100 câu hỏi thi Địa lí - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 - Khối chuyên địa Tiền Giang - Mã đề: 601

Câu 1: Hạn hán ở nước ta thường gây ra nguy cơ

A. gió mạnh. B. sương muối. C. cháy rừng. D. rét đậm.

Câu 2: Biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là

A. đẩy mạnh tăng vụ. B. tăng cường khai thác. C. trồng cây theo băng. D. chống nhiễm mặn.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có đường

biên giới trên bộ dài nhất?

A. Quảng Trị. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Thanh Hóa.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết khoáng sản nào sau đây phân bố nhiều nhất

ở Tây Nguyên?

A. Than. B. Bô xít. C. Vàng. D. Đá axit.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có nhiệt độ trung bình

tháng I thấp nhất?

A. Hà Nội. B. Hà Tiên. C. Lũng Cú. D. Huế.

pdf 11 trang quyettran 12/07/2022 6220
Bạn đang xem tài liệu "100 câu hỏi thi Địa lí - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 - Khối chuyên địa Tiền Giang - Mã đề: 601", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 100 câu hỏi thi Địa lí - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 - Khối chuyên địa Tiền Giang - Mã đề: 601

100 câu hỏi thi Địa lí - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 - Khối chuyên địa Tiền Giang - Mã đề: 601
 Trang 1/11 - Mã đề thi 601 
KHỐI CHUYÊN ĐỊA 
CHUYÊN TIỀN GIANG 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 04 trang) 
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI 
Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề 
 Mã đề: 601 
Họ, tên thí sinh: 
Số báo danh:. 
Câu 1: Hạn hán ở nước ta thường gây ra nguy cơ 
 A. gió mạnh. B. sương muối. C. cháy rừng. D. rét đậm. 
Câu 2: Biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là 
 A. đẩy mạnh tăng vụ. B. tăng cường khai thác. C. trồng cây theo băng. D. chống nhiễm mặn. 
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có đường 
biên giới trên bộ dài nhất? 
 A. Quảng Trị. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Thanh Hóa. 
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết khoáng sản nào sau đây phân bố nhiều nhất 
ở Tây Nguyên? 
 A. Than. B. Bô xít. C. Vàng. D. Đá axit. 
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào sau đây có nhiệt độ trung bình 
tháng I thấp nhất? 
 A. Hà Nội. B. Hà Tiên. C. Lũng Cú. D. Huế. 
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết Sông Chu thuộc lưu vực của hệ thống sông 
nào sau đây? 
 A. Sông Mã. B. Sông Thu Bồn. C. Sông Hồng. D. Sông Cả. 
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết voi có nhiều ở phân khu động vật nào sau 
đây? 
 A. Tây Bắc. B. Nam Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Đông Bắc. 
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết lát cắt A - B đi qua đỉnh núi nào sau đây 
 A. Núi Tam Đảo. B. Núi Phia Uắc. C. Núi Phia Boóc. D. Núi Phia Ya. 
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi Braian thuộc cao nguyên nào sau đây? 
 A. Mơ Nông. B. Đắk Lắk. C. Lâm Viên. D. Di Linh. 
Câu 10: Vị trí nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của Tín phong và gió mùa châu Á làm 
cho nước ta có 
 A. thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. B. tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. 
 C. khí hậu phân thành mùa mưa - mùa khô rõ rệt. D. đất nước nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp. 
Câu 11: Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn Bắc Bộ chủ yếu do 
 A. chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. B. dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ Bắc vào Nam. 
 C. gió hướng tây nam đến sớm và kết thúc muộn. D. có vị trí địa lí gần với khu vực xích đạo hơn. 
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng? 
 A. Vùng ngoài đê có các khu ruộng cao bạc màu. B. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. 
 C. Trong đê không được phù sa bồi đắp hàng năm. D. Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. 
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây của địa hình nước ta tạo thuận lợi chủ yếu cho phát triển thủy điện? 
 A. Đồi núi thấp và đồng bằng chiếm nhiều diện tích. 
 B. Cấu trúc cổ được trẻ lại, phân bậc rõ theo độ cao. 
 C. Hướng núi chính tây bắc - đông nam, vòng cung. 
 D. Biểu hiện nhiệt đới ẩm gió mùa, bị cắt xẻ nhiều. 
Câu 14: Địa hình đồi núi nước ta chiếm phần lớn diện tích chủ yếu do 
A. địa hình bị xâm thực, chia cắt tạo nên các vách núi cao. 
B. xen giữa các pha nâng cao địa hình là các pha yên tĩnh. 
C. địa hình nâng cao liên tục trong giai đoạn Tân kiến tạo. 
D. được nâng lên rộng khắp ở trong giai đoạn Tân kiến tạo. 
 Trang 2/11 - Mã đề thi 601 
Câu 15: Do địa hình nước ta phần lớn là đồi núi thấp nên 
A. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 
B. khí hậu mưa nhiều, thiên nhiên chịu ảnh hưởng của biển. 
C. chịu ảnh hưởng thường xuyên của gió mậu dịch, gió mùa. 
D. tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn. 
Câu 16: Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng chủ yếu do 
A. các hoạt động nội lực mạnh luôn có những tác động. 
B. con người với nhiều hoạt động làm thay đổi bề mặt. 
C. lãnh thổ tự nhiên được hình thành, phát triển từ sớm. 
D. vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại diện mạo địa hình. 
Câu 17: Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao chủ yếu do 
A. hoạt động nội lực vẫn thường xảy ra trên toàn lãnh thổ. 
B. tác động mạnh từ hoạt động ngoại lực xứ sở nhiệt đới. 
C. vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại trên nền cấu trúc cổ. 
D. tác động mạnh từ các hoạt động kinh tế của con người. 
Câu 18: Quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do 
A. nhiều sông lớn, có các vùng núi đá vôi. 
B. thảm thực vật thưa thớt, nền nhiệt độ cao. 
C. mưa lớn tập trung theo mùa, địa hình dốc. 
D. độ ẩm không khí cao, lớp đất tương đối dày. 
Câu 19: Địa hình khu vực đồi núi nước ta bị chia cắt mạnh chủ yếu do tác động của 
A. các vùng núi đá vôi, chế độ mưa theo mùa. 
B. địa hình dốc, mưa lớn tập trung theo mùa. 
C. nhiều sông lớn, thảm thực vật rất thưa thớt. 
D. tổng lượng nhiệt cao, lớp vỏ phong hóa dày. 
Câu 20: Các dãy núi vòng cung điển hình ở nước ta được hình thành chủ yếu do 
A. các khối nền cổ vững chắc được hình thành từ rất sớm quy định. 
B. vận động Tân kiến tạo tác động mạnh, nâng địa hình ở nhiều nơi. 
C. thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo ra tác động ngoại lực mạnh. 
D. lịch sử khai thác lãnh thổ sớm với nhiều hoạt động của con người. 
Câu 21: Điểm giống nhau về địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc nước ta là 
A. hướng núi chính tây bắc - đông nam, phân hóa rất đa dạng. 
B. hướng nghiêng chung thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. 
C. núi cao và trung bình chiếm ưu thế, có các cao nguyên đá vôi. 
D. có các cánh cung núi xen các thung lũng sông cùng hướng. 
Câu 22: Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc khác với vùng núi Tây Bắc nước ta chủ yếu do tác động 
của 
A. vận động uốn nếp, quá trình xâm thực khác nhau giữa các thời kì. 
B. hoạt động nội lực, các quá trình ngoại lực khác nhau ở mỗi vùng. 
C. quá trình phong hóa, bóc mòn và bồi tụ khác nhau mỗi giai đoạn. 
D. các vận động tạo núi, nâng lên và hạ xuống khác nhau ở mỗi nơi. 
Câu 23: Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc khác với vùng núi Trường Sơn Nam chủ yếu do tác động 
của 
 A. hoạt động nội lực, các quá trình ngoại lực mỗi vùng khác nhau. 
 B. vận động tạo núi, quá trình phong hóa các giai đoạn khác nhau. 
 C. vận động kiến tạo nâng lên và hạ xuống khác nhau ở mỗi nơi. 
 D. quá trình phong hóa, bóc mòn và bồi tụ mỗi thời kì khác nhau. 
Câu 24: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do tác động kết 
hợp của 
 A. tổng lượng phù sa sông, khí hậu nóng ẩm và thềm lục địa. 
 B. thềm lục địa, diện tích lưu vực và tổng lượng phù sa sông. 
 C. lịch sử khai thác lãnh thổ, địa hình bờ biển và thềm lục địa. 
 D. địa hình bờ biển, diện tích lưu vực sông và rừng ngập mặn. 
 Trang 3/11 - Mã đề thi 601 
Câu 25: Địa hình ven biển Trung Bộ đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của 
A. sóng biển, thủy triều, hải lưu và độ mặn của nước biển. 
B. các vận động nâng lên, hạ xuống và dòng biển ven bờ. 
C. sóng biển, thủy triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo. 
D. thủy triều, độ mặn nước biển và các dãy núi ra sát biển. 
Câu 26: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ nhỏ hẹp và ít có khả năng mở rộng chủ yếu do 
A. các nhánh núi lan sát ra biển chia cắt đồng bằng, sông ngòi ngắn dốc. 
B. thềm lục địa thu hẹp, các dòng biển ven bờ tác động lên các khối núi. 
C. có nhiều lần biển tiến và biển thoái, địa hình có sự phân hóa phức tạp. 
D. núi ăn lan sát biển, phần lớn sông nhỏ ít phù sa, thềm lục địa thu hẹp. 
Câu 27: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có nhiều dạng địa hình bồi tụ, mài mòn chủ yếu do tác động 
kết hợp của 
 A. các dòng biển ven bờ tác động lên khối núi, đồng bằng. 
 B. chịu tác động của bão nhiệt đới, sạt lở bờ biển, cát bay. 
 C. sông ngòi, sóng biển, thủy triều và hoạt động kiến tạo. 
 D. các dãy núi, đồng bằng ở ven biển và vận động kiến tạo. 
Câu 28: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu của nước ta sâu 
sắc hơn? 
 A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, núi cao lan ra sát biển, bờ biển dài. 
 B. Lãnh thổ hẹp ngang, cấu trúc địa hình theo hướng tây bắc - đông nam. 
 C. Đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp ngang với nhiều vũng, vịnh và cửa sông. 
 D. Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, nhiều đồng bằng châu thổ sông lớn. 
Câu 29: Lượng ẩm cao do Biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên 
nước ta? 
 A. Làm cho thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng. 
 B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế. 
 C. Thảm thực vật nước ta đa dạng bốn mùa xanh tốt. 
 D. Làm cho quá phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng. 
Câu 30: Nước ta có tài nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng chủ yếu do 
 A. nằm trong khu vực nhiệt đới, vị trí nơi gặp gỡ của các luồng di cư và di lưu. 
 B. lai tạo thêm nhiều giống mới, hoạt động nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh. 
 C. đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng, dòng biển lạnh chảy ven bờ. 
 D. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, việc bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển được chú trọng. 
Câu 31: Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có 
A. khí hậu xích đạo, nhiệt độ cao, ẩm dồi dào, gió hoạt động theo mùa. 
B. dải hội tụ, bão, áp thấp nhiệt đới, dòng hải lưu, nhiều rừng ngập mặn. 
C. khí hậu nhiệt đới, mưa theo mùa, sinh vật biển đa dạng và phong phú. 
D. bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao và độ muối khá lớn. 
Câu 32: Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có 
A. các vùng biển nông và giáp Thái Bình Dương, biển ấm, mưa nhiều. 
B. các dòng biển đổi hướng theo mùa, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới. 
C. độ muối khá cao, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, nhiệt độ nước biển cao. 
D. biển kín và rộng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ muối tương đối lớn. 
Câu 33: Do nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên Biển Đông có 
 A. nhiệt độ nước biển cao, nhiều ánh sáng, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động mạnh. 
 B. nền nhiệt độ cao, thềm lục địa nông, sóng biển mạnh vào thời kì gió mùa tây nam. 
 C. nhiệt độ nước biển và dòng biển thay đổi theo mùa, sóng biển mạnh vào mùa đông. 
 D. ẩm dồi dào, độ muối tương đối lớn, hoạt động của bão, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới. 
Câu 34: Vị trí trải dài từ Xích đạo về chí tuyến Bắc là nhân tố chủ yếu làm cho Biển Đông có 
A. các dòng biển hoạt động theo mùa khác nhau, biển tương đối kín. 
B. mưa nhiều theo mùa và khác nhau theo vùng, đường bờ biển dài. 
C. các đảo và quần đảo, nhiều rừng ngập mặn và sinh vật phong phú. 
D. nhiệt độ nước biển cao và tăng dần từ Bắc đến Nam, nhiều ánh sáng. 
Câu 35: Vị trí trải dài từ Xích đạo về chí tuyến Bắc là nhân tố chủ yếu làm cho Biển Đông có 
A. nhiệt độ nước biển cao và thay đổi theo mùa, biển tương đối kín. 
 Trang 4/11 - Mã đề thi 601 
B. nhiệt độ nước biển cao và thay đổi từ Bắc xuống Nam, biển ấm. 
C. các vịnh biển, lượng mưa tương đối lớn và khác nhau ở các nơi. 
D. các quần đảo, nhiều rừng ngập mặn và loài sinh vật phong phú. 
Câu 36: Khí hậu phần đất liền nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu do 
A. tác động của các khối khí di chuyển qua biển. 
B. giáp Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương. 
C. hoạt động của bão và khối khí hướng đông bắc. 
D. dải hội tụ nhiệt đới và khối khí hướng tây nam. 
Câu 37: Sự phân hóa chế độ nhiệt ở vùng biển nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của 
A. địa hình bờ biển, gió Đông Bắc và hải lưu. 
B. vị trí địa lí, hoàn lưu khí quyển và hải lưu. 
C. địa hình bờ biển, chế độ mưa và gió Tây. 
D. vị trí địa lí, gió hướng tây nam và hải lưu. 
Câu 38: Sự phân hóa độ muối ở vùng biển nước ta chủ yếu do tác động kết hợp của 
A. địa hình bờ biển, lượng mưa và dòng hải lưu. 
B. vị trí địa lí, gió hướng tây nam và sông ngòi. 
C. vị trí địa lí, hoàn lưu khí quyển và sông ngòi. 
D. địa hình bờ biển, chế độ nhiệt và lượng mưa. 
Câu 39: Ở nước ta, độ muối của nước biển thay đổi theo từng đoạn bờ biển chủ yếu do 
 A. sự phân hóa chế độ mưa và mạng lưới sông ngòi. 
 B. thay đổi biên độ nhiệt độ và mạng lưới sông ngòi. 
 C. chế độ thủy triều và hoạt động của các dòng biển. 
 D. thay đổi của thềm lục địa và hoàn lưu khí quyển. 
Câu 40: Ở nước ta, độ muối của nước biển thay đổi theo mùa chủ yếu do 
 A. chế độ nước sông và hoạt động của các khối khí. 
 B. thay đổi địa hình ven bờ và mạng lưới sông ngòi. 
 C. chế độ mưa phân hóa, hoạt động của các hải lưu. 
 D. thềm lục địa thay đổi độ sâu, gió mùa hoạt động. 
Câu 41: Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới chủ yếu do vị trí 
A. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. 
B. nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á. 
C. tiếp giáp với Biển Đông là kho nhiệt - ẩm khổng lồ. 
D. vừa gắn với đại lục Á - Âu, vừa hướng ra Biển Đông. 
Câu 42: Thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới chủ yếu do 
A. vị trí giáp biển, kho nhiệt ẩm khổng lồ điều hòa. 
B. vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. 
C. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang đón nhiều khối khí. 
D. địa hình nhiều đồi núi song chủ yếu đồi núi thấp. 
Câu 43: Sự phân hóa về tổng số giờ nắng trên lãnh thổ nước ta chủ yếu do 
A. lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam khoảng 150 vĩ tuyến. 
B. khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh rất khác nhau. 
C. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc không đều trên lãnh thổ. 
D. bức chắn địa hình từ các dãy núi hướng tây bắc - đông nam. 
Câu 44: Cân bằng ẩm của Bắc Bộ luôn cao hơn so với Nam Bộ chủ yếu do 
A. tổng lượng mưa của Bắc Bộ cao và đều quanh năm. 
B. mùa khô Bắc Bộ có nền nhiệt thấp hạn chế bốc hơi. 
C. gần chí tuyến, xa xích đạo nên có nhiệt độ luôn thấp. 
D. gió mùa Đông Bắc kèm theo một lượng mưa đáng kể. 
Câu 45: Thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa và phân hóa đa dạng chủ yếu do tác động 
kết hợp của 
 A. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, ảnh hưởng của Biển Đông, dải hội tụ, bão. 
 B. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, hướng nghiêng địa hình, Biển Đông, bão. 
 C. Biển Đông, bức chắn địa hình, gió phơn Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, bão. 
 D. vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, các loại gió, đặc điểm địa hình, Biển Đông. 
Câu 46: Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của 
 Trang 5/11 - Mã đề thi 601 
A. hướng các dãy núi chính, độ cao địa hình, gió hướng tây nam, Tín phong. 
B. vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, Tín phong và gió mùa, đặc điểm địa hình. 
C. hình dạng lãnh thổ, hướng nghiêng địa hình, hướng núi và gió đông bắc. 
D. vĩ độ địa lí, Tín phong bán cầu Bắc, gió phơn Tây Nam, cấu trúc địa hình. 
Câu 47: Khí hậu nước ta ngày càng diễn biến thất thường chủ yếu do tác động của 
 A. dải hội tụ nhiệt đới, hình dạng lãnh thổ, hướng của các dãy núi. 
 B. hoạt động của gió mùa, bão nhiệt đới, biến đổi khí hậu toàn cầu. 
 C. các loại gió mùa, gió phơn, vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, áp thấp. 
 D. địa hình, tác động của biển, áp thấp nhiệt đới, hoạt động gió mùa. 
Câu 48: Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ nhiệt chủ yếu do tác động của 
A. bão, dải hội tụ nhiệt đới, các loại gió thổi hướng tây nam và đông bắc. 
B. gió Tây, gió mùa Đông Bắc, độ cao các dãy núi và hình dáng lãnh thổ. 
C. gió tây nam thổi vào mùa hạ, vị trí địa lí, độ cao và hướng các dãy núi. 
D. vị trí địa lí, địa hình, các loại gió và thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh. 
Câu 49: Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ tối cao tuyệt đối thấp hơn Hà Nội chủ yếu do 
A. chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. 
B. mùa mưa thường đến sớm và kết thúc muộn hơn. 
C. hoạt động quanh năm của Tín phong bán cầu Bắc. 
D. hoạt động liên tục của gió mùa Tây Nam nóng ẩm. 
Câu 50: Hà Nội có nhiệt độ tối cao tuyệt đối cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là do 
A. chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. 
B. hoạt động liên tục của gió mùa Tây Nam nóng ẩm. 
C. chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Tây khô nóng. 
D. hoạt động quanh năm của Tín phong bán cầu Bắc. 
Câu 51: Các vùng trên lãnh thổ nước ta khác nhau về chế độ mưa chủ yếu do tác động của 
A. Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của gió mùa, vị trí địa lí và địa hình. 
B. gió mùa Tây Nam, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, vị trí địa lí. 
C. gió mùa Đông Bắc, Tín phong bán cầu Bắc, vị trí địa lí và địa hình núi. 
D. gió tây nam thổi vào mùa hạ, vị trí địa lí, độ cao và hướng các dãy núi. 
Câu 52: Mưa nhiều vào mùa hạ ở cả hai miền Nam, Bắc chủ yếu do tác động kết hợp của 
 A. Tín phong Đông Bắc, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương, áp thấp nhiệt đới, bão. 
 B. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương, frông, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới, bão biển. 
 C. Tín phong Đông Bắc, địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, gió đông bắc và bão. 
 D. gió hướng tây nam, hoạt động của bão, dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới. 
Câu 53: Bắc Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động của 
A. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ. 
B. Tín phong bán cầu Bắc và địa hình vùng núi, áp thấp nhiệt đới và dải hội tụ. 
C. gió mùa Tây Nam, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, dải hội tụ và bão. 
D. gió mùa Tây Nam, gió Tây, địa hình núi, bão, áp thấp nhiệt đới và dải hội tụ. 
Câu 54: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ nước ta là 
 A. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, dải hội tụ nhiệt đới và bão. 
 B. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão. 
 C. gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới. 
 D. gió phơn Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc. 
Câu 55: Vùng đồng bằng Bắc Bộ có một mùa ít mưa chủ yếu do tác động của 
 A. Tín phong bán cầu Bắc, vị trí giáp với Biển Đông và địa hình thấp. 
 B. gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông, địa hình cao ở rìa tây bắc. 
 C. gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông, bão và áp thấp nhiệt đới. 
 D. Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Đông Bắc và hoạt động của frông. 
Câu 56: Khí hậu miền Nam phân thành hai mùa rõ rệt chủ yếu do tác động kết hợp của 
A. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc và độ cao địa hình. 
B. Tín phong Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới. 
C. Tín phong bán cầu Bắc với địa hình dãy núi Trường Sơn Nam. 
D. gió hướng tây nam, Tín phong bán cầu Bắc và hướng địa hình. 
Câu 57: Nam Bộ có mùa khô rõ rệt chủ yếu do tác động kết hợp của 
 Trang 6/11 - Mã đề thi 601 
 A. dãy núi chạy theo hướng Đông - Tây và gió phơn Tây Nam. 
 B. vị trí gần xích đạo và hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. 
 C. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến và đặc điểm địa hình. 
 D. vị trí ở xa vùng nội chí tuyến và ít chịu ảnh hưởng của biển. 
Câu 58: Nam Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động của 
A. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, bão, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới. 
B. bão, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam và gió phơn Tây Nam. 
C. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ. 
D. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến. 
Câu 59: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu tạo nên mùa mưa ở Trung Bộ nước ta? 
 A. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới. 
 B. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão. 
 C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới. 
 D. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão. 
Câu 60: Mùa mưa ở Duyên hải miền Trung đến muộn chủ yếu do tác động của 
 A. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh và lãnh thổ hẹp ngang. 
 B. hoàn lưu khí quyển và hướng địa hình của dãy Trường Sơn. 
 C. gió tây nam vượt núi gây thời tiết khô nóng vào đầu mùa hạ. 
 D. Tín phong bán cầu Bắc qua biển gây mưa lớn vào thu đông. 
Câu 61: Mùa mưa ở dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ chịu tác động chủ yếu của 
A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, bão, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới. 
B. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, gió đông bắc, bão, áp thấp nhiệt đới. 
C. dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới, bão, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến. 
D. áp thấp nhiệt đới và bão, gió mùa Tây Nam, gió Tây và gió mùa Đông Bắc. 
Câu 62: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu mang đến lượng mưa lớn cho vùng khí hậu Bắc Trung Bộ? 
A. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới và bão. 
B. Gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, bão. 
C. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão. 
D. Gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, frông và áp thấp. 
Câu 63: Mùa mưa ở dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ chịu tác động chủ yếu của 
A. áp thấp nhiệt đới và bão, gió mùa Tây Nam, gió Tây và gió mùa Đông Bắc. 
B. gió hướng đông bắc, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ, bão và áp thấp nhiệt đới. 
C. gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến. 
D. dải hội tụ, Tín phong bán cầu Bắc và gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến. 
Câu 64: Các nhân tố nào sau đây là chủ yếu mang đến lượng mưa lớn cho vùng khí hậu Nam Trung Bộ? 
A. Gió từ Bắc Ấn Độ Dương, gió mùa Tây Nam, áp thấp và bão. 
B. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới và bão. 
C. Gió đông bắc, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới và bão. 
D. Gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, frông và áp thấp. 
Câu 65: Mùa mưa ở vùng khí hậu Nam Trung Bộ chủ yếu do tác động kết hợp của 
 A. áp thấp nhiệt đới và bão, gió mùa Tây Nam, gió Tây và gió mùa Đông Bắc. 
 B. gió hướng đông bắc, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ, bão và áp thấp nhiệt đới. 
 C. gió mùa Tây Nam, áp thấp nhiệt đới, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến. 
 D. dải hội tụ, Tín phong bán cầu Bắc và gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến. 
Câu 66: Huế có lượng mưa cao hơn cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chủ yếu do tác động kết hợp của 
 A. bão dải hội tụ nhiệt đới, địa hình đồng bằng trũng thấp, gió Tây. 
 B. gió mùa Đông Bắc, bão, dải hội tụ nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới. 
 C. Tín phong Đông Bắc, gió phơn Tây Nam, bão và áp thấp nhiệt đới. 
 D. Tín phong bán cầu Bắc, gió hướng tây nam, dải hội tụ và bão biển. 
Câu 67: Sự hình thành gió phơn Tây Nam ở các đồng bằng ven biển miền Trung nước ta là do tác động 
kết hợp của 
A. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến và dãy Trường Sơn. 
B. gió mùa Tây Nam từ Nam bán cầu lên và dãy Trường Sơn. 
C. lãnh thổ hẹp ngàng và hoạt động của các loại gió vào mùa hạ. 
 Trang 7/11 - Mã đề thi 601 
D. địa hình núi đồi kéo dài ở phía Tây và Tín phong bán cầu Bắc. 
Câu 68: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc chủ yếu do 
A. đất nước nhiều đồi núi, tổng lượng mưa trong năm lớn. 
B. hướng núi, hướng nghiêng địa hình Tây Bắc - Đông Nam. 
C. lãnh thổ hẹp ngang, hướng nghiêng địa hình ra phía biển. 
D. lượng mưa lớn, nhiều sông từ ngoài lãnh thổ chảy vào. 
Câu 69: Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước cả năm lớn chủ yếu do 
A. khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, tiếp giáp Biển Đông. 
B. lượng mưa bổ sung lớn từ bão, dải hội tụ nhiệt đới. 
C. dải hội tụ nhiệt đới hoạt động suốt từ Bắc vào Nam. 
D. lượng mưa lớn, tiếp nhận nước từ ngoài lãnh thổ vào. 
Câu 70: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta diễn biến thất thường chủ yếu do tác động của 
A. đồi núi có độ dốc tương đối lớn. 
B. chế độ mưa diễn biến thất thường. 
C. mưa nhiều và tập trung theo mùa. 
D. lớp vỏ phong hóa của đất khá dày. 
Câu 71: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự đa dạng về đất ở vùng đồi núi nước ta là do 
A. việc khai thác và sử dụng đất của con người khác nhau giữa các vùng. 
B. quá trình phong hóa diễn ra không đồng nhất giữa các vùng đồi và núi. 
C. lịch sử hình thành qua nhiều giai đoạn tạo các nền địa chất khác nhau. 
D. sự phân hóa phức tạp của khí hậu cùng với sự đa dạng sinh vật, đá mẹ. 
Câu 72: Đất ở vùng đồi núi nước ta dễ bị suy thoái chủ yếu do tác động của 
 A. khí hậu nhiệt ẩm cao, mất lớp phủ, kĩ thuật canh tác, chăn nuôi gia súc lớn. 
 B. đồi núi thấp, phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản và cây công nghiệp. 
 C. mưa nhiều theo mùa, xói mòn lớn, địa hình nhiều đồi núi, kĩ thuật canh tác. 
 D. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình đồi núi, mất lớp phủ thực vật. 
Câu 73: Sinh vật nước ta phong phú, đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của 
 A. địa hình phần lớn là đồi núi, vị trí giáp Biển Đông, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 
 B. vị trí nơi gặp gỡ của các luồng di cư, sự phân hóa của địa hình, khí hậu và đất đai. 
 C. đất đai phong phú, tác động con người trong lai tạo giống và thay đổi sự phân bố. 
 D. vị trí ở trung tâm Đông Nam Á, tác động của con người, lịch sử khai thác lãnh thổ. 
Câu 74: Sinh vật cận nhiệt và ôn đới ở phần lãnh thổ phía Bắc đa dạng hơn phần lãnh thổ phía Nam 
nước ta chủ yếu do 
A. vị trí ở xa xích đạo, Tín phong Đông Bắc, tiếp giáp Biến Đông. 
B. vị trí gần chí tuyến Bắc, gió mùa Đông Bắc, đầy đủ ba đai cao. 
C. nằm ở vùng nội chí tuyến, gió mùa Tây Nam, độ cao địa hình. 
D. nằm ở gần vùng ngoại chí tuyến, gió tây nam, lãnh thổ rộng lớn. 
Câu 75: Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất ở Nam Bộ chủ yếu do 
A. khí hậu nóng ẩm, giáp biển, nhiều bãi triều, đất mặn. 
B. nhiều bãi triều và đất mặn, có nhiều đất nuôi tôm, cá. 
C. giáp biển, khí hậu nóng ẩm và độ mặn của biển cao. 
D. hạn hán, xâm nhập mặn nhiều, độ mặn của biển cao. 
Câu 76: Diện tích rừng ngập mặn nước ta bị thu hẹp chủ yếu do tác động của 
 A. bờ biển sạt lở, môi trường nước ô nhiễm. 
 B. cháy rừng, phát triển nuôi trồng thủy sản. 
 C. biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng. 
 D. đẩy mạnh hoạt động du lịch, ít trồng rừng. 
Câu 77: Nguyên nhân chính làm xuất hiện cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô ở Tây Nguyên là 
 A. ảnh hưởng của khối khí Bắc Ấn Độ Dương. 
 B. sự thiếu hụt độ ẩm vào các tháng mùa khô. 
 C. nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 250C. 
 D. sự di cư của các loài thực vật từ phía tây tới. 
 Trang 8/11 - Mã đề thi 601 
Câu 78: Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có biên độ nhiệt độ trung bình năm cao hơn phần lãnh thổ phía 
Nam chủ yếu do 
 A. vị trí ở xa xích đạo và tác động của Tín phong bán cầu Bắc. 
 B. vị trí gần chí tuyến Bắc và tác động của gió mùa Đông Bắc. 
 C. nằm ở gần vùng ngoại chí tuyến, tiếp giáp với Biển Đông. 
 D. nằm ở vùng nội chí tuyến, trong khu vực gió mùa châu Á. 
Câu 79: Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta khác với phần lãnh thổ phía Nam chủ yếu do tác động 
của 
 A. vị trí trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, gió đông bắc, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới. 
 B. Tín phong bán cầu Nam, vị trí ở gần Xích đạo, thời gian hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. 
 C. gió đông bắc và tây nam, vị trí gần chí tuyến, khoảng cách hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. 
 D. vị trí nằm ở xa Xích đạo, Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Tây Nam vá áp thấp nhiệt đới. 
Câu 80: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta khác với phần lãnh thổ phía Bắc chủ yếu do tác 
động của 
 A. vị trí trong vùng nội chí tuyến, gió đông bắc, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới. 
 B. gió tây nam, vị trí ở gần với bán cầu Nam, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh. 
 C. gió đông bắc và tây nam, vị trí gần xích đạo, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. 
 D. vị trí nằm ở xa chí tuyến, Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Tây Nam và bão. 
Câu 81: Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta vào mùa đông có nhiều biến động thời tiết chủ yếu do tác động 
của 
A. Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa Đông Bắc và hoạt động của frông. 
B. gió mùa Đông Bắc, hoạt động của frông và hướng của các dãy núi. 
C. hoạt động của frông, gió mùa Đông Bắc và các dãy núi vòng cung. 
D. vùng đồi núi rộng và Tín phong bán cầu Bắc, hoạt động của frông. 
Câu 82: Phần lãnh thổ phía Nam nước ta có nền nhiệt, ẩm cao chủ yếu do tác động của 
 A. thời gian chiếu sáng dài, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, bão. 
 B. vị trí trong vùng nội chí tuyến, Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão. 
 C. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, Mặt Trời lên thiên đỉnh, frông. 
 D. vị trí ở gần xích đạo, lượng bức xạ lớn, gió hướng tây nam, dải hội tụ. 
Câu 83: Phần lãnh thổ phía Nam có biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ chủ yếu do 
A. có vị trí xa chí tuyến, gần Xích đạo, giáp biển Đông. 
B. chịu tác động mạnh của gió Tín phong bán cầu Bắc. 
C. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh. 
D. khoảng cách hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau. 
Câu 84: Quy luật địa ô biểu hiện không rõ ràng trên lãnh thổ nước ta chủ yếu do 
 A. lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, nhiều đồng bằng châu thổ sông lớn. 
 B. vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, địa hình đồi núi đâm ngang ra biển. 
 C. đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp ngang với nhiều vũng, vịnh và cửa sông. 
 D. lãnh thổ hẹp ngang, địa hình nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam. 
Câu 85: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa chủ yếu do 
A. địa hình nhiều đồi núi, có các dãy núi cao dọc biên giới. 
B. vị trí đón gió lạnh mùa đông, có nhiều cánh cung núi lớn. 
C. nằm gần chí tuyến, gió mùa Đông Bắc hoạt động liên tục. 
D. địa hình phần lớn là núi cao, quanh năm có nhiệt độ thấp. 
Câu 86: Chế độ nhiệt vùng núi Đông Bắc nước ta khác với vùng núi Tây Bắc chủ yếu do 
A. vị trí gần hay xa biển và các dãy núi hướng vòng cung. 
B. tác động của gió mùa Đông Bắc và hướng các dãy núi. 
C. tác động của gió tây nam và hướng nghiêng địa hình. 
D. Tín phong bán cầu Bắc và độ dốc của các dãy núi cao. 
Câu 87: Thiên nhiên giữa vùng núi Tây Bắc nước ta khác với vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động 
kết hợp của 
 A. Tín phong bán cầu Bắc, độ dốc các sườn núi và hướng các dãy núi. 
 B. độ cao địa hình, hướng các dãy núi, hoạt động của gió mùa Đông Bắc. 
 C. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, độ dốc các sườn núi và áp thấp. 
 Trang 9/11 - Mã đề thi 601 
 D. gió theo hướng tây nam, gió theo hướng đông bắc và địa hình vùng núi. 
Câu 88: Sự khác nhau về mưa giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động kết 
hợp của 
 A. bão, dải hội tụ nhiệt đới, Tín phong bán cầu Bắc và độ dốc các sườn núi. 
 B. gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam và các dãy núi hướng vòng cung. 
 C. vị trí gần hay xa biển và độ cao của các đỉnh núi, hướng của các dãy núi. 
 D. gió theo hướng tây nam, gió theo hướng đông bắc và địa hình vùng núi. 
Câu 89: Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và sườn Đông Trường Sơn chủ yếu do 
tác động kết hợp của 
 A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hai sườn dãy núi Trường Sơn. 
 B. các gió hướng tây nam nóng ẩm và địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng. 
 C. địa hình núi đồi, cao nguyên và các hướng gió thổi qua biển trong năm. 
 D. dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc. 
Câu 90: Phần lãnh thổ

File đính kèm:

  • pdf100_cau_hoi_thi_dia_li_ky_thi_tot_nghiep_trung_hoc_pho_thong.pdf