Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy bộ môn
II. Nội dung
1. Cách tổ chức trò chơi giải ô chữ Lịch sử
Khi soạn bài, tôi thiết kế một hệ thống ô chữ Lịch sử với các ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài học và sẽ có một chữ cái chìa khóa. Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để học sinh giải đáp các ô chữ hàng ngang. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với chữ cái tìm được, giáo viên yêu cầu học sinh giải ô chữ hàng dọc. Ô chữ hàng dọc sẽ là nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài.
Với ô chữ Lịch sử tôi thường sử dụng vào hoạt động luyện tập nhằm củng cố, hệ thống bài học, hoặc có thể sử dụng để kiểm tra kiến thức sau khi học xong một chương, một giai đoạn Lịch sử. Với bài học này tôi áp dụng sau khi học sinh học xong nội dung bài học vào phần luyện tập để củng cố kiến thức.Tôi dành một khoảng thời gian là 4 phút.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy bộ môn
Tổ chức hoạt động học thông qua trò chơi giải ô chữ nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Lịch sử 6. Tiết 14: C hủ đề: Nước Văn Lang Họ và tên: Đơn vị: Trường BÁO CÁO Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy bộ môn NỘI DUNG BÁO CÁO I. Đặt vấn đề II. Nội dung biện pháp III. Kết quả IV. Kết luận I. Đặt vấn đề 1. Thực trạng Đặc thù bộ môn khó gây hứng thú học tập Học sinh chưa ham học, chưa chủ động, tích cực, sáng tạo Điều kiện học tập chưa đáp ứng với phương pháp giáo dục mới Chất lượng bộ môn chưa cao Tổ chức hoạt động học thông qua trò chơi giải ô chữ nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Lịch sử 6. Tiết 14: Chủ đề: Nước Văn Lang 2 . Vai trò, ý nghĩa của biện pháp Sử dụng kiến thức đã học để trải nghiệm trò chơi kích thích sự phát triển trí tuệ của học sinh Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh Lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, giảm sự khô khan, nặng nề của môn học. Khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài II. Nội dung 1. Cách tổ chức trò chơi giải ô chữ Lịch sử Khi soạn bài, tôi thiết kế một hệ thống ô chữ Lịch sử với các ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài học và sẽ có một chữ cái chìa khóa. Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để học sinh giải đáp các ô chữ hàng ngang. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với chữ cái tìm được, giáo viên yêu cầu học sinh giải ô chữ hàng dọc. Ô chữ hàng dọc sẽ là nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài. Với ô chữ Lịch sử tôi thường sử dụng vào hoạt động luyện tập nhằm củng cố, hệ thống bài học, hoặc có thể sử dụng để kiểm tra kiến thức sau khi học xong một chương, một giai đoạn Lịch sử. Với bài học này tôi áp dụng sau khi học sinh học xong nội dung bài học vào phần luyện tập để củng cố kiến thức.Tôi dành một khoảng thời gian là 4 phút. Tổ chức trò chơi giải ô chữ, tôi thực hiện các bước như sau: + Giới thiệu trò chơi giải ô chữ . + Phổ biến trò chơi giải ô chữ chơi, thời gian chơi. + Học sinh tham gia chơi: Khi học sinh bắt đầu cuộc chơi thì người điều khiển trò chơi như một trọng tài thi đấu. Vì vậy người điều khiển trò chơi phải theo dõi tiến trình của cuộc chơi và nắm chắc mọi chi tiết của cuộc chơi. Người điều khiển trò chơi thường là giáo viên, nhưng với các trò chơi có luật chơi đơn giản hoặc các trò chơi quen thuộc thì giáo viên nên để cho học sinh tự dẫn chương trình còn giáo viên thì đóng vai trò là cố vấn. + Đánh giá kết quả trò chơi: Khi hết thời gian chơi giáo viên cần chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm của từng học sinh. Trên sự công bằng, khách quan, rõ ràng giáo viên đánh giá phần trả lời đúng sai. Giáo viên nên chuẩn bị phần thưởng cho học sinh trả lời đúng, phần thưởng có thể là cho điểm, có thể là một hộp quà, ...chủ yếu là động viên và khích lệ học sinh. + Khái quát hóa kiến thức thông qua trò chơi: Thông qua trò chơi , giáo viên giúp học sinh khái quát lại từng phần kiến thức đã học, giúp khắc sâu kiến thức . 2. Ví dụ cụ thể: Áp dụng dạy tiết 14: Chủ đề: Nước Văn Lang 2. Ví dụ cụ thể: Áp dụng dạy tiết 14 : Chủ đề: Nước Văn Lang Hoạt động luyện tập thông qua trò chơi “ giải ô chữ” G iải ô chữ NĂM HỌC 2020-2021 Trò chơi: " Giải ô chữ" . - Chuẩn bị: Máy chiếu. - Cách chơi: G iáo viên đóng vai trò là một người dẫn chương trình, cho học sinh tự do lựa chọn ô chữ hàng ngang tùy thích. Sau đó học sinh lần lượt giải các ô chữ hàng ngang, các chữ cái chìa khóa sẽ xuất hiện. G iáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh chọn đáp án đúng nhất trong 10 giây, giơ tay xin trả lời, ai giơ tay nhanh nhất, sẽ được giáo viên gọi trả lời, nếu trả lời sai thì quyền trả lời câu hỏi thuộc về học sinh khác . - Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ Ô chữ gồm 7 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. 1 2 3 4 5 7 6 GIẢI Ô CHỮ 4 p - Hàng ngang số 1: Có 12 chữ cái: Một trong các ngành thủ công nghiệp thời Văn Lang là gì? - Hàng ngang số 2: Có 8 ô chữ cái: Trong nông nghiệp bên cạch trồng trọt cư dân Văn Lang còn biết làm gì? - Hàng ngang số 2: Có 13 ô chữ: Làm gốm ,dệt vải, đóng thuyền thuộc ngành nghề gì? - Hàng ngang số 4: Có 7 ô chữ cái: Các nhu cầu ăn, ở, mặc...thuộc về đời sống nào của con người? - Hàng ngang số 5: Có 8 ô chữ cái: Bên cạnh đời sống vật chất, cư dân Văn Lang còn có nhu cầu về đời sống gì nữa? - Hàng ngang số 6: Có 6 ô chữ cái: Phương tiện đi lại chư yếu của thời kì Văn Lang là gì? - Hàng ngang số 7: Có 7 ô chữ cái: Một trong những hình tượng tín ngưỡng của cư dân Văn Lang là gì? - Tìm từ khóa ô chữ hàng dọc ? 16 1 2 3 4 5 7 6 1. Một trong các ngành thủ công nghiệp thời Văn Lang là gì ? N G H E L U Y E N K I M 2. Trong nông nghiệp, bên cạnh trồng trọt cư dân Văn Lang còn biết làm gì ? C H A N N U O I 3. Làm gốm, dệt vải, đóng thuyền thuộc ngành nghề gì ? T H U C O N G N G H I E P 4. Các nhu cầu ăn, ở,mặc thuộc về đời sống nào của con người ? V A T C H A T 5. Bên cạnh đời số ng vật chất, cư dân Văn Lang còn có nhu cầu đời sống gì nữa? T I N H T H A N 6. Phương tiện đi lại thời Văn Lang là gì ? T H U Y E N M A T T R O I L A C V I E T Tìm từ khóa của ô chữ? GIẢI Ô CHỮ Kết quả so sánh về sự tích cực của học sinh Lớp Tổng số HS Chưa tích cực Tích cực Rất tích cực Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 6A 39 15 38,5% 16 41% 8 20,50 % 6B 40 3 7,5% 17 42,5% 20 50% 6C 40 4 10% 18 45% 18 45% 6G 41 0 0% 19 46,3% 22 53,7% III. Kết quả IV. Kết luận Với trò chơi trên, tôi đã áp dụng vào thực tiễn học tập của các em trong các tiết học. Các em hứng thú, sôi nổi, hiệu quả hơn. Bởi ngoài việc chơi, hơn hết là các em nhớ được các đơn vị kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gượng ép, nặng nề. “ Học mà chơi, chơi mà học ”. Dần dần các em yêu thích môn Lịch sử. Tôi hi vọng rằng với biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập bôn môn lịch sử nói riêng và các bộ môn khác nói chung. Trên đây là ý kiến nhỏ của riêng tôi nên không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý, chỉnh sửa của Ban giám khảo.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_giang_day_bo.pptx