Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 24: Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Trung Lập Hạ

Sự kiện tết Mậu Thân năm 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta?

Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải

thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán

 tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

B. Nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Mĩ cũng đấu tranh

 rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam

 trong thời gian ngắn nhất.

C.Cả hai đáp án trên.

 

pptx 43 trang Phương Mai 04/12/2023 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 24: Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Trung Lập Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 24: Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Trung Lập Hạ

Bài giảng Lịch sử Lớp 5 - Bài 24: Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Trung Lập Hạ
TRƯỜNG TH TRUNG LẬP HẠ 
TUẦN 26 
Thứ năm, ngày 23 tháng 4 năm 2020 
Môn: Lịch sử 
Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” 
(Trang 51) 
Ôn lại bài cũ: 
	 Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có tác động như thế nào đối với nước Mĩ và chính quyền Sài Gòn? (Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm () để hoàn thiện câu trả lời) 
 Cuộc (.) đã làm cho hầu hết các cơ quan Trung ương và địa phương của Mĩ và chính quyền Sài Gòn bị (  ), khiến chúng rất ( .. ), những kẻ đứng đầu Nhà Trắng, Lầu Năm góc và cả thế giới phải ( .. ). 
Tổng tiến công 
sửng sốt 
tê liệt 
hoang mang lo sợ 
Sự kiện tết Mậu Thân năm 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta? 
Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải 
thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán 
 tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. 
B. Nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Mĩ cũng đấu tranh 
 rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam 
 trong thời gian ngắn nhất. 
C.Cả hai đáp án trên. 
1. Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc d ù ng m á y bay B52 đánh ph á Hà Nội. 
 Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? 
 Tại sao Mĩ lại ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và một số thành phố lân cận ở miền Bắc? 
Đọc thầm phần chữ nhỏ SGK trang 51/(HĐ nhóm đôi ) 
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 
Lịch sử 
Tình hình của ta và của đế quốc Mĩ trong những tháng đầu năm 1972? 
Tình hình của ta 
 Tiếp tục giành nhiều thắng lợi trên chiến trường Miền Nam. 
 - Buộc phải thỏa thuận sẽ kí hiệp định Pa-ri vào tháng 10-1972 để chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. 
Tình hình của đế quốc Mĩ 
- Thất bại trên chiến trường miền Nam. 
- Gần đến ngày kí, Tổng thống Mĩ Nich-xơn đã lật lọng. Ra lệnh sử dụng máy bay B52 (máy bay tối tân nhất lúc bấy giờ) ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc. 
Máy bay B52 
B52 ( còn gọi là pháo đài bay) có khả năng: 
 + Bay cao trên 16 km, pháo cao xạ của chúng ta không bắn được. 
 + Mang khoảng 100-200 quả bom ( gấp 20 lần các loại máy bay khác). 
 + Ném bom chính xác.Gây nhiễu trên màn hình, ra-đa không thể phát hiện. 
Máy bay B52 và một số máy bay khác 
Máy bay F. 105 
Máy bay F.111 
 Tại sao Mĩ lại ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và một số thành phố lân cận ở miền Bắc? 
+ Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho chúng. 
+ Mĩ muốn khuất phục nhân dân ta . 
+ Mĩ muốn nắm ưu thế trong việc đàm phán chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam . 
 1. Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội: 
Thảo luận nhóm 4. (Đọc thầm thông tin ) 
Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? 
2. Mĩ đã đưa lực lượng nào tham gia ném bom phá hoại Hà Nội và ném bom vào những nơi nào ở Hà Nội? 
3. Hãy kể lại trân chiến đấu đêm ngày 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội? 
4. Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại, quân và dân ta đã thu được kết quả gì ? 
2 . Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến với kẻ thù. 
1. Thời gian bắt đầu – Kết thúc. 
 - Mở đầu: ngày 18-12-1972, Mĩ huy động hàng chục tốp máy bay B52 và các loại máy bay khác ồ ạt ném bom Hà Nội. 
 - Kết thúc:ngày 30-12-1972, biết không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn, Nich-xơn tuyên bố ngừng ném bon phá miền Bắc. 
Máy bay F 105 
Máy bay F.111 
 2. Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ. 
 Mĩ dùng máy bay B52 ồ ạt ném bom phá hủy Hà Nội và các thành phố khác, thậm chí chúng ném bom cả vào bệnh viện, trường học, khu phố, bến xe, 
Một góc phố Khâm Thiên bị máy bay B62 tàn phá năm 1972 
Phố Khâm Thiên - Hà Nội 
 Trường học ( ở Hà Nội ) bị bom Mĩ tàn phá năm 1972 
3. Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt trường học, bệnh viện? 
Bệnh viện Bạch Mai sau khi bị ném bom 
	 Trường học, bệnh viện, bến xe, khu phố... đều là những nơi tập trung đông người. Việc ném bom vào đó cho ta thấy đế quốc Mĩ vô cùng thâm hiểm và độc ác. Để thực hiện được dã tâm của mình, chúng sẵn sàng giết cả những người dân vô tội. 
 Khoảng 20 giờ ngayf18-12-1972, Mỹ huy động hàng chục tốp máy bay B52 và các loại máy bay khác ném bom Hà Nội mở đầu cho 12 ngày đêm hủy diệt. 
 Trong 12 ngày đêm đó, chúng đánh phá các vùng phụ cận. Chúng ném bom vào cả trường học, khu phố, bến xelàm cho hàng nghìn người dân chết và bị thương. 
4 . Trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội. 
Những thắng lợi tiêu biểu trong 12 ngày đêm chiến đấu của quân và dân ta: 
 Ngày 21- 12 - 1972: Ta bắn rơi 7 chiếc B52; bắt sống 12 phi công Mĩ. 
 Ngày 26- 12 : Ta bắn rơi 18 máy bay (8 máy bay B52); bắt sống nhiều phi công Mĩ . 
 Đêm 26 – 12- 1972 : Ta đánh thắng trận cuối cùng, tiêu diệt thêm 1 chiếc B52. 
Sau 12 ngày đêm ta: 
Đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ. 
 Bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 máy bay B52. 
 Quân và dân ta giành thắng lợi vẻ vang. 
 Quân và dân ta chiến đấu rất dũng cảm, tên lửa của ta đã bắn tan xác 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52. 
Bên xác máy bay địch 
Xác máy bay địch 
Nữ du kích ngoại thành bắn rơi máy bay địch 
Bắt sống phi công Mĩ 
Anh hùng Phạm Tuân 
Phi công Vũ Xuân Thiều 
Bộ đội tên lửa 
Pháo cao xạ 
Dân quân tự vệ 
 Tên lửa Sam 2 
Công nhân Nhà máy điện Yên Phụ tổ chức ký cờ nguyện “giữ vững dòng điện an toàn, liên tục trong mọi tình huống” 
Bệnh viện Bạch Mai 
- Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” ? 
Vì đây là chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Đây cũng là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ. Do tầm vóc vĩ đại của chiến thắng oanh liệt này mà quân dân ta và dư luận thế giới gọi đây là trận “ Điện Biên Phủ trên không” 
3. Ý nghĩa của cuộc chiến: 
 + Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã góp phần quyết định trong việc kết thúc chiến tranh, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ. 
 + Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 là chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. 
Pháo cao xạ của ta nã vào pháo đài bay hiện đại B52 
Lễ kí hiệp định Pa - ri 
 Chiến thắng này giống với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954: đều buộc kẻ xâm lược chấp nhận thất bại hoàn toàn trên chiến trường và đi đến kí Hiệp định hòa bình, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ bị đập tan. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không”. 
Buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
Khẳng định ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta. 
 Đập tan âm mưu xâm lược của đế quốc Mĩ. 
 Ý nghĩa: 
 Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử dân tộc ta: 
Ghi nhớ 
Lịch sử 
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 
	Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội nhưng quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”. 
Bảo tàng chiến thắng 
B52 tại Hà Nội 
Đài tưởng niệm nạn nhân 
Một góc phố Khâm Thiên Hà Nội. 
Trung tâm Thủ đô Hà Nội ngày nay 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_5_bai_24_chien_thang_dien_bien_phu_tre.pptx