Tài liệu ôn tập phần kỹ năng môn Địa lí

1. Khái niệm về biểu đồ

- Biểu đồ là 1 hình vẽ cho phép mô tả một cách dể dàng động thái phát triển, mối

tương quan của các đối tượng.

2. Các dạng biểu đồ cơ bản.

- Biểu đồ hình cột.

- Bđ hình tròn.

- Bđ đồ thị (đường biểu diễn)

- Bđ kết hợp (giữa cột và đồ thị)

- Bđ miền.

- Lưu ý khi vẽ biểu đồ:

+ Tên biểu đồ

+ Chọn tỉ lệ thích hợp

+ Chú giải biểu đồ

a) Biểu đồ hình cột

- Bđ hình cột có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương

quan về độ lớn các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu của 1 thành phần trong 1 tổng

thể.

- Tuy nhiên thường được dùng để thể hiện sự khác biệt, sự thay đổi về qui mô số

lượng của 1 hay nhiều thành phần.

- Cụ thể khi vẽ bđ:

+ Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột

+ Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự hơn kém hoặc muốn so sánh các đại lượng (yếu tố)

+ Khi đề bài thể hiện số lượng, sản lượng, giá trị, diện tích của đối tượng

+ Khi đề bài cho thể hiện yếu tố trong 1 năm của nhiều vùng, nhiều quốc gia hoặc

nhiều loại sản phẩm.

+ Khi đề bài yêu cầu những đại lượng có đơn vị như: kg/người, tấn/ha, USD/người.

pdf 16 trang quyettran 13/07/2022 3421
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập phần kỹ năng môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn tập phần kỹ năng môn Địa lí

Tài liệu ôn tập phần kỹ năng môn Địa lí
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
TRƯỜNG THPT NGAN DỪA
TỔ: KHXH
****
KĨ NĂNG NHẬN DẠNG, TÍNH TOÁN VÀ NHẬN XÉT CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ
CĂN BẢN TRONG MÔN ĐỊA LÝ
I. Cách nhận biết các dạng biểu đồ
1. Khái niệm về biểu đồ
- Biểu đồ là 1 hình vẽ cho phép mô tả một cách dể dàng động thái phát triển, mối
tương quan của các đối tượng.
2. Các dạng biểu đồ cơ bản.
- Biểu đồ hình cột.
- Bđ hình tròn.
- Bđ đồ thị (đường biểu diễn)
- Bđ kết hợp (giữa cột và đồ thị)
- Bđ miền.
- Lưu ý khi vẽ biểu đồ:
+ Tên biểu đồ
+ Chọn tỉ lệ thích hợp
+ Chú giải biểu đồ
a) Biểu đồ hình cột
- Bđ hình cột có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương
quan về độ lớn các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu của 1 thành phần trong 1 tổng
thể.
- Tuy nhiên thường được dùng để thể hiện sự khác biệt, sự thay đổi về qui mô số
lượng của 1 hay nhiều thành phần.
- Cụ thể khi vẽ bđ:
+ Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột
+ Khi đề bài yêu cầu thể hiện sự hơn kém hoặc muốn so sánh các đại lượng (yếu tố)
+ Khi đề bài thể hiện số lượng, sản lượng, giá trị, diện tích của đối tượng
+ Khi đề bài cho thể hiện yếu tố trong 1 năm của nhiều vùng, nhiều quốc gia hoặc
nhiều loại sản phẩm.
+ Khi đề bài yêu cầu những đại lượng có đơn vị như: kg/người, tấn/ha, USD/người..
- Khi vẽ cần tiến hành:
+ Chọn tỉ lệ thích hợp
+ Kẻ hệ trục vuông góc.
+ Hoàn thiện biểu đồ:
● Ghi các số liệu tương ứng các cột
● Vẽ kí hiệu vào cột
● Ghi tên biểu đồ.
Người soạn: Trần Văn Phúc 1
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
b) Biểu đồ hình tròn (vuông)
- Thể hiện cơ cấu trong một tổng thể như: Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
của Việt Nam.
- Khi vẽ cần:
+ Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ hình tròn
+ Khi đề bài yêu cầu thể hiện “cơ cấu”, “tỷ lệ”, “tỉ trọng” so với toàn phần”
+ Khi mốc thời gian 1- 3 năm.
+ Khi đề bài thể hiện quy mô và cơ cấu.
- Các bước tiến hành:
+ Xử lí số liệu ra tương đối
+ Xaùc định bán kính hình tròn.
+ Chia hình tròn thành những nan quạt
+ Hoàn thiện biểu đồ.
Người soạn: Trần Văn Phúc 2
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
c) Biểu đồ đồ thị.
- Thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên các đối tượng qua thời gian.
- Các bước tiến hành:
+ Kẻ trục toạ độ vuông góc.
+ Xác định tỉ lệ thích hợp của 2 trục.
+ Căn cứ vào số liệu chọn dấu toạ độ và xác định các điểm mốc và nối các điểm
mốc.
- Hoàn thiện biểu đồ
- Vẽ biểu đồ này khi:
+ Đề yêu câù vẽ đồ thị.
+ Có các cụm từ thường là: sự tăng trưởng, sự gia tăng, tốc độ gia tăng, tốc độ
tăng trưởng, tốc độ phát triển.
d) Biểu đồ hình miền
- Thể hiện cả cơ cấu, động thái phát phát triển của các đối tượng.
- Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau ta vẽ tuần tự.
- Các bước tiến hành:
Người soạn: Trần Văn Phúc 3
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
+ Vẽ khung biểu đồ (hình chử nhật hoặc hình vuông), cạnh đứng thể hiện 100%
+ Vẽ ranh giới miền.
+ Hoàn thiện biểu đồ.
- Vẽ khi:
+ Khi đề yêu cầu.
+ Khi thể hiện: sự thay đổi về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu, sự biến đổi cơ cấu,
cơ cấu trong thời kì.
+ Khi mốc thời gian từ >4 năm
e) Biểu đồ kết hợp (cột v đường)
- Khi đề bài yêu cầu vẽ.
- Khi yêu cầu thể hiện giá trị hoặc tình hình phát triển của các đại lượng với 2 đơn vị
khác nhau và có liên quan nhau như: diện tích và sản lượng, số dân và tốc độ gia
tăng dân số.
I
Người soạn: Trần Văn Phúc 4
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
LƯU Ý: Học sinh nên chú ý cùng một bảng số liệu, tuỳ theo yêu cầu khác nhau để chọn biểu đồ
thích hợp.
II. Phần nhận xét.
Khi chọn nhận xét “Đúng hay sai” cần chú ý yêu cầu đề dẫn và theo các bước sau:
- Xem xét từng nhận xét ứng với bảng số liệu.
- Sử dụng phương án loại trừ để chọn phương án đúng.
- Sử dụng các công thức nếu như phương án có số liệu.
III. Một số công thức cơ bản
1. Tính độ che phủ rừng.
- Độ che phủ rừng = x 100
- Đơn vị: %
VD: Tính độ che phủ rừng nước ta năm 1943 biết diện tích rừng lúc đó là 142500km2, diện tích
cả nước là 331212 km2.
2. Tính tỉ trọng trong cơ cấu.
- Tỉ trọng trong cơ cấu = x 100
- Đơn vị: %
3. Tính năng suất cây trồng.
- Năng suất cây trồng =
- Đơn vị: tấn/ha hoặc tạ/ha.
VD: Tính năng suất lúa nước ta năm 2005 (tính bằng tạ/ha) biết diện tích gieo trồng là 7,3 triệu ha
và sản lượng lúa là 36 triệu tấn.
4. Tính bình quân lương thực theo đầu người.
- Bình quân lương thực theo đầu người =
- Đơn vị: kg/người.
VD: Tính bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng năm 2005 biết số
dân ĐBSH lúc đó là 16137000 người, sản lượng lương thực có hạt là 5340 nghìn tấn.
5. Tính thu nhập bình quân theo đầu người.
- Thu nhập bình quân theo đầu người =
Người soạn: Trần Văn Phúc 5
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
- Đơn vị: USD/người.
VD: Tính thu nhập bình quân theo đầu người của Hoa kỳ năm 2005 biết GDP của Hoa Kỳ lúc đó
là 12 445 tỉ USD và dân số là 296,5 triệu người.
6. Tính mật độ dân số.
- Mật độ dân số =
- Đơn vị: người/km2
VD: Tính mật độ dân số nước ta năm 2006 biết số dân nước ta lúc đó là 84156000 người và diện
tích cả nước là 331212 km2.
7. Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu tiên ứng với 100%.
- Lấy giá trị năm đầu = 100%
- Tốc độ tăng trưởng năm sau = x 100
- Đơn vị :%
MINH HỌA BÀI TẬP
ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG BẢNG SỐ LIỆU
Câu 1. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA MỘT SỐ TỈNH NĂM 2017
Tỉnh An Giang Kiên Giang Cần Thơ Đồng Tháp
Diện tích (nghìn ha) 641,1 735,3 240,1 538,3
Sản lượng (nghìn
tấn)
3879,6 4058,8 1387,2 3206,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê
2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh năng suất lúa của các tỉnh
năm 2017?
A. Kiên Giang cao hơn Cần Thơ. B. Đồng Tháp cao hơn Kiên Giang.
C. Cần Thơ cao hơn An Giang. D. An Giang thấp hơn Đồng Tháp.
Câu 2. Cho biểu đồ:
Người soạn: Trần Văn Phúc 6
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo
nhóm hàng của nước ta giai đoạn 1995 – 2017?
A. Công nghiệp nặng và khoáng sản tăng.
B. Nông, lâm, thủy sản tăng liên tục.
C. Công nghiệp nặng và khoáng sản luôn chiếm cao nhất.
D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng liên tục.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
TỶ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG
THÔN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999 – 2017 (Đơn vị: %)
Năm 1999 2009 2015 2017
Thành thị 1,12 1,18 0,95 0,8
Nông thôn 1,52 1,04 0,94 0,81
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê
2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên phân theo thành thị và nông
thôn của nước ta giai đoạn 1999 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Kết hợp. B. Tròn. C. Miền. D. Đường.
Câu 4. Cho biểu đồ về trâu và bò của nước ta giai đoạn 2000 – 2017:
Người soạn: Trần Văn Phúc 7
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng đàn trâu và bò.
B. Quy mô và cơ cấu đàn trâu và bò.
C. Chuyển dịch cơ cấu đàn trâu và bò.
D. Số lượng đàn trâu và bò.
Câu 5. Cho bảng số liệu:
TỶ SUẤT SINH THÔ VÀ TỶ SUẤT TỬ THÔ CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ NĂM
2018
(Đơn vị: ‰)
Thành phố Hà Nội Đà Nẵng Cần Thơ TP. Hồ Chí
Minh
Tỷ suất sinh thô 14,7 12,4 11,9 11,8
Tỷ suất tử thô 6,1 8,3 6,0 3,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê
2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỷ suất gia tăng dân số tự
nhiên của các thành phố năm 2018?
A. TP. Hồ Chí Minh thấp hơn Cần Thơ. B. Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
C. Cần Thơ thấp hơn Đà Nẵng. D. Đà Nẵng cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
Câu 6. Cho biểu đồ:
Người soạn: Trần Văn Phúc 8
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất khẩu cao su và cà phê của nước
ta giai đoạn 2010 – 2018?
A. Cao su luôn ít hơn cà phê.
B. Cà phê tăng, cao su giảm liên tục.
C. Cà phê giảm ở cả giai đoạn.
D. Cao su giảm và tăng nhẹ ở cuối giai đoạn.
Câu 7. Cho biểu đồ về lợn và gia cầm của nước ta giai đoạn 2000 – 2017:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Chuyển dịch cơ cấu đàn lợn và gia cầm.
B. Tốc độ tăng trưởng đàn lợn và gia cầm.
C. Quy mô và cơ cấu đàn lợn và gia cầm.
D. Số lượng đàn lợn và gia cầm.
Câu 8. Cho bảng số liệu:
MẬT ĐỘ DÂN SỐ PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA, NĂM 2017 (Đơn vị:
Người soạn: Trần Văn Phúc 9
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
người/km2)
Vùng Mật độ dân
số
Đồng bằng sông Hồng 1333
Trung du và miền núi Bắc Bộ 132
Bắc Trung Bộ 208
Duyên hải Nam Trung Bộ 209
Tây Nguyên 106
Đông Nam Bộ 711
Đồng bằng sông Cửu Long 435
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện mật độ dân số phân theo vùng của nước ta năm 2017,
dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền. B. Kết hợp. C. Cột. D. Đường.
Câu 9.Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO THÀNH PHẦN
KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm
Thành phần kinh tế
1996 2005 2010 2013
Nhà nước 74,2 249,1 567,1 891,7
Ngoài Nhà nước 35,7 308,9 1150,9 1834,9
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39,6 433,1 1245,5 2742,6
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
A. giá trị sản xuất các thành phần kinh tế đều tăng.
B. tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng qua các năm.
C. năm 1996, thành phần kinh tế Nhà nước có giá trị lớn nhất.
D. 2005 – 2013, thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài có giá trị lớn nhất.
Câu 10.Cho biểu đồ:
Người soạn: Trần Văn Phúc 10
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi tỉ trọng trong cơ
cấu sử dụng lao động phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2005 và năm 2014?
A. nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng đều tăng.
B. công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đều giảm.
C. công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ giảm.
D. dịch vụ tăng, nông – lâm – ngư nghiệp giảm.
Câu 11.Cho biểu đồ về cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới qua các năm
Biểu đồ trên thể hiện nội
dung nào sau đây?
A. Cơ cấu sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 –
2013.
Người soạn: Trần Văn Phúc 11
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
B. Quy mô và cơ cấu sản lượng cao su các nước Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn
1985 – 2013.
C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn
1985 – 2013.
D. Sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013.
Câu 12.Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA QUA
CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm
Ngành
2000 2005 2010 2014
Nông nghiệp 129,1 183,3 168,4 623,2
Lâm nghiệp 7,7 9,5 7,4 24,6
Thủy sản 26,5 63,6 56,9 188,6
Tổng số 163,3 256,4 232,7 836,4
Để thê hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta
giai đoạn 2000 – 2014 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường. B. Miền. C. Tròn. D. Cột.
Câu 13. Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ nước ta (Đơn vị: nghìn ha)
Năm Tổng số Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa
2010 7489 3086 2436 1967
2014 7816 3116 2734 1966
Biểu đồ nào sau đây thích hợp để thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích lúa cả năm phân
theo mùa vụ nước ta?
A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ cột.
Câu 14. Cho bảng số liệu:
Sản lượng khai thác một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 1995 –
2015.
Sản phẩm 1995 2000 2005 2010 2015
Than sạch (nghìn tấn) 8 350 11 609 34 093 44 835 41 484
Dầu thô (nghìn tấn) 7 620 16 291 18 519 15 014 18 746
Khí tự nhiên (triệu m3) 0 1 596 6 440 9 402 10 660
Nhận xét nào sau đây đúng với sản lượng khai thác một số sản phẩm công nghiệp nước
ta giai đoạn 1995 – 2015?
A. Sản lượng khai thác than sạch tăng liên tục.
Người soạn: Trần Văn Phúc 12
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
B. Sản lượng dầu thô khai thác tăng gần 4 lần.
C. Sản lượng khí tự nhiên tăng đều qua các năm.
D. Sản lượng than sạch tăng nhanh hơn sản lượng dầu thô.
Câu 15. Cho biểu đồ
Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Diện tích và sản lượng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.
B. Tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.
D. Cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014.
Câu 16.
Dựa vào bảng số liệu sau, cho biết dân số Hoa Kì đang có xu hướng:
Năm 2010 2015
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
(%)
0.6 0.5
Tuổi thọ trung bình (tuổi) 78 79
Nhóm dưới 15 tuổi (%) 20 19
Nhóm trên 65 tuổi (%) 13 15
A. Trẻ hóa dân số B. Già hóa dân số
C. Không biến động D. Chuyển tiếp từ dân số già sang dân
số trẻ
Người soạn: Trần Văn Phúc 13
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
Câu 17.
Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, Thái Lan và thế giới giai đoạn 2010 – 2012
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Sản lượng gạo của Việt Nam có sự tăng trưởng liên tục.
B. Sản lượng gạo của Thái Lan có biến động, xu hướng giảm.
C.Việt Nam, Thái Lan là những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
D.Thái Lan luôn có sản lượng gạo xuất khẩu lớn hơn Việt Nam.
Câu 18. Cho bảng số liệu về khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo loại
hình vận tải.
(Đơn vị : nghìn tấn)
Năm
Loại hình 2000 2005 2010 2013
Đường ô tô 141 139 298052 587014 763790
Đường sắt 6 258 8786 7861 7861
Đường sông 43 015 111145 144227 181212
Đường biển 15 552 42051 61593 58701
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận định nào không chính xác?
A. Đường ô tô là ngành có tỉ trọng cao nhất và tăng nhanh nhất trong các loại hình.
B. Đường biển là ngành có tốc độ tăng nhanh nhất nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi.
C. Đường sắt luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất vì cơ sở vật chất còn nghèo và lạc hậu.
D. Đường sông là ngành có tỉ trọng lớn thứ hai nhưng là ngành tăng chậm nhất.
Câu 19. Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG
Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn ha)
2005 2014 2005 2014
Đồng bằng sông Hồng 1186,1 1122,7 6398,4 7175,2
Đồng bằng sông Cửu Long 3826,3 4249,5 19298,5 25475,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích và sản lượng lúa cả
năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
A. Đồng bằng sông Hồng có diện tích tăng, sản lượng giảm.
Người soạn: Trần Văn Phúc 14
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
B. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích giảm, sản lượng tăng.
C. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
D. Sản lượng ở Đồng bằng sông Hồng luôn nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 20. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2014
(Đơn vị: nghìn ha)
Cây công nghiệp 1990 2000 2005 2010 2014
Hàng năm 542 778 862 798 710
Lâu năm 657 1 451 1 634 2 011 2 134
Tổng số 1 199 2 229 2 496 2 809 2 844
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Theo bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về diện tích
cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990-2014?
A. Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng liên tục.
B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục.
C. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm nhưng ổn định.
D. Chênh lệch về diện tích giữa hai loại cây có xu hướng ngày càng
Câu 21. Cho biểu đồ:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA
NƯỚC TA,
NĂM 2006 VÀ 2014 (Đơn vị: %)
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Người soạn: Trần Văn Phúc 15
TÀI LIỆU ÔN TẬP PHẦN KỸ NĂNG
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng
trong cơ cấu lao động đang làm việc theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2006 –
2014?
A. Khu vực ngoài Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
B. Khu vực Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Khu vực Nhà nước tăng, khu vực ngoài Nhà nước giảm.
D. Khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước đều giảm
Câu 22. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả
năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
Câu 23. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY
(Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Để thể hiện quy mô diện tích các loại cây trồng và cơ cấu của nó qua hai năm 2005 và 2014, biểu
đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường
HẾT
Người soạn: Trần Văn Phúc 16

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_tap_phan_ky_nang_mon_dia_li.pdf