Sổ tay lên lớp Tự chọn Lớp 9

án đúng và đưa ra biểu điểm cho từng

câu

GV. chiếu nội dung phần tự luận

Yêu cầu HS nhắc lại vai trò của kỹ năng khen và nhận lời khen:

 

docx 84 trang Bảo Anh 11/07/2023 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sổ tay lên lớp Tự chọn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sổ tay lên lớp Tự chọn Lớp 9

Sổ tay lên lớp Tự chọn Lớp 9
Ngày soạn: 18/8/2019
Ngày giảng: 27 /8/2019. Lớp 9A, 9B
Điều chỉnh:
CHỦ ĐỀ 1 – TIẾT 1+ 2 GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ GIÁ TRỊ SỐNG 
VÀ KĨ NĂNG SỐNG 
I. Mục tiêu bài học
- Học sinh nhận thức được giá trị sống của con người, của bản thân.
- Hình thành được KNS cho bản thân, hoàn thành nhân cách sống cho bản thân.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
2. Học sinh: Tìm hiểu về giá trị sống, kĩ năng sống.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
TIẾT 1
 GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KĨ NĂNG SỐNG 
- GV yêu cầu HĐ chung thực hiện: 
hát tập thể bài: Chúng em cần bầu trời hòa bình.
- GV nhận xét, chuyển sang phần B.
- HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi:
? Thế nào là giá trị sống? 
- HS báo cáo, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- HS chuyển vào vở.
- HS HĐ cặp đôi trả lời câu hỏi: 
? Giá trị sống có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người?
- HS: báo cáo kết quả, nhận xét.
- GV: Đánh giá, chốt kiến thức.
- HS chuyển vào vở.
- HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi:
? Theo em người Việt Nam chúng ta có những giá trị truyền thống nào?
- HS báo cáo, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- HS chuyển vào vở.
? Phẩm chất nào của bản thân mà em tự hào nhất? Kể một số phẩm chất khác mà em thấy mình tự hào và học tập ở bạn bè em?
* Tích hợp liên môn : Ngữ văn 6, 7, 8, 9 ( lớp 6: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên... Lớp 7: Ca Huế trên sông Hương...)
- HĐ cặp đôi trả lời câu hỏi:- 
? Kể tên một số văn bản trong chương trình, rút ra giá trị truyền thống của dân tộc ta qua các văn bản đó? 
- HS: báo cáo kết quả, nhận xét
- GV: Đánh giá, bổ sung thêm, yêu cầu HS về tìm hiểu thêm.
- GV khái quát kiến thức tiết 1, chuyển sang tiết 2.
TIẾT 2
 GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KĨ NĂNG SỐNG 
 ( tiếp)
- HS HĐ cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Em hiểu thế nào là kĩ năng sống?
- HS báo cáo, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- HS chuyển vào vở.
- HS HĐ cá nhân trả lời câu hỏi:
? Hãy kể tên một số kỹ năng sống mà em biết ? 
- HS báo cáo, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- HS chuyển vào vở.
- GV khái quát, chuyển sang phần C.
- GV: đọc câu chuyện: giúp người là giúp mình ( Máy chiếu).
- HS HĐ cá nhân trả lời các câu hỏi:
? Tại sao Lula lại thành công như vậy ?
? Nếu em là Lula em sẽ làm gì ? 
? Em rút ra được điều gì cho bản thân qua câu chuyện?
? Em hãy đưa ra ý kiến của mình về câu nói: Giúp người là giúp mình?
- HS báo cáo.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS tự chuyển nhanh vào vở.
- GV khái quát, chuyển sang phần D.
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các câu chuyện về giá trị sống, tìm trong chương trình Ngữ văn THCS có ý nghĩa giá trị sống. 
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Khái niệm giá trị sống
- Giá trị sống là một hình thái xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người. 
2. Ý nghĩa của giá trị sống 
- Có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhan, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
* Những giá trị truyền thống của người Việt Nam: 
- Tinh thần yêu nước
- Yêu thương con người
- Tinh thần đoàn kết
- Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm
3. Kỹ năng sống 
* Khái niệm 
- Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày.
* Một số kỹ năng sống 
- Kỹ năng tự nhận thức
- Kỹ năng nói
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực
- Kỹ năng kiểm soát tình cảm
- Kỹ năng tư duy sáng tạo 
- Kỹ năng tinh thần học hỏi
C. Hoạt động luyện tập
Truyện
 GIÚP NGƯỜI LÀ GIÚP MÌNH	C. 
 Có một người phụ nữ mỗi ngày đều đặt chiếc bánh ngoài cửa sổ, một ông lão gù lưng đều đến lấy và nói một câu khiến bà căm tức, mãi cho đến một hôm
 Có một người phụ nữ mỗi lần làm bánh cho gia đình, bà đều làm nhiều hơn một cái và đặt ở cửa sổ để người nào đói khát đi qua có thể lấy ăn. Dần dà, bà phát hiện ra, hàng ngày, người đến lấy bánh đều là một ông lão gù lưng.
Ông lão gù lưng này, mỗi lần lấy bánh xong không những không cảm ơn mà còn lầm bầm làu bàu một câu: “Làm việc ác – lưu ở bên mình, làm việc thiện – trở về bên mình”. Nhưng người phụ nữ ấy chưa bao giờ hiểu được ý nghĩa của câu nói này.
Cư như vậy, ngày này qua ngày khác, ông lão gù lưng đều đến bên cửa sổ nhà bà, lấy bánh và lầm bầm câu nói đó rồi rời đi không một lời cảm ơn.
Thái độ của ông lão khiến cho người phụ nữ này có chút căm tức: “Ngay cả một câu cảm ơn cũng không có!” Đồng thời bà cũng cảm thấy khó hiểu: “Ông lão gù lưng này ngày nào cũng nói một câu nói đó, rốt cuộc là có ý nghĩa gì?”
Thế rồi đến một ngày, người phụ nữ này quyết tâm loại trừ ông lão gù lưng kia để không còn phải nghe câu nói khó chịu ấy nữa, bà nghĩ: “Xem ra ta phải triệt để trừ bỏ ông lão này mới được” Thế là, bà liền cho thuốc độc vào bên trong bánh.
Nhưng ngay khi bà cầm chiếc bánh chứa độc để lên cửa sổ, tay bà bắt đầu run rẩy.“Mình đang làm gì đây?” Bà đột nhiên bừng tỉnh và lập tức đem chiếc bánh ném vào lửa thiêu hủy đi. Rồi, bà lại làm một chiếc bánh khác như thường lệ và đặt ngoài cửa sổ. Ông lão gù lưng lại đến lấy chiếc bánh và lại như mọi ngày lầm bầm câu nói đó mà không biết rằng người phụ nữ kia đang rất buồn bực trong lòng.
Kỳ thật, mỗi lần người phụ nữ mang bánh để ngoài cửa sổ, bà đều phát một tâm cầu nguyện cho người con trai đang mưu sinh ở phương xa. Con trai bà đi làm ăn đã mấy tháng nay mà không hề có tin tức gì về nhà. Bà lo lắng nên cầu nguyện cho người con trai được bình an vô sự, sớm trở về nhà.
Thế rồi, vào đúng buổi tối hôm đó, bà nghe thấy tiếng gõ cửa, điều bà luôn mong chờ đã xảy ra, đó chính là con trai của bà đã trở về. Bà nhìn thấy con trai mình, quần áo rách rưới, thân thể gầy gò, có vẻ như anh ta đã đói bụng trong một thời gian dài rồi. Bà vội vàng nói: “Con chờ mẹ lát, mẹ đi lấy đồ ăn cho con ngay đây!”
Người con trai liền kể: “Mẹ! Con có thể đứng ở đây đã là một kỳ tích rồi! Lúc ở cách nhà một đoạn xa xa, con đã đói khát đến mức không thể đi nổi và ngã vật xuống ven đường. Lúc này, một ông lão lưng gù đi ngang qua, con đã cầu xin ông ấy cho con một chút đồ ăn, dù là một miếng bánh vụn cũng tốt. Nhưng mẹ biết không? Ông ấy đã đưa cho con nguyên một chiếc bánh  thơm ngon đấy! Ông ấy còn nói rằng:“Đây là đồ ăn hàng ngày của ta, nhưng hôm nay ta cho cháu, bởi vì cháu cần nó hơn!” Nghe đến đây, sắc mặt người mẹ trắng bệnh! Bà dựa người vào tường và vịn tay vào cánh cửa, không nói được lời nào.
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV. Củng cố, hướng dẫn về nhà
- GV khái quát nội dung bài học.
- Về nhà học bài cũ theo chủ đề.
- Chuẩn bị chủ đề 2: “Kỹ năng thân thiện trong trường học”.
V. Những ghi chép trên lớp
 - Đánh giá học sinh
- Nội dung cần điều chỉnh
------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 25/ 8/2019
Ngày giảng: 27 /8/2019. Lớp 9A, 9B
Điều chỉnh:
CHỦ ĐỀ 2 - TIẾT 3 + 4 + 5 + 6 
KỸ NĂNG THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu bài học
- Khái niệm hành vi thân thiện, hành vi không thân thiện trường học.
- Hiểu được lí do hành vi thân thiện quan trọng trong trường học, trong cuộc sống.
- Mô tả và gọi tên được các hành vi thân thiện, hành vi không thân thiện trong các tình huống khác nhau.
- Có kỹ năng xác định, nhận diện hành vi thân thiện.
- Hình thành kỹ năng thực hiện hành vi thân thiện. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
2. Học sinh: Tìm hiểu về hành vi thân thiện trong trường học, trong cuộc sống.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
TIẾT 3 
KỸ NĂNG THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG HỌC
- HS HĐ chung: chơi trò chơi “ Lịch sự ”
- GV: Luật chơi đưa ra những câu hiệu lệnh yêu cầu HS thực hiện.
- HS: Thực hiện những câu hiệu lệnh mà có từ “ xin mời ”, HS nào thực hiện những câu hiệu lệnh không có từ “ xin mời ” sẽ bị loại 
? Những câu nói lịch sự có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Vì sao phải lịch sự?
- Lịch sự chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội. Một người có cách cư xử giao tiếp với xã hội tốt phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, từng lời noi ra luôn suy nghi về người khác và làm cho đối phương thấy vui lòng.
? Đó có phải là những điều chúng ta mong muốn? Chúng ta mong muốn gì ở người khác khi tương tác với chúng ta? 
- Tuỳ theo môi trường khác nhau mà cách giao tiếp của chúng ta cũng thay đổi cho thích ứng với hoàn cảnh lịch sự cụ thể: luôn lắng nghe những điều họ nói...
- GV: Nhu cầu được người khác tôn trọng, đối xử lịch sự trong khi giao tiếp, tương tác là nhu cầu tất yếu của bất cứ người nào, không kể giới tính, địa vị xã hội. Khi được người khác tôn trọng chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, được thừa nhận và thấy người tôn trọng mình là một người tốt, đáng được chúng ta tôn trọng và làm bạn. Tuy nhiên đôi khi chúng ta không ý thức được điều đó mà làm việc theo bản năng. Vì vậy chúng ta sang phần B...
- HĐ cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Theo em thế nào là hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện? 
- HS trao đổi, báo cáo, nhận xét.
- GV: Đánh giá, chốt kiến thức.
- HS chuyển vào vở.
- GV chốt: Hành vi thân thiện, hành vi không thân thiện phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh và mối quan hệ giữa cá nhân đó với bạn bè của mình.
TIẾT 4
KỸ NĂNG THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG HỌC ( tiếp)
- Tổ chức trò chơi: Chuyền bút
- GV hướng dẫn cách chơi: 
+ HS ngồi nguyên vị trí đã ngồi có nhiệm vụ chuyền chiếc bút từ người bàn đầu tiên cho đến bàn cuối cùng 
+ Mỗi người nhận được bút, trao bút đều phải nói năng lịch sự, tôn trọng 
- Cử một hs lên giám sát trò chơi
- GV: Cử đại diện một vài HS lên mô tả lại hành động trao và nhận bút của mình
? Cách truyền bút nào, cách nhận bút nào các em cảm thấy hài lòng nhất, cảm thấy được tôn trọng nhất? Vì sao? 
- GV chuyển ý: Sống hòa hợp và làm bạn với người khác là một điều vô cùng quan trọng ở lứa tuổi HS, vì việc giao lưu, tiếp xúc với bạn bè ở trường là một trong những cách thức xã hội hóa cá nhân. Chính vì vậy việc nhận diện hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện có vai trò ra sao....
- HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
? Cho biết vai trò của hành vi thân thiện? 
- HS trao đổi, báo cáo, nhận xét.
- GV: Đánh giá, chốt kiến thức.
- HS chuyển vào vở.
- HĐ cá nhân trả lời câu hỏi:
? Liệt kê những hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện các em quan sát được trong lớp học, trường học?
- HS trao đổi, báo cáo, nhận xét.
- GV: Lưu ý chỉ liệt kê hành vi, hành động thân thiện, không thân thiện không cần tên người có hành vi, hành động đó.
- Hành vi thân thiện: Yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực... xây dựng và thực hiện nội quy nhà trường, nội quy lớp học
- Hành vi không thân thiện: Thiếu sự tôn trọng; Thiếu sự động viên khuyến khích; Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy; Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; Mâu thuẫn nội bộ.
TIẾT 5
KỸ NĂNG THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG HỌC ( tiếp)
- HS HĐ thực hiện các câu hỏi sau:
PHIẾU HỌC TẬP
? Liệt kê những biểu hiện, hành vi thân thiện?
? Tại sao kỹ năng thân thiện sẽ làm cho một người nào đó dễ dàng có được bạn?
? Làm thế nào bạn cảm nhận được khi người khác sử dụng những kỹ năng thân thiện với bạn?
? Bạn có bao giờ sử dụng những kỹ năng đó không? 
- HS trao đổi, báo cáo, nhận xét
- GV nhận xét, chốt
- HĐN lớn đọc và trả lời các câu hỏi sau:
PHIẾU HỌC TẬP 
? Liệt kê những biểu hiện, hành vi không thân thiện ?
? Tại sao các hành vi đặc biệt làm cho một người nào đó khó có thể làm bạn?
? Bạn cảm thấy thế nào nếu có người làm hành vi đó với bạn ?
? Bạn có bao giờ sử dụng những kỹ năng đó không ? 
- HS trao đổi, báo cáo, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
TIẾT 6
KỸ NĂNG THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG HỌC ( tiếp)
- GV tổ chức trò chơi: Kết thân và hướng dẫn cách chơi: Lựa chọn một nhóm HS khoảng 12, 13 em, cử 1 HS giám sát, ai không tìm được người kết thân sẽ thua
- Cách chơi: kết 2, kết 3, kết 3- 4 chân, kết 5 – 6 chân...
- GV: Chuyển ý sang phần 3
- HĐ cá nhân trả lời câu hỏi:
? Theo em người bạn hoàn hảo là người như thế nào?
? Kỹ năng thân thiện nào mà người bạn hoàn hảo sử dụng? 
? Các bạn thực sự thích điều gì ở người bạn đó ?
? Em có người bạn hoàn hảo không ? Điều đó làm cho cuộc sống của em khác biệt không ? Có làm cho người bạn đó gặp rắc rối hay vui vẻ hơn? 
- HS trao đổi, báo cáo, nhận xét
- GV nhận xét, chốt
? Vì sao cần thân thiện với những người xung quanh? ( Bạn bè yêu quý, tin tưởng )
? Em đã làm gì để thể hiện thân thiện ? Khi thể hiện thân thiện thái độ của mọi người đối với em ra sao? 
? Em nhận xét gì về hành vi thân thiện của các bạn trong lớp, HS hiện nay?
- GV khái quát chuyển sang phần D.
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các câu chuyện, tình huống về hành vi thân thiện, hành vi không thân thiện.
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Khái niệm hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện
a. Khái niệm
* Hành vi thân thiện: Là những hành vi, hành động giúp cho người khác cảm thấy được quan tâm, chia sẻ, an toàn, chân thành, mang lại sự vui vẻ, sự thích thú, sự tôn trọng....và muốn làm bạn với chúng ta. 
* Hành vi không thân thiện: Là những hành động làm cho người khác cảm thấy bị tổn thương, mất an toàn, lo lắng, hoảng sợ...và không muốn làm bạn với chúng ta. 
2. Vai trò của hành vi thân thiện 
- Giúp chúng ta hình thành được các chuẩn mực hành vi cho bản thân mình, từ đó giúp chúng ta hòa hợp hơn với các bạn.
- Giúp chúng ta có được nhiều sự giúp đỡ từ người khác hơn.
- Chúng ta đỡ mắc sai lầm hơn trong mối quan hệ với bạn bè.
- Chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.
3. Nhận diện hành vi thân thiện, hành vi không thân thiện
- Hành vi thân thiện: Yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực...
- Hành vi không thân thiện: Thiếu sự tôn trọng; Thiếu sự động viên khuyến khích; Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy; Thiếu sự hợp tác...
C. Hoạt động luyện tập
1. Cuộc thi kỹ năng thân thiện
- Chia sẻ, lần lượt, chờ đợi, kiên nhẫn, chơi với nhau, hợp tác, làm việc cùng nhau, giúp đỡ, lắng nghe, làm vệ sinh...
2. Cuộc thi kỹ năng không thân thiện
3. Người bạn hoàn hảo
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV. Củng cố, hướng dẫn về nhà
- GV khái quát nội dung bài học.
- Về nhà học bài cũ theo chủ đề.
- Chuẩn bị chủ đề 3: “Kỹ năng xác định hệ quả hành vi”.
V. Những ghi chép trên lớp
 - Đánh giá học sinh
- Nội dung cần điều chỉnh
------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 05/09/2018
Ngày giảng:10/09/2018. Lớp 9C,9B
Điều chỉnh:
CHỦ ĐỀ 3 - TIẾT: 7 + 8 + 9 + 10 
 KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH HỆ QUẢ HÀNH VI
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được khái niệm hệ quả của hành vi.
- Hiểu được hệ quả tự nhiên và hệ quả logic.
- Liên hệ được hệ quả hành vi với kỹ năng thân thiện và kỹ năng không thân thiện.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
2. Học sinh: Tìm hiểu những nội dung giáo viên yêu cầu chuẩn bị cho chủ đề 3: Kỹ năng xác định hệ quả hành vi: hành vi là gì, hệ quả là gì; hệ quả tự nhiên và hệ quả logic
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
TIẾT 7
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH HỆ QUẢ HÀNH VI 
- GV dẫn dắt HS vào phần A.
- GV yêu cầu HS hoạt động chung cả lớp: trò chơi.
- GV hướng dẫn luật chơi: Trong trò chơi này, HS sẽ hoàn thiện câu nói mệnh đề “Nếu .... thì ” về các hành vi thân thiện và không thân thiện trong trường học. HS đầu tiên cầm quả bóng nhỏ trên tay và nói một câu với mệnh đề “Nếu” (ví dụ: nếu tớ đánh bạn,) sau đó em ném quả bóng cho một bạn khác. Bạn này cầm quả bóng và nhanh chóng hoàn thiện mệnh đề “thì ” của câu đó (ví dụ: thì ấy sẽ làm người khác tổn thương và không muốn chơi với ấy). Sau đó bạn này lại nói một mệnh đề nếu và rồi ném quả bóng đi. Trò chơi cứ thế tiếp tục.
- GV: Sau mỗi một hành động của chúng ta đều có những điều xảy ra sau đó, điều này được gọi là hệ quả...
- GV dẫn dắt, chuyển sang phần B.
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
? Theo em hiểu thế nào là hành vi? Lấy ví dụ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức khái niệm về hành vi theo từ điển Tiếng Việt.
- GV mở rộng thêm: Theo từ điển Tâm lý học Mỹ: Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động, phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất cứ cá nhân nào.
- HS lấy ví dụ.
- GV vận dụng kiến thức môn GDCD lấy ví dụ: 
 Vi dụ: Những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở:
+ Tự ý lục lọi đồ của người khác khi chủ nhà đivắng.
+ Tự khám xét chỗ ở người khác.
- GV mở rộng thêm về hành vi: Có thể phân chia thành 4 loại hành vi cơ bản: Hành vi bản năng; Hành vi kỹ xảo; Hành vi đáp ứng; Hành vi trí tuệ.
- Hành vi bản năng (bẩm sinh di truyền) thoả mãn nhu cầu sinh lý của cơ thể: Có thể là tự vệ, mang tính lịch sử, mang tính văn hoá mỗi quốc gia vùng miền.
- Hành vi kỹ xảo: là hành vi mới tự tạo trên cơ sở luyện tập: Có tính mềm dẻo và biến đổi. Nếu được định hình trên vỏ não và củng cố thì sẽ bên vững không thay đổi. Ví dụ: Tập viết, làm xiếc
- Hành vi đáp ứng: là hành vi ứng phó để tồn tại, phát triển và là những hành vi ngược lại với sự tự nguyện của bản than và không có sự lựa chọn.
- Hành vi trí tuệ: là hành vi đạt được do hoạt động trí tuệ nhằm nhận thức được bản chất của các mối quan hệ xã hội có quy luật của sự vật hiện tượng để đáp ứng và cải tạo thế giới.
- GV như vậy các em đã hiểu được khái niệm về hành vi ..., vậy hệ quả là gì chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
? Thế nào là hệ quả? Lấy ví dụ về hệ quả?
- HS trả lời.
- GV chốt kiến thức khái niệm về hệ quả.
- GV gọi 5 đến 7 HS lấy ví dụ.
- GV nhận xét, lấy ví dụ.
+ Ví dụ: khi các em thức muộn xem bóng đá thì sáng hôm sau đi học các em sẽ buồn ngủ hoặc mệt mỏi.
- GV: Trong nhiều trường hợp, ngay kể cả những việc em không làm cũng sẽ có hệ quả. Ví dụ như các em không đến lớp học môn toán hôm nay, các em sẽ không được nghe giảng về bài và do đó không hiểu được phần kiến thức đó. Hệ quả cung cấp cho chúng ta thông tin về hành vi của chúng ta, ví dụ như hành vi đó ảnh hưởng đến chúng ta hoặc và người khác như thế nào.
- GV vậy chúng ta đã hiểu được khái niệm về hệ quả, vậy khái niệm về hành vi như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần 3.
- GV dẫn dắt, vậy có những hệ quả thường gặp nào, cô cùng các em chuyển sang phần 3.
TIẾT 8 
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH HỆ QUẢ HÀNH VI 
 ( tiếp)
- GV: Hệ quả có thể là hệ quả tích cực hoặc hệ quả tiêu cực.
? Vậy thế nào là hệ quả tích cực? Thế nào là hệ quả tiêu cực?
- HS trả lời
- GV chốt kiến thức về hệ quả tích cực và hệ quả tiêu cực.
- GV gọi 3 đến 5 HS lấy ví dụ về hệ quả tích cực và tiêu cực.
- GV nhận xét, lấy ví dụ.
- GV Các hệ quả cũng có thể nhìn nhận dưới góc độ hệ quả lâu dài và hệ quả trước mắt.
? Em hiểu như thế nào về hệ quả lâu dài và hệ quả ngắn hạn?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV lấy ví dụ: khi em không làm bài tập về nhà, em sẽ bị điểm kém là hệ quả trước mắt. Nếu em liên tục không làm bài tập về nhà, em sẽ tiếp tục bị điểm kém và sẽ phải bị ở lại lớp thì bị ở lại lớp là hệ quả lâu dài của em.
- GV: hệ quả có thể ở dạng tự nhiên hoặc logic.
? Theo em hệ quả tự nhiên là gì? Lấy ví dụ?
- Ví dụ: Một em học sinh không mang áo mưa và lúc trời mưa bị ướt là hệ quả tự nhiên của việc không mang áo mưa, hoặc khi em chạy vào chỗ sàn ướt thì hệ quả tự nhiên là có thể bị ngã, cảm thấy đau. 
? Thế nào là hệ quả logic? Lấy ví dụ?
- Ví dụ: nếu học sinh vứt rác ra lớp, hệ quả logic của việc đó là cô giáo yêu cầu phải dọn sạch sẽ.
- GV Hệ quả không chỉ là những việc, sự kiện, đồ vật mà chúng ta có thể thấy từ bên ngoài,
mà còn có thể là cảm xúc, sự cảm nhận từ bên trong. 
+ Ví dụ: Khi học sinh làm được việc tốt, học sinh cảm thấy tự hào về bản thân mình. Cảm thấy tự hào cũng là hệ quả của hành vi làm việc tốt. 
- GV: Nhận biết về hệ quả là cơ sở để chúng ta có thể phát triển khả năng ra quyết định của mình vì quyết định của chúng ta dựa trên những gì chúng ta hình dung sẽ xảy ra. Mỗi hành vi khác nhau sẽ đưa đến các hệ quả khác nhau.
TIẾT 9 
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH HỆ QUẢ HÀNH VI 
( tiếp)
- HS hoạt động cặp đôi câu hỏi:
? Kĩ năng nhận biết hệ quả có vai trò như thế nào? 
- HS trao đổi, báo cáo, nhận xét.
- GV: nhận xét, tuyên dương cặp đôi làm tốt, chốt kiến thức.
- GV dẫn dắt, chuyển sang phần 5.
- HS hoạt động cá nhân thực hiện câu hỏi:
? Lấy một số ví dụ về hành vi thân thiện và hành vi không thân thiện trong lớp, trong trường em?
- HS nhớ lại kiến thức tiết học trước về hành vi thân thiện và không thân thiện:
+ Hành vi thân thiện: Yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực...
+ Hành vi không thân thiện: Thiếu sự tôn trọng; Thiếu sự động viên khuyến khích; Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy; Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; Mâu thuẫn nội bộ
- HS vận dụng lấy ví dụ cụ thể: hành vi thân thiện, hành vi không thân thiện, phân tích hệ qủa của các hành vi này.
- GV nhận xét, bổ sung, có thể lấy thêm một số ví dụ: hành vi thân thiện, hành vi không thân thiện ở trong lớp, trong trường để HS hiểu rõ hơn.
- HS hoạt động nhóm 4 thực hiện yêu cầu:
+ Mỗi nhóm tìm một câu chuyện có nội dung đề cập đến các hành vi và hệ quả rồi thảo luận với các nhiệm vụ sau:
+ Các nhóm sẽ phải liệt kê các hành động của nhân vật trong câu chuyện và chỉ ra những hệ quả của hành động đó. Khi phân tích phải chỉ được các hệ quả tiêu cực, hệ quả tích cực, hệ quả ngắn hạn và hệ quả dài hạn của hành động.
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt, bổ sung thêm nhóm làm chưa hoàn chỉnh.
- GV dựa vào nội dung phần lý thuyết ở tiết 7 GV lầy một câu chuyện cụ liệt kê các hành động của nhân vật trong câu chuyện và chỉ ra những hệ quả của hành động đó, chỉ ra được các hệ quả tiêu cực, hệ quả tích cực, hệ quả ngắn hạn và hệ quả dài hạn của hành động trong câu chuyện.
- GV dẫn dắt, để giúp các em củng cố kiến thức đã học về kỹ năng xác định hệ quả hành vi cô cùng các em chuyển sang phần C.
TIẾT 10
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH HỆ QUẢ HÀNH VI 
- HS hoạt động nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Thế nào là hệ quả?
2. Kể tên những hệ qủa thường gặp?
3.Vai trò của kĩ năng nhận biết hệ quả?
- HS viết ra phiếu học tập của nhóm, cử đại diện báo cáo, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt, khái quát đây chính là những kiến thức cơ bản mà các em cần nắm chắc trong bài 3 chủ đề 3: Kỹ năng xác định hệ quả hành vi.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức lý thuyết ở bài 1 hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ bài 2:
- Mỗi hệ quả HS lấy được một ví dụ tương ứng.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét...
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- GV yêu cầu về nhà làm tiếp.
- GV chuyển sang bài tập 3.
- GV hỏi HS một số câu hỏi vận dụng thực tế:
 Theo em trong thực tế cuộc sống có cần sử dụng hệ quả để xác định hành vi của bản thân hoặc của người khác hay không? Nếu là em, em sẽ sử dụng những hệ quả nào? Khi sử dụng hệ quả đó mang lại điều gì cho bản thân?
- HS hoạt động cá nhân tự bày tỏ ý kiến.
- GV nhận xét..., trong cuộc sống bản thân mỗi chúng ta cần sử dụng hệ quả để xác định hành vi của bản thân hoặc của người khác, cần lựa chọn sử dụng linh hoạt phù hợp để đạt được hiệu quả.
- GV dẫn dắt, chuyển sang phần D hướng dẫn HS thực hiện hai yêu cầu này ở nhà:
- GV yêu cầu học sinh nhớ lại một hành động thân thiện và một hành động không thân thiện của mình đáng nhớ trong những năm học
trước: viết lại thành một bài văn hoàn chỉnh kể lại câu chuyện bối cảnh của hành vi đó, phân tích những hệ quả tiêu cực, hệ quả tích cực cũng như hệ quả ngắn hạn và hệ quả dài hạn.
- HS về viết đầu giờ học sau báo cáo kết quả bài viết trước lớp.
- GV khái quát nội dung bài học.
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Khái niệm về hành vi
- Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh, thời gian nhất định.
2. Khái niệm về hệ quả
- Hệ quả không chỉ là những việc, sự kiện, đồ vật mà chúng ta có thể thấy từ bên ngoài, mà còn có thể là cảm xúc, sự cảm nhận từ bên trong.
- Hệ quả cung cấp cho chúng ta thông tin về hành vi của chúng ta.
3. Một số hệ quả thường gặp
+ Hệ quả tích cực: là những điều chúng ta muốn, những điều có lợi cho chúng ta. 
+ Hệ quả tiêu cực là những điều chúng ta không thích, những điều bất lợi cho chúng ta.
+ Hệ quả lâu dài: là những hệ quả xảy ra nếu hành vi đó lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Hệ quả ngắn hạn: là hệ quả trực tiếp của hành vi đó hay nói cách khác là những hệ quả do hành vi đó xảy ra chỉ một vài lần.
+ Hệ quả tự nhiên là những điều tích cực hay tiêu cực xảy ra một cách trực tiếp, tự nhiên do hành vi đó. Những hệ quả này không do người khác tạo ra.
+ Hệ quả logic là hệ quả do những người khác (thường là người lớn) đặt ra sau khi hành vi được thực hiện. 
4. Vai trò của kĩ năng nhận biết hệ quả
- Giúp đưa ra quyết định tốt hơn. 
- Giúp chúng ta biết hành vi của chúng ta ảnh hưởng đến người khác và bản thân như thế nào. 
- Giúp kiểm soát cuộc sống tốt hơn.
5. Phân tích tình huống
C. Hoạt động luyện tập
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
IV. Củng cố, hướng dẫn về nhà
- GV khái quát nội dung bài học.
- Về nhà học bài cũ theo chủ đề.
- Chuẩn bị chủ đề 4: “Kỹ năng lựa chọn hành vi”.
V. Những ghi chép trên lớp
 - Đánh giá học sinh
- Nội dung cần điều chỉnh
Ngày soạn: 19/9/2018
Ngày giảng: 27/ 9/ 2018
TIẾT: 11 + 12 + 13 + 14 
KỸ NĂNG LỰA CHỌN HÀNH VI
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu khái niệm lựa chọn hành vi; hiểu rằng mỗi hành vi khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả khác nhau; đồng thời hiểu rõ rằng mỗi cá nhân đều có khả năng lựa chọn làm hay không làm một hành vi nào đó, mỗi người đều có thể lựa chọn hành vi của mình.
- Hình thành niềm tin rằng mình có quyền, có cơ hội, có khả năng tự lựa chọn hành vi, trên cơ sở đó tăng cường thái độ tự tin và chủ động của học sinh trong việc đưa ra quyết định và lựa chọn hành vi trước các tình huống trong cuộc sống.
- Hình thành kỹ năng suy nghĩ về hệ quả trước khi hành động, để định hướng cho việc lựa chọn hành vi, hạn chế những hành vi bốc đồng, thiếu kiểm soát.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi.
2. Học sinh: Tìm hiểu những nội dung giáo viên yêu cầu chuẩn bị cho chủ đề 4: Kỹ băng lựa chọn hành vi: khái niệm lựa chọn hành vi
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
TIẾT 11
KỸ NĂNG LỰA CHỌN HÀNH VI
- GV dẫn dắt HS vào phần A.
- GV yêu cầu HS hoạt động chung cả lớp trò chơi: Chọn kẹo
* Đầu tiên giáo viên để 10 viên kẹo giống nhau trong một chiếc khay và 10 chiếc kẹo khác nhau trong một chiếc khay khác để lên bàn, dùng một miếng vải phủ kín không cho học sinh biết trước, tiếp theo mời một em lên mở lần lượt từng khay kẹo và lấy một chiếc kẹo ở khay thứ nhất và một chiếc kẹo mà em đó thích ở khay thứ hai. Lần lượt gọi một số em lên làm thực nghiệm này. Sau đó giáo viên sẽ lần lượt đặt các câu hỏi. 
* Giáo viên đưa ra câu hỏi:
- Có sự khác biệt gì giữa hai lần?
- Tại sao có sự khác biệt đó?
- Sự khác biệt nhau của những chiếc kẹo ở khay thứ hai khiến cho em nghĩ gì và làm gì?
- Hành động của các bạn có khác nhau không? (thông thường thì lần thứ hai học sinh
sẽ làm chậm hơn bởi vì các em có nhiều lựa chọn hơn, nếu đúng như vậy thì hỏi vì sao bạn thứ hai lại lấy kẹo chậm hơn).
* Giáo viên kết luận: Để thực hiện kỹ năng lựa chọn, chúng ta phải nhận biết được những sự lựa chọn chúng ta có (bao nhiêu loại kẹo ở trên bàn) và sau đó hình dung ra hệ quả của từng sự lựa chọn đó (kẹo này thì ăn sẽ ra sao), rồi từ đó quyết định hành động. Những viên kẹo khác biệt là những sự lựa chọn, hành vi lấy kẹo (dừng lại, suy nghĩ) là hành vi lựa chọn. Trong cuộc sống, chúng ta phải thường xuyên lựa chọn, đây là một kỹ năng căn bản cho chúng ta, nó cần thiết cho cuộc sống của tất cả chúng ta.
- GV dẫn dắt, chuyển sang phần B.
- Trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải lựa chọn. 
? Em hiểu thế nào là lựa chọn?
- HS trình bày, nhận xét
- GV nhận xét, cung cấp khái niệm về lựa chọn theo từ điển Tiếng Việt.
- GV: Cung cấp ví dụ minh họa, phân tích để HS hiểu.
+ Ví dụ như em chuẩn bị đi dự sinh nhật của bạn và vì vậy em phải ăn mặc phù hợp. Trong tình huống này, em sẽ phải lựa
chọn cho mình một bộ quần áo em nghĩ là phù hợp. Khi còn nhỏ, cha mẹ và người lớn
đưa ra quyết định cho chúng ta nhưng càng lớn chúng ta càng có nhiều lựa chọn hơn.
+ Ví dụ như khi bé (học mẫu giáo) cha mẹ sẽ chọn mua quần áo cho chúng ta bởi vì trẻ
con chưa biết chọn quần áo phù hợp, nhưng khi lớn lên chúng ta được quyền lựa chọn quần áo mình mặc như thế nào. Trong hầu hết các tình huống, cần phải phân biệt hai điều đó là sự lựa chọn và hành vi lựa chọn. 
? Vậy em hãy phân biệt: sự lựa chọn và hành vi lựa chọn?
- HS phân biệt.
- GV chốt kiến thức về sự lựa chọn, hành vi lựa chọn.
- GV: Mở rộng thêm: Trong cuộc sống mỗi chúng ta có thể chọn được cách hành động trong một tình huống, điều này có nghĩa là cách chúng ta hành động nằm trong tầm kiểm soát của chính chúng ta. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta đều có khả năng kiểm soát cách chúng ta hành động. Tuy nhiên nếu chúng ta không nghĩ về lựa chọn mà chúng ta đang làm khi chúng ta hành động, thì có nghĩa là chúng ta đang từ bỏ quyền kiểm soát lựa chọn của mình. Mặc dù trong cuộc sống chúng ta luôn luôn phải lựa chọn và luôn luôn có nhiều sự lựa chọn khác nhau nhưng nhiều khi trong thực tế chúng ta thường bỏ qua sự lựa chọn mà thực hiện hành vi theo những cảm xúc và thói quen. Chính vì vậy học kỹ năng lựa chọn vô cùng quan trọng giúp chúng ta đưa ra được những lựa chọn đúng đắn hơn trong cuộc sống.
- GV khái quát, chuyển sang phần 2.
TIẾT 12
KỸ NĂNG LỰA CHỌN HÀNH VI ( tiếp)
- HS hoạt động cặp đôi:
? Kỹ năng lựa chọn có những vai trò gì?
- HS hoạt động cặp đôi, báo cáo kết quả
- GV khái quát, chốt kiến thức
? Lấy ví dụ minh họa về vai trò của kỹ năng lựa chọn?
- HS lấy, nhận xét
- GV nhận xét, lấy thêm ví dụ
- GV khái quát, chuyển sang phần 3.
- HS Hoạt độn nhóm 4:
- Nhiệm vụ của mỗ

File đính kèm:

  • docxso_tay_len_lop_tu_chon_lop_9.docx