Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 - Năm học 2021-2022

Phần I. Đọc – Hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus. Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v. càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.”

 (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy) 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên?

2. Tìm các từ láy tượng hình trong câu: Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus.

 

doc 13 trang phuongnguyen 22/07/2022 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 - Năm học 2021-2022

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 - Năm học 2021-2022
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2021 -2022
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 60 phút,không kể thời gian giao đề
Phần I. Đọc – Hiểu (4,0 điểm) 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
 (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy) 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên?
2. Tìm các từ láy tượng hình trong câu: Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus...
3. Xét theo mục đích nói, câu: “Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động.” thuộc kiểu câu gì?
4. Từ đoạn văn trên em hãy nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. 
Phần II. Tập làm văn (6,0 điểm)
 Phân tích đoạn thơ sau:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
 Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
 Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. 
 (Quê hương – Tế Hanh)
_____________Hết______________
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2021 -2022
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 60 phút,không kể thời gian giao đề
Phần I. Đọc – Hiểu (4,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:	
            Ngoài sự kiện bóng đá, thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự gắn bó, sự đồng lòng đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái, về sự đùm bọc che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Nam, chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nối mãnh liệt ấy lạ lùng thay không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn.
Những dòng người dài dằng dặc hối hả ra sân bay chờ đợi giây phút được chen chân lên máy bay trở về tổ quốc. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi đặt chân xuống đất mẹ thiêng liêng: yên tâm rồi, an toàn rồi... Dẫu còn mệt mỏi sau chuyến bay dài, dẫu phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ ở sân bay, dẫu phải cách ly 14 ngày mới được về nhà nhưng cảm giác bình yên, được bảo vệ đó là điều hạnh phúc lớn nhất mà mọi người tìm kiếm trong hành trình trở về quê hương lúc này.
 (Theo báo Giáo dục thời đại)
1. Theo em dịch bệnh nào được nhắc đến trong đoạn trích trên?
2. Chỉ ra những từ láy có trong câu sau : Những dòng người dài dằng dặc hối hả ra sân bay chờ đợi giây phút được chen chân lên máy bay trở về tổ quốc.
3. Xác định biện pháp tu từ liệt kê có trong câu sau và phân tích tác dụng : Dẫu còn mệt mỏi sau chuyến bay dài, dẫu phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ ở sân bay, dẫu phải cách ly 14 ngày mới được về nhà nhưng cảm giác bình yên, được bảo vệ đó là điều hạnh phúc lớn nhất mà mọi người tìm kiếm trong hành trình trở về quê hương lúc này.
Phần II. Tập làm văn (6,0 điểm)
Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ : Thương người như thể thương thân
_____________Hết______________
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2021 -2022
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 60 phút,không kể thời gian giao đề
Phần I. Đọc – Hiểu (4,0 điểm) 
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi.
 ( Ngôi nhà – Tô Hà )
1. Trong đoạn thơ trên, Em đã yêu những gì quanh ngôi nhà của mình ?
2. Tìm những động từ có trong khổ thơ thứ nhất. 
3. Xác định biện pháp tu từ có trong câu thơ sau và nêu tác dụng : 
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Phần II. Tập làm văn (6,0 điểm)
	Hãy miêu tả một người thân trong gia đình em.
_____________________Hết______________________
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2021 -2022
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 60 phút,không kể thời gian giao đề
Phần I: Đọc – Hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chiều nay về nhà ngoại
Quả na mở mắt chào
Bưởi đung đưa trái bóng
Ổi thơm lừng bờ ao.
Trên giàn hoa đậu tím
Hương thiên lí ngọt ngào
Ngoài vườn bông huệ trắng
Chim ríu ran cành cao.
 (Về thăm nhà ngoại- Mai Hương)
Đoạn thơ đã nhắc đến những loài cây nào?
Từ “ngọt ngào” là từ láy hay từ ghép?
Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.
Qua đoạn thơ em cảm nhận gì về khung cảnh vườn cây của nhà ngoại?
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
Em viết một bài văn ngắn tả lại một cảnh đẹp trên quê em.
____________________________Hết________________________
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8
Phần
Câu
Nội dung
Điêm
1
ĐỌC HIỂU
4.0
a
- Dịch bệnh covid -19
1.0
b
- Mức tối đa: HS tìm đúng hai từ láy trong đoạn trích: dằng dặc, hối hả
- Mức chưa tối đa: 
+ HS tìm được 1 từ 
- Mức không đạt: Không xác định hoặc xác định sai.
1.5
0.5
0
c
* Mức tối đa: HS chỉ ra được
- Biện pháp tu từ liệt kê : mệt mỏi sau chuyến bay dài, chờ đợi cả tiếng đồng hồ ở sân bay, cách ly 14 ngày và cảm giác bình yên, được bảo vệ 
- Tác dụng: Diến tả đầy đủ, sâu sắc những khó khăn cũng như niềm hạnh phúc của đồng bào ta ở nước ngoài khi được trở về tổ quốc trong dịch covid- 19. 
* Mức chưa tối đa:
+ HS chưa chỉ ra được dấu hiệu của biện pháp tu từ liệt kê nhưng nêu được tác dụng.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
1.5
0.75
0
2
 LÀM VĂN: Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân
6.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn giải thích
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề giải thích; Thân bài triển khai được các luận điểm của vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề giải thích ; Phải thương yêu người khác như chính bản thân mình 
0.5
c. Triển khai vấn đề giải thích
Vận dụng tốt các thao tác giải thích. HS có thể viết theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý về nội dung:
* Thế nào là Thương người như thể thương thân ?
- Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng bản thân mình.
- Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡnhững người xung quanh.
=> Lời nhắn nhủ: Yêu thương người khác như yêu thương, chính bản thân mình.
* Tại sao phải Thương người như thể thương thân?
 - Thương người như thể thương thân là truyền thống đạo lí của dân tộc ta.
- Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.
-Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.
- Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.
*. Phải làm gì để thể hiện “Thương người như thể thương thân " ?
- Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.
- Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình....
+Mức tối đa: Đảm bảo đầy đủ hoặc gần đầy đủ các nội dung trên.
+Mức chưa tối đa: Hs giải thích chưa đầy đủ, trọn vẹn; đảm bảo được 2-3 yêu cầu về nội dung như trên.
+Mức không đạt: Không đúng yêu cầu, không làm bài.
4.0
4.0
2.0
0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.5
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề giải thích; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
Tổng
điểm
10
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
ĐỌC HIỂU
4.0
a
* Mức tối đa: HS chỉ ra được yêu hàng xoan, yêu tiếng chim
* Mức chưa tối đa: HS chỉ tìm được một 
* Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm
1.0
0.75
0
b
* Mức tối đa: HS tìm được 2 động từ : yêu, nở.
* Mức chưa tối đa: HS tìm được một động từ
* Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm
1.0
0.5
0
c
* Mức tối đa: HS chỉ ra được
- Biện pháp tu từ so sánh : Hoa nở- như mây từng chùm 
- Tác dụng: Gợi tả cụ thể và làm nổi bật vẻ đẹp của những bông hoa xoan nhẹ nhàng, mỏng manh, mềm mại.
* Mức chưa tối đa:
+ HS chỉ ra được tên biện pháp tu từ ( không có từ ngữ thể hiện) nhưng nêu được tác dụng.
+ HS chỉ nêu được tên biện pháp tu từ nhưng không có từ ngữ thể hiện và phần nêu tác dụng.
* Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
2. 0
1.5
0.5
0
2
Viết bài văn miêu tả một người thân trong gia đình 
6.0
a.Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả, có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
0.5
b. Xác định đúng đối tượng miêu tả: Một người thân trong gia đình
0.5
c. Nội dung miêu tả đảm bảo một số yêu cầu sau
* Mức tối đa:
- Mở bài : Giới thiệu được người miêu tả
- Thân bài: Miêu tả theo trình tự sau
+ Tả ngoại hình và đặc tả.
+ Tả tính tình 
+Tả một hoạt động cụ thể của người thân gây ấn tượng đối với em. 
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người thân
* Mức chưa tối đa:
- HS viết được mở bài, kết bài, phần thân bài viết được hai trong ba nội dung
- HS viết được mở bài, kết bài, thân bài viết được một trong ba nội dung trên
- HS viết được mở bài, kết bài, thân bài không cụ thể
- Mức không đạt: HS không viết bài hoặc lạc đề
4.0
3.0
2.0
1.5
0
d. Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách diễn đạt. Trong bài văn biết cách sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh
0.5
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.5
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4.0
1
Đoạn thơ đã nhắc đến những loài cây nào?
 - Mức tối đa:
+ HS xác định đúng tên các loài cây: na, bưởi, ổi, đậu tím, thiên lý, huệ.
- Mức chưa tối đa: 
HS kể chưa hết tên các loài cây.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
1.0
0.5
0
2
Từ “ngọt ngào” là từ láy hay từ ghép?
- Mức tối đa:
 HS xác định đúng từ “ngọt ngào” là từ láy.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
1.0
1.0
0
3
Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.
- Mức tối đa: 
+ HS chỉ ra được phép tu từ nhân hóa và từ ngữ thể hiện: phép tu từ nhân hóa. “Quả na mở mắt chào/Bưởi đung đưa trái bóng”
- Mức chưa tối đa: 
+ HS chỉ ra được phép tu từ nhân hóa nhưng ko chỉ ra từ ngữ thể hiện
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
1.0
0.5
0
4
Qua đoạn thơ em cảm nhận gì về khung cảnh vườn cây của nhà ngoại?
- Mức tối đa: Hs cảm nhận về khung cảnh vườn cây của nhà ngoại rất đẹp với rất nhiều loại hoa quả. Các cây trong vườn như những người bạn đang chào đón tác giả khiến tác giả rất thích thú
- Mức chưa tối đa: 
HS cảm nhận được nhưng chưa biết diễn đạt.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
1.0
0.5
0
II
LÀM VĂN: Viết bài văn tả được một cảnh đẹp trên quê em.
6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả, có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
0.5
b. Xác định đúng nội dung miêu tả: Tả được một cảnh đẹp trên quê hương như dòng sông, cánh đồng, phố phường, đêm trăng
0.5
c. Nội dung miêu tả đảm bảo một số yêu cầu sau
- Mở bài : Giới thiệu được cảnh đẹp của quê hương. Nêu cảm xúc chung.
- Thân bài:
+ Tả khái quát
+ Tả chi tiết theo một trình tự nhất định.
+ Tả điểm ấn tượng nhất
- Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của cảnh và liên hệ với bản thân
4.0
d. Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách diễn đạt (Khuyến khích thêm yếu tố biểu cảm khi tả).
Trong bài văn biết cách dùng lời lẽ của mình để kể, không phụ thuộc vào lời kể trong sách giáo khoa.
0.5
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.5
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4.0
1
Mức tối đa : HS xác định đúng câu chủ đề 
+ Câu chủ đề : “Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...” 
- Mức không đạt: HS xác định sai hoặc không làm
1.0
0
2
- Mức tối đa : HS tìm đúng loại từ láy tựơng hình: 
 Tha thẩn, vắt vẻo
- Mức chưa tối đa
 + HS chỉ tìm đúng được một từ láy (hoặc tìm thiếu)
 - Mức không đạt: HS tìm sai hoặc không làm
1.0
0.5
0
3
- Mức tối đa : hs xác định được
Xét theo mục đích nói, câu: “Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động.” thuộc kiểu câu trần thuật.
- Mức không đạt: HS trả lời sai hoặc không làm
1.0
0
4
- Mức tối đa: HS diễn đạt theo cách của mình nhưng phải trình bày được hai lợi ích của việc đọc sách...
- Mức chưa tối đa: Hs trình bày được một lợi ích của việc đọc sách 
- Mức không đạt:
+ Không đúng yêu cầu
+ Không có câu trả lời.
1.0
0.5
0
II
Viết bài nghị luận văn học
6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học, có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
0.5
b. Xác định đúng nội dung cần phân tích: Bức tranh làng quê miền biển và cảnh ra khơi của người dân chài
0.5
c. Nội dung cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
MB: Dẫn dắt, giới thiệu tác giả ..., bài thơ... Đoạn thơ
 (trích dẫn thơ)
TB: 
Luận điểm 1: Bức tranh làng quê miền biển:
 “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
 Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.”
   + Lời giới thiệu: “vốn làm nghề chài lưới” ⇒ làng nghề đánh cá truyền thống
   + Vị trí: sát ngay bờ biển, “nước bao vây”
⇒ Lời giới thiệu giản dị, mộc mạc, không rườm rà, hoa mỹ.
Luận điểm 2: Cảnh ra khơi của người dân làng chài:
 “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
 ..
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang’’ 
   + Không gian, thời gian: 1 buổi sớm trời trong, gió nhẹ ⇒ điều kiện thuận lợi để ra khơi.
   + Hình ảnh chiếc thuyền đánh cá: dũng mãnh vượt biển, thể hiện qua các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ vượt” và phép so sánh “như con tuấn mã”
   + Hình ảnh cánh buồm giữa biển khơi: con thuyền như linh hồn của người dân làng chài, nổi bật trên nền trời bao la rộng lớn ngoài biển khơi.
⇒ Khung cảnh tuyệt đẹp, trần đầy sức sống, sự tươi mới, hứa hẹn một ngày ra khơi thắng lợi.
 * Đánh giá chung về nghệ thuật:.....
KB: Khẳng định giá trị của đoạn thơ
4.5
d. Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách diễn đạt. Trong bài văn biết cách phân tích từ ngữ, hình ảnh, biết liên hệ mở rộng...
0.25
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_6_7_8_9_nam_hoc_2.doc