Tham luận về việc: Đổi mới nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh

năm học 2019-2020 mà đ/c Hiệu trưởng Nguyễn Trung Dũng đã trình bày trước hội nghị. Để làm sáng rõ hơn cho phương hướng nhiệm vụ năm học 2019-2020, sau đây tôi xin được trình bày tham luận về việc đổi mới nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.

Kính thưa hội nghị!

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục hiện nay là chuyển từ cách giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một cách giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Chính vì vậy, dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, đồng thời giúp cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.

 

doc 5 trang Bảo Anh 11/07/2023 19260
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận về việc: Đổi mới nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tham luận về việc: Đổi mới nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh

Tham luận về việc: Đổi mới nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh
TRƯỜNG TH TRẦN PHÚ
TỔ 4-5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Uông Bí, ngày 21 tháng 9 năm 2019
THAM LUẬN 
Về việc đổi mới nội dung dạy học 
nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh
 Kính thưa đoàn chủ tịch!	
Kính thưa các quý vị đại biểu cùng toàn thể các đ/c trong hội nghị!
Hôm nay tôi rất vinh dự được đại diện cho tổ 4, 5 trường Tiểu học Trần Phú lên trình bày tham luận. Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi đến đoàn chủ tịch, các quý vị đại biểu về dự hội nghị lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc cho hội nghị của chúng ta hôm nay thành công rực rỡ!
Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với báo cáo tổng kết năm học 2018-2019 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2019-2020 mà đ/c Hiệu trưởng Nguyễn Trung Dũng đã trình bày trước hội nghị. Để làm sáng rõ hơn cho phương hướng nhiệm vụ năm học 2019-2020, sau đây tôi xin được trình bày tham luận về việc đổi mới nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Kính thưa hội nghị!
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục hiện nay là chuyển từ cách giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một cách giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Chính vì vậy, dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, đồng thời giúp cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.
Như chúng ta đã biết, nội dung dạy học là một trong những nhân tố, là cơ sở tạo nên hoạt động dạy và học, nó quy định một cách có hệ thống những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà học sinh phải lĩnh hội, để tạo điều kiện cho sự hình thành thế giới quan và những phẩm chất đạo đức của con người. 
Có thể nói, nội dung dạy học là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực về kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và là một trong những phương tiện giúp ích đắc lực cho sự hình thành và phát triển năng lực ở học sinh để từ đó đi đến cái đích mà người dạy và người học phải hướng tới.
Vậy cái đích đó là gì? Vâng! Đó chính là chất lượng sản phẩm đầu ra (học sinh) nhằm hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, từ việc quan tâm HS học được cái gì? đến chỗ quan tâm HS làm được gì qua những điều đã học?
Chắc hẳn khái niệm “đổi mới phương pháp dạy học” không xa lạ gì nữa đối với giáo viên. Trái lại việc “đổi mới nội dung dạy học” bị xem nhẹ, thậm chí giáo viên coi sách giáo khoa, sách giáo viên là pháp lệnh, là nội dung khó có thể thay đổi. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học tất yếu phải đổi mới nội dung dạy học. Song song với đó cần có hình thức tổ chức dạy học phù hợp để tạo một sự tương ứng cần thiết. Sự đa dạng của phương pháp dạy học đòi hỏi phải có nội dung và hình thức tổ chức dạy học phù hợp tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
Tuy nhiên, lý thuyết là vậy, song trên thực tế, việc đổi mới nội dung dạy học ở từng tiết dạy, bài dạy trên lớp còn nhiều bất cập, còn mang nặng tính hình thức; chưa phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp hơn với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Đa số người dạy chưa hiểu bản chất của đổi mới nội dung dạy học là gì? Còn có cảm giác sợ học sinh không hoàn thành nhiệm vụ nên không giao việc cho các em để các em tự chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy mà trên thực tế vẫn còn nhiều tiết dạy nhìn qua thì coi là đã có sử dụng đổi mới nội dung và phương pháp nhưng suy cho kĩ thì lại chỉ đổi mới hình thức chứ chưa thật sự mang lại hiệu quả, hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Chương trình sách giáo khoa hiện nay đã có rất nhiều ưu điểm: được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm, nội dung dạy học phong phú, linh hoạt, gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh. Bên cạnh những ưu điểm đó, đến thời điểm hiện nay, chương trình hiện hành có một số nội dung không còn phù hợp với thực tế, một số bài vẫn còn mang tính hàn lâm, chưa ứng dụng vào thực tế cuộc sống, chủ yếu còn áp dụng theo kiểu thay công thức vào để tính mà chưa gắn liền với thực tế. 
* Ví dụ: 
 + Trong chương trình toán lớp 3 hiện nay, ở môn Toán với các bài tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông còn nhiều bài tập chỉ áp dụng tính theo công thức mà chưa gắn với thực tế cuộc sống hàng ngày như: các bài tập tính diện tích miếng bìa, tấm kính, mảnh gỗ,. Mạch kiến thức về số đo thời gian như ngày, tháng, năm. Các dữ liệu trong sách mặc dù đã được tái bản nhiều lần nhưng vẫn còn các số liệu thời gian cách thời điểm hiện tại hơn chục năm, như vậy không còn phù hợp với học sinh. Các bài toán về tiền Việt Nam, hình ảnh còn là các tờ giấy bạc mệnh giá 100, 200 đ. Những mệnh giá đó không còn được lưu hành trên thực tế. Ở môn Tiếng Việt, bài tự thuật, đơn xin vào đội trong chương trình vẫn còn thời gian từ khi ban hành sách, những dữ liệu về thời gian đó không còn phù hợp với thời điểm hiện tại. 
+ Trong chương trình lớp 4- 5, môn Toán có một số bài sách giáo khoa đưa ra hệ thống bài tập lặp đi lặp lại, đưa ra những con số khô khan và yêu cầu học sinh làm bài dập khuôn, máy móc theo những công thức, những quy tắc trong sách giáo khoa. Chính những điều này sẽ gây cho học sinh cảm giác nhàm chán, không hăng, say hứng thú với bài học.
Nhận thức được tầm quan trọng này cũng như để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2019-2020, đồng thời tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới. Toàn thể cán bộ, giáo viên Trường TH Trần Phú đã, đang và sẽ tích cực nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo và áp dụng các nội dung dạy học theo định hướng phát triển tiếp cận năng lực học sinh trong năm học này. Sau đây, thay mặt cho tổ 4,5 tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện đổi mới nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực học sinh như sau:
Một là: Cần nghiên cứu kĩ bài học trước khi lên lớp, xem xét những nội dung nào, hoạt động nào có thể thay đổi nội dung và phương pháp dạy học nào là thích hợp và có hiệu quả nhất để khi sử dụng mang lại hiệu quả thực sự tránh mang tính hình thức, máy móc ví dụ như:
* Môn Tiếng Việt lớp 5, phân môn tập làm văn, chúng ta hay để học sinh nhớ, thuộc bài văn mẫu để chép theo mà ít dạy học sinh suy nghĩ để có ý tưởng của riêng mình, ít dạy học sinh cách biểu đạt những ý tưởng này nên các em không biết cách viết sáng tạo, gắn hiểu biết với cuộc sống thực tế.
Để khắc phục điều này, trước hết chúng ta cần có những đề bài tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, ví dụ:
- Thế nào là người hạnh phúc? Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình.
- Hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô (trong câu chuyện Những con sếu bằng giấy, SGK Tiếng Việt 5, trang 36-37). Em muốn nói gì với Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được sống cuộc sống hòa bình? Hãy viết đoạn văn ghi lại những điều em muốn nói.
Tất nhiên, để học sinh có thể thực hiện được đề bài này, trước hết giáo viên phải có năng lực viết văn, bởi vì chúng ta không thể hình thành, phát triển cho học sinh một năng lực nào đó mà chúng ta không có, không thể gặt hái một cái gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. 
* Hay những bài học có vận dụng kiến thức Toán học vào giải các bài toán thực tiễn thì giáo viên cần đưa vào để học sinh thấy rõ toán học rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Giáo viên đưa vào phần giới thiệu bài học hay đưa vào trong trong nội dung bài học để học sinh thảo luận như:
 Khi dạy bài “Diện tích hình chữ nhật” giáo viên giới thiệu bài: Trong lớp chúng ta, ai biết những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật? Câu hỏi đặt ra: Liệu chúng ta có tính diện tích các đồ vật đó được không ? Vậy, bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời câu hỏi nói trên. Từ đó giáo viên hình thành kiến thức mới cho học sinh. Tiếp đến trong bài luyện tập giáo viên có thể thay đổi nội dung bài toán để học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống như: Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 8m, có chiều rộng là 6m. Người ta dùng loại gạch men hình vuông cạnh 4dm để lát nền nhà đó. Biết rằng giá tiền một viên gạch men là 20 000đ. Hỏi cần bao nhiêu tiền mua gạch men để lát kín nền nhà đó?(diện tích phần mạch vữa không đáng kể)
Hai là: Cần mạnh dạn giao việc cho học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ để học sinh tự giải quyết vấn đề từ đó tự tìm ra kiến thức cần nắm. Giáo viên là người trọng tài cho các kiến thức mà học sinh khám phá tìm hiểu được thông qua tự giải quyết vấn đề học tập. 
Ba là: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, giáo viên là người chủ động để hướng dẫn các em thực hiện theo kế hoạch của mình đặt ra, đồng thời giải quyết mọi thắc mắc của các nhóm khi tranh luận. Cần tạo thói quen và ý thức trao đổi, năng lực giao tiếp, hợp tác và rèn luyện hàng ngày cho học sinh, đặc biệt vận dung những tiết hoạt động tập thể để hình thành cho học sinh những năng lực này. Từ đó giúp các em có thể tự làm chủ, tự điều hành và hợp tác trong quá trình thảo luận giải quyết vấn đề học tập rút ra kiến thức cần chiếm lĩnh.
Bốn là: Cần tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới đồng bộ trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
 Năm là: Đặc biệt cần tham khảo, vận dụng những nội dung, phương pháp dạy học tiên tiến của mô hình giáo dục hiện đại một cách phù hợp với thực tế từng môn học. Khuyến khích giáo viên mạnh dạn vận dụng tính ưu việt của PP. Bàn tay nặn bột vào một số bài học của các môn học khác như Toán, Kĩ thuật... theo hình thức vận dụng một phần hoặc toàn phần tuỳ theo nội dung dạy học và năng lực của GV. 
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị!
 Nhờ sự tích cực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và áp dụng các PPDH theo định hướng phát triển tiếp cận năng lực học sinh trong mỗi giờ học, thêm vào đó là sự quyết tâm đổi mới, nhiệt huyết và lòng yêu nghề trong mỗi thầy cô giáo mà giờ đây các em học sinh trường TH Trần Phú đã tự tin hơn rất nhiều trong mọi hoạt động học tập. Các em ngày càng mạnh dạn nêu lên ý kiến, quan điểm của mình xoay quanh bài học để cùng bạn bè chia sẻ, phân tích, cùng nhau giải đáp các thắc mắc và rút ra được những kết luận chung trong học tập, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống xung quanh các em. Trong các tiết học, các em còn thể hiện được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ được các bạn học chưa tốt trong những hoạt động cộng tác nhóm đôi, nhóm ba,...
Trong năm học 2019-2020 trưởng Tiểu học Trần Phú sẽ tổ chức thực hiện hai chuyên đề về “đổi mới nội dung, PPDH thông qua hình thức vận dụng PPBTNB để phát triển NLHS” và “đổi mới nội dung, PPDH thông qua việc thay đổi ngữ liệu và hệ thống câu hỏi nhằm PTNLHS”. Không những thế, Trường TH Trần Phú sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong trường nhằm trao đổi các PPDH tiếp cận năng lực học sinh, qua đó theo dõi và kiểm tra đánh giá được năng lực và phẩm chất của học sinh từng khối lớp để chia sẻ và cùng nhau đưa ra được các nội dung, phương pháp dạy học phù hợp, đưa sinh hoạt chuyên môn trở thành hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
 Kính thưa hội nghị!
 Bằng tất cả lòng yêu nghề, yêu trẻ, tập thể giáo viên trường TH Trần Phú đã và đang ngày càng cố gắng, sáng tạo và đổi mới những bài học phù hợp nhất để tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phát triển được những năng lực, phẩm chất sẵn có trong các em, góp phần “xây dựng” những chủ nhân tương lai của đất nước năng động, tự tin và hội nhập.
Trên đây là tham luận của tổ 4, 5 về việc: “về việc đổi mới nội dung dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh”.Kính mong các quý vị đại biểu trong Hội nghị góp ý để bản tham luận được đầy đủ, tường minh, sáng tỏ hơn để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong sự nghiệp trồng người.
 Cuối cùng tôi xin kính chúc đoàn chủ tịch, quý vị đại biểu cùng toàn thể các đồng chí mạnh khoẻ - hạnh phúc!
 Chúc Hội nghị thành công rực rỡ! 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • doctham_luan_ve_viec_doi_moi_noi_dung_day_hoc_nham_hinh_thanh_v.doc