Đa dạng hóa các hình thức tiếp cận và khai thác văn bản văn học

Các thao tác tiếp cận thi pháp học trong khai thác văn bản văn học đòi hỏi người dạy -

người học nghiên cứu, tìm hiểu các hình thức nghệ thuật ngôn từ trong chức năng tổ chức và thể

hiện nội dung xã hội, văn hóa và cả nội dung triết học của chúng. Sau khi chỉ ra tính khoa học và

tính khả thi của việc áp dụng phương pháp dạy học văn bản văn học theo đặc điểm loại hình và

theo đường hướng giao tiếp, bài báo đề xuất một số thao tác sư phạm liên quan đến Đọc có

phương pháp, lựa chọn tác phẩm văn học và quá trình dạy và học tác phẩm văn học áp dụng cho

sinh viên chuyên Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQG Hà Nội.

pdf 8 trang phuongnguyen 26/07/2022 16640
Bạn đang xem tài liệu "Đa dạng hóa các hình thức tiếp cận và khai thác văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đa dạng hóa các hình thức tiếp cận và khai thác văn bản văn học

Đa dạng hóa các hình thức tiếp cận và khai thác văn bản văn học
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 132-139 
132 
Đa dạng hóa các hình thức tiếp cận 
và khai thác văn bản văn học 
Nguyễn Thị Bình* 
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, 
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 10 tháng 6 năm 2011 
Tóm tắt. Các thao tác tiếp cận thi pháp học trong khai thác văn bản văn học đòi hỏi người dạy - 
người học nghiên cứu, tìm hiểu các hình thức nghệ thuật ngôn từ trong chức năng tổ chức và thể 
hiện nội dung xã hội, văn hóa và cả nội dung triết học của chúng. Sau khi chỉ ra tính khoa học và 
tính khả thi của việc áp dụng phương pháp dạy học văn bản văn học theo đặc điểm loại hình và 
theo đường hướng giao tiếp, bài báo đề xuất một số thao tác sư phạm liên quan đến Đọc có 
phương pháp, lựa chọn tác phẩm văn học và quá trình dạy và học tác phẩm văn học áp dụng cho 
sinh viên chuyên Pháp, trường Đại học Ngoại ngữ-ĐHQG Hà Nội. 
Từ khóa. Phân tích văn bản văn học, thi pháp học, loại hình, thể loại, đường hướng giao tiếp. 
Lí luận tiếp nhận văn bản văn học ra đời, 
phát triển, tạo nền móng cho sự ra đời của nhiều 
khuynh hướng phê bình đa dạng, cung cấp cơ 
sở khoa học cho việc tiếp cận văn bản văn học. 
Vị trí và vai trò của người dạy- người học - một 
loại “siêu độc giả” đóng vai trò quan trọng đối 
với quá trình tạo lập một đời sống riêng của văn 
bản văn học. Sự hình thành của những phương 
pháp khai thác văn bản mới đòi hỏi phải có các 
chiến lược giáo học pháp, các biện pháp phù 
hợp với chức năng chủ động, sáng tạo của 
người dạy và người học.* 
Bài viết này đưa ra một số đề xuất nhằm 
khắc phục tình trạng dạy các tác phẩm văn học 
khiến người học thụ động và ít hứng thú với tác 
phẩm văn học, tiết học môn văn học không tạo 
cảm hứng thẩm mỹ văn chương, người học thờ 
ơ và chán nản, nhất là trong bối cảnh hiện nay, 
______ 
* ĐT: 84-912781880. 
 E-mail: ngtbinh1301@gmail.com 
khi mà các phương tiện thông tin nghe- nhìn 
chiếm ưu thế, gây một áp lực lớn đối với việc 
giảng dạy môn văn học trong nhà trường. Xuất 
phát từ thực tiễn đó, chúng tôi đưa ra những đề 
xuất ứng dụng các thao tác tiếp cận thi pháp học 
đòi hỏi người dạy - người học phải nghiên cứu 
các hình thức nghệ thuật ngôn từ trong chức 
năng tổ chức và thể hiện nội dung xã hội, văn 
hóa và cả nội dung triết học của chúng. Bài viết 
cũng phân tích khả năng ứng dụng và hiệu quả 
của phương pháp dạy- học theo đặc điểm loại 
hình và thể loại cũng như việc khai thác văn 
bản văn học theo phương pháp giao tiếp. Những 
phương pháp này có tác dụng tạo lập khả năng 
độc lập và sáng tạo trong tiếp nhận tác phẩm 
văn học của người học, đồng thời rèn luyện các 
kỹ năng giao tiếp nói và viết cho sinh viên 
trong các lớp học chuyên ngoại ngữ. Hướng đi 
này đã được ứng dụng và đạt được kết quả tốt 
trên thế giới nhưng chưa được khai thác rộng 
N.T. Bình / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 132-139 
133 
rãi trong nghiên cứu và giảng dạy văn học ở 
Việt Nam. 
1. Các nguyên tắc phân tích văn bản văn học 
1.1. Giải thích văn bản văn học (expliquer un texte) 
Tất cả các công trình về giảng dạy văn học 
đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giai 
đoạn đầu của việc đọc tác phẩm văn học, đó là 
thấu hiểu văn bản. Mục đích của giai đoạn này 
là nhằm thực hiện những nghiên cứu chuyên 
biệt, đặc thù của loại văn bản văn học. Hoạt 
động giải thích này lại càng có ý nghĩa hơn đối 
với những văn bản văn học có nguồn gốc từ 
một nền văn hoá cách xa về phương diện không 
gian và thời gian so với người học. 
Vậy thực chất nhiệm vụ của bước một - 
bước giải thích văn bản văn học là gì? Theo các 
tác giả của công trình Văn học Pháp ngữ do 
Jean - Louis Joubert chủ biên [1], xuất phát từ 
đối tượng người học cụ thể, người dạy phải 
đánh giá chính xác năng lực thấu hiểu văn bản 
của người học. Giải thích văn bản văn học đòi 
hỏi ở người học các năng lực sau đây: năng lực 
văn hóa, năng lực ngôn ngữ, năng lực về văn 
bản văn học (compétences culturelle, 
linguistique et textuelle). 
- Năng lực văn hóa 
Khả năng tiếp cận văn bản văn học đòi hỏi 
người học phải có một hành trang văn hóa thu 
nhận được từ môi trường xã hội của họ, Đối với 
những tác phẩm văn học nước ngoài, đó là khối 
kiến thức văn hóa nước ngoài mà sinh viên 
được cung cấp (văn hoá Pháp cho sinh viên 
chuyên ngành tiếng Pháp). Khi đó vai trò của 
người dạy hoặc giáo trình chỉ là phương tiện 
chuyển tiếp khối kiến thức đó. Đó là những 
kiến thức văn hóa chung về các lĩnh vực: lịch 
sử, chính trị, văn hoá- xã hội Thí dụ trong 
trích đoạn tác phẩm “Cuốn sách những cuộc 
chạy trốn” của Le Clézio, trình bày một đoạn 
hội thoại bao gồm các nhãn mác của các sản 
phẩm công nghiệp tiêu dùng ở cuối thế kỷ XX. 
Trong tác phẩm đó nhà văn không ghi rõ tháng, 
ngày của sự kiện, không giới thiệu tỉ mỉ bối 
cảnh xã hội như trong các tiểu thuyết truyền 
thống kiểu Balzac ở thế kỷ XIX, do vậy chính 
sự hiểu biết về các sản phẩm sẽ giúp người học 
xác định được môi trường xã hội thuộc một giai 
đoạn lịch sử nhất định- nơi nhân vật được 
“ cắm sâu”. Sự nghiên cứu tỉ mỉ từng tín hiệu 
văn hoá trong văn bản cho phép suy xét và phân 
tích sâu sắc giá trị văn hóa của văn bản. Ngoài 
ra, cũng cần phải chú ý đến dấu ấn của nhà văn 
để lại trong văn bản. Ai phát ngôn? Một nhà 
văn theo đạo Thiên chúa, đạo Hồi? Họ có 
nguồn gốc từ Châu lục nào, Châu Â,u, Châu 
Phi ...? Họ để lại những dấu ấn cá nhân nào 
trong văn bản ? Trả lời được các câu hỏi này từ 
góc độ địa lý, lịch sử, xã hội sẽ làm sáng tỏ các 
giá trị văn hóa của văn bản văn học và đó là 
việc làm cần thiết trong quá trình “giải mã” văn 
bản 
- Năng lực ngôn ngữ 
Năng lực này liên quan mật thiết với năng 
lực văn hóa. Năng lực ngôn ngữ chính là những 
hiểu biết ngôn ngữ của người nói/ người viết, 
nhờ đó mà anh ta có thể tạo lập, nhận biết và 
hiểu các cấu trúc cú pháp, có thể giải mã những 
diễn ngôn mơ hồ, hàm ý. 
- Năng lực văn bản 
Trong quá trình giải thích văn bản văn học, 
một vấn đề then chốt được đặt ra là cách thức 
bảo đảm sự hiểu chính xác văn bản, làm sáng tỏ 
ý nghĩa văn bản và đặc biệt là cách đọc một văn 
bản văn học. Để làm được điều đó, cần phải 
tuân theo một quy trình vận hành như sau : cần 
phải xác định trong văn bản: Ai nói? Với ai? Ở 
đâu? Khi nào? Và phải được đặt trong ngữ 
cảnh tổng thể, trong mối liên quan với đầu đề 
của văn bản. Cần phải xác định những từ then 
chốt và giọng điệu của văn bản. 
Một văn bản văn học bao gồm nhiều loại 
hình khác nhau. Kỹ năng văn bản hướng đến 
khả năng xác định những tính chất đặc thù của 
từng loại hình. Ví dụ đối với loại hình miêu tả, 
phải xác định những cảnh (scènes), các bình 
diện khác nhau hiện lên qua hệ thống từ vựng, 
ngữ pháp: tính từ chỉ tính chất, đại từ quan hệ, 
N.T. Bình / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 132-139 
134 
động từ thời quá khứ tiếp diễn không hoàn 
thiện... Kỹ năng này luôn gắn kết chặt chẽ với 
kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng văn hóa, đặt nền 
móng cho cách đọc có phương pháp (lecture 
méthodique), hướng đến một dạng bài tập có 
khả năng phát huy tính tự chủ, độc lập và năng 
lực cá nhân của người học trong việc cảm thụ 
tác phẩm văn học. 
1.2. Bình giảng văn bản văn học (commenter 
un texte) 
Bình giảng một văn bản văn học (một đoạn 
trích hoặc một tác phẩm trọn vẹn) là một trong 
những bài tập quan trọng mà giáo viên thực thi 
trên lớp bên cạnh những bài tập khác. Mỗi một 
loại bài tập đòi hỏi phải tuân theo các bước tiến 
hành chuyên biệt của dạy và học một văn bản 
văn học. 
Theo từ điển Petit Robert(1), “bình giảng là 
nghiên cứu, suy ngẫm, đưa ra những nhận xét 
về những cái được trình bày trong văn bản”. 
Đối với văn bản văn học, bình giảng một văn 
bản còn có nghĩa là phát hiện những điều ngầm 
ẩn, không hiển hiện rõ ràng, phát hiện những 
nét đặc sắc. Bài bình giảng văn học đòi hỏi 
những suy ngẫm mang tính chất cá nhân của 
chính độc giả, mời gọi độc giả trình bày những 
cảm xúc tươi nguyên của mình. Nó xuất phát từ 
văn bản và quay trở lại văn bản nhằm phát hiện 
tính văn học của văn bản. 
Là loại hình bài tập nâng cao kỹ năng viết 
cho sinh viên, bài bình giảng có hình thức của 
bài tập làm văn. Đó là kiểu bài tập khó, dành 
cho người học có trình độ tương đối cao trong 
việc học môn văn học. Dạng bài viết này thực 
chất là một quá trình tiếp cận văn bản có hệ 
thống, cho phép phát hiện toàn bộ thủ pháp 
nghệ thuật của nhà văn nhằm phục vụ cho sự 
giao tiếp tư tưởng, hiệu quả thẩm mĩ và cảm 
hứng giữa văn bản và độc giả. Chính vì vậy, 
bài bình luận có thể được tiến hành theo các 
bước tuần tự sau đây: 
- Giai đoạn “Quét” văn bản 
______ 
(1) 2004, tr. 308. 
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiếp 
cận văn bản. Giai đoạn này yêu cầu người học 
đọc kỹ văn bản theo các hướng sau đây: 
* Nghiên cứu về từ vựng: khảo sát hệ 
thống tổ chức các từ nối ở cấp độ đoạn văn, cấp 
độ văn bản, đặc biệt tìm hiểu kỹ càng các 
trường từ vựng “mờ đục”. 
* Nghiên cứu về cú pháp: xem xét việc tạo 
nghĩa của các cấu trúc ngữ pháp; hiệu quả của 
việc sử dụng các kiểu câu khác nhau. 
* Nghiên cứu về ngữ nghĩa tập trung vào 
hành động phát ngôn (énonciation): nghiên cứu 
mối quan hệ giữa người kể chuyện và truyện, 
quan hệ giữa người kể chuyện và nhân vật, 
quan hệ giữa các nhân vật, quan hệ giữa người 
kể và hình thức ngôn ngữ lựa chọn để biểu đạt; 
nghiên cứu sự chuyển dịch từ ngôi “tôi-Je” đến 
“chúng tôi-Nous” tiếp đến “người ta- On”; tìm 
hiểu những dấu hiệu khẳng định sự hiện diện 
của người kể chuyện; nghiên cứu hiệu quả của 
các kỹ thuật kể chuyện. 
* Nghiên cứu về ngữ âm: các hoạt động 
tạo âm thông qua kỹ thuật lặp các phụ âm, 
nguyên âm tạo nhạc tính cho văn bản. 
* Nghiên cứu về các biện pháp tu từ: phát 
hiện nghĩa tiềm ẩn của văn bản qua các biện 
pháp tu từ. Mục tiêu của bước này là hướng 
người học thâm nhập sâu vào toàn bộ hệ thống 
tổ chức văn bản nhằm phát hiện các giá trị nghệ 
thuật của văn bản. 
- Giai đoạn tổ chức bài bình giảng 
Giai đoạn này yêu cầu người học sắp xếp 
các thành phần theo trật tự lô gíc của bài tập 
làm văn bình giảng. Muốn xây dựng một đề 
cương khoa học, hợp lí, người học phải tiến 
hành tổng kết việc nghiên cứu các bình diện 
khác nhau của văn bản như đã nói ở trên. Một 
bài văn bình giảng đề cao những đánh giá, suy 
xét đậm chất cá nhân của người học. Giáo viên 
phải đặc biệt lưu ý người học là không chỉ có 
một nhận định, một chân lí, một nghĩa duy nhất 
đúng của văn bản văn học và người học hoàn 
toàn có thể bảo vệ chủ kiến riêng của mình 
bằng các luận cứ, luận chứng xác đáng. 
N.T. Bình / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 132-139 
135 
 2. Đọc có phương pháp (lecture méthodique) 
Thực chất trong các phần trên chúng tôi đã 
trình bày các giải pháp cụ thể với các thao tác 
chuyên biệt, bổ sung tương tác lẫn nhau hướng 
đến một kiểu Đọc có phương pháp. Điều kiện 
then chốt, cốt lõi dẫn đến thành công về 
phương diện giáo học pháp trong cách tiếp cận 
văn bản văn học là thực thi đồng thời các biện 
pháp, kỹ năng chuyên biệt của những thao tác 
khác nhau đối với văn bản văn học. Chúng ta có 
thể tham khảo một sơ đồ tổng hợp gồm bốn 
thao tác do nhóm tác giả cuốn Hướng dẫn dạy 
Văn học Pháp ngữ [2] đề xuất: 
 Giải thích 
 Phân loại Bình giảng 
 Nhóm lại 
Trong khi thao tác Nhóm lại có thể được 
thực hiện trước hoặc sau Bình giảng, thì thao 
tác Giải thích bắt buộc phải được tiến hành 
trước Bình giảng. Tuy nhiên Bình giảng là kết 
quả cao nhất mà không phải người học nào 
cũng có thể đạt được một cách dễ dàng. Đó là 
loại hình bài tập khó, có thể dành cho thí sinh 
được tuyển chọn là giáo viên dạy môn văn học. 
Để thực hiện tốt loại bài tập này thì Đọc có 
phương pháp chính là biện pháp hữu hiệu nhất. 
Vậy Đọc có phương pháp là gì ? Đó là kiểu đọc 
trong đó người học chọn một góc độ mà ở đó 
anh ta có thể phát huy những nhận xét, đánh giá 
chủ quan trong việc tìm hiểu kĩ thuật, bút pháp 
của nhà văn, cấu trúc, chủ đề của văn bản. Về 
phần mình, người dạy sẽ đưa ra những kiểu câu 
hỏi đa dạng có tác dụng kích thích tính độc lập 
trong cảm thụ văn bản văn học của người học, 
ví dụ: cái gì trong văn bản gây một hiệu ứng 
cảm xúc tức thì nơi bạn? Cái gì trong văn bản 
để lại ấn tượng mạnh nhất cho bạn? .... 
3. Lựa chọn chủ đề, tài liệu và xác định mục 
tiêu của dạy và học tác phẩm văn học 
Việc lựa chọn các chủ đề để giảng dạy trên 
lớp đóng một vai trò rất quan trọng, phải xuất 
phát từ nhu cầu của người học. Theo [1].thì 
nhu cầu đó phải đặt trên trục sau đây : 
Tôi 
Ở đây Thế giới của người học 
Hiện nay 
Chúng ta bắt đầu với ở đây: đó là tìm kiếm 
tính cấp thiết và tính thời sự của mỗi tính chất 
được đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau: 
- Tính chất cá nhân nằm trong mối quan 
hệ giữa Tôi và những người khác trong phạm vi 
của xã hội nơi Tôi đang sống 
- Tính chất xã hội và khu vực đặt trong 
mối quan hệ giữa nhóm xã hội của Tôi và các 
nhóm xã hội và khu vực khác 
- Tính chất quốc gia đặt trong mối quan hệ 
giữa đất nước tôi và các nước khác 
Tóm lại, những chủ đề được khai thác trong 
lớp học phải liên quan đến khu vực, đất nước 
và cá nhân người học. Việc lựa chọn các nguồn 
văn bản văn học để đưa vào giảng dạy phải 
nhằm vào mục tiêu là cung cấp và làm giàu vốn 
kiến thức văn hóa của người học. Bản chất của 
quá trình tích luỹ đó là phát hiện phương thức 
tư duy, nhận thức và hành động của một cộng 
đồng, một dân tộc khác. Những nguồn tư liệu 
gần gũi với mối quan tâm của người học chắc 
chắc sẽ đánh thức lòng ham đọc ở họ và thôi 
thúc họ tìm hiểu những vấn đề thiết thân, những 
bài học cuộc đời ẩn chứa dưới từng trang giấy. 
Mặt khác, mục tiêu của việc dạy học tác 
phẩm văn học trước hết là tạo lập niềm hứng 
thú đọc, tiếp theo là rèn luyện kĩ năng thuyết 
N.T. Bình / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 132-139 
136 
trình qua phần trình bày nói và cuối cùng là 
khơi dậy lòng ham thích được viết ra những 
điều mà người học cảm nhận được từ các tác 
phẩm văn học. Đó là mục tiêu chung còn trong 
quá trình dạy và học các văn bản văn học lại có 
những mục tiêu cụ thể. Người dạy phải sử 
dụng các kỹ thuật giảng dạy phù hợp để cung 
cấp cho người học một phương pháp làm việc 
độc lập, người học có thể vận dụng một cách 
sáng tạo các các công cụ phân tích khi đứng 
trước một văn bản phức tạp. Cuối cùng, chúng 
ta cũng không được phép quên rằng phân tích 
một văn bản văn học đồng nghĩa với việc nâng 
cao năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và văn hóa. 
4. Lựa chọn các biện pháp phù hợp 
Việc lựa chọn các phương pháp tối ưu cho 
người dạy đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi 
quyết liệt. Tuy nhiên, các nhà giáo học pháp 
đều thống nhất rằng không có một phương pháp 
giảng dạy lí tưởng, có giá trị vĩnh cửu cho tất cả 
mọi đối tượng người học, mọi cơ sở đào tạo. 
Điều cốt lõi nhất trong việc lựa chọn các 
biện pháp tối ưu cho việc giảng dạy trên lớp là 
chống lại sự nhàm chán và duy trì niềm đam mê, 
hứng khởi của người học. Các thủ pháp kích 
thích năng lực sáng tạo cá nhân của người học 
được thể hiện qua hệ thống câu hỏi của người 
dạy. Hệ thống câu hỏi này đóng một vai trò 
quan trọng còn hơn cả các câu trả lời của người 
học bởi nó mang chức năng định hưóng, dẫn 
dắt người học nắm bắt, giải thích đúng nghĩa 
của tác phẩm văn học. 
Với đối tượng là sinh viên ngành tiếng Pháp, 
học tác phẩm văn học Pháp bằng tiếng Pháp, 
việc xây dựng chương trình giảng dạy văn học 
phải chú ý đến mức độ văn bản đi từ dễ đến khó, 
hay nói một cách khác là “người dạy phải mở 
từ từ cánh cửa văn học, bằng cách lựa chọn các 
văn bản phù hợp với đối tượng người học” [3]. 
Ví dụ: Khi dạy môn Văn học Pháp qua các thể 
loại, chúng tôi thường bắt đầu bằng văn xuôi 
(truyện ngắn, tiểu thuyết), tiếp đó là thể loại 
kịch và cuối cùng là thơ. 
Trong chiến lược giảng dạy văn học Pháp 
đối với các lớp chuyên ngoại ngữ, ngoài các kỹ 
năng chuyên biệt của phân tích văn bản văn học, 
chúng tôi còn chú trọng đến các biện pháp 
nhằm nâng cao bốn kỹ năng cơ bản thực hành 
tiếng: đọc hiểu, diễn đạt viết, nghe hiểu, diễn 
đạt nói. 
Xuất phát từ các văn bản “mẫu gốc” được 
khai thác trên lớp, người dạy cần yêu cầu sinh 
viên làm việc qua hệ thống các bài trích dẫn đọc 
thêm hoặc qua một tác phẩm trọn vẹn. Người 
dạy cũng cần đa dạng hóa các hình thức bài tập 
tranh luận, các bài tập sáng tạo về kỹ năng viết 
tuỳ theo đối tượng người học. Ví dụ đối với lớp 
hệ sư phạm thì chú trọng đến các bài tập viết, 
phân tích một chủ đề nào đó và trình bày trên 
lớp; đối với lớp hệ phiên dịch thì chú trọng đến 
các bài tập tranh luận và bài tập dịch viết. 
5. Các bước tiến hành của quá trình dạy và 
học tác phẩm văn học 
Một bài giảng phân tích văn bản văn học 
bao gồm ba giai đoạn, tuân theo một trật tự lô-
gíc sau đây: 
+ Giai đoạn trước khi phân tích văn bản hay 
còn gọi là giai đoạn chuẩn bị 
+ Giai đoạn phân tích văn bản 
+ Các hình thức hoạt động sau giai đoạn 
phân tích văn bản 
5.1. Giai đoạn trước khi phân tích văn bản 
Với tư cách giáo viên, chúng ta luôn mong 
ước việc đọc một tác phẩm văn học đối với 
người học được xuất phát từ niềm vui thích, 
niềm đam mê phát hiện những chân trời mới lạ 
của tri thức, vẻ đẹp của ngôn từ, những rung 
động trào dâng do những trang sách mang lại. 
Nhưng trong bối cảnh hiện nay, văn hóa đọc 
đang ở tình trạng báo động, không những trong 
giới trẻ nói chung mà ngay cả đối với sinh viên 
ngành ngữ văn, việc đọc tác phẩm cũng không 
còn là hứng thú với họ nữa. Chính vì vậy, trách 
nhiệm lớn nhất, quan trọng nhất của người dạy 
N.T. Bình / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 132-139 
137 
là xây dựng được một thói quen đọc tác phẩm. 
Để làm được điều đó, người dạy phải bắt đầu từ 
những yêu cầu cụ thể đối với việc chuẩn bị đọc 
văn bản, có kiểm tra và đánh giá trước khi đi 
sâu vào phân tích văn bản. 
Ngay từ bài giảng đầu tiên, sau khi giới 
thiệu đại cương môn học: nội dung, thời gian, 
hình thức kiểm tra-đánh giá, tài liệu tham khảo 
bắt buộc và không bắt buộc, giáo viên thông 
báo cho sinh viên danh sách các văn bản phải 
đọc bắt buộc ở nhà. Để chuẩn bị cho từng bài 
phân tích trên lớp, người dạy yêu cầu sinh viên 
tự đọc bài ở nhà, có thể chỉ là một đoạn trích 
hoặc một tác phẩm trọn vẹn (một truyện ngắn 
đối với lớp bình thường, một tiểu thuyết ngắn 
đối với lớp chất lượng cao). Họ có thể sử dụng 
các sách chuyên khảo và các loại từ điển khác 
nhau để tìm hiểu nghĩa của những từ mới, các 
vấn đề ngữ pháp... Khi đến lớp, giáo viên bắt 
đầu bài giảng bằng hình thức yêu cầu sinh viên 
trình bày những điều thu hoạch được từ văn bản 
và chỉ ra những khó khăn trong quá trình đọc 
văn bản. Với hình thức này, người học sẽ chủ 
động hơn trong việc tiếp nhận văn bản. Tuy 
nhiên, đối với những vấn đề khó và trừu tượng 
thì sự phân tích, dẫn dắt của người dạy là cần 
thiết nhằm giúp người học vượt qua được 
những trở lực ngăn cản việc cắt nghĩa chính xác 
văn bản. 
Việc đọc tác phẩm văn học bằng nguyên tác 
phải được coi là loại hình bài tập bắt buộc, phải 
được duy trì liên tục trong quá trình học các 
môn bắt buộc hoặc tự chọn như: Lịch sử văn 
học Pháp, Tiểu thuyết và Truyện ngắn Pháp, 
Kịch và Thơ Pháp. Giáo viên cần hướng dẫn 
sinh viên cách đọc có phương pháp (lecture 
méthodique), hướng dẫn sinh viên ghi chép 
những nhận xét dưới dạng các loại phiếu (fiche) 
khác nhau : tóm tắt câu chuyện, kỹ thuật xây 
dựng nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian 
nghệ thuật, ý nghĩa xã hội, văn hóa, ý kiến phê 
bình về tác phẩm  Khi kiểm tra đánh giá, bài 
tập đọc tác phẩm văn học (lecture des tetxtes 
littéraires) có thể được tính 30% điểm của toàn 
môn học. 
Chúng tôi xin lưu ý rằng loại hình bài tập 
đọc trọn vẹn một tác phẩm văn học là bài tập 
bắt buộc đối với học sinh trung học cơ sở 
(collège) và trung học phổ thông (lycée) của 
Pháp. Trung bình mỗi năm học, học sinh phải 
đọc tối thiểu ba tác phẩm trọn vẹn có dung 
lượng khoảng từ 200 trang đến hơn 300 trang. 
Loại hình bài tập này hướng người học đến một 
cách đọc chuyên nghiệp, mang tính chất nghiên 
cứu. Biện pháp này rất hữu hiệu nhưng chưa 
bao giờ được thực hiện ở bậc phổ thông cũng 
như ở bậc đại học ở Việt Nam. Trước đây, 
trong thời kỳ vàng son của văn hóa đọc, khi đọc 
chưa phải đối đầu với sự ra đời của các phương 
tiện thông tin nghe-nhìn thì đây chính là hình 
thức giải trí phổ cập đối với học sinh và sinh 
viên. Tuy vậy, hình thức đọc này chỉ mang tính 
tự phát, không có hướng dẫn theo cách thức đọc 
có phương pháp dành cho người đọc chuyên 
nghiệp. 
5.2. Giai đoạn phân tích văn bản 
Giai đoạn này chú trọng vào các yếu tố đặc 
trưng của văn bản văn học. Ngay từ những phút 
đầu tiên của tiết học, giáo viên cần tạo một bầu 
không khí văn chương qua nhiều hình thức. Có 
thể giáo viên hoặc sinh viên đọc diễn cảm một 
bài thơ, một đoạn văn xuôi giàu nhạc điệu, 
không quá khó hiểu về mặt nội dung. Người 
dạy có thể lựa chọn các biện pháp phù hợp với 
từng thể loại. Ví dụ, đối với đoạn trích thể loại 
kịch, giáo viên có thể yêu cầu sinh viên đọc to 
lời thoại, nếu phòng học được trang bị các 
phương tiện nghe- nhìn thì có thể cho sinh viên 
xem hoặc/và nghe một trích đoạn diễn của vở 
kịch. Ở giai đoạn đầu tiên này, nên tránh đặt 
kiểu dạng câu hỏi sau cho sinh viên: Hãy bình 
luận đọan trích/tác phẩm này?. 
Sau phần tạo cảm hứng văn học, người dạy 
thực hiện công việc giúp người học hiểu sâu 
văn bản văn học qua các bước sau đây: 
+ Bước 1: Để người học nắm bắt được ý 
nghĩa khái quát của văn bản, giáo viên sử dụng 
kỹ thuật: câu hỏi - trả lời. Ví dụ: Chủ đề chính 
của văn bản là gì? Được trích từ tác phẩm nào? 
N.T. Bình / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 132-139 
138 
Văn bản bao gồm mấy phân đoạn? Ý chính của 
mỗi phân đoạn là gì? Đầu đề của văn bản gợi 
nên điều gì? 
+ Bước 2: Người học đưa ra những nhận xét 
khác nhau, người dạy tổng hợp và viết lên bảng 
những nhận định chính xác, người học phải 
chép những nhận định đó vào vở của mình 
+ Bước 3: Người học đi sâu vào nghiên cứu 
chi tiết văn bản qua các bình diện : ngữ âm, từ 
vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng, tu từ, đặt 
trong mối quan hệ với các tính chất đặc thù của 
từng loại hình văn bản (tự sự, thơ, kịch). Xuất 
phát từ việc “tháo dỡ” văn bản về mặt ngôn 
ngữ, giáo viên hướng dẫn người học tìm ý 
nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật, thông điệp 
mà nhà văn muốn gửi đến độc giả. Giáo viên 
nên khuyến khích người học đưa ra những nhận 
xét của riêng mình, nên khuyến khích người 
học thực hiện các thao tác so sánh, đối chiếu 
với các tác phẩm văn học trong nước để tìm ra 
những điểm tương đồng và khác biệt. Ví dụ: 
khi giảng một bài thơ thuộc trường phái lãng 
mạn hoặc tượng trưng Pháp thế kỷ XIX, giáo 
viên có thể yêu cầu sinh viên so sánh với Thơ 
Mới của Việt Nam, tìm ra những nét chung, 
những hình ảnh tiêu biểu của hai nền thơ. Sự 
mở rộng này không quá khó đối sinh viên năm 
thứ IV, bởi lẽ Thơ Mới chịu ảnh hưởng sâu sắc 
của thơ thơ lãng mạn Pháp, hơn nữa người học 
cũng đã được học Thơ Mới trong chương trình 
phổ thông trung học. Biện pháp so sánh này 
giúp sinh viên dễ dàng thấu hiểu văn bản dựa 
trên vốn kiến thức có sẵn, tạo hứng thú cho sinh 
viên khi họ được trình bày những nhận xét rất 
riêng của cá nhân mình và tạo cơ hội cho họ 
khẳng định khả năng cảm thụ văn học một cách 
độc lập. 
5.3. Các hình thức hoạt động sau giai đoạn 
phân tích văn bản (dépasser le texte) 
Để kiểm tra mức độ hiểu đúng tác phẩm 
văn học, người dạy yêu cầu sinh viên thực hiện 
các dạng bài tập đa dạng, đồng thời rèn luyện 
các kỹ năng nói và viết. Các hình thức hoạt 
động này cần phải tiến hành hết sức linh hoạt và 
sáng tạo nhằm đánh thức và duy trì niềm đam 
mê văn học, khôi phục văn hóa đọc đang trong 
thời kỳ phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt với 
các phương tiện nghe - nhìn hiện đại. Sau đây 
là một số hình thức hoạt động sau giai đoạn 
phân tích văn bản: 
+ Trình bầy bản tóm tắt (nói hoặc viết) 
những ý chính của văn bản (đối với các văn bản 
tự sự thì dựa trên sơ đồ tự sự - schéma narratif 
để đưa ra tóm tắt quá trình biến đổi của câu 
chuyện hướng tới một kiểu biến cố nhằm thể 
hiện thông điệp của văn bản). 
+ Tuỳ theo trình độ của người học, giáo 
viên yêu cầu mỗi sinh viên tự chọn một vấn đề 
của văn bản để thực hiện bài Tập làm văn bình 
giảng. Đối với sinh viên năm thứ III có thể yêu 
cầu viết phần mở đầu bài bình giảng văn học 
(l’introduction du commentaire littéraire). Đối 
với sinh viên năm cuối có thể yêu cầu viết trọn 
vẹn bài bình giảng văn học về một vấn đề nào 
đó thuộc nội dung xã hội- văn hóa hoặc nghệ 
thuật (nghệ thuật xây dựng không gian, nhân 
vật...). Dạng bài tập này có thể được coi như bài 
kiểm tra điều kiện, có cho điểm hoặc như bài 
kiểm tra giữa học kỳ. 
+ Bài tập phóng tác: sinh viên viết tiếp phần 
tiếp theo của câu chuyện; thay đổi vị trí của 
người kể chuyện... 
+ Đối với lớp chuyên Pháp theo hệ sư phạm, 
giáo viên yêu cầu sinh viên chọn một truyện 
ngắn hoặc một tiểu thuyết đọc ở nhà rồi viết bài 
bình luận. Bài bình luận này sẽ được trình bày 
trên lớp dưới hình thức một buổi thảo luận nhỏ 
về một tác phẩm văn học xoay quanh các vấn 
đề nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
+ Để tạo hứng thú cho sinh viên, có thể 
chọn và cho học sinh xem bộ phim đã dựng 
theo tác phẩm văn học, sau đó yêu cầu họ trình 
bày các nhận xét về nhân vật, kỹ thuật miêu tả 
không gian, thời gian... và phát biểu cảm xúc, 
ấn tượng của riêng mình, so sánh tác phẩm văn 
học và bộ phim chuyển thể. Như vậy, với hình 
thức này, người học có thể rèn luyện đồng thời 
hai kỹ năng nghe và nói. 
N.T. Bình / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 27 (2011) 132-139 
139 
+ Đối với các lớp biên dịch, có thể yêu cầu 
sinh viên thực hiện dạng bài tập dịch từ truyện 
ngắn đương đại có nội dung phản ánh cuộc 
sống của thế hệ trẻ, hoặc chọn dịch những bài 
thơ có cấu trúc câu chuẩn mực sang tiếng Việt. 
Có thể thành lập các nhóm sáng tác văn thơ 
bằng tiếng Pháp, in tuyển tập các bài viết và 
phổ biến trong sinh viên. Các hoạt động này rất 
thiết thực, vừa rèn luyện kỹ năng viết, vừa tạo 
hứng thú cho sinh viên, xóa bỏ những định kiến 
về tính chất phức tạp, khó hiểu của văn bản văn 
học, củng cố niềm tin vào năng lực cảm thụ tác 
phẩm văn học của người học. 
+ Trong thực tế, một số giáo trình dạy thực 
hành tiếng đã đưa vào chương trình một số tác 
phẩm văn học dưới dạng các đoạn trích hoặc 
các bài thơ đơn giản. Sau khi được trang bị về 
phương pháp dạy văn bản văn học theo loại 
hình, thể loại và đường hướng giao tiếp thì giáo 
viên dạy tiếng Pháp thực hành có thể áp dụng 
loại bài tập tổng hợp (exercice de synthèse). 
6. Kết luận 
Việc ứng dụng những biện pháp giáo học 
pháp này đòi hỏi người dạy phải có những hiểu 
biết về nhiều lĩnh vực: ngôn ngữ học, xã hội 
học, triết học, lịch sử  bởi văn học là tổng hòa 
của các ngành khoa học trên, ngoài ra họ phải 
có năng lực sư phạm trong việc rèn luyện các 
kỹ năng có tính chất tổng hợp cho người học, 
giúp người học nâng cao khả năng tiếp nhận tác 
phẩm văn học một cách độc lập và sáng tạo, và 
điều quan trọng cuối cùng là biết khơi dậy ở 
người học tình yêu văn chương, sự trân trọng 
các giá trị tinh thần do các tác phẩm văn học 
mang lại. Bằng việc chỉ ra tính khoa học và 
hiệu quả của việc áp dụng phương pháp dạy học 
văn bản văn học theo đặc điểm loại hình và theo 
đường hướng giao tiếp, chúng tôi mong muốn 
thay đổi một phần không khí “ảm đạm” của 
việc đọc và học tác phẩm văn học, góp phần 
tôn vinh những giá trị nhân văn, giá trị thẩm mĩ 
nghệ thuật của các tác phẩm văn học. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Jean - Louis Joubert (dir.), Littérature francophone, 
Nathan, Paris, 1992. 
[2] Jean- Louis ROY (dir.), Guide pédagogique pour 
Littérature francophone, Nathan,1992. 
[3] André Reboullet (dir.), Guide pédagogique pour le 
professeur de français langue étrangère, Hachette, 1973. 
Diversifying approaches and exploiting literary text 
Nguyen Thi Binh 
Department of French language and civilization, University of Languages and International Studies, 
Vietnam National University, Hanoi, Pham Van Dong street, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Approaching poetry in exploiting literary text require both teachers and learners study on the art of 
wording in its organizational and reflective functions of social, cultural and philosophical contents. 
The application of teaching-learning method in genres and characteristics, and exploit literary text 
through communication approach are represented by analyzing literary text rules, proper reading, 
literary novel selecting and literary learning-teaching process.. 
Key Words: Exploiting literary text, poetry, type, genre, exploit literary text through communication 
approach. 

File đính kèm:

  • pdfda_dang_hoa_cac_hinh_thuc_tiep_can_va_khai_thac_van_ban_van.pdf