Tài liệu giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh Lớp 6

Tài liệu gồm các chủ đề gắn với các nội dung đặc trưng của địa phương;

được thiết kế gồm các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và

Vận dụng nhằm tạo điều kiện giúp các em phát huy được tính tích cực

trong quá trình học tập, đồng thời hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học

của bản thân.

Chúng tôi hi vọng rằng, với thiết kế hiện đại, nội dung cập nhật,

hình ảnh đẹp, Tài liệu giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh lớp 6

không chỉ giúp tìm hiểu, khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên hay các

vấn đề về kinh tế, truyền thống văn hoá của địa phương mà còn đồng

hành với các em trên hành trình rèn luyện ý thức, bồi đắp tình yêu quê

hương, xứ sở qua những hành động cụ thể; góp phần xây dựng quê

hương Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng giàu đẹp.

pdf 92 trang phuongnguyen 71116
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh Lớp 6

Tài liệu giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh Lớp 6
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Lớp 6
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN VĂN HIẾU (Tổng Chủ biên)
LÊ DUY TÂN - HỒ TẤN MINH (đồng Chủ biên)
– MAI PHÚ THANH 
– TRẦN VĂN CƯỜNG 
– THÁI XUÂN VINH 
– TRẦN ĐÌNH NGUYỄN LỮ 
– CAO THỊ TÚ ANH 
– NGUYỄN THỊ KIỀU DIỄM 
– TRẦN ĐÌNH LƯƠNG
– TRẦN THANH PHONG 
– NGUYỄN CÔNG PHÚC KHÁNH 
– TRẦN QUANG MINH 
– PHẠM NGỌC MAI 
– NGUYỄN THANH HOÀ
– LÝ TRƯƠNG THANH TÂM 
– TRẦN THỊ THUỲ TRINH 
– HUỲNH QUANG THỤC UYÊN 
– HUỲNH NGỌC SAO LY 
– HUỲNH THỊ THUÝ HẰNG 
– LÊ MINH HIẾU 
– NGUYỄN HOÀNG MỸ 
– HUỲNH VIỆT HÙNG 
BAN BIÊN SOẠN 
NGUYỄN VĂN HIẾU (Tổng Chủ biên)
LÊ DUY TÂN – HỒ TẤN MINH (đồng Chủ biên)
2
Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Sở Giáo dục và 
Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục 
địa phương Thành phố Hồ Chí Minh lớp 6 nhằm giúp các em tìm hiểu, 
trải nghiệm, khám phá những vẻ đẹp của quê hương; những vấn đề 
về kinh tế, văn hoá, của Thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu gồm các chủ đề gắn với các nội dung đặc trưng của địa phương; 
được thiết kế gồm các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và 
Vận dụng nhằm tạo điều kiện giúp các em phát huy được tính tích cực 
trong quá trình học tập, đồng thời hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học 
của bản thân.
Chúng tôi hi vọng rằng, với thiết kế hiện đại, nội dung cập nhật, 
hình ảnh đẹp, Tài liệu giáo dục địa phương Thành phố Hồ Chí Minh lớp 6 
không chỉ giúp tìm hiểu, khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên hay các 
vấn đề về kinh tế, truyền thống văn hoá của địa phương mà còn đồng 
hành với các em trên hành trình rèn luyện ý thức, bồi đắp tình yêu quê 
hương, xứ sở qua những hành động cụ thể; góp phần xây dựng quê 
hương Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng giàu đẹp.
Chúc các em có những trải nghiệm thú vị, bổ ích cùng Tài liệu giáo dục 
địa phương Thành phố Hồ Chí Minh lớp 6.
 BAN BIÊN SOẠN
3
4Những phẩm chất, năng lực mà các em cần 
đạt được sau mỗi bài học.
Giúp các em huy động kiến thức nền, tạo 
hứng thú để dẫn dắt vào bài học mới
Giúp các em thông qua hoạt động học tập 
để hình thành tri thức mới.
Giúp các em luyện tập, thực hành những 
điều vừa khám phá được.
Giúp các em được tiếp cận những kiến thức 
nâng cao và mở rộng liên quan đến bài học.
Giúp các em vận dụng những tri thức đã học 
vào thực tiễn cuộc sống.
HÖÔÙNG DAÃN SÖÛ DUÏNG TAØI LIEÄU
Mục tiêu
Khởi động
Khám phá
Luyện tập
Vận dụng
Mở rộng
5 Nêu và xác định được vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ 
(nằm ở vùng nào, hệ toạ độ, tỉnh/ thành phố tiếp giáp).
	Nêu được diện tích tự nhiên và các đơn vị hành chính cấp quận/huyện của 
Thành phố Hồ Chí Minh.
	Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí với sự phát triển 
của Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu
KHỞI ĐỘNG
Trường học của An ở quận 1. Chủ nhật tuần tới An muốn rủ các bạn cùng đi chơi địa 
đạo Củ Chi, Rừng Sác và bãi biển Cần Giờ. Theo em kế hoạch đi chơi của bạn An có khả 
thi không? Tại sao?
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÃNH THỔ CỦA 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
1
Hình 1. Địa đạo Củ Chi Hình 2. Bãi biển Cần Giờ
6KHÁM PHÁ
Dựa vào hình 1 và hộp thông tin, em hãy trình bày vị trí địa lí 
của Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 3. Lược đồ vị trí Thành phố Hồ Chí Minh
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
7Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ 
và Tây Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10’ – 10°38’ Bắc và 106°22’ – 
106°54’ Đông. Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với sáu tỉnh: phía bắc và phía đông 
là các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu; phía tây là các tỉnh Tây Ninh, 
Long An và Tiền Giang. Về phía nam, Thành phố tiếp giáp với Biển Đông, mà trực 
tiếp là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.
Thành phố Hồ Chí Minh có bốn điểm cực: điểm cực Bắc thuộc xã Phú Mỹ Hưng, 
huyện Củ Chi; điểm cực Tây thuộc xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi; điểm cực Nam thuộc xã 
Long Hoà, huyện Cần Giờ; điểm cực Đông thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1 730 km đường bộ, nằm ở ngã 
tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là tâm 
điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm Thành phố cách Biển Đông 50 km đường 
chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc 
tế với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước: cảng Sài Gòn với năng lực hoạt 
động 10 triệu tấn/năm; sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ 
cách trung tâm thành phố 7 km. Về mặt kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong 
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời cũng là một đỉnh của tam giác tăng 
trưởng kinh tế trong vùng. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh 
tế của Thành phố.
Thành phố là đầu mối giao thông vào loại lớn nhất nước ta với sự có mặt của các 
tuyến giao thông huyết mạch như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông 
và đường hàng không. Do đó, việc giao lưu với các vùng trong nước và các nước 
trong khu vực cũng như trên thế giới rất thuận lợi.
Như vậy, vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh là một thế mạnh, góp phần mở 
rộng giao lưu liên kết ở trong và ngoài nước, giúp kinh tế của Thành phố nhanh 
chóng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. 
Em hãy xác định bốn điểm cực: Bắc, Đông, Nam, Tây của 
Thành phố Hồ Chí Minh trên hình 3.
HỘP THÔNG TIN
8Em hãy kể tên các quận, huyện, thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh.
Em hãy đọc hộp thông tin và trình bày đặc điểm lãnh thổ Thành phố Hồ Chí Minh.
II. ĐẶC ĐIỂM LÃNH THỔ
HỘP THÔNG TIN
Diện tích tự nhiên của Thành phố là 2 095,39 km2, chiếm hơn 6,36% diện tích cả nước, 
trong đó gồm 494,01km2 nội thành và 1 601,38 km2 ngoại thành với số dân năm 2019 là 
9,04 triệu người, bằng 9,4% dân số của cả nước.
Thành phố trải dài 150 km theo hướng tây bắc – đông nam, từ Củ Chi đến Cần Giờ, nơi 
rộng nhất là 50 km qua Thủ Đức – Bình Chánh, nơi hẹp nhất là 31 km qua Long Đức Hiệp – 
Nhà Bè. Thành phố có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng tây nam – đông bắc, có các 
cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về quy mô dân số và mức 
độ đô thị hoá, đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn 
hoá, giáo dục quan trọng của cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện, tổng diện tích 
2 095,06 km², dân số 9 038 566 người (2019). Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa phương 
có mật độ dân số cao nhất cả nước với trên 4 314 người/km2.
Huyện Cần Giờ là nơi có diện tích lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh, gấp đôi diện tích 
của 19 quận của Thành phố Hồ Chí Minh cộng lại. Quận có diện tích nhỏ nhất là Quận 4, 
chỉ 4,18 km2.
Năm 2021, thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba quận cũ là 
Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Thành phố Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên 
của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc 
Trung ương. Thành phố có diện tích 211,56 km², dân số năm 2019 là 1 013 795 người, 
mật độ dân số đạt 4 792 người/km².
Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong 
vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch 
giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ như: xa lộ Hà Nội, đường cao tốc 
Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, quốc lộ 1A, quốc lộ 13, đại lộ Phạm Văn Đồng 
– quốc lộ 1K. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo xa lộ 
Hà Nội trên địa bàn Thành phố đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến sẽ được đưa vào 
vận hành từ năm 2022. Hiện nay, thành phố Thủ Đức đang được chính quyền Thành phố 
Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng thành một đô thị sáng tạo tương tác cao.
Thành phố Hồ Chí Minh còn có vùng biển Cần Giờ với xã đảo Thạnh An đóng vai trò đảo 
tiền tiêu trong chiến lược an ninh quốc phòng. Ngày 1/4/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 
đã kí quyết định công nhận xã đảo Thạnh An thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được hưởng các 
chính sách ưu đãi đối với xã đảo theo quy định.
9Bảng 1. Diện tích, dân số và mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh phân theo quận/huyện, 
năm 2019 
Số 
phường, xã
Diện tích 
(km2)
Dân số trung 
bình (người)
Mật độ dân số
(người/ km2)
TỔNG SỐ 322 2 095,39 9 038 566 4 314
Thành phố Thủ Đức 34 211,56 1 037 195 4 792
Các quận 259 494,01 7 048 244 14 267
Quận 1 10 7,72 142 016 18 396
Quận 3 14 4,92 191 521 38 927
Quận 4 15 4,18 176 131 42 137
Quận 5 15 4,27 164 437 38 510
Quận 6 14 7,14 235 194 32 940
Quận 7 10 35,69 360 317 10 096
Quận 8 16 19,11 427 527 22 372
Quận 10 15 5,72 236 062 41 270
Quận 11 16 5,14 210 901 41 031
Quận 12 11 52,74 634 957 12 039
Quận Gò Vấp 16 19,73 682 358 34 585
Quận Tân Bình 15 22,43 476 040 21 223
Quận Tân Phú 11 15,97 485 141 30 378
Quận Bình Thạnh 20 20,78 496 684 23 902
Quận Phú Nhuận 15 4,86 164 168 33 779
Quận Bình Tân 10 52,02 790 420 15 195
Các huyện 63 1 601,38 1 990 322 1 243
Huyện Củ Chi 21 434,77 536 944 1 235
Huyện Hóc Môn 12 109,17 462 824 4 239
Huyện Bình Chánh 16 252,56 711 262 2 816
Huyện Nhà Bè 7 100,43 207 766 2 069
Huyện Cần Giờ 7 704,45 71 526,00 102
10
Dựa vào bảng 1, em hãy nhận xét diện tích và dân số các quận, huyện năm 
2019 của Thành phố Hồ Chí Minh. Em hãy nhận xét mật độ dân số các quận, 
huyện của Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 4. Mật độ dân số các quận huyện Thành phố Hồ Chí Minh
Các em hãy cùng nhau thảo luận và trình bày ảnh hưởng của yếu tố vị trí 
địa lí với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA 
 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
TỰ NHIÊN 
(khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, 
thiên tai,)
? ?
? ?
? ?
KINH TẾ - XÃ HỘI
(dân cư, văn hoá, giao thông vận tải, 
thương mại, du lịch,)
? ?
? ?
? ?
11
LUYỆN TẬP 
 – Tô màu quận/ huyện nơi em 
đang ở và nơi có trường học của em.
– Trường học của em ở quận/
huyện/thành phố nào? Có các quận/
huyện/thành phố nào xung quanh? 
– Hãy giới thiệu về quận/huyện nơi 
em đang ở.
1. Dựa vào bản đồ hành chính vùng Đông 
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, em hãy 
ghi chú các tuyến đường quốc lộ nối Thành phố 
Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận.
2. Trình bày khả năng liên kết kinh tế - xã hội 
giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương, 
các vùng trong nước và quốc tế.
Em hãy dùng Google maps 
để xác định quãng đường và thời 
gian di chuyển từ nhà bạn An ở 
quận 1 đến Địa đạo Bến Dược – 
Củ Chi và Rừng Sác – Cần Giờ. 
Vẽ và ghi chép lại thông tin lộ trình 
vào lược đồ trống. 
12
Em có thể gợi ý lịch trình để các bạn lớp An đi chơi tại Thành phố 
Hồ Chí Minh vào chủ nhật tuần tới không? Hãy cùng suy nghĩ giúp 
An nhé!
Điểm xuất 
phát
Thời gian 
đi
Địa điểm 
đến
Thời gian 
đến
Thời lượng 
tham quan
Chuẩn bị
? ? ? ? ? ?
? ? ? ? ? ?
? ? ? ? ? ?
? ? ? ? ? ?
13
 Chỉ ra được Thành phố Hồ Chí Minh thuộc đồng bằng Đông Nam Bộ dựa 
vào bản đồ địa hình hoặc số liệu diện tích, tỉ lệ các dạng địa hình;
	Trình bày được một số đặc điểm đặc trưng về điều kiện tự nhiên của 
Thành phố Hồ Chí Minh: địa hình, khí hậu, sông ngòi;
	Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với 
sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu
KHỞI ĐỘNG
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐẶC TRƯNG CỦA 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
2
I. ĐỊA HÌNH 
 Em hãy xem clip giới thiệu Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao, 
quan sát và mô tả dạng địa hình ở các hình ảnh dưới đây.
https://www.youtube.com/watch?v=QWiUHvgB8pg
Hình 1. Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ 
phía đông
 Hình 2. Một góc thành phố nhìn qua 
cầu Phú Mỹ 
14
Hình 3. Một góc Cần Giờ nhìn từ trên cao
(Nguồn: https://vnexpress.net/sai–gon–tu–tren–cao–4096553.html)
KHÁM PHÁ
 Dựa vào hình 4 và hộp thông tin, em hãy trình bày đặc điểm địa hình 
của Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở 
đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai 
– Sài Gòn, nằm trong vùng chuyển 
tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và 
Đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình 
Thành phố Hồ Chí Minh thấp dần từ 
bắc xuống nam và từ tây sang đông. 
Đây là địa hình đồng bằng thấp 
(nơi cao nhất không vượt quá 40 m, 
nhiều chỗ còn thấp trũng), bề mặt 
tương đối bằng phẳng và bị chia cắt 
bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch 
dày đặc.
Hình 4. Lược đồ địa hình 
Thành phố Hồ Chí Minh
HỘP THÔNG TIN 1
15
HỘP THÔNG TIN 2
Có thể chia địa hình Thành phố Hồ Chí Minh thành ba tiểu vùng địa hình:
– Vùng cao nằm ở phía bắc – đông bắc và một phần tây bắc (thuộc phía bắc 
huyện Củ Chi, đông bắc Thủ Ðức), với dạng địa hình lượn sóng bóc mòn, cao trung 
bình từ 10 đến 25 m; xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 m như đồi Long 
Bình ở Thủ Đức. Đặc trưng cho dạng địa hình này là các đồi hình bát úp, đỉnh tròn, 
sườn thoải, bề mặt bị phong hoá mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hoá tương đối dày và 
dễ bị bóc mòn, rửa trôi.
– Vùng thấp trũng ở phía nam – tây nam và đông nam thành phố (thuộc các 
quận 7, 8; các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và phía nam thành phố Thủ Đức). 
Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1 m và cao nhất 2 m, thấp nhất 0,5 m. Đây 
là dạng địa hình đồng bằng đầm lầy kéo dài từ Thái Mỹ đến nông trường Lê Minh 
Xuân; địa hình bãi bồi đầm lầy sú vẹt phần lớn tập trung ở huyện Cần Giờ với độ cao 
0,5 – 1,0 m và địa hình giồng cát ven biển.
– Vùng trung bình, phân bố ở khu vực trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội 
thành cũ, phía tây thành phố Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng 
này có độ cao trung bình 5 – 10 m. Phía tây nội thành và chạy dọc theo thung lũng 
sông thuộc huyện Củ Chi, độ cao trung bình tăng dần từ nội thành (3 – 3,5 m) ra 
đến Củ Chi (6 – 8 m).
 Em hãy xác định các tiểu vùng địa hình trên hình 4.
HỘP THÔNG TIN 3
Tuy một số nơi có địa hình đất cao, nhưng nhìn chung địa hình của Thành phố 
Hồ Chí Minh vẫn là đồng bằng thấp. Mặc dù có một phần tương đối lớn lãnh thổ 
là vùng trũng (trên 70% diện tích đất tự nhiên nằm trong vùng chịu tác động của 
thuỷ triều), nhưng do tác động của chế độ bán nhật triều nên khả năng thoát nước 
nhanh, ít gây ngập úng kéo dài, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân 
dụng và phát triển các ngành kinh tế. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh 
không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt, nhất 
là giao thông vận tải.
Em hãy trao đổi cùng các bạn những thuận lợi và khó khăn của 
đặc điểm địa hình đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố 
Hồ Chí Minh.
16
LUYỆN TẬP 
Dựa vào hình 4 và hộp thông tin, em hãy hoàn thành bảng sau:
1. Em hãy tìm hiểu dấu ấn địa hình Thành phố Hồ Chí Minh qua 
một số địa danh như Gò Vấp, Gò Dưa, Gò Sao, Gò Chùa, Bàu Cát, Láng 
Le – Bàu Cò, Giồng Ông Tố, Giồng Am, rạch Giồng Bầu, Ngã ba Giồng, 
Giồng Cá Vồ, Hóc Môn, Nhà Bè, Ba Động,
2. Quan sát hình 4 và hiểu biết từ quan sát thực tế, em hãy nêu quan 
điểm cá nhân về hiện tượng ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Độ cao Vị trí Ghi chú
0 – 2 m ? ?
3 – 10 m ? ?
Trên 10 m ? ?
Địa hình Định nghĩa
Gò là khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
Giồng là biến âm của vồng, chỉ “dải đất phù sa nổi cao lên, thường là ở ven sông”
Động là “cồn cát”.
Hóc là một dòng nước nhỏ.
Bàu là chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
Láng là một vùng đất thấp khá rộng, chứa nước, có nhiều tôm cá,
17
KHỞI ĐỘNG
II. KHÍ HẬU
Hình 1. Quang cảnh Nhà thờ Đức Bà, quận 1 trong mưa và lúc quang đãng
GÓC HÓM HỈNH
 Những mẩu chuyện trên có quen thuộc với em không? Em có cảm nhận như thế nào 
về thời tiết và khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh?
KHÁM PHÁ
18
Dựa vào hộp thông tin, em hãy trình bày đặc điểm thời tiết và 
khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh.
HỘP THÔNG TIN 3
KHÍ HẬU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Đặc 
điểm chung của khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao đều trong năm và 
có hai mùa mưa – khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. 
Mùa mưa của Thành phố từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 đến 
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình đạt trên dưới 2 000 mm/năm và phân bố 
không đều theo thời gian. Khoảng 90% lượng mưa trong năm tập trung vào mùa 
mưa. Theo không gian, lượng mưa có xu hướng tăng dần từ tây nam lên đông bắc. 
Ở các huyện phía nam và tây nam của Thành phố như Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, 
lượng mưa trung bình năm chỉ dao động trong khoảng 1 000 – 1 400 mm; còn 
các quận nội thành, Thủ Đức, phía bắc huyện Củ Chi, lượng mưa thường vượt quá 
2 000 mm/năm. Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở khu vực ít chịu ảnh hưởng 
trực tiếp của gió bão.
Nhìn chung, khí hậu của Thành phố tương đối ôn hoà, không có những ngày 
đông tháng giá cũng như không có những tháng nóng gắt, ít bão lụt. Đây là điều 
kiện thuận lợi đối với việc phát triển các ngành kinh tế cũng như đối với đời sống 
của người dân. Tuy nhiên, việc phân hoá gay gắt giữa mùa mưa và mùa khô đặt ra 
vấn đề cần giải quyết nguồn nước ngọt vào mùa khô.
Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất 
của Thành phố Hồ Chí Minh?
LUYỆN TẬP 
Dựa vào hình 2, em hãy hoàn thành các gợi ý sau:
– Tháng ? có nhiệt độ cao nhất là ?.
– Tháng ? có nhiệt độ thấp nhất là ?
– Tháng ? có lượng mưa cao nhất là ?
– Tháng ? có lượng mưa thấp nhất là ?
– Các tháng mùa mưa (có lượng mưa cao trên 100 mm) là ?
 – Các tháng mùa khô (có lượng mưa thấp dưới 50 mm) là ?
 – Tổng lượng mưa năm 2019 là ?..
19
Hình 2. Nhiệt độ, lượng mưa ở Thành phố Hồ Chí Minh
1. Thời gian hiện tại trong năm ở Thành phố Hồ Chí Minh đang là mùa 
gì? Em hãy vẽ tranh hoặc tự chụp những tấm ảnh thật đẹp về thiên nhiên và 
con người Thành phố mình trong mùa này và chia sẻ cho lớp cùng xem nhé!
2. Em hãy làm thẻ hình ghi nhớ đặc trưng 12 tháng của Thành phố Hồ Chí Minh với 
những biểu tượng hoa, lá, nắng, mưa thật sinh động nhé!
Em có biết
Thành phố mình còn có những mùa hoa
Hình 3. Mùa hoa kèn hồng Sài Gòn nên thơ
20
Cây lim sét hay còn gọi 
lim xẹt, muồng kim phượng, 
phượng vàng,... có tán tròn 
đều và hoa nở rộ rất đẹp nên 
thường được trồng che bóng 
trên đường phố, công viên, 
công sở, trường học. Lim sét 
được trồng nhiều trên các 
tuyến đường có vỉa hè rộng như 
Trương Định, Thành Thái, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bàu Cát, Thuận Kiều, Hoà Bình, 
Nguyễn Văn Hưởng, Trần Phú, Âu Cơ, công viên Hoàng Văn Thụ, Cùng với nhiều loài hoa 
khác, lim sét cho sắc hoa vàng tiêu biểu của Sài Gòn ngày nắng. Nhiều người dân cho biết, 
ở Sài Gòn, thông thường hoa lim sét bắt đầu nở từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch, thỉnh 
thoảng lại nở vào tháng 1. 
Hoa kèn hồng, với tên gọi khác hoa chuông hồng, có nguồn gốc từ châu Mỹ, được 
trồng tại Sài Gòn từ năm 2009. Kèn hồng có màu sắc tựa như hoa anh đào, nở vào tháng 
4 và kéo dài đến tháng 6 đúng vào đầu mùa mưa của Sài Gòn nên người Sài Gòn trong 
hơn một thập kỉ qua cứ thấy hoa kèn hồng nở rộ lại biết rằng mùa mưa sắp về. Các bạn 
trẻ thường thích đến các con đường như Điện Biên Phủ, Võ Văn Kiệt để chụp những bức 
ảnh thật lãng mạn, ngọt ngào.
Hình 4. Mùa hoa dầu là mùa ấn tượng nhất của người Sài Gòn
Cây hoa dầu hay cây chò nâu là cây được biết đến rộng rãi nhất trong họ Dầu và cũng 
là loài cây được trồng nhiều ở Sài Gòn bởi tán cây luôn toả rộng tạo được bóng mát. 
Ở Sài Gòn khu vực trồng nhiều loại cây hoa dầu là các con đường: Trần Quốc Thảo, 
Tô Hiến Thành, Trương Định, Huyền Trân Công Chúa, Mạc Đĩnh Chi, Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ, 
Ba Tháng Hai, Nguyễn Tri Phương, công viên Tao Đàn, khu Hồ Con Rùa, quảng trường ở 
Nhà thờ Đức Bà, Những thân cây dầu cổ thụ, ôm một vòng tay không xuể và thẳng đuột 
trên nền trời xanh ấy đã có mặt ở Sài Gòn từ rất lâu.
Hoa dầu nở vào khoảng tháng 4, tháng 5. Ở Sài Gòn, hoa dầu quay tít trong gió, báo hiệu 
một mùa hè sắp tới, một mùa kí ức sắp về. Những cánh hoa dầu không hương, không sắc 
nhưng lại có một vẻ đẹp say đắm lòng người.
Hình 5. Lim sét, sắc hoa vàng trong nắng
21
KHỞI ĐỘNG
III. THUỶ VĂN
Em có thể gọi được bao nhiêu tên riêng chỉ sông/ kênh/ rạch dưới 
đây? Hãy thử xem nhé!
Sài Gòn, Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Đôi, Tẻ, Lò Gốm, Vàm Thuật, Nhà Bè, Đồng Tranh, Lòng Tàu, 
Đồng Nai, 19 tháng 5, Tra, Thầy Cai, Láng Le, Nước Lên, Bà Tàng, Cây Khô, Tàu Hủ, Thanh Đa, 
Ông Lớn, An Hạ, Giồng Ông Tố, Tắc, Kì Hà, Soài Rạp, Lòng Tàu, Dần Xây,
Sông Kênh Rạch
Nhiêu Lộc ?
KHÁM PHÁ
Dựa vào hình 1 và hộp thông tin, em hãy trình bày đặc điểm 
thuỷ văn của Thành phố Hồ Chí Minh.
HỘP THÔNG TIN 
NGUỒN NƯỚC VÀ THUỶ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh 
có mạng lưới sông ngòi kênh 
rạch rất phát triển, đóng vai 
trò quan trọng trong giao 
thông thuỷ và tiêu thoát nước 
đô thị.
Hình 1. Sông ngòi ở Thành phố Hồ Chí Minh
22
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai – Sài Gòn, Thành phố 
Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Chiều rộng của sông 
Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225 m đến 370 m và độ sâu tới 20 m. Sông Ðồng Nai 
nối với sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, qua hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông 
Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung 
tâm Thành phố khoảng 5 km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra Biển Ðông bằng hai ngả 
chính – ngả Soài Rạp dài 59 km, bề rộng trung bình 2 km, lòng sông cạn, tốc độ dòng 
chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56 km, bề rộng trung bình 0,5 km, 
lòng sông sâu, là đường thuỷ chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn.
Hình 2. Lược đồ mạng lưới sông ngòi Thành phố Hồ Chí Minh
23
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, Thành phố còn có mạng lưới kênh rạch 
chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, 
Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, 
Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện 
Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3 – 4 của 
kênh Ðông – Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc 
tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự 
án giải toả, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông 
nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.
Nước ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở 
vùng nửa phần phía bắc; càng xuống phía nam (Nam Bình Chánh, Quận 7, Nhà Bè, 
Cần Giờ) nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất 
lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường 
được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0 – 20 m, 60 – 90 m và 170 – 200 m. Khu vực các 
quận 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng 
nước rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60 – 90 m. Ðây là nguồn nước bổ sung 
quan trọng của Thành phố. 
Về thuỷ văn, hầu hết các sông rạch của Thành phố đều chịu ảnh hưởng dao động 
bán nhật triều của Biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thuỷ triều 
thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong Thành phố, gây nên tác động không nhỏ 
đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10 m. Tháng có mực nước cao nhất là 
tháng 10 – 11, thấp nhất là các tháng 6 – 7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các 
sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm 
đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của 
nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.
Từ khi có các công trình thuỷ điện Trị An và thuỷ lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, 
chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốc bin, đập tràn và 
cống đóng – xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở lên chịu ảnh hưởng 
của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hoá. Dòng chảy vào 
mùa kiệt tăng lên, đặc biệt từ tháng 2 đến tháng 5, tăng 3 – 6 lần so với tự nhiên.
Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng 
úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập 
vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc 
tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác 
dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2 – 3 m, tăng thêm nguồn cung 
cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của Thành phố.
24
Dựa vào hộp thông tin, bản đồ Sông ngòi Thành phố Hồ Chí Minh và 
các hình ảnh dưới đây, các em hãy cùng nhau thảo luận và trình bày ảnh 
hưởng của yếu tố thuỷ văn với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.
THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
TỰ NHIÊN 
(khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, 
thiên tai,)
? ?
? ?
? ?
KINH TẾ - XÃ HỘI
(dân cư, văn hoá, giao thông vận tải, 
thương mại, du lịch,)
? ?
? ?
? ?
Hình 3. Chợ hoa xuân ở bờ kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, Quận 8
(Ảnh: Giang Sơn Đông)
Chợ hoa xuân “Trên bến dưới thuyền” là không gian văn hoá đặc trưng, điểm đến du 
lịch đặc sắc của Thành phố, được tổ chức trên bờ kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, tuyến đường 
bến Bình Đông, Quận 8, trong dịp Tết cổ truyền dân tộc. Bến Bình Đông những ngày cuối 
tháng chạp hoạt động buôn bán nhộn nhịp. Những chiếc xuồng, ghe chở hoa kiểng từ 
các tỉnh miền Tây lần lượt cập bến.
25
Hình 4. Cảng Cát Lái
Hình 5. Cầu dây văng Phú Mỹ (Ảnh: Giang Sơn Đông)
Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai là một trong những cảng trọng điểm của hệ 
thống cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quản lý của Tổng công ty Tân Cảng 
Sài Gòn. Cảng Cát Lái hiện là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất Việt Nam, lọt vào 
Top 25 cảng hàng đầu thế giới với thị phần container xuất, nhập khẩu chiếm trên 90% ở 
khu vực phía nam và gần 50% thị phần cả nước. 
Cầu dây văng Phú Mỹ nối thành phố Thủ Đức với quận 7, khánh thành từ năm 2009. 
Cầu là một trong những tuyến đường kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu đô thị 
Phú Mỹ Hưng. 
26
Hình 6. Bến Nhà Rồng (Ảnh: Giang Sơn Đông)
Bến Nhà Rồng ban đầu là một thương cảng lớn ở miền Nam, được xây dựng từ năm 
1864 bên sông Sài Gòn. Bến Nhà Rồng – nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu 
nước. Ngày nay, Bến Nhà Rồng là nơi thu hút khách du lịch. 
LUYỆN TẬP 
1. Các sông chính của Thành Phố Hồ Chí Minh là gì?
2. Kể tên hai cửa sông của Thành phố Hồ Chí Minh.
3. “Nhà Bè nước chảy chia hai
 Ai về Gia Định – Đồng Nai thì về”
 Em hãy xác định trên bản đồ vị trí được mô tả trong câu ca dao trên.
4. Kể tên các quận ở bờ tây sông Sài Gòn.
5. Triều cường ở Thành phố Hồ Chí Minh thường xảy ra vào thời gian nào trong năm?
1. Khu vực nơi em ở có bị ngập khi mưa lớn hoặc có triều cường hay không? 
 Em hãy thử giải thích vì sao ở thời điểm đó khu vực nơi em ở lại bị ngập. 
2. Địa phương nơi em sinh sống/ Con đường từ nhà em đến trường phải đi qua 
những cây cầu nào? Chúng bắc qua sông/kênh/rạch nào? Em hãy tìm hiểu về những dòng 
sông/kênh/rạch và những cây cầu đó và trao đổi cùng các bạn nhé!
3. Hãy cùng tham quan sông Sài Gòn bằng tàu buýt trên sông. Em hãy chụp hình, ghi chép 
và chia sẻ lại cảm nhận của bản thân về chuyến đi này cùng các bạn nhé!
27
KHỞI ĐỘNG
IV. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN KHÁC
Trò chơi Nhanh tay lẹ mắt
Mời các em xem video giới thiệu RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ (nguồn VIDEO FLYCAM HTV)
https://www.youtube.com/watch?v=3Kk_exHoNUk và ghi chép các thông tin thu nhận 
được vào vở: 
	Vị trí của rừng ngập mặn Cần Giờ: .................?...........................................................................
 Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được hình thành trên các cửa sông .............................. 
 .....................................................................................?...........................................................................
 Rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là ..... ?............... năm ........ ? ...........
 Một số loài động vật ở Cần Giờ ...................... ?...........................................................................
 Một số loài thực vật ở Cần Giờ ........................ ?...........................................................................
 Rừng Cần Giờ được trồng lại từ năm ............ ? .........................................................................
 Diện tích hiện nay ............................................... ? .........................................................................
 Số lượng thành phần loài ................................. ?...........................................................................
 Có các khu du lịch sinh thái ............................. ? .........................................................................
KHÁM PHÁ
Dựa vào hình 1, hình 2 và hộp 
thông tin, em hãy cho biết đặc điểm 
tài nguyên đất, sinh vật và khoáng 
sản của Thành phố Hồ Chí Minh.
28
HỘP THÔNG TIN 1 
CÁC NHÓM ĐẤT 
VÀ CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH
Thành phố Hồ Chí Minh có hai nhóm đất chính:
– Đất xám phù sa cổ chiếm hầu hết phần phía bắc, tây bắc và đông bắc Thành phố, 
gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh, Bắc – Ðông Bắc thành phố 
Thủ Đức và đại bộ phận khu vực nội thành cũ. Ðất xám tuy nghèo dinh dưỡng nhưng 
đất có tầng dày nên thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực 
phẩm, có khả năng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, nếu áp dụng biện pháp 
luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám phù hợp đối với sử dụng bố trí các công trình 
xây dựng cơ bản.
– Đất phù sa tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: ven biển, vũng vịnh, 
sông biển, bãi bồi,... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau, gồm nhóm đất phù 
sa, nhóm đất phèn và đất phèn mặn. Ngoài ra có một diện tích nhỏ là “giồng” cát gần 
biển tập trung ở Cần Giờ và đất feralit đỏ vàng bị xói mòn trơ sỏi đá phân bố ở vùng gò 
đồi thuộc Củ Chi, Thủ Đức. Lo

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_giao_duc_dia_phuong_thanh_pho_ho_chi_minh_lop_6.pdf