Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Địa lý 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại:

A. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch. B. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn.

C. In-ca, Mai-an, sông Nin. D. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin.

Câu 2: Ở Bắc Mĩ có mấy khu vực địa hình:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3: Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng nhôm( bôxít) ở Bắc Mĩ là:

A. Vùng núi cổ A-Pa-lát. B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.

C. Đồng bằng Trung tâm. D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.

Câu 4: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:

A. Mê – hi- cô . B. Alaxca và Bắc Canada

C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô. D. Mê-hi-cô và Alaxca.

Câu 5: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình:

A. Di dân. B. Chiến tranh.

C. Công nghiệp hóa. D. Tác động thiên tai.

 

docx 3 trang phuongnguyen 25/07/2022 6060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Địa lý 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Địa lý 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Địa lý 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
UBND HUYỆN ..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA
HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN THI: ĐỊA LÝ 7
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại:
A. Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch. 	B. Mai-a, sông Nin, Đông Sơn.
C. In-ca, Mai-an, sông Nin. 	D. Hoàng Hà, A-xơ-tếch, sông Nin.
Câu 2: Ở Bắc Mĩ có mấy khu vực địa hình:
A. 1 	B. 2 	C. 3	D. 4
Câu 3: Khu vực chứa nhiều đồng, vàng và quặng nhôm( bôxít) ở Bắc Mĩ là: 
A. Vùng núi cổ A-Pa-lát. 	B. Vùng núi trẻ Coóc-đi-e.
C. Đồng bằng Trung tâm. 	D. Khu vực phía Nam Hồ Lớn.
Câu 4: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:
A. Mê – hi- cô . 	B. Alaxca và Bắc Canada
C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô. 	D. Mê-hi-cô và Alaxca.
Câu 5: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình:
A. Di dân.  	B. Chiến tranh.   
C. Công nghiệp hóa.    	D. Tác động thiên tai.
Câu 6: Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Mĩ đó là:
A. Hoa Kỳ 	B. Mê-hi-cô
C. Ca-na-đa 	D. Brazil
Câu 7: Đâu không phải nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.    	B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. 	D. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Câu 8: Nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?
A. Ca-na-đa.    	B. Hoa kì.  	C. Mê-hi-cô.   	D. Ba nước như nhau.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?
A.Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ. 	B. Thảm thực vật là rừng rậm xích đạo.
C. Đất đai rộng và bằng phẳng.  	D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
Câu 10: Rìa phía đông của sơn nguyên Bra-xin được xem là "thiên đường" của cà phê là do:
A. Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào.   
B. Nhiều đất đỏ và khí hậu nóng ẩm.
C. Có nhiều cảng biển tốt, thuận lợi cho xuất khẩu.   
D. Có lực lượng lao động dồi dào, tiền công rẻ.
Câu 11: Dãy núi cao, đồ sộ nhất Nam Mỹ là:
 	A. Andet         	B. Coocdie           	C. Atlat     	D. Himalaya.
Câu12: Người nào không phải là người bản địa của châu Đại Dương:
A. Ô-xtra-lô-it. 	B. Mê-la-nê-diêng.	C. Pô-li-nê-diêng. 	D. Nê-gro-it.
Câu 13: Nước nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất châu Đại Dương?
 	A. Pa-pua Niu Ghi-nê. 	B. Ô-xtrây-li-a 	
C. Va-nu-a-tu. 	D. Niu Di-len.
Câu 14: Loài động vật điển hình của châu Đại Dương là:
A. Gấu túi 	B. Bò sữa 	C. Cănguru 	D. Hươu cao cổ
Câu 15:  Các nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Đại Dương là:
A. Ô-xtray-li-a và Niu Di-len. B. Niu Di-len và Pa-pua-niu-ghi-nê.
C. Ô-xtray-li-a và Pa-pua-Niu-Ghi-nê. D. Pa-pua-Niu-Ghi-nê và Va-nua-tu.
Câu 16: Châu Đại Dương có một số đảo thuộc chủ quyền của một số quốc gia ở châu lục khác:
 	A. Anh, Pháp, Hoa Kì và Chi-lê 	B. Anh, Pháp, Trung Quốc, Hoa Kì.
C. Pháp, Đức, Anh, Hoa Kì. 	D. Đức, Anh, Nga, Hoa Kì.. Niu Di-len và Dac-Uyn.
Câu 17:  Điều nào không đúng về châu Nam Cực:
 A. Có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất B. Là nơi chưa có dân cư sinh sống thường xuyên
 C. Nơi có gió bão nhiều nhất thế giới D. Lạnh giá nhất.
Câu 18:  Châu Nam Cực là châu lục đứng thứ 4 về diện tích sau các châu lục nào:
A. Châu Á, châu Âu, châu Phi B. Châu Á, châu Mĩ, châu Phi
C. Châu Á, châu Mĩ, châu Đại dương D. Châu Á, châu Âu, châu Mĩ
Câu 19: Trong các loài vật dưới đây, loài nào không sống ở Nam Cực?
   	A. Chim cánh cụt B. Hải cẩu. C. Gấu trắng. D. Đà điểu.
Câu 20: Châu Nam Cực còn được gọi là:
A. Cực nóng của thế giới 	 B. Lục địa già của thế giới
 	C. Cực lạnh của thế giới D. Lục địa trẻ của thế giới 
II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm): 
a. Trình bày đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ.
b. Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.
c. Tại sao nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ vẫn phải nhập khẩu lương thực?
Câu 2 ( 2.0 điểm )
Cho bảng số liệu dưới đây:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA (2001)
Tên nước
Diện tích ( nghìn km²)
Dân số ( triệu người )
Ô- xtrây-li-a
7741
19,4
Va-nu-a-tu
12
0,2
Niu Di-len
271
3,9
a. Tính mật độ dân số của các quốc gia trên.
b. Nhận xét mật độ dân số của các quốc gia trên.và giải thích vì sao Ô- xtray-li-a lại có mật độ dân số thấp nhất trong các quốc gia trên.
---------------------Hết---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: ĐỊA LÝ 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 ĐIỂM)
Cho 0.25 điểm cho mỗi câu đúng theo đáp án sau:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
B
B
C
A
D
C
A
B
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án 
A
D
B
C
A
A
A
B
D
C
II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 ĐIỂM)
Câu
Ý
 Đáp án
 Điểm
1
a
Trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.
Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến:
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000-4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên...
- Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ...
- Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc-tây nam
2.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
b
Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.
- Người nông dân chiếm số đông, nhưng lại sở hữu rất ít ruộng đất, phần lớn nông dân không có ruộng, phải đi làm thuê.
- Đất đai phần lớn nằm trong tay các đại điền chủ và các công ti tư bản nước ngoài.
c
Nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ vẫn phải nhập khẩu lương thực.
- Do lệ thuộc vào nước ngoài, ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh, mỗi quốc gia trồng một vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả để xuất khẩu.
- Một số nước có sản lượng lương thực lớn như Bra-xin, Ac-hen-ti- na, còn lại hầu hết các nước đều phải nhập khẩu lương thực.
2
a
Tính mật độ dân số
Tên nước
Mật độ dân số ( người /km²)
Ô- xtrây-li-a
2,5
Va-nu-a-tu
16,7
Niu Di-len
14,4
1.5
0.25
0.25
B
Lưu ý : Do tính mật độ dân số nên học sinh làm tròn số theo quy ước( Ô- xtrây –li-a: 3 người/km2; Va-na-a-tu: 17 người/km2; Niu Di-len: 14 người/km2) vẫn cho điểm tối đa.
Nhận xét
Mật độ dân số cao nhất là Va-nu-a-tu, tiếp đến Niu Di-len, Ô- xtrây-li-a có mật độ dân số thấp nhất ( dẫn chứng).
Giải thích
Ô- xtrây-li-a có dân số đông hơn 2 quốc gia trên nhưng diện tích lại rất lớn.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_7_nam_hoc_2.docx