Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Phần I: Trắc nghiệm: (4,0 điểm)

Chọn đáp án đúng cho các câu sau và ghi vào bài làm.

Câu 1: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là?

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên

C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 2: Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ?

A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.

B. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.

C. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

D. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.

 

doc 7 trang phuongnguyen 23/07/2022 19620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN
TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: GDCD – Lớp 9
Năm học: 2020 - 2021
 (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm: (4,0 điểm)
Chọn đáp án đúng cho các câu sau và ghi vào bài làm.
Câu 1: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là?
A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên
C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên
D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.
Câu 2: Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ?
A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.
B. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.
C. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).
D. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
Câu 3: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền kiểm tra, giám sát.
C. Quyền đóng góp ý kiến.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội.
Câu 4 Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động
A. Lao động 
B. Dịch vụ 
C. Trải nghiệm 
D. Hướng nghiệp
Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động?
A. Lao động làm ta khuây khỏa, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng.
B. Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ.
C. Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ.
D. Người lao động là người hạnh phúc; còn người nhàn rỗi là người khốn khổ.
Câu 6: Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
B. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
C. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.
D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Câu 7: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?
A. Phạt tiền.
B. Cảnh cáo.
C. Kỉ luật.
D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 8: Anh H 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ tìm việc làm, anh có giấy gọi nhập ngũ. Đang chần chừ thì có người bạn gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, bạn của H nói vậy là đúng hay sai? Vì sao?
A. Đúng, vì những sinh viên đang học đại học sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
B. Đúng, vì khi học đại học sinh viên đã được học giáo dục quốc phòng nên không cần tham gia nghĩa vụ quân sự.
C. Sai, vì chỉ có con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một mới được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
D. Sai, vì công dân chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Câu 9: (1,0 điểm) 
Em hãy chọn hai trong những cụm từ sau, để điền vào các đoạn trống sao cho đúng với nộ dung bài đã học
- có quyền tự do - có nghĩa vụ
 - quyền lao động - nghĩa vụ lao động
"Mọi công dân .......................................sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích chon xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.”
"Mọi người có ......................................... để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước."
Câu 10: (1,0 điểm) 
Những ý kiến dưới đây về hôn nhân là đúng hay sai?
Nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng.
Ý kiến
Đúng 
Sai
A. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn
B. Nam nữ chưa có vợ có chồng, có quyền chung sống với nhau như vợ chồng.
C. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
D. Người chồng phải là người có quyền quyết địnhn những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.
Phần II: Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
	Em hãy cho biết thế nào là bảo vệ Tổ Quốc? Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ Quốc?
Câu 2: (1,5 điểm) 
 Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng những cách nào? Cho ví dụ minh họa?
Câu3: (3,0 điểm) 
Tình huống: 
 Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng
Câu hỏi: 
a. Bà chủ hàng cơm đã có những hàng vi sai phạm gì?
b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
 ___________________Hết_________________
PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN
TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: GDCD- Lớp: 9
Năm học: 2020-2021
 Mức độ
Chủ đề/bài
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân
Biết độ tuổi được phép kết hôn pháp luật quy định
- Hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ.
- Hiểu được các ý kiến về hôn nhân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1(c1)
0,25
2,5%
2 (c2,10)
1,25
12,5%
3
1,5
15%
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Biết khái niệm lao động.
- Hiểu ý nghĩa của lao động.
- Hiểu quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Đưa ý kiến giải quyết tình huống
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1(c4)
0,25
2,5
2(c5,9)
1,25
12,5%
1 (c3)
3,0
30%
4
4,5
45%
Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Biết được các cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Hiểu quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Ví dụ về các cách tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
½ (c2)
1,0
10%
1(c3)+1/2 (c2)
0,75
7,5%
2
1,75
17.5%
Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Biết được mức phạt khi trốn nghĩa vụ quân sự
- Biết khái niệm bảo vệ Tổ quốc.
Hiểu được như thế nào là bảo vệ Tổ quốc.
Đưa ý kiến giải quyết tình huống
Nêu được việc làm bảo vệ Tổ quốc
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 (c7)
0,25
2,5%
½ (c1)
1,0
10%
1 (c6)
0,25
2,5%
1 (c8)
0,25
2,5%
½ (c1)
0,5
5%
4
2,25
22,5%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
3
0,75
7,5%
1
2,0
20%
6+1/2
3,5
35%
1
0,25
2,5%
1/2
0,5
5%
1
3,0
30%
13
10,0
100%
PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN
TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA
HƯỚNG DẪN CHẦM VÀ ĐÁP ÁN
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: GDCD – Lớp 9
Năm học: 2020 - 2021
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm)
1-8
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
D
A
C
B
D
D
(Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm)
2,0
9
(1) có quyền tự do
(2) nghĩa vụ lao động
(Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm)
1,0
10
- Đúng: A,C
- Sai: B,D
(Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm)
1,0
Phần II: Tự luận (6,0 điểm)
1
- Khái niệm: Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam. 
- Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ quốc như: Tham gia bảo vệ trật tự trước cổng trường hoặc cộng đồng dân cư, vân động người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự, giúp đỡ gia đinh thương binh liệt sỹ,.... 
(Mỗi việc làm đúng 0,5 điểm) 
0,5
1,0
2
 Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng 2 cách:
+ Trực tiếp: tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.
VD: - Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội.
+ Gián tiếp: thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 
VD: Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài 
0,5
0,25
0,5
0,25
3
Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau: 
a. Bà chủ hàng cơm có những sai phạm sau: 
- Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc 
- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức.	(0,5 điểm)
- Ngược đãi người lao động.	(0,5 điểm)
b. Nếu là người chứng kiến, em sẽ:
- Can ngăn hành vi của bà
- Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà ta. 
- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của mình. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Người ra đề
Nguyễn Thị Ánh Hồng
Ban giám hiệu
(Duyệt)
Nguyễn Minh Tuấn 
Tổ chuyên môn
(Duyệt)
Lê Thị Thúy
PHÒNG GD&ĐT TX QUẢNG YÊN
TRƯỜNG TH&THCS CẨM LA
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: GDCD – Lớp 9
Năm học: 2020 - 2021
 (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Mã đề 2
Phần I: Trắc nghiệm: (4,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái A,B,C, hoặc D của ý mà em cho là đúng. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu 1: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là?
A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên
C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên
D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.
Câu 2: Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ?
A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.
B. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.
C. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).
D. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
Câu 3: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền kiểm tra, giám sát.
C. Quyền đóng góp ý kiến.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội.
Câu 4 Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động
A. Lao động 
B. Dịch vụ 
C. Trải nghiệm 
D. Hướng nghiệp
Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động?
A. Lao động làm ta khuây khỏa, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng.
B. Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ.
C. Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ.
D. Người lao động là người hạnh phúc; còn người nhàn rỗi là người khốn khổ.
Câu 6: Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
B. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
C. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.
D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Câu 7: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?
A. Phạt tiền.
B. Cảnh cáo.
C. Kỉ luật.
D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 8: Anh H 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ tìm việc làm, anh có giấy gọi nhập ngũ. Đang chần chừ thì có người bạn gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, bạn của H nói vậy là đúng hay sai? Vì sao?
A. Đúng, vì những sinh viên đang học đại học sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
B. Đúng, vì khi học đại học sinh viên đã được học giáo dục quốc phòng nên không cần tham gia nghĩa vụ quân sự.
C. Sai, vì chỉ có con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một mới được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
D. Sai, vì công dân chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Câu 9: (1,0 điểm) 
Em hãy chọn hai trong những cụm từ sau, để điền vào các đoạn trống sao cho đúng với nộ dung bài đã học
- có quyền tự do - có nghĩa vụ
 - quyền lao động - nghĩa vụ lao động
"Mọi công dân .......................................sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích chon xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.”
"Mọi người có ......................................... để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước."
Câu 10: (1,0 điểm) 
Những ý kiến dưới đây về hôn nhân là đúng hay sai?
Nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng.
Ý kiến
Đúng 
Sai
A. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn
B. Nam nữ chưa có vợ có chồng, có quyền chung sống với nhau như vợ chồng.
C. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
D. Người chồng phải là người có quyền quyết địnhn những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.
Phần II: Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
	Em hãy cho biết thế nào là bảo vệ Tổ Quốc? Nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để góp phần bảo vệ Tổ Quốc?
Câu 2: (1,0 điểm) 
 Em hãy nêu hai việc học sinh lớp 9 có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
Câu3: (3,0 điểm) 
Tình huống: 
 Năm nay Minh 25 tuổi, hàng ngày anh không làm việc gì cả mà chỉ ăn chơi. Thấy vậy, Huy là bạn anh có khuyên nên đi làm để ít ra nuôi được bản thân mình. Thế nhưng Minh không nghe mà trả lời lại rằng “ Nuôi con là việc của bố mẹ, bố mẹ tớ vẫn đủ điều kiện để nuôi tớ thì việc gì tớ phải đi làm”
Theo em câu trả lời của Minh có đúng không?Vì sao?

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_9_nam_hoc_2.doc