Bộ đề thi học sinh giỏi Lớp 12 môn Địa lí
Câu 1. (3 điểm)
a) Tại sao ở khu vực chí tuyến có nhiệt độ trung bình năm cao hơn ở Xích đạo và càng về vĩ độ cao thì biên độ nhiệt năm càng lớn, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng nhiều?
b) Giải thích nguyên nhân làm cho phân bố đất trên lục địa cũng tuân theo phân bố của khí hậu và sinh vật.
Câu 2. (2 điểm)
a) Tại sao trong số các nguồn năng lượng được sử dụng trên thế giới, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió rất được coi trọng?
b) Sự phát triển của giao thông vận tải có tác động như thế nào đến phân bố dân cư đô thị?
Câu 3. (3 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm của sông ngòi nước ta.
Câu 4. (3 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hoá chế độ mưa trong mùa đông ở nước ta.
Câu 5. (3 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh phân bố dân cư ở khu vực đồi núi có sự phù hợp với địa hình.
b) Dựa vào bảng số liệu, nhận xét và giải thích sự thay đổi tỉ số giới tính từ năm 2000 đến 2010. DÂN SỐ TRUNG BÌNH NƯỚC TA PHÂN THEO GIỚI TÍNH
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề thi học sinh giỏi Lớp 12 môn Địa lí
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Câu 1. (3 điểm) Môn: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 11/01/2013 (Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu) Tại sao ở khu vực chí tuyến có nhiệt độ trung bình năm cao hơn ở Xích đạo và càng về vĩ độ cao thì biên độ nhiệt năm càng lớn, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng nhiều? Giải thích nguyên nhân làm cho phân bố đất trên lục địa cũng tuân theo phân bố của khí hậu và sinh vật. Câu 2. (2 điểm) Tại sao trong số các nguồn năng lượng được sử dụng trên thế giới, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió rất được coi trọng? Sự phát triển của giao thông vận tải có tác động như thế nào đến phân bố dân cư đô thị? Câu 3. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm của sông ngòi nước ta. Câu 4. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hoá chế độ mưa trong mùa đông ở nước ta. Câu 5. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh phân bố dân cư ở khu vực đồi núi có sự phù hợp với địa hình. Dựa vào bảng số liệu, nhận xét và giải thích sự thay đổi tỉ số giới tính từ năm 2000 đến 2010. DÂN SỐ TRUNG BÌNH NƯỚC TA PHÂN THEO GIỚI TÍNH (Đơn vị: Nghìn người) Năm Tổng số Trong đó Nam Nữ 2000 77 631 38 165 39 466 2006 83 313 41 000 42 313 2008 85 122 41 958 43164 2010 86 928 42 991 43 937 Câu 6. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển giao thông đường biển. Tại sao vị thế của giao thông đường biển nước ta ngày càng được nâng cao? Câu 7. (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có những thế mạnh gì về tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển? HẾT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 11/01/2013 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHUNG Giám khảo chấm đúng như đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính, từ đó phát triển các ý cụ thể. Trong quá trình chấm, cần quan tâm đến lí giải, lập luận của thí sinh. Nếu thí sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam các năm trước 2009, vẫn được chấp nhận; tuy nhiên, cần nêu nguồn cụ thể. Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm. Giám khảo không quy tròn điểm bài thi. HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT Câu Ý Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) a Tại sao ở khu vực chí tuyến có nhiệt độ trung bình năm cao hơn ở Xích đạo và càng về vĩ độ cao thì biên độ nhiệt năm càng lớn, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng nhiều? 1,50 Ở Xích đạo: Không khí chứa nhiều hơi nước, nhiều mây; chủ yếu là đại dương, mưa lớn. Ở chí tuyến: Không khí khô, ít mây; diện tích lục địa lớn. Càng về vĩ độ cao, chênh lệch góc nhập xạ và chênh lệch thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm càng lớn. Càng về vĩ độ cao, chênh lệch diện tích được chiếu sáng và khuất trong tối càng nhiều (do đường sáng tối chênh với trục Trái Đất càng lớn). 0,75 0,50 0,25 b Giải thích nguyên nhân làm cho phân bố đất trên lục địa cũng tuân theo phân bố của khí hậu và sinh vật. 1,50 Có nhiều nhân tố tác động đến sự hình thành đất, nhưng khí hậu và sinh vật tác động mạnh mẽ. Tác động của khí hậu (nhiệt, ẩm). Tác động của sinh vật (thực vật, vi sinh vật, động vật). 0,25 0,50 0,75 2 (2,0 điểm) a Tại sao trong số các nguồn năng lượng được sử dụng trên thế giới, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió rất được coi trọng? 1,50 Các nguồn năng lượng: Củi, gỗ; than đá, dầu, khí đốt; năng lượng nguyên tử, thuỷ điện; năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió Hạn chế của các nguồn năng lượng củi, gỗ; than đá, dầu, khí đốt; năng lượng nguyên tử, thuỷ điện (về sự cạn kiệt, ô nhiễm môi trường). Ưu điểm của năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió: Không bị hao kiệt, thân thiện với môi trường, phát triển rộng khắp Sự tiến bộ của khoa học công nghệ, trình độ văn minh nhân loại vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi phát triển năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió. 0,25 0,50 0,50 0,25 b Sự phát triển của giao thông vận tải có tác động như thế nào đến phân bố dân cư đô thị? 0,50 Sự phát triển của giao thông vận tải (mạng lưới, phương tiện, tốc độ, chi phí, tiện nghi). Tác động: Dân cư phân bố ra xa hơn ở các vùng ngoại thành, do người dân không cần ở tập trung gần nơi làm việc hoặc gần trung tâm vẫn có thể đi về hàng ngày. 0,25 0,25 3 (3,0 điểm) Phân tích đặc điểm của sông ngòi nước ta. Mạng lưới dày đặc, chủ yếu sông nhỏ và ngắn. Nguyên nhân: Mưa nhiều trên địa hình chủ yếu là đồi núi, lãnh thổ hẹp ngang Hướng chính: tây bắc – đông nam, vòng cung; do hướng địa hình chi phối. Lượng nước lớn. Nguyên nhân: Mưa nhiều, có sông mang nước từ ngoài lãnh thổ vào. Lượng phù sa lớn; do mưa nhiều, tập trung vào một mùa trên địa hình chủ yếu đồi núi dốc, lớp vỏ phong hoá dày, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật. Chế độ nước theo mùa; do chế độ mưa quy định. 0,75 0,50 0,50 0,50 0,75 4 (3,0 điểm) Phân tích sự phân hoá chế độ mưa trong mùa đông ở nước ta. b a) Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) 2,00 Nửa đầu mùa đông: + Bắc Bộ khô, Bắc Trung Bộ có mưa. + Do gió mùa Đông Bắc thổi qua lục địa; ở Bắc Trung Bộ: frông lạnh gặp dãy Trường Sơn Bắc. Nửa sau mùa đông: + Mưa phùn ở ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. + Do gió mùa Đông Bắc lệch qua biển, trở nên ẩm. 0,50 0,50 0,50 0,50 b) Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) 1,00 + Nam Bộ và Tây Nguyên khô, ven biển Nam Trung Bộ có mưa. + Do Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế; ven biển Nam Trung Bộ: gặp địa hình núi chắn gió. 0,50 0,50 5 (3,0 điểm) a Chứng minh phân bố dân cư ở khu vực đồi núi có sự phù hợp với địa hình. 1,50 Mật độ dân số ở vùng bán bình nguyên (Đông Nam Bộ) và đồi trung du (rìa đồng bằng sông Hồng và rìa đồng bằng ven biển miền Trung) cao hơn ở các vùng núi (Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam). Trong mỗi vùng núi, mật độ dân số ở nơi có địa hình thấp (thung lũng, cao nguyên, đồi núi thấp) lớn hơn ở nơi núi cao. Trong vùng bán bình nguyên Đông Nam Bộ, nơi thấp có mật độ dân số lớn hơn ở nơi cao. 0,50 0,50 0,50 b Nhận xét và giải thích sự thay đổi tỉ số giới tính từ năm 2000 đến 2010. 1,50 – Nhận xét: + Lập bảng số liệu tỉ số giới tính TỈ SỐ GIỚI TÍNH CỦA DÂN SỐ NƯỚC TA + Tỉ số giới tính từ năm 2000 đến 2010 tăng, càng về sau càng tăng nhanh. – Giải thích: Do tác động của phong tục, tập quán và tâm lí xã hội; tiến bộ y học trong những năm gần đây 0,25 0,50 0,75 6 (3,0 điểm) Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển giao thông đường biển. Tại sao vị thế của giao thông đường biển nước ta ngày càng được nâng cao? a) Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển giao thông đường biển. 2,50 Năm 2000 2006 2008 2010 Tỉ số giới tính (%) 96,7 96,9 97,2 97,8 – Thuận lợi: + Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. + Vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước. + Đường bờ biển dài; nhiều vũng, vịnh rộng kín gió; cửa sông. + Khí hậu thuận lợi cho hoạt động quanh năm. – Khó khăn: Bão 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 b) Tại sao vị thế của giao thông đường biển nước ta ngày càng được nâng 0,50 cao? – Đảm nhiệm chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế. 0,25 – Nước ta hội nhập kinh tế toàn cầu, ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với 0,25 thế giới. 7 a Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả 2,00 (3,0 nước. điểm) – Diện tích trồng lúa lớn nhất trong số các đồng bằng. 0,25 – Diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực là lớn nhất. 0,50 – Năng suất cao (chỉ sau ĐBSH, cao hơn trung bình của cả nước). 0,25 – Sản lượng lớn nhất. 0,25 – Bình quân lúa trên đầu người cao nhất. 0,25 – Xuất khẩu lúa gạo lớn nhất. 0,25 – Nhiều tỉnh có diện tích và sản lượng lúa thuộc vào hàng cao nhất cả nước. 0,25 b Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có những thế mạnh gì về tự nhiên 1,00 để phát triển tổng hợp kinh tế biển? – Ngư trường trọng điểm. 0,25 – Nằm trên đường hàng hải quốc tế. 0,25 – Tài nguyên du lịch. 0,25 – Khoáng sản 0,25 Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm HẾT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2014 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Ngày thi: 03/01/2014. (Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu). Câu 1 (3,0 điểm) Tại sao trên Trái Đất, sự phân bố nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ địa lí, theo lục địa và đại dương? Chứng minh địa hình là nhân tố tác động rõ rệt đến sự thay đổi khí hậu. Câu 2 (2,0 điểm) Tại sao nói sự phát triển của các ngành dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình công nghiệp hóa? Câu 3 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích sự đa dạng của địa hình ven biển nước ta. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng như thế nào đến chế độ mưa trong mùa hạ ở nước ta? Câu 4 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự khác nhau về chế độ mưa của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Nam Trung Bộ. Giải thích tại sao trong mùa khô, Hà Nội có lượng mưa lớn hơn TP. Hồ Chí Minh; còn trong mùa mưa, TP. Hồ Chí Minh lại có lượng mưa lớn hơn Hà Nội? Câu 5 (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau, phân tích tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số nước ta. Sự thay đổi tỉ suất sinh thô có tác động như thế nào đến cơ cấu dân số theo tuổi? TỈ SUẤT SINH THÔ, TỈ SUẤT CHẾT THÔ VÀ TỈ LỆ TĂNG TỰ NHIÊN CỦA DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (Đơn vị: ‰) Năm Tỉ suất sinh thô Tỉ suất chết thô Tỉ lệ tăng tự nhiên 2004 19,2 5,4 13,8 2006 17,4 5,3 12,1 2008 16,7 5,3 11,4 2010 17,1 6,8 10,3 (Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê, 2012) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế. Câu 6 (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau, nhận xét tình hình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ đồng) Năm 2005 2008 2010 Dệt, may 79 031 156 630 236 940 Da, giày 42 313 69 462 102 074 Giấy, in, văn phòng phẩm 28 340 54 021 80 250 Giá trị sản xuất của toàn ngành 149 684 280 113 419 264 Giá trị sản xuất công nghiệp cả nước 988 540 1 903 128 2 963 500 (Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê, 2012) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân bố của công nghiệp dệt, may và da, giày. Câu 7 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh tự nhiên để phát triển đa dạng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở miền Trung nước ta nếu không hợp lí, thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên, môi trường? HẾT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 03/01/2014 (Hướng dẫn chấm có 3 trang) HƯỚNG DẪN CHUNG Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính, từ đó phát triển các ý cụ thể. Trong quá trình chấm, cần quan tâm đến lí giải, lập luận của thí sinh. Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm. Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm thành phần, điểm của từng câu và điểm toàn bài của thí sinh. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM CHI TIẾT Câu Ý Nội dung Điểm 1 a Tại sao trên Trái Đất, sự phân bố nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ địa lí, 1,50 (3,0 theo lục địa và đại dương? điểm) – Do sự thay đổi của góc nhập xạ theo vĩ độ địa lí. 0,50 – Do sự thay đổi của thời gian chiếu sáng theo vĩ độ địa lí. 0,50 – Do sự khác nhau về tính chất của lục địa và đại dương. 0,50 b Chứng minh địa hình là nhân tố tác động rõ rệt đến sự thay đổi khí hậu. 1,50 – Lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều, đến độ cao nào đó không còn mưa; tạo nên các đai cao... 0,50 – Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng; sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít. 0,50 – Sườn dốc nhận được lượng nhiệt nhiều hơn sườn thoải. 0,25 – Địa hình nhô cao và trũng thấp có sự khác nhau về nhiệt và mưa. 0,25 2 Tại sao nói sự phát triển của các ngành dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với 2,00 (2,0 quá trình công nghiệp hóa? điểm) – Tác động của công nghiệp hóa đến dịch vụ: + Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành dịch vụ. + Chuyển một phần lao động từ sản xuất vật chất sang dịch vụ. + Đặt ra yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển, phân bố của dịch vụ. + Đẩy mạnh đô thị hóa, từ đó dịch vụ phát triển. – Tác động của dịch vụ đối với công nghiệp hóa: + Cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc, tiêu thụ sản phẩm... đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. + Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ trong công nghiệp hóa. + Sự phát triển của một số dịch vụ tác động đến phân bố công nghiệp. + Dịch vụ ở các đô thị phát triển làm cơ sở cho phát triển công nghiệp hóa. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 (3,0 điểm a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích sự đa dạng của địa hình ven biển nước ta. 1,50 Đa dạng: Vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và rạn san hô... Giải thích: Do tác động phối hợp của nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ Việt Nam. + Nội lực: Các hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các vùng trũng lục địa sát biển, đứt gãy ven biển... + Ngoại lực: Tác động của sóng, thủy triều, dòng biển, biển tiến và biển lùi, sông ngòi... 0,50 0,25 0,25 0,50 b Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng như thế nào đến chế độ mưa trong mùa hạ ở nước ta? 1,50 Dải hội tụ nhiệt đới ở nước ta được hình thành giữa gió mùa mùa hạ và Tín phong bán cầu Bắc, có tác động lớn đến chế độ mưa. Đầu mùa hạ: Được hình thành giữa gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến và Tín phong bán cầu Bắc, chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước, mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên... Giữa và cuối mùa hạ: + Được hình thành giữa gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) và Tín phong bán cầu Bắc, vắt ngang qua nước ta, gây mưa lớn... + Dải hội tụ lùi dần theo vĩ độ địa lí, làm cho đỉnh mưa lùi dần từ bắc vào nam. 0,25 0,50 0,50 0,25 4 (3,0 điểm) a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự khác nhau về chế độ mưa của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Nam Trung Bộ. 2,00 Phân tích sự khác nhau về: Tổng lượng mưa năm. Tháng mưa cực đại. Sự phân mùa. 0,75 0,50 0,75 b Giải thích tại sao trong mùa khô, Hà Nội có lượng mưa lớn hơn TP. Hồ Chí Minh; còn trong mùa mưa, TP. Hồ Chí Minh lại có lượng mưa lớn hơn Hà Nội? 1,00 Mùa khô ở Hà Nội có mưa phùn, TP. Hồ Chí Minh là mùa khô sâu sắc... Mùa mưa: + Hà Nội: Giữa và cuối mùa mưa nhiều, đầu mùa mưa ít. + TP. Hồ Chí Minh: Mưa nhiều trong cả mùa và dài hơn Hà Nội 1 tháng. 0,50 0,25 0,25 5 (3,0 điểm) a Dựa vào bảng số liệu, phân tích tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số nước ta. Sự thay đổi tỉ suất sinh thô có tác động như thế nào đến cơ cấu dân số theo tuổi? 1,50 – Phân tích: + Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm từ năm 2004 đến 2010, nhưng khác nhau qua các giai đoạn, do sự biến động của tỉ suất sinh thô và tỉ suất chết thô. + Từ 2004 – 2008: Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm nhanh, chủ yếu do tỉ suất sinh thô giảm nhanh; tỉ suất chết thô giảm không đáng kể. + Từ 2008 – 2010: Tỉ lệ tăng tự nhiên giảm chậm hơn, chủ yếu do tỉ suất chết thô tăng nhanh; tỉ suất sinh thô tăng nhẹ. – Tỉ suất sinh thô giảm làm cho độ tuổi từ 0 – 14 tuổi giảm, góp phần làm cho dân số chuyển sang cơ cấu già. 0,25 0,50 0,50 0,25 b Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế. 1,50 Nhận xét: + Chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ. Giảm tỉ trọng của nông, lâm, thủy sản; tăng tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. + Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm. Giải thích: + Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Nền kinh tế có điểm xuất phát thấp và còn một số khó khăn nhất định. 0,75 0,25 0,25 0,25 6 (3,0 điểm) a Dựa vào bảng số liệu, nhận xét tình hình phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta. 2,00 Giá trị sản xuất của toàn ngành và các ngành cụ thể đều tăng qua các năm. Giá trị sản xuất của dệt, may tăng nhanh nhất... Quy mô lớn nhất là dệt, may; thấp nhất là giấy, in, văn phòng phẩm. Cơ cấu: + Lớn nhất là dệt, may; tiếp đến là da, giày; sau đó là giấy, in, văn phòng phẩm. + Từ 2005 – 2010, tỉ trọng của da, giày tăng; dệt, may giảm; giấy, in, văn phòng phẩm thay đổi không đáng kể. Tỉ trọng của toàn ngành trong giá trị sản xuất công nghiệp cả nước giảm qua các năm. 0,25 0,25 0,25 0,50 0,25 0,50 b Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân bố của công nghiệp dệt, may và da, giày. 1,00 Dệt, may tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng... Da, giày tập trung ở nhiều thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ... Tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng; ngoài ra, còn có một số nơi ở miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Tập trung chủ yếu ở những nơi có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn và thuận lợi về nguyên liệu. 0,25 0,25 0,25 0,25 7 (3,0 điểm) a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh tự nhiên để phát triển đa dạng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. 2,00 Đất: Phần lớn là feralit trên đá phiến, đá vôi...; ngoài ra có phù sa cổ (ở trung du), phù sa dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi... Địa hình: Núi, đồi thấp, cao nguyên... Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; cận nhiệt, ôn đới trên núi. Đa dạng chuyên môn hóa: Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...); đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; trâu, bò lấy thịt và sữa; lợn. 0,50 0,50 0,50 0,50 b Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở miền Trung nước ta nếu không hợp lí, thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên, môi trường? 1,00 Suy giảm diện tích rừng, đất rừng, đa dạng sinh học... Ô nhiễm môi trường lòng hồ, làm trầm trọng thêm lũ lụt ở vùng hạ lưu... 0,50 0,50 Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm HẾT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2015 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề). Ngày thi: 08/01/2015. (Đề thi có 02 trang, gồm 07 câu). Câu 1 (3,0 điểm) Phân tích mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên Trái Đất với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển và giải thích. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến ảnh hưởng tới dải áp thấp xích đạo và mùa của vùng nhiệt đới như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm) Phân tích các tiêu chí đánh giá nền kinh tế của một quốc gia. Giải thích vì sao công nghiệp phân bố tập trung cao độ, còn nông nghiệp thì phân bố trải rộng. Câu 3 (3,0 điểm) Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu và tài nguyên thiên nhiên vùng biển Việt Nam. Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại đất khác nhau. Giải thích vì sao đất phèn, đất mặn có diện tích lớn nhất. Câu 4 (3,0 điểm) Căn cứ vào những chỉ tiêu nào để chia khí hậu Việt Nam thành miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích sự khác nhau về phân mùa của hai miền khí hậu nói trên. Phân tích ảnh hưởng của độ cao và hướng núi tới sự phân bố lượng mưa của nước ta. Câu 5 (3,0 điểm) a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm) và kiến thức đã học, hãy phân tích quá trình đô thị hoá nước ta thời kì 1960 – 2007. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đối với phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta? Câu 6 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về tài nguyên và sự phát triển ngành du lịch Việt Nam. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG (Đơn vị: Tỉ đồng) Năm 2000 2005 2010 Tổng số 129087,9 183213,6 540162,8 Trồng trọt 101043,7 134754,5 396733,6 Chăn nuôi 24907,6 45096,8 135137,2 Dịch vụ nông nghiệp 3136,6 3362,3 8292,0 (Nguồn: Niên giám thống kê 2011, NXB Thống kê - Hà Nội, 2012) Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động. Câu 7 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. Vì sao phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững vùng Bắc Trung Bộ? Nhận xét về Trung tâm công nghiệp Hà Nội. Giải thích vì sao các ngành công nghiệp của trung tâm này phát triển mạnh? HẾT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2015 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 03/01/2015 (Hướng dẫn chấm có 05 trang) HƯỚNG DẪN CHUNG Cán bộ chấm thi chấm đúng như đáp án, thang điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hướng dẫn chấm chủ yếu được biên soạn theo hướng "mở", chỉ nêu những ý chính, từ đó phát triển các ý cụ thể. Trong quá trình chấm, cần quan tâm đến lí giải, lập luận của thí sinh. Nếu có câu nào, ý nào mà thí sinh có cách trả lời khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm. Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm thành phần, điểm của từng câu và điểm toàn bài của thí sinh. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM CHI TIẾT Câu Ý Nội dung Điểm 1 a Phân tích mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các (3,0 vùng núi trẻ trên Trái Đất với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch 1,50 điểm) quyển và giải thích. Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thườg trùng với nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo (dẫn chứng). Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoăc tách xa nhau: + Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa... + Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, ở các vết nứt tách dãn, măcma sẽ trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng 0,50 0,50 0,50 b Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến ảnh hưởng 1,50 tới dải áp thấp xích đạo và mùa của vùng nhiệt đới như thế nào? Dải áp thấp xích đạo được hình thành do nhiệt lực, liên quan trực tiếp đến bức xạ mặt trời. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời kéo theo sự dịch chuyển của dải áp thấp xích đạo về phía bán cầu mùa hạ. + Vào tháng 1: Dải áp thấp xích đạo di chuyển xuống bán cầu Nam khoảng 15o vĩ ở trên các lục địa vì bán cầu Nam là mùa hạ. + Vào tháng 7: Dải áp thấp xích đạo di chuyển lên bán cầu Bắc vì bán cầu Bắc là mùa hạ. Ảnh hưởng đến mùa ở vùng nhiệt đới: + Từ 21/3 đến 23/9: Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên bán cầu Bắc nên bán cầu Bắc là mùa nóng, bán cầu Nam là mùa lạnh (diễn giải). + Từ 23/9 đến 21/3 (năm sau): Mặt Trời chuyển động biểu kiến xuống bán cầu Nam nên bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh (diễn giải). 0,50 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (2,0 điểm) a Phân tích các tiêu chí đánh giá nền kinh tế của một quốc gia. 1,00 Tổng sản phẩm trong nước (GDP): phản ánh quy mô của nền kinh tế (diễn giải). Tổng thu nhập quốc gia (GNI): phản ánh tổng thu nhập quốc dân (diễn giải). GNI và GDP bình quân đầu người: phản ánh mức sống dân cư ở một nước (diễn giải). 0,25 0,25 0,25 – Cơ cấu ngành trong GDP: phản ánh tỉ trọng của các ngành trong nền kinh tế (diễn giải). 0,25 b Giải thích vì sao công nghiệp phân bố tập trung cao độ, còn nông nghiệp thì phân bố trải rộng. Trong sản xuất công nghiệp, gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Việ tập trung cao độ góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, hợp tác hoá... và đem lại hiệu quả cao về kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp, đất trồng là tư liệu sản xuất quan trọng nhất; cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động và phụ t huộc nhiều vào tự nhiên. 0 0,50 0,50 3 a Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu và tài nguyên thiên nhiên 1,50 (3,0 vùng biển Việt Nam. điểm Khái quát về Biển Đông. Ảnh hưởng đến khí hậu: Điều hoà nguồn nhiệt, cung cấp lượng ẩm. + Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn. + Lượng mưa và độ ẩm lớn. Ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên vùng biển: + Tài nguyên khoáng sản phong phú: dầu, titan, muối... + Tài nguyên hải sản: cá, tôm, mực, sinh vật phù du, các rạn san hô... + Tài nguyên khác: (dẫn chứng). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loại đất khác nhau. Giải 1,50 thích vì sao đất phèn, đất mặn có diện tích lớn nhất. – Có nhiều loại đất khác nhau: Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và các loại đất khác. + Đất phù sa ngọt: Diện tích 1,2 triệu ha, phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu. + Đất phèn: Diện tích 1,6 triệu ha, tạp trung ở Đồng Tháp Mười, bán đảo Cà Mau. Đất mặn ven biển: diện tích 75 vạn ha. + Các loại đất khác chiếm diện tích nhỏ hơn: Đất xám phân bố dọc biên giới Campuchia; đất feralit chủ yếu ở đảo Phú Quốc; đất cát ven biển ở Trà Vinh, Sóc Trăng... – Đất phèn, đất mặn có diện tích lớn nhất vì: Vị trí ba mặt giáp biển; có nhiều vùng trũng ngập nước vào mùa mưa; có mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng; thuỷ triều theo các sông lớn vào sâu trong đất liền... 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 4 (3,0 điểm) a Căn cứ vào những chỉ tiêu nào để chia khí hậu Việt Nam thành miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích sự khác nhau về phân mùa của hai miền khí hậu nói trên. 2,00 – Các chỉ tiêu để phân chia hai miền khí hậu: + Tổng lượng bức xạ trung bình năm (kcal/cm2/năm). + Biên độ nhiệt độ trung bình năm. + Số giờ nắng trung bình năm. – Sự khác nhau về phân mùa khí hậu của hai miền: + Miền khí hậu phía Bắc: Có mùa đông lạnh, ít mưa (tháng 11 – 4); mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều (tháng 5 – 10). Nguyên nhân: Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. + Miền khí hậu phía Nam: Mùa khô (tháng 11 – 4), mùa mưa (tháng 5 – 10). 0,50 0,25 0,50 0,25 Nguyên nhân: Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bán cầu Bắc, mùa mưa đầu mùa chịu ảnh hưởng của gió tây nam (TBg); giữa và cuối mùa, gió màu Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn và kéo dài. 0,50 b Phân tích ảnh hưởng của độ cao và hướng núi tới sự phân bố lượng mưa của nước ta. 1,00 Những vùng núi cao là những nơi mưa nhiều: Hoàng Liên Sơn, Vòm sông Chảy, Bạch Mã, Ngọc Linh... Độ cao kết hợp với hướng núi tạo ra những vùng mưa nhiều, mưa ít: Mưa nhiều ở sườn chắn gió, mưa ít ở sườn khuất gió (dẫn chứng). 0,50 0,50 5 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm) và kiến (3,0 điểm) thức đã học, hãy phân tích quá trình đô thị hoá nước ta thời kì 1960 – 2007. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đối với phát triển kinh tế – xã hội ở nước 3,00 ta? Phân tích quá trình đô thị hoá nước ta thời kì 1960 – 2007 1,50 – Tính tỉ lệ dân thành thị từ biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam (đơn vị: %). 0,25 – Từ 1960 – 2007: Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhưng không đều. 0,25 – Phân tích một số thời điểm: + Thập kỉ 60, đô thị hoá thấp, do nền kinh tế nông nghiệp là chính. 0,25 + Từ 1960 – 1976, tỉ lệ dân thành thị tăng do miền Nam thực hiện chính sách dồn dân vào đô thị, ở miền Bắc đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hoá. 0,25 + Từ 1979 – 1989, tốc độ đô thị hoá chậm do kinh tế trì trệ (khủng hoảng kinh tế). 0,25 + Từ cuối thập kỉ 90 trở lại đây, đô thị hoá tăng tương đối nhanh do chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có chiến lược đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá. 0,25 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đối với phát triển kinh tế – xã hội ở nước 1,50 ta – Tích cực: Tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động + Ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của các địa phương, các vùng. + Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút đầu tư... + Tạo việc làm, tăng thu nhập... – Tiêu cực: Vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường (diễn giải). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 6 (3,0 điểm) a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về tài nguyên và sự phát triển ngành du lịch Việt Nam. 1,50 – Ngành du lịch có nhiều thế mạnh về tài nguyên du lịch: + Các di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới (dẫn chứng). + Tài nguyên du lịch tự nhiên (dẫn chứng). + Tài nguyên du lịch nhân văn (dẫn chứng). – Ngành du lịch nước ta phát triển nhanh: + Khách du lịch (quốc tế, nội địa) tăng (dẫn chứng). + Doanh thu tăng (dẫn chứng). Cơ cấu khách thay đổi: + Giữa khách quốc tế và khách nội địa (dẫn chứng). + Nguồn khách quốc tế (dẫn chứng). Trên phạm vi cả nước đã hình thành các trung tâm và điểm du lịch (dẫn chứng) 0,50 0,50 0,25 0,25 Năm 1960 1976 1979 1989 1999 2000 2005 2007 Tỉ lệ dân thành thị 15,7 24,7 19,2 20,1 23,6 24,2 26,9 27,4 b Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông ngh
File đính kèm:
- bo_de_thi_hoc_sinh_gioi_lop_12_mon_dia_li.docx