Đề kiểm tra giữa kì học kì II môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Buôn Trấp

A. Trắc nghiệm(3đ): Chọn và khoanh tròn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1:Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là:

 a. Phan Đình Phùng, Cao Thắng b. Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết

 c. TônThất Thuyết, Hàm Nghi d. Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám

Câu 2:Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa Hương Khê gồm 4 tỉnh là:

 a. Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị

 b. Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa

 c. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình

 d. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang

Câu 3:Các đề nghị cải cách chủ yếu diễn ra dưới triều vua:

 a. Gia Long b. Thiệu Trị

 c. Tự Đức d. Hàm Nghi

Câu 4: Cuộc phản công của phái chủ chiến tấn công vào:

 a. Cửa biển Thuận An b. Kinh thành

 c. Hà Nội d. Đồn Mang Cá và tòa Khâm Sứ

 

doc 8 trang phuongnguyen 01/08/2022 6520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì học kì II môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Buôn Trấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì học kì II môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Buôn Trấp

Đề kiểm tra giữa kì học kì II môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Buôn Trấp
 Tiết 47
Soạn: 18/3-KT:
KIỂM TRA GIỮA KÌ (HỌC KÌ II)
 Năm học: 2020-2021
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 
1.Về kiến thức :
- Biết diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hương Khê và khởi nghĩa Yên Thế, kể tên được những nhân vật lịch sử có công chống Pháp vào nửa sau thế kỉ XIX và những sĩ phu tiêu biểu trong trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX
- Hiểu được cuộc khởi nghĩa Hương khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, nguyên nhân các đề nghị cải cách của các sĩ phu không thực hiện được.
 - So sánh cuộc khởi nghĩa Hương Khê và khởi nghĩa Yên Thế về: lãnh đạo, mục đích đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian diễn ra.
2. Về kĩ năng : 
Rèn luyện cho HS các kĩ năng: Trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để làm bài
3. Tư tưởng: Giáo dục cho các em ý thức tự giác, độc lập, chủ động, sáng tạo khi làm bài
II. NỘI DUNG KIỂM TRA:
- Phong trào Cần Vương
- Khởi nghĩa Yên Thế
- Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Đề:1
1.Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
1. Phong trào Cần Vương
- Biết diễn biến,lãnh đạo, địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê.Mục tiêu tấn công của phái chủ chiến, diễn biến của phong trào Cần Vương.các nhân vật lịch sử chống Pháp
Hiểu được cuộc khởi nghĩa Hương khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
Số câu: 6
Số điểm: 4,5
Tỉ lệ: 45%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 7
Số điểm: 6,5
Tỉ lệ:65%
2. - Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX
Triều đại vua diễn ra các đề nghị cải cách 
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
 Tỉ lệ: 15%
Số câu: 2
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
3. Phong trào Cần Vương
So sánh cuộc khởi nghĩa Hương Khê và khởi nghĩa Yên Thế về: lãnh đạo, mục đích đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian diễn ra.
Số câu: 1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 8
Số điểm: 6
Tỉ lệ:60%
Số câu: 1
Số điểm: 
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Ts câu: 10
Ts điểm:10
Tỉ lệ : 100%
Đề:2
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
1. Khởi nghĩa Yên Thế
Biết được: Diễn biến,đặc điểm, địa bàn yên Thế thuộc tỉnh,giai đoạn Đề Thám lãnh đạo, nguồn gốc cư dân Yên Thế 
.
So sánh cuộc khởi nghĩa Hương Khê và khởi nghĩa Yên Thế về: lãnh đạo, mục đích đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian diễn ra.
 Số câu : 5
Số điểm:4
 Tỉ lệ:40%
Số câu: 1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 5
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
2. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX
Biết được người đưa 30 bản điều trần lên triều đình nhà Nguyễn, sự đóng góp của trào lưu cải cách
Nguyên nhân vì sao các đề nghị cải cách của các sĩ phu không thực hiện được
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ:20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
 3. Phong trào Cần Vương
Kể được tên nhân vật lịch sử chống Pháp từ 1885-1913
So sánh cuộc khởi nghĩa Hương Khê và khởi nghĩa Yên Thế về: lãnh đạo, mục đích đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian diễn ra.
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ:20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Ts câu: 10
Ts điểm: 10 
Tỉ lệ : 100%
Phòng GD-ĐT Krông Ana ĐỀ KIỂM GIỮA KÌ (HỌC KÌ II)
Trường THCS Buôn Trấp Năm học: 2020-2021
Họ và tên: .......................... Môn : Lịch sử Tiết PPCT: 47 
Lớp 8A Thời gian: 45 phút 
* Đề:1
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. Trắc nghiệm(3đ): Chọn và khoanh tròn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1:Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là:	
	a. Phan Đình Phùng, Cao Thắng b. Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết
	c. TônThất Thuyết, Hàm Nghi	 d. Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám
Câu 2:Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa Hương Khê gồm 4 tỉnh là:
	a. Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị	
 b. Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa
	c. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình
	d. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang
Câu 3:Các đề nghị cải cách chủ yếu diễn ra dưới triều vua:
	a. Gia Long	 b. Thiệu Trị	
 c. Tự Đức d. Hàm Nghi
Câu 4: Cuộc phản công của phái chủ chiến tấn công vào:
	a. Cửa biển Thuận An	b. Kinh thành	
	c. Hà Nội	 d. Đồn Mang Cá và tòa Khâm Sứ
Câu 5: Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là:
	a. Tôn Thất Thuyết	b. Vua Hàm Nghi
	b. Vua Gia Long	 c. Phan Đình Phùng
Câu 6: Kinh thành Huế thất thủ Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi lên:
 a. Quảng Bình b.Tân sở (Quảng Trị) 
	c. Hà Nội d.Nghệ An
B. Tự luận(7đ):
Câu 1 (2đ) Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê .
Câu 2(1đ) Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX.
Câu 3:(2đ) Tại sao nói: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
Câu (2đ) So sánh cuộc khởi nghĩa Hương Khê với cuộc khởi nghĩa Yên Thế về (Thành phần lãnh đạo, mục đích đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian diễn ra)
BÀI LÀM
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Krông Ana ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ(HỌC KÌ II)
Trường THCS Buôn Trấp Năm học: 2020-2021 
Họ và tên: .......................... Môn : Lịch sử Tiết PPCT: 47 
Lớp 8A Thời gian: 45 phút 
 Đề:2
Điểm
Lời phê của giáo viên
A.Trắc nghiệm(3đ): Chọn và khoanh tròn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Căn cứ Yên Thế thuộc tỉnh nào ở nước ta:
	a. Bắc Giang	 b. Bắc Ninh
	c. Thái Nguyên	 d. Tuyên Quang 
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương:
	a. Hương Khê	 b. Yên Thế
	c. Ba Đình	 d. Bãi Sậy
Câu 3: Đề Thám lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yê Thế trong thời gian:
 a. 1885-1895 b. 1884-1892
 c. 1893-1913 d. 1885-1913
Câu 4: Đa số cư dân Yên Thế có nguồn gốc từ:
	a. Đồng bằng Nam Kì	 b.Đồng bằng sông Mã
	c. Đồng bằng sông Cửu Long	 d. Đồng bằng Bắc Kì
Câu 5: Người gửi 30 bản “Điều trần” lên triều đình Huếlà:
	a. Nguyễn Trường Tộ b.Đinh Văn Điền	
 c. Tôn Thất Thuyết d. Nguyễn Lộ Trạch
Câu 6: Những tư tưởng cải cách ở cuối thế kỉ XIX góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào:
	a. Đông Du	 b. Duy Tân
	c. Đông Kinh nghĩa thục	 d. Cần Vương 
B. Tự luận (7đ):
Câu 1( 2đ) Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).
Câu 2(1đ) Kể tên các nhân danh nhân lịch sử chống Pháp từ năm 1885-1895.
Câu 3(2đ)Vì sao những đề nghị cải cách ở Việt Nam ở nửa sau thế kỉ XIX không thực hiện được?
Câu 4(2đ)So sánh cuộc khởi nghĩa Hương Khê với cuộc khởi nghĩa Yên Thế về (Thành phần lãnh đạo, mục đích đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian diễn ra)
BÀI LÀM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA MỘT ĐỊNH KÌ(Học kì 2)
 LỊCH SỬ8
Năm học: 2014-2015
I. Trắc nghiệm:( Mỗi câu 0,5 đ)
Đề 1 : Câu 1 :a; Câu 2 : b ;	Câu 3: c;	Câu 4: d ; Câu 5: a ; Câu 6: b
Đề 2 : Câu 1 :a; Câu 2 : b;	Câu 3: c;	Câu 4: d ; Câu 5: a ; Câu 6: b
II. Tự luận:
Đề 1:
Câu 1 (2đ): Diễn biến khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895). 
* Diễn biến - Khởi nghĩa chia 2 giai đoạn: (Mỗi giai đoạn 1đ)
+ Giai đoạn 1: 1885-1888: nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí,tích trữ lương thực,địa bàn hoạt động phân bố trên 4 tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa) 
+ Giai đoạn 2: 1888- 1895: Khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Pháp tập trung binh lực tấn công vào Ngàn Trươi, ngày 28-12-1895 Phan Đình Phùng hi sinh, nghĩa quân dần dần tan rã.
Câu 2:(1đ): Kể được ít nhất 4 nhà cải cách (Trần Đình Túc, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ,Nguyễn Lộ Trạch...) mỗi người 0,25đ
Câu 3:(2đ): Chứng minh được cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương(mỗi ý 0,5đ)
 - Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
 - Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
 - Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
 - Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
Câu 4(2đ): So sánh cuộc khởi nghĩa Hương Khê với cuộc khởi nghĩa Yên Thế về (Thành phần lãnh đạo, mục đích đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian diễn ra)
Top of Form
Bottom of Form
-Giống nhau(0,5đ) đều là phong trào yêu nước chống Pháp, đều bị thất bại
-Khác nhau: (1,5đ)
 + Lãnh đạo(0,25đ) Khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng xuất thân từ tầng lớpVăn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.Khởi nghĩa Yên Thế nông dân đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
 +Mục tiêu:(0,5đ)
Khởi nghĩa Hương Khê là chống pháp dành lại độc lập dân tộc,khôi phục ngai vàng cho vua.
Khởi nghĩa Yên Thế là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ đất đai
 +Địa bàn hoạt động:(0,5đ)
Khởi nghĩa Hương Khê phân bố trên 4 tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.
Khởi nghĩa Yên Thế hoạt đông ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang
 + Thời gian: (0,25đ)
 Khởi nghĩa Hương Khê 2 giai đoạn từ 1885-1895(10 năm). Khởi nghĩa Yên Thế qua 3 giai đoạn từ 1884-1913(30 năm)
Đề 2:
Câu 1( 2đ) : Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế
 + Giai đoạn 1 (1884 - 1892) : nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm.(0,5đ)
 + Giai đoạn: 1893 - 1908 : Dưới sự chỉ huy của Đề Thám nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây cơ sở. nghĩa quân 2 lần giảng hòa với Pháp(0,75đ)
 + Giai đoạn: 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế. Lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần. 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại nghĩa quân tan rã(0,75đ)
Câu 2 (1đ) Kể được ít nhất 4 nhân vật lịch sử có công chống Pháp từ 1885-1895( Hàm Nghi, Tôn Thất thuyết, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Hoàng Hoa Thám...) mỗi nhân vật 0,25đ
Câu 3 (2đ) Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
 - Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc(0,5đ) 
 - Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong (0,5đđ)
 - Chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.(0,5đ)
 - Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.(0,5đ)
 Câu 4(2đ): So sánh cuộc khởi nghĩa Hương Khê với cuộc khởi nghĩa Yên Thế về (Thành phần lãnh đạo, mục đích đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian diễn ra)
Top of Form
Bottom of Form
-Giống nhau(0,5đ) đều là phong trào yêu nước chống Pháp, đều bị thất bại
-Khác nhau: (1,5đ)
 + Lãnh đạo(0,25đ) Khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng xuất thân từ tầng lớpVăn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.
khởi nghĩa Yên Thế nông dân đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
 +Mục tiêu:(0,5đ)
Khởi nghĩa Hương Khê là chống pháp dành lại độc lập dân tộc,khôi phục ngai vàng cho vua
khởi nghĩa Yên Thế là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ đất đai
 +Địa bàn hoạt động:(0,5đ)
Khởi nghĩa Hương Khê phân bố trên 4 tỉnh: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa
khởi nghĩa Yên Thế hoạt đông ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang
 + Thời gian: (0,25đ)
 Khởi nghĩa Hương Khê 2 giai đoạn từ 1885-1895(10 năm), Khởi nghĩa Yên Thế qua 3 giai đoạn từ 1884-1913(30 năm)

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_hoc_ki_ii_mon_lich_su_8_nam_hoc_2020_202.doc