BÀI Tiểu luận 2 THCS hạng I (Hoàng Hà)

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do tham gia khóa bồi dưỡng

- Nâng cao trình độ kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung; kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp.

- Nâng cao phương pháp dạy học; kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi; quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm

2. Các nhiệm vụ được đặt ra cho bài viết thu hoạch.

- Hệ thống kiến thức mà bản thân đã được học tập qua chuyên đề số 5: Xu hướng đổi mới quản lý hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THCS.

- Định hướng vận dụng những kiến thức ở chuyên đề đó trong thực tiễn

4. Dự kiến nội dung

I. Một số mô hình trường học trên thế giới thế kỷ XXI

II. Liên hệ với mô hình trường học ở Việt Nam hiện nay

 

docx 10 trang phuongnguyen 02/08/2022 7360
Bạn đang xem tài liệu "BÀI Tiểu luận 2 THCS hạng I (Hoàng Hà)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: BÀI Tiểu luận 2 THCS hạng I (Hoàng Hà)

BÀI Tiểu luận 2 THCS hạng I (Hoàng Hà)
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do tham gia khóa bồi dưỡng
- Nâng cao trình độ kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung; kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp.
- Nâng cao phương pháp dạy học; kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi; quản lý học sinh trong công tác chủ nhiệm
2. Các nhiệm vụ được đặt ra cho bài viết thu hoạch.
- Hệ thống kiến thức mà bản thân đã được học tập qua chuyên đề số 5: Xu hướng đổi mới quản lý hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THCS.
- Định hướng vận dụng những kiến thức ở chuyên đề đó trong thực tiễn
4. Dự kiến nội dung
I. Một số mô hình trường học trên thế giới thế kỷ XXI
II. Liên hệ với mô hình trường học ở Việt Nam hiện nay
	B. PHẦN NỘI DUNG
I. MỘT SỐ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC TRÊN THẾ GIỚI THẾ KỈ XXI
 Bước sang thế kỉ XXI, nền giáo dục trên thế giới đang xuất hiện những xu thế lớn, như: 
Giáo dục mang tính đại chúng là một xu hướng phát triển mạnh mẽ
Tăng cường tính nhân văn trong giáo dục
Học tập suốt đời và xã hội học tập
Giáo dục được coi là sự nghiệp 	quốc gia hàng đầu, phát triển mạnh mẽ xã hội hóa giáo dục, thu hẹp bất bình đẳng trong giáo dục
Chất lượng giáo dục tập trung vào phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, hình thành những năng lực cơ bản mà xã hội đòi hỏi phải có
Sứ mạng mới của người thầy thay đổi cơ bản, quan hệ mới giữa dạy và học đang xuất hiện. Quá trình dạy học chuyển từ tập trung chú ý đến hoạt động dạy của giáo viên sang trọng tâm hướng vào hoạt động của học sinh
Yêu cầu đổi mới mạnh mẽ quản lí giáo dục đòi một văn hóa quản lí, văn hóa tự quản, tự chịu trách nhiệm, văn hóa đánh giá
Xu hướng tận dụng, áp dụng rộng rãi và sáng tạo công nghệ thông tin tạo ra sự canh tân giáo dục hiệu quả.
Hệ thống giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị đang là vấn đề được các nhà khoa học, các nhà giáo dục hết sức quan tâm.
Trước những yêu cầu mới, hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trường phổ thông có những thay đổi đáng kể về quan điểm, cách thức hoạt động, phương thức và PPDH giáo dục, nhưng tất cả đều tập trung ưu tiên cao nhất là nâng cao chất lượng học sinh, vì sự thành công của học sinh. Vương quốc Anh, Singapore, Phần Lan và một số quốc gia khác đã có những thành công khá ấn tượng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Dưới đây là một số mô hình nhà trường tiên tiến:
Nhà trường hiệu quả:
Những năm 80 của thế kỉ XX, đã có những nghiên cứu, tổng kết và triển khai thực hiện mô hình Trường học hiệu quả ( Effective Schoool). Mô hình sử dụng rộng rãi ở Vương quốc Anh gồm 11 nhân tố:
Lãnh đạo có tính chuyên nghiệp
Tầm nhìn và mục đích được chia sẻ đối với giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình và các bên có liên quan.
Môi trường biết học hỏi; mọi người học hỏi để làm cho HS biết học hỏi
Sự tập trung vào dạy học và giáo dục: Đến trường, hoạt động học tập rèn luyện của HS là ưu tiên hàng đầu, hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên là yếu tố hàng đầu
Dạy học và giáo dục có chủ đích, có mục đích rõ ràng: Tâp trung tạo lập nền tảng, phát triển phẩm chất và năng lực đối với mỗi học sinh, hoạt động dạy học và giáo dục luôn gắn với thực tiễn, lấy thực tiễn làm trung tâm.
Kì vọng cao: Kích thích sự tham gia, khích lệ đam mê, khơi dậy tiềm năng của mỗi HS, để mỗi HS chủ động, tự tin, biết vượt qua các cản trở và thành công.
Sự tác động tăng cường có tính tích cực: Huy động sự tham gia, phối hợp hành động và tác động của các tổ chức, cá nhân và các bên liên quan vào quá trình giáo dục HS.
Giám sát, theo dõi sự tiến bộ: Theo dõi, đánh giá quá trình, khích lệ sự tiến bộ của HS.
Quyền và trách nhiệm của HS được thực thi: Cam kết tôn trọng đặc điểm cá nhân của HS, biết từng bước hình thành trách nhiệm đối với sự học hành, trách nhiệm cá nhân, từng bước phát triển và hoàn thiện trách nhiệm công dân.
Quan hệ nhà trường – gia đình: trách nhiệm chính của việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ vị thành niên đăt lên vai cha mẹ và người bảo hộ, nhà trường có sứ mạng truyền tải, lưu giữ và phát triển các giá trị nhân văn, tất cả vì sự phát triển của mỗi HS.
Tập thể GV là một tổ chức biết học hỏi, thầy giáo là trí thức: đã là trí thức thì ham hiểu biết và thích chia sẻ, học suốt đời và cùng nhau học hỏi. Hợp tác, học hỏi để biết hướng dẫn HS biết hợp tác và học hỏi
Nhà trường xuất sắc:
Nhà trường xuất sắc (School Excellence Model – SEM) là một mô hình nhà trường được xây dựng và triển khai ở Singapore trong thập niên đầu thế kỉ XXI. Đó là sự tổng hợp của một số mô hình trường học hiệu quả của phương Tây và thực tiễn hoạt động giáo dục của các trường ở Singapore, được thể hiện qua 9 tiêu chí sau:
Lãnh đạo và quản lí
Phát triển đội ngũ
Lập kế hoạch chiến lược
Nguồn lực phong phú
Các quy trình lấy HS làm trung tâm
Kết quả phát triển đội ngũ tốt
Kết quả hoạt động và quản lí tốt
Đối tác và kết quả về mặt xã hội tốt
Các kết quả hoạt động chính cao
Mô hình trường học xuất sắc có 7 giá trị cơ bản, là những đặc trưng tạo nên thành công của một trường và cũng là khẳng định mục tiêu giúp các trường liên tục đổi mới và phát triển, cụ thể là:
Tất cả vì HS
Giáo viên – nhân tố hàng đầu
Tài năng lãnh đạo
Hỗ trợ của cả hệ thống
Hợp tác với bên ngoài
Quản lí bằng tri thức
Liên tục sáng tạo và đổi mới
Nhà trường thông tuệ
Malaysia đã có đề án xây dựng 99 Nhà trường thông tuệ (Smart School) với việc đào tạo HS theo tinh thần “POWER” (sức mạnh) trong đó :
P: Planning (Kế hoạch) – HS tự vạch ra kế hoạch của mình theo sự tư vấn của GV
O: Organizing (Tổ chức) – HS tự tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra
W: Working (Làm việc) – HS thiết kế sự làm việc tương ứng với cách tổ chức đã vạch ra.
E: Evaluating (Đánh giá) – HS tự đánh giá kết quả học tập của mình có sự giám sát giúp đỡ, hỗ trợ của GV
R: Recodnizing (Tự ý thức) – HS tự xây dựng nhân thức mới cho bản thân
Nhà trường chìa khóa vàng
Mô hình Nhà trường chìa khóa vàng ra đời tại Nga vào cuối thế kỉ XX, nhằm phát triển các ý tưởng về xã hội – văn hóa của L.X. Vưgôtxưki
Nhà trường chìa khóa vàng hoạt động theo 5 nguyên tắc:
Lớp học có thể có nhiều độ tuổi
Áp dụng nguyên tắc gia đình
Nội dung học tập là những sự kiện có ý nghĩa 
Học tập tương tác và hợp tác
Hai GV dạy cùng một lớp
Mô hình trường học mới
Mô hình trường học mới (Escuela Nueva – EN) được khởi xướng từ những năm 80 của thế kỉ trước ở Colombia được sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức văn hóa giáo dục và khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UN ICEF). Mô hình trường học mới có hoạt động dạy học và giáo dục dựa vào nguyên tắc cơ bản sau:
Lấy HS làm trung tâm
Nội dung học tập gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của HS
Xếp lớp linh hoạt
Phụ huynh, cộng đồng phối hợp chặt chẽ với GV và nhà trường để giúp đỡ HS một cách thiết thực trong học tập và tham gia giám sát việc học tập của con em mình.
Góp phần hình thành nhân cách, các giá trị dân chủ, ý thức cộng đồng theo xu thế thời đại.
 Hoạt động dạy học và giáo dục HS trong mô hình trường học mới hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Thông qua hoạt động dạy học và giáo dục để đạt các mục đích:
+ Làm phong phú các cảm xúc của HS
+ Đề cao giá trị kinh nghiệm và sự chủ động của HS
+ Môi trường an toàn và hợp tác
+ Phát triển nhận thức, trí tuệ thông qua các chiến lược hoạt động khác nhau
+ GV chuyển từ vai trò giảng dạy sang vai trò người hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học và trải nghiệm của HS.
+ Phương châm giáo dục là tôn trọng cá nhân trẻ, tôn trọng người khác, hỗ trợ, hợp tác và dạy học dựa trên hoạt động và trải nghiệm.
+ Hoạt động nhóm (Làm việc nhóm)
+ Chơi mà học, chơi và trải nghiệm
Nhà trường cộng đồng
Trong bối cảnh xây dựng xã hội học tập hiện nay, mô hình Nhà trường cộng đồng cũng cần được quan tâm, tham khảo. Nguyên tắc hoạt động giáo dục của nhà trường cộng đồng là giáo dục mọi cư dân trên địa bàn dựa trên lợi ích của làng, xã, quận, huyện. Nhà trường thực hiện giáo dục cho mọi người và cộng đồng đóng góp các nguồn lực phát triển nhà trường. Phương pháp giáo dục trong nhà trường cộng đồng thiên về giáo dục kĩ năng đời sống, nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu thích ứng với đời sống thực tế đang phát triển nhanh.
II. LIÊN HỆ VỚI MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
 Hiện nay xu hướng đổi mới giáo dục ở Việt Nam là chuyển từ nền giáo dục chú trọng mục tiêu truyền thụ kiến thức một chiều sang nền giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực. Sản phẩm giáo dục hướng đến là những con người có năng lực hành động với sự tổng hợp ở mức cao nhất 4 năng lực: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể tương ứng với bốn trụ cột giáo dục của unesco “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định”. Trước xu hướng đó, mô hình trường học mới được đưa vào Việt Nam và được áp dụng ở một số trường học.
+ Nguyên tắc dạy học trong mô hình trường học mới: Đổi mới căn bản của dạy học Mô hình trường học mới VNEN là chuyển: Hoạt động Dạy của GV thành hoạt động Học của HS; Hoạt động quy mô lớp thành hoạt động của quy mô nhóm;HS từ làm việc với GV thành làm việc với sách, có sự tương tác với bạn.
+ Nguyên tắc giáo dục trong mô hình trường học mới: Mục tiêu tổng thể của mô hình trường học mới VNEN là phát triển con người: Dạy chữ - Dạy người: Mô hình VNEN hướng chuyển các hoạt động giáo dục trong nhà trường thành các hoạt động tự giáo dục cho HS; Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường đều Vì lợi ích của HS, Của HS và Do HS thực hiện. Đặc trưng của Mô hình trường học mới là “TỰ"; Học sinh: Tự giác, tự quản; tự học, tự đánh giá; tự tin, tự trọng; Giáo viên: Tự chủ; tự bồi dưỡng; Nhà trường: Tự nguyện; Mô hình VNEN có các tài liệu Hướng dẫn GV các hoạt động giáo dục (hướng dẫn tổ chức dạy học); Tổ chức các hoạt động giáo dục: Đạo đức, Thể dục, Nghệ thuật và Kĩ năng sống cho HS.
 Bản chất mô hình trường học mới là thay đổi phương thức dạy học thông qua việc đổi mới hình thức tổ chức lớp học (tăng tính tự quản, học tập theo nhóm của học sinh) và đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh (học sinh học theo nhóm tìm tòi khám phá kiến thức dưới sự hỗ trợ của giáo viên). Đây là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm giúp học sinh qua quá trình học tập, rèn luyện có thể phát triển được phẩm chất, năng lực.
Để có những nhận định khách quan, từ tháng 2/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tiến hành nghiên cứu, đánh giá để đưa ra kết luận về những ưu điểm, hạn chế, các nguyên nhân của mô hình trường học mới. Theo đó, ưu điểm của mô hình này là:
- Giáo viên chuyển đổi từ truyền thụ kiến thức một chiều sang tổ chức, hướng dẫn học sinh cách học, tự học; tạo môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, hợp tác nhằm phát triển năng lực của học sinh.
- Học sinh được phát huy vai trò chủ thể của quá trình học tập; hiểu được ý nghĩa của việc học và kiến thức học được; chủ động, tự tin trong tương tác, giao tiếp với giáo viên và bạn bè.
 Tuy nhiên, qua khảo sát của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho thấy quá trình thử nghiệm mô hình trường học mới có những hạn chế:
- Ở một số nơi, công tác tuyên truyền vận động chưa hiệu quả nên chưa tạo được sự đồng thuận của các cấp và cộng đồng; việc triển khai mô hình còn máy móc, thiếu linh hoạt.
- Một số giáo viên chưa thực hiện được vai trò là người hướng dẫn học sinh học, tự học, chưa thực hiện đúng tinh thần lấy học sinh làm trung tâm.
- Môi trường lớp học ở một số nơi chưa đảm bảo cho việc thực hiện phương pháp này. Sĩ số lớp học đông, bàn ghế chưa phù hợp dẫn đến cách ngồi theo nhóm trong thời gian dài ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.
- Một số học sinh không theo kịp chương trình, nhất là học sinh vùng khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số. Học sinh học lực trung bình, học lực yếu còn rụt rè, chưa theo kịp tiến độ và nội dung bài học.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, nguyên nhân của khó khăn này là lộ trình triển khai mô hình này chưa phù hợp; có nơi việc mở rộng triển khai nóng vội, không phù hợp đối với những vùng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, sĩ số lớp học đông nên chưa đạt hiệu quả, gây ra những băn khoăn trong dư luận xã hội và phụ huynh học sinh. Cán bộ và giáo viên tại một số địa phương chưa được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng chu đáo; còn tình trạng áp dụng mô hình một cách máy móc, chưa phù hợp với thực tế của cơ sở giáo dục.
 Để triển khai mô hình trường học mới đạt chất lượng và hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4068 ngày 18/8/2016 và Công văn số 3459 ngày 8/8/2017 yêu cầu các cơ sở giáo dục: Rà soát, đánh giá, chỉ ra các bất cập và đưa ra các giải pháp trong quá trình triển khai mô hình tại địa phương. Tổ chức tốt công tác truyền thông, tăng cường tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý. Bộ Giáo dục cũng yêu cầu các trường dừng triển khai mô hình trường học mới nếu chưa đủ điều kiện.
C. PHẦN KẾT LUẬN
 Bản chất của phương pháp giáo dục theo mô hình trường học mới là thực hiện phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Tuy nhiên, ở một số nơi do nhận thức chưa đầy đủ, chưa làm tốt công tác truyền thông để cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ về phương pháp giáo dục theo mô hình trường học mới; chưa chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, về tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và trong khi triển khai còn rập khuôn, máy móc, tổ chức hoạt động học của học sinh một cách hình thức nên kém hiệu quả, một bộ phận học sinh không đạt được kết quả học tập như mong muốn, gây băn khoăn, lo lắng cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
 Thiết nghĩ Khó khăn lớn nhất và cũng là nguyên nhân chính dẫn tới vướng mắc trong việc triển khai mô hình trường học mới là do việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế và nhất là ở những địa phương triển khai mở rộng, cán bộ quản lí, giáo viên chưa thực sự sẵn sàng. Tôi không đồng ý với ý kiến cho là Bộ GD&ĐT “buông tay” với mô hình trường học mới. 
 Việc đổi mới luôn phải đối diện với những khó khăn, vướng mắc về nhiều mặt, trong đó không tránh khỏi sẽ có những ý kiến, quan điểm khác nhau bởi vậy mỗi giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và nghiên cứu để mô hình trường học mới thực sự hiệu quả khi được áp dụng.

File đính kèm:

  • docxbai_tieu_luan_2_thcs_hang_i_hoang_ha.docx