên hội nghị thường niên về môi trường năm nay sẽ tổ chức trực tuyến với chủ đề: Các giải pháp bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.
1/ Xin mời bạn Pham Hoàng Lâm đại diện cho Hoa Kì
2/ Xin mời bạn Tất Trung đại diện cho Trung Quốc
3/ Xin mời bạn Vũ Minh Khoa đại diện cho Việt Nam
4/ Xin mời bạn Cao Nguyên Ngọc Khuê đại diện cho Nhật Bản 
5/ Xin mời bạn Linh Lan đại diện cho Singgapore
( Từng người giới thiệu sơ về bản thân và đất nước của mình)
MC: Vì môi trường và tài nguyên ảnh hưởng chung tất cả các nhóm nước: Phát triển, đang phát triển nên cần các quốc gia cùng chung tay hành động.
Hoàng Lâm : Mình là Hoàng Lâm, mình đại diện cho Hoa Kì, như các bạn đã biết một trong nghững nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là do kinh tế phát triển đặc biệt là công nghiệp, Hoa Kì là cường quốc công nghiệp, nước tôi xin cam kết sẽ nghiên cứu, ứng dụng, chia sẻ các công nghệ hiện đại, sử dụng ít tài nguyên, ít gây ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực công nghiệp.
MC: Cảm ơn nước Hoa Kì, chúng tôi sẽ chờ đợi các thành tựu của các bạn trong tương lai. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nữa là dân số đông. Bây giờ xin mời nhóm giải pháp của các nước đông dân Trung Quốc
Tất Trung : Đúng vậy, như các bạn đã biết Trung Quốc là nước đông dân nhất Thế giới, điều này ảnh hướng lớn đến môi trường và tài nguyên vì thế chúng tôi đã thực hiện các giải pháp như sau: thực hiện chính sách dân số( trước đây chính sách dân số 1 con.) Bên cạnh các chính sách khác như: nghiêm cấm nạn tảo hôn
MC: Cám ơn đại diện Trung Quốc. Bây giờ tôi xin mời đại diện Nhật Bản trình bày.
-Kính thưa hội nghị, như các bạn đã biết Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên nên giải pháp của chúng tôi trong lĩnh vực này là
-Nghiên cứu ra những vật liệu mới thay thế cho các tài nguyên trong tự nhiên. Đồng thời chúng tôi sẽ chế tạo những sản phẩm sử dụng tiết kiệm năng lương, hoặc là sử dung nguồn năng lượng vô tân như ôtô chạy bằng điện, ô tô ....
MC: Nhật bản là nước CN phát triển, sản xuất nhiều sản phẩm sử dụng tiết kiêm tài nguyên, tôi hi vọng Nhật Bản sẽ chia sẻ công nghệ này cho nhiều nước. Bây giờ tôi xin mời đất nước Hoa Kì
Singapore: Như các bạn đã biết, nước tôi có môi trường rất trong sạch, chất lượng. Tôi xin nêu 1 vài biện pháp mà nước tôi đã áp dụng thành công: nâng cao dân trí- đầu tư cho giáo dục đây là gải pháp quan trọng nhất, vì ý thức người dân được nâng cao thì môi trường đc bảo vệ và tài nguyên đc sử dựng hợp lí. Biện pháp nữa chúng tôi xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm.( Phạt tiền khi xả rác, phạt lao đông công ích)
MC: Cảm ơn đai diện Singapore, các nước sẽ học hỏi biện pháp của Singgapore để áp dung vào nước mình. Cuối cùng xin mời đại diện Việt Nam.
Minh Khoa: Việt Nam tôi là nước rừng vàng biển bạc, nhưng tài nguyên nước tôi đang bị khai thác quá mức 1 phần là do đói nghèo, 1 phần do kinh tế kém phát triển. Vì vậy nước tôi đề ra 1 vài giải pháp như sau:
- Phát triển giáo dục, vì giáo dục phát triển sẽ giảm đói nghèo, và thúc đẩy kinh tế phát triển, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ đang dạng sinh học.....
-Sử dụng các đồ dùng tái chế: Đây là 1 số sản phẩm tái chế từ Jend của chúng tôi.
MC: Cảm ơn các bạn đến từ Việt Nam. Tôi xin phép chốt lại vấn đề
-Bảo vệ môi trường và tài nguyên và vấn đề chung – Các quốc gia cần chung tay giải quyết.
-Các giải trên rất hay các nước có thể áp dụng được nhiều giải phải cùng lúc hoặc có thể lựa chọn biện pháp phù hợp với quốc gia của mình
-	Cảm ơn các nước đã tham gia hội 
MỌI NGƯỜI ĐỒNG THANH: Chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường và tài nguyên vì một tương lai xanh
THE WORLD ENVIRONMENT CONFERENCE
 2, Đường link các sản phẩm của học sinh
https://padlet.com/phamnga2050/nymhy9n8sgc8kmgh
https://drive.google.com/file/d/1ddM-vltIjLNU2wswrUa2pNZAXICFBPZ5/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1GH874-1gew_uYOJtCGshjUXo5nVhpPhZ/view?usp=sharing
3, Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện
Hình ảnh giao nhiệm vụ cho học sinh
Hình ảnh tương tác sửa bài cho học sinh
HÌNH ẢNH TRONG TIẾT BÁO CÁO SẢN PHẨM
4.Tiêu chí đánh giá sản phẩm
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIDEO
Nhóm đánh giá: .
Nhóm được đánh giá: .
Tên tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
Có thể hiên được nội dung không
20
Hình ảnh có rõ nét không
20
Âm thanh có rõ không.
20
Phụ đề có đọc được không
20
Có phần phụ lục không. (Ai biên tập, ai đạo diễn, 
20
Tổng
100
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN
Nhóm đánh giá: .
Nhóm được đánh giá: .
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐIỂM
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
NỘI DUNG
- Đúng nội dung
- Có câu hỏi sáng tạo
50
20
HÌNH THỨC
-Số lượng câu hỏi có đủ không
30
TỔNG
100
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN
Nhóm đánh giá: 
Nhóm được đánh giá: ..
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
ĐIỂM TỐI ĐA
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
NỘI DUNG
 Nêu được giải pháp đã áp dụng hiệu quả ở quốc gia
50
HÌNH THỨC
 Giọng nói lưu loát, rõ ràng, dễ nghe.
Có đầu tư hình ảnh.
30
20
TỔNG
100
Tiêu chí đánh giá sản phẩm infographic 
Tên tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
Nội dung có đúng, đủ không
20
Bố cục có rõ ràng không
20
Phối màu hợp lí chưa
20
Có tính thẩm mĩ không
20
Hình ảnh minh họa hợp lí không
20
Tổng
100
Tiêu chí đánh giá sơ đồ tư duy
Tiêu chí
Có đầy đủ nọi dung không
Có từ khóa không
Có ngắn gọn không
Chia nhánh hợp lí không
Có tính thẩm mĩ không
Điểm tối đa
20
20
20
20
20
Điểm đánh giá

File đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_tao_cac_san_pham_hoc_tap_t.docx