Báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh THCS trong hoạt động giáo dục và dạy học

1. Thu thập thông tin của học sinh về:

- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: Cảm xúc không ổn định, suy nghĩ tích cực nhưng chưa định hướng được cần phải làm gì.

- Khả năng học tập: Học lực khá, chịu khó học hỏi.

- Sức khỏe thể chất: Tốt

- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): Còn rụt rè với thầy cô, hòa đồng với bạn bè.

- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: xa mẹ, có khoảng cách với bố.

- Điểm mạnh?Hạn chế:

- Sở thích

- Đặc điểm tính cách

- Mong đợi

 

doc 3 trang phuongnguyen 25420
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh THCS trong hoạt động giáo dục và dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh THCS trong hoạt động giáo dục và dạy học

Báo cáo phân tích 01 trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh THCS trong hoạt động giáo dục và dạy học
NHÓM 6 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH 01 TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH THCS TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
Họ và tên học sinh : Lê Thị Lệ Hương
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Lê Thị Thuyết- Trường THCS Dạ Trạch
Lý do tư vấn, hỗ trợ: Mẹ Hương đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, bố mải đi làm ăn ít quan tâm. Mỗi khi bố tức giận thường chửi mắng em và em đã cãi bố khiến quan hệ giữa hai bố con rất căng thẳng. Hương đã tìm đến tổ tư vấn để tìm sự giúp đỡ.
1.   Thu thập thông tin của học sinh về:
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: Cảm xúc không ổn định, suy nghĩ tích cực nhưng chưa định hướng được cần phải làm gì.
- Khả năng học tập: Học lực khá, chịu khó học hỏi.
- Sức khỏe thể chất: Tốt
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): Còn rụt rè với thầy cô, hòa đồng với bạn bè.
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: xa mẹ, có khoảng cách với bố.
- Điểm mạnh?Hạn chế: 
- Sở thích
- Đặc điểm tính cách
- Mong đợi 
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh
- Thiếu tình yêu thương và sự quan tâm từ bố mẹ
- Bố trình độ học vấn không cao, thiếu hiểu biết về luật, hạn chế về các mối quan hệ xã hội.
3. Xác định vấn đề của học sinh 
: Mẹ Hương đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, bố mải đi làm ăn ít quan tâm. Mỗi khi bố tức giận thường chửi mắng em và em đã cãi bố khiến quan hệ giữa hai bố con rất căng thẳng. Hương đã tìm đến tổ tư vấn để tìm sự giúp đỡ.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ: giúp bản thân HS nhận rõ khó khăn mình đang gặp, giúp em biết bản thân cần phải làm gì để giải quyết khó khăn này.
- Hướng tư vấn, hỗ trợ : Tư vấn trực tiếp, tư vấn Hương cách giao tiếp, nói chuyện trình bày vấn đề với bố . 
- Nguồn lực : Ban giám hiệu, hội phụ nữ.
- Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh : gặp mặt, trao đổi riêng với cha mẹ học sinh
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh
Bước này giáo viên sẽ trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn tâm lí để giúp học sinh nhận diện và đối diện với khó khăn, vướng mắc của bản thân và chủ động thay đổi để giải quyết vấn đề từ đó nâng cao kĩ năng ứng phó với tình huống trong tương lai.
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh
Sau những buổi tư vấn HS đã có sự thay đổi, ban đầu em khá e dè, chưa mạnh dạn nhưng sau khi được sự gợi ý của giáo viên em đã mạnh dạn hơn, lúc đầu hiểu biết của em về vấn đề mình đang gặp còn mơ hồ, sau thì đã rõ hơn và đã có tự tin hơn để có thể nói chuyện cùng bố mẹ của mình, khi nhận được sự tư vấn từ giáo viên hỗ trợ em đã gạt bỏ được cảm giác lo lắng, bất an trong lòng.
Tuy nhiên xét dưới góc độ là một ca tham vấn thì cũng còn một số hạn chế trong quá trình tư vấn, cụ thể như: Giáo viên chỉ sử dụng nhiều về kỹ năng lắng nghe, thấu cảm còn dường như chưa vận dụng nhiều vào kỹ năng quan sát từ hành vi, cử chỉ, điệu bộ của HS, điều này thể hiện qua các câu hỏi mà giáo viên đặt ra hầu như là từ cảm nhận của Giáo viên chứ ít quan sát HS. Giáo viên cũng chưa nhận diện rõ được điểm mạnh, điểm yếu của HS để giúp HS nâng cao năng lực giải quyết vấn đề dựa trên năng lực của HS.

File đính kèm:

  • docbao_cao_phan_tich_01_truong_hop_thuc_tien_ve_tu_van_ho_tro_h.doc