Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC

Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Chương trình môn Địa lí xác định rõ các phẩm chất và năng lực có thể hình thành, phát triển qua môn học. Một mặt, chương trình căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở và điểm xuất phát để lựa chọn các nội dung giáo dục; mặt khác, chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu và vận dụng nội dung giáo dục của môn học vào thực tiễn.

2. Chương trình bảo đảm kết nối giữa các lớp học, cấp học và đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp

Nội dung chương trình được thiết kế theo ba mạch: địa lí đại cương, địa lí thế giới, địa lí Việt Nam, bao gồm các kiến thức cốt lõi và chuyên đề học tập; phát triển, mở rộng và nâng cao nội dung giáo dục địa lí đã học ở cấp trung học cơ sở; bảo đảm tinh gọn, cơ bản, cập nhật các tri thức khoa học, hiện đại của địa lí học, các vấn đề về phát triển của thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương. Các nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt của chương trình có tính đến sự phù hợp với thực tế dạy học ở trường phổ thông trong định hướng phát triển.

Đối với những học sinh có định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí, ngoài kiến thức cốt lõi, chương trình có các chuyên đề học tập ở mỗi lớp, nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

3. Chương trình bảo đảm tính kế thừa, hiện đại

Chương trình môn Địa lí kế thừa phát huy ưu điểm của những chương trình đã có, tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến, tiếp cận với những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại; phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện và khả năng học tập của học sinh ở các vùng, miền khác nhau.

4. Chương trình chú trọng tích hợp, thực hành và vận dụng

Chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống.

Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông,.) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử,.) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao.

Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học.

 

docx 49 trang quyettran 13/07/2022 22240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí

Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN ĐỊA LÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hà Nội, 2018
MỤC LỤC

Trang
ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC	3
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH	3
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH	5
YÊU CẦU CẦN ĐẠT	5
NỘI DUNG GIÁO DỤC	7
LỚP 10: ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG	9
LỚP 11: ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI	19
LỚP 12: ĐỊA LÍ VIỆT NAM	28
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC	40
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC	42
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH	43
ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Chương trình môn Địa lí xác định rõ các phẩm chất và năng lực có thể hình thành, phát triển qua môn học. Một mặt, chương trình căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở và điểm xuất phát để lựa chọn các nội dung giáo dục; mặt khác, chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu và vận dụng nội dung giáo dục của môn học vào thực tiễn.
Chương trình bảo đảm kết nối giữa các lớp học, cấp học và đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp
Nội dung chương trình được thiết kế theo ba mạch: địa lí đại cương, địa lí thế giới, địa lí Việt Nam, bao gồm các kiến thức cốt lõi và chuyên đề học tập; phát triển, mở rộng và nâng cao nội dung giáo dục địa lí đã học ở cấp trung học cơ sở; bảo đảm tinh gọn, cơ bản, cập nhật các tri thức khoa học, hiện đại của địa lí học, các vấn đề về phát triển của thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương. Các nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt của chương trình có tính đến sự phù hợp với thực tế dạy học ở trường phổ thông trong định hướng phát triển.
Đối với những học sinh có định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí, ngoài kiến thức cốt lõi, chương trình có các chuyên đề học tập ở mỗi lớp, nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Chương trình bảo đảm tính kế thừa, hiện đại
Chương trình môn Địa lí kế thừa phát huy ưu điểm của những chương trình đã có, tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến, tiếp cận với những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại; phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện và khả năng học tập của học sinh ở các vùng, miền khác nhau.
Chương trình chú trọng tích hợp, thực hành và vận dụng
Chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống.
Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông,...) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử,...) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao.
Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học.
Chương trình được xây dựng theo hướng mở
Trên cơ sở bảo đảm định hướng, yêu cầu cần đạt và những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các trường hướng dẫn học sinh thực hành tìm hiểu địa lí địa phương phù hợp với điều kiện của mình; đồng thời triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của cơ sở giáo dục, của địa phương.
Chương trình được xây dựng theo hướng khái quát, không quá chi tiết, tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên các trường chủ động, sáng tạo thực hiện chương trình trong điều kiện khoa học, công nghệ và xã hội liên tục phát triển,
thường xuyên đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục.
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
Trên nền tảng những kiến thức cơ bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Địa lí góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Thành phần năng lực
Biểu hiện
NHẬN THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
– Sử dụng được bản đồ địa hình kết hợp với địa bàn để xác định vị trí của một điểm trên thực địa; xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng địa lí trên bản đồ.
– Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
– Xác định và lí giải được sự phân bố các đối tượng địa lí.
– Sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; sử dụng bản đồ hoặc lược đồ để trình bày về mối quan hệ không gian của các đối tượng địa lí; phát hiện,
Thành phần năng lực
Biểu hiện
chọn lọc, tổng hợp và trình bày được đặc trưng địa lí của một địa phương; từ đó, hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt các địa phương với nhau.
Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí
– Giải thích được cơ chế diễn ra một số hiện tượng, quá trình tự nhiên trên Trái Đất; sự hình thành, phát triển và phân bố của một số yếu tố hoặc thành phần tự nhiên; một số đặc điểm của sự vật, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất và ở lãnh thổ Việt Nam; phát
hiện và giải thích được một số hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên trong thực tế địa
phương.
– Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đặc điểm, quá trình phát triển về kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực và ở Việt Nam.
– Giải thích được các sự vật, hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội trên cơ sở vận dụng mối liên hệ và tác động của tự nhiên.
– Giải thích được những hệ quả (tích cực, tiêu cực) do con người tác động đến môi trường tự nhiên; giải thích được tính cấp thiết của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường.
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ
Sử dụng các công cụ địa lí học
Tìm kiếm, chọn lọc được thông tin từ các văn bản tài liệu phù hợp với nội dung, chủ đề nghiên cứu; sử dụng được tranh, ảnh địa lí để miêu tả những hiện tượng, quá trình địa lí; lập được bộ sưu tập hình ảnh (bản giấy và bản kĩ thuật số).
Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết; khai thác được các kênh thông tin bổ sung (biểu đồ, tranh ảnh,...) từ bản đồ, atlat địa lí; đọc được lát cắt địa hình; sử dụng được một số bản đồ thông dụng trong thực tế.
Thực hiện được một số tính toán đơn giản (tính GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng
Thành phần năng lực
Biểu hiện
Tổ chức học tập ở thực địa
Khai thác Internet phục vụ môn học
trưởng kinh tế,...); nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê; xây dựng được bảng thống kê có cấu trúc phù hợp với ý tưởng phân tích số liệu; vẽ được một số loại biểu đồ thể hiện động thái, cơ cấu, quy mô,... của đối tượng địa lí từ số liệu đã cho.
Nhận xét được biểu đồ và giải thích; đọc hiểu các sơ đồ, mô hình địa lí.
Xây dựng được kế hoạch học tập thực địa; sử dụng được những kĩ năng cần thiết để thu thập tài liệu sơ cấp ngoài thực địa: quan sát, quan trắc, chụp ảnh thực địa, phỏng vấn, vẽ lược đồ, sơ đồ,... trình bày được những thông tin thu thập được từ thực địa.
Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn.
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC
Cập nhật thông tin và liên hệ
– Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, tri thức về thế giới,
thực tế
khu vực, đất nước, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; liên hệ được thực tế địa phương, đất nước,... để làm sáng rõ hơn kiến thức địa lí.
Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn
– Trình bày ý tưởng và xác định được cụ thể chủ đề nghiên cứu ở địa phương; vận dụng được kiến thức, kĩ năng địa lí vào việc nghiên cứu chủ đề, viết được báo cáo hoàn chỉnh
và trình bày kết quả nghiên cứu theo các hình thức khác nhau.
Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn
– Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp với trình độ học sinh và ứng xử phù hợp với môi trường sống.
NỘI DUNG GIÁO DỤC
Nội dung khái quát
Nội dung giáo dục môn Địa lí gồm địa lí đại cương, địa lí kinh tế - xã hội thế giới, địa lí Việt Nam (địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội). Ngoài các kiến thức cốt lõi, nội dung giáo dục môn Địa lí còn có các chuyên đề học tập, được phân phối phù hợp với mạch nội dung chính của mỗi lớp.
Kiến thức cốt lõi
Kiến thức cốt lõi
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
´
Sử dụng bản đồ
´
ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG
Địa lí tự nhiên
´
Địa lí kinh tế - xã hội
´
ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới
´
Địa lí khu vực và quốc gia
´
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Địa lí tự nhiên
´
Địa lí dân cư
´
Địa lí các ngành kinh tế
´
Địa lí các vùng kinh tế
´
Kiến thức cốt lõi
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Thực hành tìm hiểu địa lí địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
´
Các chuyên đề học tập
Tên chuyên đề
Lớp 10
Lớp 11
Lớp 12
Chuyên đề 10.1: Biến đổi khí hậu
´
Chuyên đề 10.2: Đô thị hoá
´
Chuyên đề 10.3: Phương pháp viết báo cáo địa lí
´
Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
(Uỷ hội sông Mê Công; Hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông)
´
Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới
´
Chuyên đề 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)
´
Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống
´
Chuyên đề 12.2: Phát triển vùng
´
Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề
´
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp
LỚP 10: ĐỊA LÍ ĐẠI CƯƠNG
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh
– Khái quát về môn Địa lí ở trường
– Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
phổ thông, vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống
– Định hướng nghề nghiệp
Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.
Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.
Sử dụng bản đồ
Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
Một số ứng dụng của GPS (Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu) và bản đồ số trong đời sống
Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ - biểu đồ.
Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.
Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Trái Đất
– Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
– Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
– Thuyết kiến tạo mảng
– Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng; vận dụng để giải thích được nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
– Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
– Phân tích được hệ quả địa lí của các chuyển động chính của Trái Đất: Chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ).
– Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
ngày đêm.
– Sử dụng hình vẽ, lược đồ để phân tích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất.
Thạch quyển
– Khái niệm thạch quyển
– Trình bày được khái niệm thạch quyển; phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.
– Nội lực và ngoại lực
– Trình bày khái niệm nội lực, ngoại lực; nguyên nhân của chúng; tác động đến sự
hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
– Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực, ngoại lực đến
địa hình bề mặt Trái Đất.
– Sự phân bố các vành
đai
động
đất,
– Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên bản đồ.
núi lửa
Khí quyển
Khái niệm khí quyển
Nhiệt độ không khí
Khí áp và gió
Nêu được khái niệm khí quyển.
Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương; địa hình.
Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp.
Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất; một số loại gió địa phương.
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Mưa
Các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất
Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.
Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ về một số yếu tố của khí quyển (nhiệt độ, khí áp, gió, mưa).
Đọc được bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất; phân tích được biểu đồ một số kiểu khí hậu.
Giải thích được một số hiện tượng thời tiết và khí hậu trong thực tế.
Thuỷ quyển
Khái niệm thuỷ quyển
Nước trên lục địa
Nước biển và đại dương
Nêu được khái niệm thuỷ quyển.
Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
Trình bày được chế độ nước của một con sông cụ thể.
Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.
Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm.
Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt.
Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương.
Giải thích được hiện tượng sóng biển và thuỷ triều.
Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
Nêu được vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Vẽ được sơ đồ; phân tích được bản đồ và hình vẽ về thuỷ quyển.
Sinh quyển
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Đất
Sinh quyển
Sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất
Trình bày được khái niệm về đất; phân biệt được lớp vỏ phong hoá và đất.
Trình bày được các nhân tố hình thành đất; liên hệ được thực tế ở địa phương.
Trình bày được khái niệm sinh quyển; phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật; liên hệ được thực tế ở địa phương.
Phân tích được sơ đồ, hình vẽ, bản đồ phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới.
Một số quy luật của vỏ địa lí
Khái niệm vỏ địa lí
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Quy luật địa đới và phi địa đới
Trình bày khái niệm vỏ địa lí; phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất.
Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương.
Trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật địa đới và phi địa đới; liên hệ được thực tế ở địa phương.
Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng các quy luật địa lí.
ĐỊA LÍ KINH TẾ – XÃ HỘI
Địa lí dân cư
Dân số và sự phát triển dân số trên thế giới
Gia tăng dân số
Trình bày được đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới.
Phân biệt được gia tăng dân số tự nhiên (tỉ suất sinh, tỉ suất tử) và cơ học (xuất cư, nhập cư), trình bày được khái niệm về gia tăng dân số thực tế; phân tích được
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Cơ cấu dân số
Phân bố dân cư
Đô thị hoá
các nhân tố tác động đến gia tăng dân số.
Trình bày được các loại cơ cấu dân số: cơ cấu sinh học (tuổi và giới), cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hoá).
Phân tích được tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư.
Trình bày được khái niệm, phân tích được các nhân tố tác động đến đô thị hoá và ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
So sánh được các loại tháp dân số tiêu biểu.
Vẽ được biểu đồ về dân số (quy mô, động thái, cơ cấu).
Phân tích được biểu đồ, số liệu thống kê về dân số; xử lí số liệu.
Nhận xét, giải thích được sự phân bố dân cư thông qua bản đồ, tài liệu, số liệu,...
Giải thích được một số hiện tượng về dân số trong thực tiễn.
Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Các nguồn lực phát triển kinh tế
Cơ cấu nền kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Trình bày được khái niệm và phân loại các nguồn lực, phân tích được vai trò của mỗi loại nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
Trình bày được khái niệm cơ cấu kinh tế; phân biệt được các loại cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.
So sánh được một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), GDP và GNI bình quân đầu người.
Liên hệ được một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế ở địa phương.
Phân tích được sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế.
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
– Vẽ được biểu đồ cơ cấu nền kinh tế và nhận xét, giải thích.
Địa lí các ngành kinh tế
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Công nghiệp
Trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; những định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai.
Trình bày được vai trò, đặc điểm của các ngành trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới.
Trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; phân biệt được vai trò, đặc điểm một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Nêu được một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới.
Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải thích thực tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở địa phương.
Đọc được bản đồ; xử lí, phân tích được số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Trình bày được vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp.
Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Nêu được những định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai.
Trình bày được vai trò, đặc điểm và giải thích được sự phân bố của một số ngành: Khai thác than, dầu khí, quặng kim loại; điện lực; điện tử, tin học; sản xuất hàng tiêu dùng; thực phẩm.
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
– Dịch vụ
Phân tích được tác động của công nghiệp đối với môi trường, sự cần thiết phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo.
Trình bày được quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp; phân biệt được vai trò và đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Thu thập tài liệu, trình bày và báo cáo được một vấn đề về công nghiệp.
Đọc được bản đồ công nghiệp; vẽ và phân tích được biểu đồ về công nghiệp.
Trình bày được cơ cấu, vai trò, đặc điểm của dịch vụ; phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố dịch vụ.
Trình bày được vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng.
Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng; trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng trên thế giới.
Vẽ được biểu đồ, sơ đồ; đọc và phân tích được bản đồ, số liệu thống kê ngành dịch vụ.
Liên hệ được các hoạt động dịch vụ tại địa phương.
Viết được báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ.
Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
– Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Phân biệt được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Phân tích được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Phát triển bền vững
Tăng trưởng xanh
triển của xã hội loài người.
Trình bày được khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững.
Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh.
Liên hệ được một số vấn đề về tăng trưởng xanh tại địa phương.
Chuyên đề 10.1: Biến đổi khí hậu
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
– Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân
– Trình bày được khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
của biến đổi khí hậu
– Giải thích được nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
– Các tác động của biến đổi khí hậu và
– Phân tích được các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn
hậu quả
cầu.
– Giải thích được tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Ứng phó với biến đổi khí hậu
– Hệ thống hoá được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chuyên đề 10.2: Đô thị hoá
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Đô thị hoá
Đô thị hoá ở các nước phát triển
Trình bày được khái niệm về đô thị hoá theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Nêu được ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.
Phân tích được đặc điểm đô thị hoá ở các nước phát triển.
Phân biệt được quy mô của các đô thị.
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
– Nhận xét và giải thích được xu hướng đô thị hoá ở các nước phát triển.
– Đô thị hoá ở các nước đang phát
– Phân tích được đặc điểm đô thị hoá ở các nước đang phát triển.
triển
– Nhận xét và giải thích được xu hướng đô thị hoá ở các nước đang phát triển.
– So sánh được đặc điểm đô thị hoá giữa hai nhóm nước: phát triển, đang phát triển.
– Tác động của đô thị hoá đến dân số, kinh tế - xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển
Phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển.
Liên hệ được với thực tế Việt Nam.
– Vẽ biểu đồ, tìm hiểu siêu đô thị trên
– Vẽ được biểu đồ cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới
thế giới
hoặc một số nước.
– Xác định được trên bản đồ, lược đồ thế giới một số siêu đô thị.
Chuyên đề 10.3: Phương pháp viết báo cáo địa lí
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Những vấn đề chung
Quy trình viết một báo cáo địa lí
Nêu được quan niệm về báo cáo địa lí.
Trình bày được cấu trúc của một báo cáo địa lí.
Xác định được các bước cần thực hiện để viết một báo cáo địa lí: Chọn đề tài, xây dựng đề cương; thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hoá tư liệu; trình bày báo cáo.
+ Xác định được ý tưởng và chọn đề tài báo cáo địa lí.
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
+ Xác định được cấu trúc của một đề cương báo cáo khoa học địa lí và nội dung chính của các đề mục.
+ Xác định và hình thành được kĩ năng thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin, hệ thống hoá thông tin.
+ Xác định được cách thức trình bày báo cáo.
– Trình bày được kĩ thuật viết một báo cáo địa lí; hình thành được kĩ năng viết và trình bày báo cáo địa lí.
LỚP 11: ĐỊA LÍ KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI
Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các nhóm nước
– Các nhóm nước
– Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát
triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo
GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người.
– Sự khác biệt về kinh tế - xã hội
– Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm
nước.
– Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước, phân tích được
bảng số liệu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước.
– Thu thập được tư liệu về kinh tế - xã hội của một số nước từ các nguồn khác
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
nhau.
Toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và an ninh toàn cầu
– Toàn cầu hoá kinh tế
– Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế, phân tích ảnh
hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
– Khu vực hoá kinh tế
– Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá kinh tế; phân tích được ý
nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới.
– Một số tổ chức khu vực và quốc tế
– Trình bày được một số tổ chức khu vực và quốc tế: Liên hợp quốc (UN), Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác
kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
– Sưu tầm và hệ thống hoá được các tư liệu, số liệu về toàn cầu hoá, khu vực hoá.
– Trao đổi, thảo luận được về cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá, khu vực hoá
đối với các nước đang phát triển.
– An ninh toàn cầu
– Nêu được một số vấn đề an ninh toàn cầu hiện nay và khẳng định được sự cần
thiết phải bảo vệ hoà bình.
Nền kinh tế tri thức
Đặc điểm
Các biểu hiện
– Thu thập tư liệu, viết được báo cáo tìm hiểu về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Khu vực Mỹ Latinh
– Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Dân cư, xã hội
Kinh tế
Cộng hoà Liên bang Brasil (Bra-xin): Tình hình phát triển kinh tế và những vấn đề xã hội cần phải giải quyết
và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày được vấn đề đô thị hoá, một số vấn đề về dân cư, xã hội và phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội.
Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực.
Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
Vẽ được biểu đồ, rút ra nhận xét.
Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực Mỹ Latinh.
Viết được báo cáo truyền đạt những nét cơ bản về tình hình phát triển kinh tế Brasil và những vấn đề xã hội cần phải giải quyết.
Liên minh châu Âu (EU)
– Một liên kết kinh tế khu vực lớn
– Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.
– Vị thế của khu vực trong nền kinh tế thế giới
– Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực.
– Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
– Vẽ được biểu đồ, nhận xét.
– Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hoá và trình bày theo chủ đề.
– Cộng hoà Liên bang Đức: Công
– Viết được báo cáo tìm hiểu về sự phát triển công nghiệp của Cộng hoà Liên bang
nghiệp
Đức.
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
Khu vực Đông Nam Á
– Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
– Dân cư, xã hội
– Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội.
– Kinh tế
– Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung, sự phát triển các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
– Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
– So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN; cơ chế hoạt động, một số hợp tác
(ASEAN)
cụ thể trong kinh tế, văn hoá; phân tích được các thành tựu và thách thức của
ASEAN.
– Chứng minh được sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
– Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
– Khai thác, chọn lọc, hệ thống hoá được các tư liệu từ các nguồn khác về địa lí khu vực ASEAN.
– Hoạt động kinh tế đối ngoại
– Vẽ được biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu và truyền đạt được thông tin địa lí về hoạt động du lịch; xuất, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.
Khu vực Tây Nam Á
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Dân cư, xã hội
Kinh tế
Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, của một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội.
Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực.
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
– Vấn đề dầu mỏ
Khai thác, chọn lọc, thu thập được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực Tây Nam Á.
Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
Viết được báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam Á.
Hợp chúng quốc Hoa Kì
– Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
– Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.
Dân cư, xã hội
Kinh tế
Phân tích được tác động của quy mô và sự gia tăng dân số, sự đa dạng về chủng tộc, nhập cư, sự phân bố dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội.
Giải thích được đặc điểm của nền kinh tế hàng đầu thế giới; trình bày được sự phát triển, phân bố của các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), sự chuyển dịch cơ cấu ngành và sự phân hoá lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kì.
Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích.
Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí Hoa Kì.
Liên bang Nga
Vị

File đính kèm:

  • docxchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_mon_dia_li.docx