Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm):

Trình bày cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874)?

Câu 2 (5,0 điểm):

 Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới.Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

Câu 3 (3,0 điểm):

a) Theo em khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) Pháp nhằm mục đích gì?

b) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã tác động đến Việt Nam như thế nào?

 

doc 8 trang phuongnguyen 26/07/2022 21160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS 1 XÃ HÒA THẮNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Lịch sử - Lớp 8
 Năm học 2020- 2021
 (Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
 (Đề gồm có 03 câu, 01 trang)
I. Mục tiêu
 	1. Kiến thức
	- Biết được cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874). 
	- Hiểu được vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới.
	- So sánh con đường con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành với con đường tìm đường với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
- Biêt được mục đích khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) Pháp tại Việt Nam 
- Đánh giá tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã tác động đến Việt Nam 
2. Kỹ năng 
- Học sinh có khả năng trình bày vấn đề, kỹ năng vận dụng kiến thức để so sánh, nhận xét, đánh giá/
- Biểu lộ sự khâm phục, tự hào về quá trình đấu tranh của dân tộc. Có ý thức vươn lên trong học tập
 3. Thái độ 
 - Biểu lộ sự khâm phục, tự hào về quá trình đấu tranh của dân tộc. Có ý thức vươn lên trong học tập.
 - Có thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra, liên hệ kiến thức với thực tế.
Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực đánh giá, viết bài.
 PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS 1 XÃ HÒA THẮNG 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Lịch sử- Lớp 8
Năm học 2020- 2021
 (Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu 
Vận dụng thấp
TL 
Vận dụng cao
TL 
Tổng
 Tổng
điểm
Số CH
Thời gian (phút)
TN
TL
TN
TL
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số 
CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
TL
1
Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX 
Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX 
1
8
1
8
2,0
2
Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
0,5
10
0,5
7
 1
 17
3,0
Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
0,5
10
0,5
10
1
 20
5,0
Tổng
2
18
0,5
10
0,5
10
0,5
7
3
45
10,0
Tỉ lệ (%)
40%
30%
20%
10%
100%
Tỉ lệ chung (%)
40%
30%
30%
100%
PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS 1 XÃ HÒA THẮNG
	ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Lịch sử - Lớp 8; Thời gian 45 phút
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1
Chương 1: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX 
Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc
 Nhận biết: 
- Trình bày tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc kì
- Trình bày cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874).
- Nhân dân Bắc kì tiếp tục kháng Pháp như thế nào
- Trình bày nội dung Hiệp ước Pa - tơ - nốt
Thông hiểu
- Tại sao triều đình Huế lại kí hiệp ước GiápTuất
- Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau trận Cầu Giấy lần thứ 2
Vận dụng thấp
- Lập bảng nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước 1883 và 1884
 Vận dụng cao
- Đánh giá quá trình kháng chiến của triều đình Huế từ 1858 -1884
1
0
0
0
2
Chương 2: Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp 
 Nhận biết:
- Tổ chức bộ máy nhà nước
- Mục đích của Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Nội dung và mục đích của các chính sách thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
- Sự thay đổi về các tầng lớp, giai cấp trong xã hôi Việt Nam.
Thông hiểu
- Tác động của các chính sách thác thuộc địa lần thứ nhất đến Việt Nam
- Vì sao các tầng lớp, giai cấp lại có sự thay đổi về thái độ đối với cách mạng GPDT
- Tại sao các nhà yêu nước VN thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật
Vận dụng thấp
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam do TDP dựng lên
 Vận dụng cao: 
- Nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của TDP ở Việt Nam 
- Đánh giá tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đối với Việt Nam.
0,5
0,5
Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
Nhận biết:
- Các phong trào yêu nước ở Việt Nam trước chiến tranh thế giới
- Những thay đổi về chính sách kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam.
Thông hiểu: 
- Lí do Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới.
Vận dụng thấp: Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? 
Vận dụng cao:
So sánh một số điểm giống và khác nhau phong trào yêu nước chủ yếu đầu TK XX với phong trào yêu nước cuối TK XIX
0,5
0,5
Tổng
1,5
0,5
0,5
0,5
PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS 1 XÃ HÒA THẮNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
	ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
 Môn Lịch sử - Lớp 8
 Năm học 2020 - 2021
(Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
 (Đề gồm có 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm): 
Trình bày cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874)? 
Câu 2 (5,0 điểm):  
 Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới.Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? 
Câu 3 (3,0 điểm):  
a) Theo em khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) Pháp nhằm mục đích gì? 
b) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã tác động đến Việt Nam như thế nào?
--------------Hết--------------
 PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG
TRƯỜNG THCS 1 XÃ HÒA THẮNG
HDC CHÍNH THỨC
	ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
HDC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
 Môn Lịch sử - Lớp 8
 Năm học 2020 - 2021
MÃ ĐỀ : 01
Thời gian làm bài: 45 phút (HDC gồm 03 câu, 01 trang) 
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2,0 điểm
Trình bày cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873-1874):
- Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến (Trận chiến ở cửa Ô Thanh Hà)
0,5
-Ngày 21.12.1873 quân ta chiến thắng trận Cầu Giấy, địch thất bại, hoang mang 
0,5
- Ở các tỉnh khác ở Bắc kỳ : Nhân dân nhất tề kháng chiến.
0,5
- Nhiều căn cứ kháng chiến được thành lập: Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị ( Nam Định)
0,5
Câu 2
5,0 điểm
a) Lí do Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới:
- Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
1,0
- Sau khi bị thực dân Pháp xâm lược, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra và liên tiếp nhưng đều thất bại, do bế tắc về đường lối.
1,0
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
1,0
b) Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? 
- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh  chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”; Xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc.
1,0
1,0
Câu 3
3,0 điểm
 a) Mục đích cpủa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của Pháp:
- Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, phát canh thu tô.
0,5
- Khai mỏ và mở một số cơ sở chế biến để vơ vét tài nguyên phong phú của Việt Nam để làm giàu cho nước Pháp.
0,5
- Tăng thuế cũ và đặt ra nhiều thuế mới để bóc lột nhân dân ta.
0,5
- Cưỡng đoạt sức lao động của nhân dân ta bằng cách bắt đi phu, xây dựng cầu đường, xây đồn bót phục vụ khai thác và vơ vét thuộc địa.
0,5
b) Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của Pháp:
- Tích cực: Những yếu tố của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam, thành thị xuất hiện và phát triển mạnh.
0,5
- Tiêu cực: Tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, kinh tế phát triển không cân đối.
0,5
Tổng
10,0
------------ Hết ------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2020_20.doc