Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi mở đầu của cách mạng tư sản Pháp?

A. 17.6.1789 Đẳng cấp thứ ba họp thành Hội đồng dân tộc

B. 14.7.1789 cuộc tấn công pháp đài - nhà tù Ba-xti

C. tháng 8.1789 Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

D. 21.9.1792 nền Cộng hòa đầu tiên được thiết lập ở nước Pháp

Câu 2: Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là:

A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.

B. Giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.

C. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.

Câu 3: Cuộc cách mạng Công nghiệp diễn ra trước tiên ở:

A. Hà Lan. B. Anh. C. Pháp. D. Mĩ.

Câu 4: Phát minh quan trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh thế kỉ XVIII là:

A. Máy kéo sợi. B. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

C. máy dệt. D. máy hơi nước.

 

doc 7 trang quyettran 14/07/2022 3822
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 8 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
KIỂM TRA LỊCH SỬ 8 CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022
MA TRẬN
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số CH
Thời gian
% tổng điểm
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
TN
TL
1
Thời kì xác lập của Chủ nghĩa tư bản
Cách mạng tư sản Pháp
1
1
2.5
Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
2
1
3
7.5
Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
1
1
2.5
2
Các nước Âu-Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
1
1
20
3
Châu Á thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
1
1
2.5
Các nước Đông Nam á cuối thê kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
1
1
2.5
4
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
1
1
2.5
5
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
2
1
1
2
27.5
6
Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
1
1
25
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
2
2
5
7
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
1
1
2.5
TỔNG
11
3
1
1
12
4
45
100
TỈ LỆ % 
TỪNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
40
30
20
10
30
70
45
70
30
100
45
BẢNG ĐẶC TẢ
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Thời kì xác lập của Chủ nghĩa tư bản
Cách mạng tư sản Pháp
Nhận biết: 
Học sinh nêu được việc chiếm được ngục Ba-xti (14.7.1989) là thắng lợi mở đầu của cách mạng Tư sản Pháp
1
(câu 1)
Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới
Nhận biết: 
- Học sinh nêu được nước Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp
- Học sinh nêu được tên hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản
Thông hiểu: 
- Học sinh giải thích được việc phát minh ra máy hơi nước là quan trọng nhất, nó khắc phục được nhược điểm của các máy móc trước đây và thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác
2
(câu 2,3)
1
(câu 4)
Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Nhận biết:
- Học sinh nêu được hình thức đấu tranh của công nhân cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là: Đập phá máy móc, đốt công xưởng; bãi công, thành lập Công đoàn 
1
(câu 5)
2
Các nước Âu-Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Vận dụng:
- Học sinh phân biệt đặc điểm của các Đế quốc chủ yếu: Anh, Pháp, Đức, Mĩ 
1
(câu 2)
3
Châu Á thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Nhận biết: 
- Học sinh nêu được lãnh đạo cách mạng Tân Hợi năm 1911 là giai cấp tư sản Trung Quốc đứng đầu là Tôn Trung Sơn
1
(câu 6)
Các nước Đông Nam Á cuối thê kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Nhận biết: 
- Nêu được từ nửa sau thế kỉ XIX các nước Đông Nam Á lần lượt trở thành thuộc địa của phương Tây trừ Thái Lan (Xiêm)
1
(câu 7)
4
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Thông hiểu:
- Học sinh giải thích được nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa
1
(câu 8)
5
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Nhận biết:
- Học sinh nêu được khi cách mạng tháng Hai năm 1917 kết thúc ở nước Nga xảy ra tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: xô viết đại biểu công-nông-binh va chính phủ lâm thời tư sản.
- Học sinh trình bày được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Vận dụng cao:
- Học sinh nhận xét được thành quả của cách mạng tháng Mười Nga so với các cuộc cách mạng tư sản trước đó 
1
(câu 9)
1
(câu 2)
1
(câu 2)
6
Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Thông hiểu: 
- Học sinh tóm tắt được một cách ngắn gọn những nội dung chủ yếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933
1
(câu 3)
Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Nhận biết:
- Học sinh nêu được cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ bắt đâu từ ngành tài chính sau lan ra các lĩnh vực khác
- Học sinh nêu được vai trò của Nhà nước ở Mĩ trong việc đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
2
(câu 10,11)
7
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Nhận biết:
- Học sinh nêu được cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) bắt đầu từ sự kiện Đức tấn công Ba Lan (ngày 1.9.1939)
1
(câu 12)
Tổng
11
3
1
1
Tỉ lệ % theo từng mức độ
40
30
20
10
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Lịch sử 8
(Thời gian làm bài: 45 phút)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi mở đầu của cách mạng tư sản Pháp?
A. 17.6.1789 Đẳng cấp thứ ba họp thành Hội đồng dân tộc 
B. 14.7.1789 cuộc tấn công pháp đài - nhà tù Ba-xti
C. tháng 8.1789 Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
D. 21.9.1792 nền Cộng hòa đầu tiên được thiết lập ở nước Pháp
Câu 2: Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là:
A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.
B. Giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.
C. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.
Câu 3: Cuộc cách mạng Công nghiệp diễn ra trước tiên ở:
A. Hà Lan.	B. Anh.	C. Pháp.	D. Mĩ.
Câu 4: Phát minh quan trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh thế kỉ XVIII là:
A. Máy kéo sợi.	B. máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
C. máy dệt.	D. máy hơi nước.
Câu 5: Hình thức đấu tranh nào không có trong phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX?
A. Tiến hành cách mạng vô sản.	B. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. 
C. Bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.	D. Thành lập Công đoàn.
Câu 6: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc do tầng lớp/giai cấp nào lãnh đạo?
A. Nông dân	B. Địa chủ yêu nước	C. Tư sản	D. Công nhân
Câu 7: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia Đông Nam Á duy nhất thoát khỏi tình trạng thuộc địa của thực dân phương Tây là:
A. In-đô-nê-xi-a	B. Thái Lan	C. Phi-lip-pin	D. Mã Lai
Câu 8: Mâu thuẫn lớn nhất giữa các nước Đế quốc làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 là vấn đề:
A. Thành tựu kĩ thuật và khoa học	B. Vị trí đứng đầu về công nghiệp và thương mại
C. Tranh chấp tài nguyên dầu mỏ và than đá	D. Thị trường và thuộc địa
Câu 9: Chính quyền được thành lập sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. Chính quyền tư sản
B. Chính quyền xô viết
C. Chính phủ tư sản và chính quyền Xô viết công-nông-binh song song tồn tại
D. Chưa thành lập chính quyền mới
Câu 10: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào?
A. Tài chính	B. Nông nghiệp	C. Công nghiệp	D. Thương mại
Câu 11: Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đề cao vai trò của lực lượng nào?
A. Giai cấp Tư sản	B. Đảng cộng sản Mĩ
C. Hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa	D. Nhà nước
Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Đức tấn công Tiệp Khắc (3.1939)	B. Đức tấn công Ba Lan (1.9.1939)
C. Đức tấn công Liên Xô (22.6.1941)	D. Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng (7.12.1941)
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Hoàn thành nội dung bảng dưới đây để phân biệt đặc điểm của các Đế quốc chủ yếu:
Đế quốc
Đặc điểm
1. Anh
2. Pháp
3. Đức
4. Mĩ
Câu 2: (2.5 điểm) Trình bày nội dung ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Em có nhận xét gì về thành quả của cách mạng tháng Mười Nga so với các cuộc cách mạng tư sản trước đó?
Câu 3: (2.5 điểm) Em hãy tóm tắt ngắn gọn những nội dung chủ yếu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 (về nguyên nhân, hậu quả, biện pháp thoát khỏi khủng hoảng)?
---------- Hết ---------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Lịch sử 8
(Thời gian làm bài: 45 phút)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng đạt: 0.25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
B
D
A
C
B
D
C
A
D
B
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Vận Hoàn thành nội dung bảng dưới đây để phân biệt đặc điểm của các Đế quốc chủ yếu: mỗi ý trả lời đúng đạt 0.5 điểm
Đế quốc
Đặc điểm
1. Anh
a. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
2. Pháp
b. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
3. Đức
c. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
4. Mĩ
d. Xứ sở của các "ông vua công nghiệp".
Câu
Nội dung
Điểm
2
2.5
* Trình bày nội dung ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
1.5
- Đối với nước Nga:
Làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu người dân Nga
Lần đầu tiên đưa những người lao động lên nắm chính quyền
Xây dựng chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn
0.75
- Đối với thế giới:
Tạo ra những thay đổi lớn lao trên thế giới
Cổ vũ và tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức
Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu
0.75
* nhận xét về thành quả của cách mạng tháng Mười Nga so với các cuộc cách mạng tư sản trước đó:
- Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền (công nhân, nông dân, binh lính) - đại diện là Đảng Bôn - sê - vich
- Xóa bỏ chế độ bóc lột
- Lập ra nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới ...
- Ảnh hưởng to lớn đến phong trào cách mạng thế giới
1.0
3
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933
2.5
a. Nguyên nhân: 
Do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người dân lao động không có tiền mua (khủng hoảng "thừa")
0.5
b. Hậu quả:
- Kinh tế các nước tư bản bị tàn phá, sản xuất bị đẩy lùi ...
- Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ, thất nghiệp ...
1.0
c. Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng:
- Dùng chính sách cải cách kinh tế xã hội (Mĩ, Anh, Pháp ...)
- Đi vào con đường phát xít hóa chế độ thống trị, phát động chiến tranh (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản).
1.0
--------- Hết ---------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_8_nam_hoc_2021_2022_co.doc