Một số tình huống thi môn Giáo dục công dân 8, 9

Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội

Bài 1Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đựng hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng.

Lời giải:Theo em, ý nghĩ của Hoàng là sai; bởi vì có thể khẳng định túi nhỏ chứa bên trong những thứ phạm pháp. Vì thế, bà hàng nước mới đưa tiền dụ dỗ Hoàng, như vậy Hoàng đã tiếp tay, đồng lõa với bà hàng nước làm những điều trái với pháp luật .

Nếu em là Hoàng: em sẽ nói thật với mẹ. thành thật xin lỗi mẹ và hứa từ nay không bao giờ lấy tiền của mẹ cho đóng học phí để đi chơi điện tử nữa.

Bài 2: Trên đường đi học về, Hằng thường bị một người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gì Hằng thích.

 

docx 13 trang phuongnguyen 27/07/2022 7760
Bạn đang xem tài liệu "Một số tình huống thi môn Giáo dục công dân 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số tình huống thi môn Giáo dục công dân 8, 9

Một số tình huống thi môn Giáo dục công dân 8, 9
Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội
Bài 1Hoàng đã trót dùng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước ở gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đựng hê-rô-in đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng.
Lời giải:Theo em, ý nghĩ của Hoàng là sai; bởi vì có thể khẳng định túi nhỏ chứa bên trong những thứ phạm pháp. Vì thế, bà hàng nước mới đưa tiền dụ dỗ Hoàng, như vậy Hoàng đã tiếp tay, đồng lõa với bà hàng nước làm những điều trái với pháp luật .
Nếu em là Hoàng: em sẽ nói thật với mẹ. thành thật xin lỗi mẹ và hứa từ nay không bao giờ lấy tiền của mẹ cho đóng học phí để đi chơi điện tử nữa.
Bài 2: Trên đường đi học về, Hằng thường bị một người đàn ông lạ mặt bám theo sau. Người này làm quen với Hằng, rủ Hằng đi chơi với ông ta và hứa sẽ cho Hằng nhiều tiền và những gì Hằng thích.
Theo em, điều gì có thể xảy ra với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ ?
Nếu em là Hằng, em sẽ làm gì trong trường hợp đó ?
Lời giải:
Theo em, điều đó có thể xảy ra đối với Hằng nếu Hằng đi theo người đàn ông lạ mặt.
+ Hằng sẽ bị người đàn ông lợi dụng.
+ Hằng sẽ bị ép buộc làm những điều vi phạm đến nhân cách, vi phạm pháp luật.
+ Tính mạng Hằng bị đe doạ, Hằng có thể bị bắt cóc tống tiền hoặc bán lên biên giới.
Nếu em là Hằng, em sẽ kiên quyết từ chối và báo cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo giúp đỡ, nhờ các chú công an can thiệp vì người đàn ông đó có hành vi dụ dỗ trẻ em.
Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
Bài 1: Hiền rủ Thuỷ đến nhà Huệ chơi nhân ngày sinh của Huệ. Thuỷ nói : "Cậu không biết là chị của Huệ bị ốm à ? Người ta nói chị ấy bị AIDS. Tớ sợ lắm, nhỡ bị lây thì chết, tớ không đến đâu !".
Em có đồng tình với Thuỷ không ? Vì sao ?
Nếu em là Hiền thì trong trường hợp đó, em sẽ làm gì ?
Lời giải:
Em không đồng tình với việc làm của Thuỷ. Bởi vì, AIDS không lây truyền qua con đường tiếp xúc, thái độ của Thuỷ là kì thị, không thông cảm với người bị bệnh.
Nếu em là Hiền thì em sè giải thích cho Thuỷ hiểu AIDS không lây truyền qua tiếp xúc thãm hỏi mà mình thận trọng an toàn khi tiếp xúc là được. Mình không nên có thái độ kì thị và xa lánh những người bị nhiễm HIV/AIDS.
Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Bài 1: Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền.
Bình hành động như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào ?
Lời giải:
- Hành động của Bình như vậy là sai.
- Vì, đó là tài sản của người khác, nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm; ở trường hợp này, túi xách có chủ sỡ hữu là Nguyễn Văn Hà, Bình phải trả lại cho ông Hà, hành động của Bình vi phạm đạo đức của người học sinh là phải thật thà, trung thực, liêm khiết và vi phạm pháp luật là không tôn trọng tài sản của người khác.
- Nếu là em, em sẽ tìm cách liên lạc để trả lại túi xách cho ông Nguyễn Văn Hà.
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
Bài 1: Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B.
Việc các bạn lớp 8B đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường là không được đá bóng trong sân vì xung quanh sân trường là những dãy nhà lớp học.
Khi Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường, Hùng và các bạn phải có trách nhiệm trước việc làm của mình nhưng lại bỏ chạy trốn đề tránh trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.
Bài 2: ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.	
Lời giải:
a) Điểm đúng của ông Tám: giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản được giao.
- Điểm chưa đúng của ông Tám:
     + Sử dụng tài sản được Nhà nước giao quản lý vào mục đích bất hợp pháp (In thu nhỏ tài liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi).
     + Sử dụng tài sản được Nhà nước giao vào mục đích kiếm lời cho cá nhân.
b) Người quản lý tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm:
     + Bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.
     + Không xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước).
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Câu 1:(3,0 điểm). Cho tình huống sau:
 M là con út trong một gia đình giàu có. M được cha mẹ chiều chuộng cho ăn học và cung cấp đầy đủ những gì theo yêu cầu của cô. M đua đòi ăn chơi và bị bạn bè xấu rủ rê hít hê-rô-in. Lần đầu tiên chỉ thử cho biết, rồi M nghiện nặng lúc nào không hay. Mặc dù hiểu rõ sự nguy hiểm của ma túy, M vẫn chơi vì muốn tỏ sành điệu và nghĩ mình có thể dừng lại khi cần thiết. M thường xuyên chích hê- rô-in chung với bạn bè và cho rằng chích chung như thế mới bày tỏ được sự chân tình cùng bạn nghiện, mới chứng tỏ bản lĩnh của mình. M đã chết khi vừa bước sang tuổi 20, cô bị AIDS
Vì sao M vào cạm bẫy của ma túy ?
Theo em, M có có những suy nghĩ và hành động sai lầm như thế nào?
Học sinh phải làm gì để giữ mình không sa vào các tệ nạn xã hội?
M rơi vào cạm bẫy của ma túy là vì:
- Cha mẹ chiều chuộng, thỏa mãn mọi nhu cầu của M mà không cần biết đó là những nhu cầu gì, có chính đáng hay không.
- Bản thân M đua đòi, ăn chơi, muốn tỏ ra sành điệu, chơi trội .
- M bị bạn bè rủ rê.
 H có những suy nghĩ và hành động sai lầm như:
 - Hít thử hê-rô-in. Đây là một loại ma túy rất nguy hiểm, chỉ thử một lần cũng có thể bị nghiện.
 - Hiểu rõ sự nghuy hiểm của ma túy nhưng vẫn chơi vì nghĩ mình có thể dừng lại đúng lúc. Khi đã nghiện ma túy thì khó có thể dứt ra được, đòi hỏi con người phải có nghị lực quyết tâm cao.
 - Chích chung ma túy với bạn nghiện và cho rằng như thế mới chân tình.Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến M bị nhiễm HIV/AIDS và chết.
Trách nhiệm cảu học sinh:
- Phải sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao. VD.
- Ủng hộ và thực hiện tốt và các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
VD
 - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức. Đồng thời tuyên truyền, vận động bạn bè cùng tham gia.
VD
 - Biết tự bảo vệ mình, bạn bè và người thân không sa vào các tệ nạn xã hội.
VD
Câu 2:(3,0 điểm). Cho tình huống sau:
Năm học lớp 9 này H được bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp điện để đi học. Do bị bạn bè xấu lôi kéo, H mang chiếc xe đạp điện của mình ra cửa hàng cầm đồ cắm lấy tiền đi chơi Game. Buổi tối, khi bố mẹ H biết chuyện, sau khi H nhận lỗi và hứa không tái phạm, bố mẹ H mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của H đã bị T – con trai ông chủ cửa hàng sử dụng làm gãy khung xe.
Theo em, T có được quyền sử dụng chiếc xe đó không? Vì sao?
Ông chủ cửa hàng, có những quyền gì đối với chiếc xe của H, căn cứ vào đâu?
H có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không? Ai sẽ phải bồi thường
- T không có quyền sử dụng chiếc xe đó.
- T không phải là chủ sở hữu của chiếc xe đó, cũng ko phải là người được giao xe trong hợp đồng dân sự này. Nên T không có quyền gì đối với chiếc xe
- Trong thời gian H cắm xe tại cửa hàng cầm đồ thì ông chủ cửa hàng có quyền chiếm hữu, quản lí xe, giữ gìn cẩn thận, không để mất mát, hư hỏng.
- Căn cứ vào hợp đồng cầm cố tài sản của H và chủ cửa hàng. Theo quy định của pháp luật cụ thể ở đây là Điều 313. Bộ luật dân sự 2015: Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố.
1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
 - H có quyền đòi bồi thường chiếc xe đó.
 - Ông chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường chiếc xe đạp điện cho H. Theo quy định tại khoản 1 điều Điều 313. Bộ luật dân sự 2015: Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố là nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
Điều 349. Nghĩa vụ của bên cầm giữ
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
2. Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
3. Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
4. Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
5. Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Điều 170 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.
Đồng thời, Điều 585 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Câu 3:(3,0 điểm). Cho tình huống sau:
 Đang lúc không biết làm sao với số tiền mẹ cho đóng học bị mất, H học sinh lớp 9 được anh thanh niên cùng xóm rủ vận chuyển túi thuốc nổ đến làng bên cạnh và hứa sẽ trả công xứng đáng. Lúc đầu H lưỡng lự không nhận nhưng nghĩ đến số tiền đã làm mất, H đành nhận lời và thầm nghĩ chỉ làm lần này thôi.
Em có đồng ý với việc làm của H không? Vì sao?
Nếu là H trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
Trách nhiệm của H phải chịu là gì?
- Em không đồng tình vớiviệc làm của H.
- Vì: Hành vi vận chuyển thuốc nổ trái phép là hành vi vi phạm pháp luật.
 Pháp luật nước ta quy định: Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Nếu là H trong tình huống đó, em sẽ:
- Nói thật với mẹ về việc đã làm mất số tiền mẹ cho để đóng học.
- Không nghe theo lời người khác vận chuyển thuốc nổ, đồng thời báo cho cơ quan chức năng biết có người tàng trữ, vận chuyển trái phép thuốc nổ để họ kịp thời xử lí.
Trách nhiệm của H phải chịu là: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, số lần vi phạm, số lượng vận chuyển và độ tuổi H sẽ bị lí theo quy định của pháp luật (xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự)
Câu 4:Ông A chủ tịch xã H đã lợi dụng chức quyền tự ý bán đất canh tác của hợp tác xã để lấy tiền.
Câu hỏi:
- Ông A đã vi phạm như thế nào ?
- Pháp luật phải xử lí việc làm sai trái của ông A như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
- Ông A đã lợi dụng chức quyền làm điều trái pháp luật.
- Pháp luật sẽ xử lí ông A với tội danh lấn chiếm tài sản nhà nước, trục lợi cá nhân.
Câu 5:
Tại mỏ than Quảng Ninh có rất nhiều cơ quan, công ti doanh nghiệp, cá nhân, tập thể... khai thác than. Vì tình hình khai thác phức tạp đã gây nên sự cạn kiệt than và kéo theo nhiều tệ nạn xã hội.
Câu hỏi :
Nhà nước có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng trên ?
Lời giải chi tiết:
Nhà nước cần có kế hoạch khai thác than cho hợp lý, đồng thời tuyên truyền giáo dục và xử lí nghiêm minh hành vi gây mất an toàn và ổn định xã hội.
Câu 6
Cô H làm việc tại văn phòng của một trường. Cô được giao sử dụng máy vi tính của trường. Ngoài công việc được giao, cô còn nhận đánh thuê cho các cơ quan khác hoặc cho học sinh để kiếm thêm tiền.
Câu hỏi:
- Việc làm của cô H đúng hay sai ?
- Nhà trường phải xử lí việc làm của cô H như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
 - Việc làm của cô H là sai.
- Nhà trường cần phạt cảnh cáo, kỉ luật cô H. Nếu cô vẫn tiếp tục vi phạm với tính chất và mức độ nghiêm trọng hơn thì cần giao cho cơ quan nhà nước để cơ qun nhà nước có biện pháp xử lý phù hợp.
Câu 7:
Lớp 8A và lớp 8B ở cạnh nhau. Giờ ra chơi, các em hai lớp nô đùa, xô đẩy nhau ngoài hành lang. Em H ở lớp 8A đẩy mạnh em M lớp 8B ngã vào cánh cửa. Cánh cửa bị vỡ, hai em bỏ chạy và không ai nhận lỗi về mình.
Câu hỏi :
- Hai em H và M vi phạm gì ?
- Nhà trường xử lí hành vi đó đối với H và M như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
- Hai anh em H và M đã vi phạm về làm hỏng tài sản của nhà trường và không nhận lỗi
- Nhà trường cần có biện pháp xử lí kỉ luật với hai trường hợp trên, sau đó mời bố và mẹ của 2 em trên lên bồi thường.
Tài liệu tham khảo:
* Hiến pháp năm 1992 : Điều 17, 18.
* Bộ luật Hình sự năn) 1999 : Điều 144
* "Mỗi thứ của cải chúng ta làm ra phải tốn bao nhiêu mồ hôi và sức lao động. Chúng ta chỉ cố thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống! Cho nên phải biết giữ gìn của công".
Lời giải chi tiết:
Ý kiến đúng về nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của học sinh:
Câu 8:
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân thuộc các văn bản pháp luật nào ? Thời gian ban hành ?
Lời giải chi tiết:
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân được quy định tại Chương 13: Quyền sở hữu (Điều 186 - Điều 244) Bộ Luật Dân sự (2005).
Câu 9:
Bình 13 tuổi mượn xe đạp của chị gái để đi học. Bình tự ý đặt xe đạp đó ở hiệu cầm đồ để lấy tiền chơi điện tử.
Theo em : Bình có quyền đặt chiếc xe đó không ? Vì sao ?
Lời giải chi tiết:
Theo em, Bình không có quyền đặt chiếc xe đó. Vì theo quy định của pháp luật thì Bình chỉ có quyền sử dụng chiếc xe đó, giữ gìn và bảo quản trong thời gian mượn xe chứ không có quyền quản lý chiếc xe đạp đó.
Câu 10:
Trên đường đi học về, Hằng và Hà nhặt được chiếc ví trong đó có tiền và các giấy tờ quan trọng khác. Sau một hồi suy nghĩ, hai em đã tìm các chú công an để nhờ trả lại cho người chủ chiếc ví.
Em có nhận xét gì về hành động của hai em đó ?
Lời giải chi tiết:
Hành động của hai chị em là hành động đẹp, thể hiện tinh thần chấp hành pháp luật. Hai em đã không lấy tài sản của người khác mà trả về chủ sở hữu.
Câu 11:
Ngôi nhà số 12 phố H thuộc quyền sở hữu của ông Mạnh. Ông Mạnh cho bà Mai thuê tầng 1 để buôn bán. Do làm ăn thua lỗ, bà Mai đã gán lại ngôi nhà đó cho ông Hùng là chủ nợ.
Câu hỏi:
- Ông Mạnh có quyền cho bà Mai thuê nhà không ?
- Bà Mai có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Hùng không ?
- Ông Hùng có quyền sử dụng ngôi nhà đó không ?
- Ông Mạnh cần gặp ai để đòi lại ngôi nhà đó ?
Lời giải chi tiết:
- Ông Mạnh có quyền cho bà Mai thuê nhà.
- Bà Mai không có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Hùng.
- Ông Hùng không có quyền sử dụng ngôi nhà đó.
- Ông Mạnh gặp bà Mai để đòi lại ngôi nhà đó.
Câu 12:
Tốp học sinh trường H lao động đào mương giúp địa phương. Hai em Quý và Hùng đã đào được hộp sắt trong đó có đựng các đồng tiền đúc bằng vàng. Quý và Hùng đã đưa cho cô giáo chủ nhiệm để nộp lại cho nhà trường.
Câu hỏi:
- Quý, Hùng và nhà trường có quyền sử dụng số vàng đó không ?
- Số vàng đó phải được giải quyết như thế nào ?
Trả lời:
- Quý, Hùng và nhà trường đều không có quyền sử dụng số vàng đó.
- Số vàng đó cần phải được giao nộp cho nhà nước để tìm chủ nhân của số vàng và tìm cách giải quyết hợp lý nhất.
Câu 13:
Hùng thường nói dối mẹ để lấy tiền chơi điện tử, bi-a. Từ chỗ chơi vui, Hùng chuyển sang cá cược thắng thua. Không còn nói dối mẹ và cô giáo được nữa, Hùng bán xe đạp. Cuối cùng thì Hùng cũng bị công an bắt vì tội cướp giật.
Theo em :
- Hùng đã vi phạm những tệ nạn gì ?
- Nguyên nhân nào dẫn đến sai lầm của Hùng.
Lời giải chi tiết:
Hùng đã vi phạm những tệ nạn là chơi những trò chơi không lành mạnh như điện tử, bi-a, cá độ, lấy cắp xe rồi bán, cướp giật tài sản.
Nguyên nhân dẫn đến sai lầm của Hùng: thiếu sự quan tâm sát sao của gia đình và cô giáo, dễ bị rủ rê, không làm chủ được bản thân mình.
Câu 14:
Thắng và Hoà chơi với nhau từ bé. Mẹ Hoà là người ghi lô đề nên Hoà đã rủ Thắng chơi. Trúng đề được vài lần, Thắng thấy ham và đã dùng tiền học phí để chơi. Khi không còn tiền, Thắng lấy đồ đạc của gia đình bán lấy tiền chơi đề. Bố mẹ Thắng biết vậy đã cấm đoán và trách mẹ Hoà ; đồng thời, báo với nhà trường, chính quyến địa phương để có biện pháp giáo dục.
Theo em :
-  Hoà và mẹ đã vi phạm như thế nào ?
- Việc làm của bố mẹ Thắng đúng hay sai ?
- Nếu là Thắng, em xử lí như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
- Mẹ Hòa và Hòa đã rủ rê Thắng chơi lô đề.
- Việc làm của bố mẹ Thắng là đúng.
- Nếu là Thắng em sẽ nghe lời bố mẹ không chơi lô đề nữa.
Câu 15:
Sồng A Thào sinh năm 1966 ở bản Co Tang, xã Lóng Luống (Mộc Châu - Sơn La) là người tổ chức cho con trai của mình vận chuyển tiêu thụ 8 bánh hêrôin trọng lượng 2,8kg và 1.773 viên ma tuý tổng hợp.
Theo em :
- Việc làm của người bố đã vi phạm như thế nào ?
- Pháp luật sẽ xử tội bố con họ như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
- Việc làm của người bố đã vi phạm pháp luật hình sự vì vừa tổ chức buôn bán ma túy, vừa dụ dỗ, lối kéo con mình vận chuyển ma túy.
- Pháp luật sẽ xử lí bố con họ với tội danh buôn bán và vận
Câu 16
H và L bỏ quê lên thành phố giúp việc cho một nhà hàng. Thấy hai em xinh xắn, dễ thương nên bà chủ đã dỗ dành, mua chuộc và bắt hai em phải tiếp khách. Nhờ quần chúng báo cáo, công an đã kiểm tra nhà hàng và bắt được H và L đang bán dâm.
Theo em:
- Chủ nhà hàng khách sạn đã vi phạm như thế nào ?
- Hai em H và L bị xử lí như thế nào ?
- Gia đình và xã hội có biện pháp gì để giúp đỡ H và L ?
Lời giải chi tiết:
- Chủ nhà hàng khách sạn đã vi phạm pháp luật hình sự với tội danh sử dụng lao động trẻ em trái phép và mua bán mại dâm.
- Hai chị em H và L sẽ bị xử lý theo pháp luật với tội danh hành nghề mại dâm.
- Gia đình và xã hội có biện pháp giúp đỡ H và L là: giáo dục H và L về tội danh mua bán mại dâm, khuyên nhủ H và L rèn luyện đạo đức tốt và làm những công việc hợp pháp.
Câu 17
Tuấn đẹp trai, học giỏi, con nhà khá giả. Bố mẹ bận làm ăn, không ai chăm sóc. Nghe theo bạn xấu, Tuấn đã nghiện ma tuý. Giờ đây Tuấn đang ở trại cai nghiện.
- Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì ?
- Tuấn cần có sự quan tâm của ai để giúp Tuấn cai nghiện ?
Lời giải chi tiết:
- Nếu em là Tuấn, em sẽ nghe lời cán bộ quản lý trong tại cai nghiện để cai nghiện thành công, sớm được tự do và tiếp tục quay lại học tập để trở thành công dân tốt.
- Tuấn cần có sự giúp đỡ nhiều nhất từ gia đình, bạn bè để giúp Tuấn hòa nhập trở lại với cộng đồng xã hội.
Câu 18
Nếu bạn em hoặc người thân trong gia đình mắc vào một trong các tệ nạn xã hội thì em có thái độ thế nào ?
Lời giải chi tiết:
Nếu bạn em hoặc người thân trong gia đình mắc phải một trong các tệ nạn xã hội thì em sẽ không xa lánh mà gần gũi khuyên nhủ người đó thoát ra khỏi tệ nạn, quan tâm động viên họ trở lại với cuộc sống, trở lại học tập và làm ăn hợp pháp.

File đính kèm:

  • docxmot_so_tinh_huong_thi_mon_giao_duc_cong_dan_8_9.docx