Đề kiểm tra, đánh giá cuối kì II môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Lịch sử 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng. (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu 1: Nguyên nhân trực tiếp cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến :

A. Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi.

B. Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết.

C. Phái chủ hòa đứng về phía Pháp.

D. Thực dân Pháp tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.

Câu 2: Điểm nổi bật nhất trong phong trào Cần Vương từ năm 1888-1896 :

A. Diễn ra chủ yếu trên địa bàn Nghệ Tĩnh.

B. Bùng nổ khắp cả nước, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.

C. Chủ yếu diễn ra ở các tỉnh miền núi.

D. Diễn ra chủ yếu ở đồng bằng Bắc Kì và Nam Kì.

 

docx 5 trang phuongnguyen 23/07/2022 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra, đánh giá cuối kì II môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra, đánh giá cuối kì II môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra, đánh giá cuối kì II môn Lịch sử 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Môn: Lịch sử 8
 Cấp độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vận dụng 
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Trình bày được một số kiến thức cơ bản trong phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Giải thích cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương.
Nhận xét phong trào đấu tranh chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
4 
1
10%
1/2 
3
30%
1/2 
1
10%
5
5
50%
2. Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
Trình bày được một số kiến thức cơ bản về sự chuyển biến kinh tế xã Việt nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
- Trình bày được chính sách khai thác của thực dân Pháp trên lĩnh vực văn hóa.
So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
6 
1,5
15%
1
1
10%
1
2
20%
8
4,5
45%
3. Phong trào yêu nước chốngPháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
Trình bày được số kiến thức cơ bản trong phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5
5%
2
0,5
5%
T. số câu
T. số điểm
Tỉ lệ %
12
3,0
30 %
1
1
10%
1/2
3,0
30 %
1
2,0
20 %
1/2
1,0
10 %
15
10
100%
ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Môn: Lịch sử 8
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng. (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)
Câu 1: Nguyên nhân trực tiếp cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến :
A. Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi.
B. Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết.
C. Phái chủ hòa đứng về phía Pháp.
D. Thực dân Pháp tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.
Câu 2: Điểm nổi bật nhất trong phong trào Cần Vương từ năm 1888-1896 :
A. Diễn ra chủ yếu trên địa bàn Nghệ Tĩnh.
B. Bùng nổ khắp cả nước, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.
C. Chủ yếu diễn ra ở các tỉnh miền núi.
D. Diễn ra chủ yếu ở đồng bằng Bắc Kì và Nam Kì.
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là:
A. Khởi nghĩa Ba Đình.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. Khởi nghĩa Hương Khê.
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 4: Nguyên nhân khởi nghĩa Yên Thế :
A. Chống lại sự bình định, bóc lột của Pháp.
B. Chống lại sự cướp phá của quân Thanh.
C. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương.
D. Chống lại chính sách của triều đình.
Câu 5: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp bắt đầu năm:
A. 1884.
B. 1888.
C. 1897.
D. 1914.
Câu 6: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam:
A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
Câu 7: Để kiểm soát thị trường Việt Nam, Pháp chủ trương:
A. Đánh thuế nặng hàng hóa nước khác.
B. Mở cửa cho hàng hóa nước ngoài.
C. Chỉ đánh thuế hàng hóa một số nước.
D. Chỉ đánh thuế một số mặt hàng.
Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách:
A. Cướp đoạt ruộng đất.
B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
C. Thu tô nặng.
D. Lập đồn điền.
Câu 9: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc:
A. Một bậc.
B. Hai bậc.
C. Ba bậc.
D. Bốn bậc.
Câu 10: Phong trào yêu nước ở Việt Nam trước chiến tranh thế giới thứ nhất :
A. Một xu hướng là bạo động.
B. Hai xu hướng là bạo động và cải cách.
C. Một xu hướng là cải cách.
D. Ba xu hướng.
Câu 11: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo:
A. Thái Phiên và Trần Cao Vân.
B. Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh.
C. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn.
D. Lương Văn Can và Lương Ngọc Quyến.
Câu 12: Khởi nghĩa binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917) do những sĩ phu nào lãnh đạo:
A. Thái Phiên và Trần Cao Vân.
B. Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng.
C. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn.
D. Lương Văn Can và Hoàng Tăng Bí.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm).
Câu 13 (4 điểm): Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? Từ đó em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX?
Câu 14 (1 điểm): Trình bày chính sách văn hóa của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
Câu 15 (2 điểm): So sánh một số điểm cơ bản trong phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo bảng sau:
Nội dung
Cuối thế kỉ XIX
Đầu thế kỉ XX
Mục đích
Thành phần lãnh đạo
Phương thức hoạt động
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
NĂM HỌC: 2020 - 2021
Môn: Lịch sử 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).
 Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
C
A
C
D
A
A
C
B
A
C
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm).
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 13
(4 điểm)
* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương vì: 
- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, được phân bố nhiều tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người có uy tín.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa kéo dài 10 năm (từ năm 1885 đến năm 1895).
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường. 
* Nhận xét về phong trào đấu tranh chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia đông đảo, nhất là nông dân.
- Cuối cùng phong trào thất bại. 
- Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX.
0,75
0,5
0,5
0,5
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 14
(1 điểm)
* Chính sách văn hóa của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam:
- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến.
- Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản sứ phục vụ công việc cai trị. Cùng với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế.
0,5
0,5
Câu 15
(2 điểm)
* So sánh 1 số điểm cơ bản trong phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo bảng sau:
Nội dung
Cuối thế kỉ XIX
Đầu thế kỉ XX
Mục đích
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến.(0.25)
Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội. (0.25)
Thành phần lãnh đạo
Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước. (0.25)
Nhà Nho yêu, nhiều tầng lớp xã hội mới hình thành sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. (0.75)
Phương thức hoạt động
Vũ trang. (0.25)
Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách. (0.25)
0,5
1
0,5

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_cuoi_ki_ii_mon_lich_su_8_nam_hoc_2020_2.docx