Giáo án Lịch sử 8 - Tuần 4, 5 - Tiết 7, 8, 9: Chủ đề: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XX

Tuần 4,5 - Tiết 7,8,9:Chủ đề : PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XX

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

- Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ 1848 -1870.

- Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các Đảng và các tổ chức cộng sản,.)

- Giới thiệu được một số nét chính về phong trào công nhân Nga và cuộc Cách mạng 1905- 1907 ở Nga

- Trình bày được những nét chính về: phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.

 

docx 5 trang phuongnguyen 28/07/2022 7520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 - Tuần 4, 5 - Tiết 7, 8, 9: Chủ đề: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 8 - Tuần 4, 5 - Tiết 7, 8, 9: Chủ đề: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XX

Giáo án Lịch sử 8 - Tuần 4, 5 - Tiết 7, 8, 9: Chủ đề: Phong trào công nhân cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XX
Trường THCS ĐăkHring Họ và tên giáo viên:Nguyễn Thị Hằng
Tuần 4,5 - Tiết 7,8,9:Chủ đề : PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
- Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ 1848 -1870.
- Mô tả được một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (phong trào công nhân, sự ra đời và hoạt động của các Đảng và các tổ chức cộng sản,...)
- Giới thiệu được một số nét chính về phong trào công nhân Nga và cuộc Cách mạng 1905- 1907 ở Nga
- Trình bày được những nét chính về: phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.
2. Năng lực
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Nhận thức và tư duy lịch sử: xác định mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử.
3.Phẩm chất:
+ Nhân ái: lòng biết ơn các nhà sáng lập ra CNXH, tinh thần QTVS, tinh thần đoàn kết đấu tranh chống bất công.
* Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về đời sống công nhân vô cùng khốn khổ ; lao động trong môi trường vô cùng tồi tệ
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
+ Tranh: Cuộc biểu tình hòa bình của nhân dân thành phố Pê-tơ-rô-grat bị đàn áp.
+ Tranh: Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1 – 5 - 1882 ở Niu – ooc.
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được về tình hình nước Pháp trước cách mạng, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS quan sát tranh, trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm học tập: Hs lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS trực quan và nhận xét 2 bức tranh H 24,25
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV): GV vào bài 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 1 : Nguyên nhân nổ ra phong trào Công nhân cuối TKXVII-đầu TK XX
a) Mục tiêu: Biết được nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đấu tranh của công nhân cuối thế kỉ XVIII – đầu TK XX
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi  của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
?Trình bày nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân ở cuối TK XVIII- đầu TK XX?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
HS trả lời, nhóm khác nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung.
I. Nguyên nhân
 Công nhân bị bóc lột nặng nề, tiền lương thấp, điều kiện lao động ăn ở thấp kém->CN đấu tranh
* Hoạt động 2 : Các cuộc đấu tranh tiêu biểu 
a) Mục tiêu: Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi  của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
Trình bày những nét chính về các hình thức đấu tranh, những phong trào tiêu biểu của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX và cách mạng Nga (1905-1907).
Nhóm 1: Phong trào đập phá máy móc và bãi công
Nhóm 2: Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840
Nhóm 3. Trình bày những nội dung chính về diễn biến cách mạng Nga (1905-1907)
Nhóm 4. Trình bày những nội dung chính về ý nghĩa cách mạng Nga (1905-1907)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
HS đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung.
II. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công:
- P/t đập phá máy móc, đốt công xưởng
- Bãi công
- Mục tiêu: đòi tăng lương, giảm giờ làm.
c. Kết quả: Thành lập các tổ chức công đoàn 
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840:
Thời gian
Sự kiện
1831
Pháp: CN dệt tơ thành phố Li-Ông k/nghĩa
1844
Đức: CN dệt Sơ-lê-đin
1836-1848
Anh: P/t hiến chương
3. Cách mạng Nga (1905-1907) 
a. Nguyên nhân 
- Đất nước khủng hoảng nghiêm trọng
- Mâu thuẫn XH gay gắt 
=>CM Nga bùng nổ 
b. Diễn biến
Thời gian
Diễn biến chính
Kết quả
9-1-1905
14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu sách lên nhà vua (Nga hoàng).
Bị đàn áp đẫm máu
5-1905
Nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào địa chủ phong kiến
Thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo
6-1905
Thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa
Các đơn vị hải lục quân cũng nổi dậy
12-1905
Khởi nghĩa vũ trang ở Mát- xcơ-va
Thất bại
c. Kết quả 
- Đều bị đàn áp
d.Ý nghĩa 
- Giáng 1 đòn chí tử vào GCTS và địa chủ .
- Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng 
- Là bước chuẩn bị cho cuộc CMXHCN năm 1917.
* Hoạt động 3: Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác và các tổ chức Quốc tế:
a)Mục tiêu: Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học và quá trình thành lập các tổ chức Quốc tế.
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi  của giáo viên.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Tổ chức thực hiện :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
Nhóm 1. Trình bày được một số hoạt động chính của Karl Marx, Friedrich Engels.
Nhóm 2. Trình bày sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nhóm 3. Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870
Nhóm 4. Quốc tế thứ nhất
Nhóm 5. Quốc tế thứ hai (1889-1914)
Nhóm 6. Quốc tế cộng sản thành lập (1919) sgk/88
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
HS đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung.
III. Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác và các tổ chức Quốc tế
1. Mác và Ăng ghen:
- Tiểu sử: (SGK)
- Cùng có tư tưởng:Đấu tranh chống CNTB, xây dựng một xã hội tiến bộ
 2. Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản:
 a. Đồng minh những người cộng sản: Chính là đảng độc lập đầu tiên của Vô sản quốc tế
 b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Do yêu cầu phát triển của P/t CN quốc tế đòi hỏi phải có lí luận CM
+ Tháng 2/1848: Tuyên ngôn ĐCS được tuyên bố
Nội dung:
+ Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội. 
+ Giai cấp vô sản là lực lượng.
+ Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế. 
- Ý nghĩa: là vũ khí lí luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
3. Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất:
 a. Phong trào Công nhân từ 1848-1870:
- Phong trào tiếp tục phát triển
 CN trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ về g/c của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế
 b. Quốc tế thứ nhất:
- Thành lập: 28/9/1864
- Hoạt động:
+ Truyền bá học thuyết Mac vào phong trào công nhân.
+ Nắm vai trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân phát triển
 - Ý nghĩa: Thúc đẩy p/t CN quốc tế tiếp tục phát triển
c. Quốc tế thứ hai (1889-1914):
- Phong trào đấu tranh diễn ra quyết liệt 
- Hình thành các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp vô sản 
- 14-7-1889, thành lập Quốc tế thứ hai tại Pa-ri.
-Gồm 2 giai đoạn:
+ 1889-1895: phong trào phát triển
+ 1895-1914: thỏa hiệp với tư sản
d. Quốc tế cộng sản thành lập 
Thời gian
Sự kiện
Kết quả - ý nghĩa
1918-1923
Một cao trào cách mạng
Nhiều ĐCS đã thành lập
1919
Quốc tế cộng sản thành lập tại Mat-x cơ-va
Có công to lớn thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới.
b) Nội dung:
 Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
c) Sản phẩm: Hs nghiên cứu trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 
 Lập bảng về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX 
Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.
Nguyên nhân
Quy mô
Hình thức đấu tranh
Mục tiêu
Kết quả
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân viết vào phiếu học tập
Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung.
 Câu 1
Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.
Nguyên nhân
Quy mô
Hình thức đấu tranh
Mục tiêu
Kết quả
- Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản sâu sắc.
- Chủ nghĩa Mác xâm nhập vào phong trào công nhân.
- Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.
Công nhân ở tất cả các nước tư bản Âu-Mĩ.
Bãi công, biểu tình (có tổ chức).
Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Thành lập các tổ chức chính trị của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh biết đánh giá đúng về những đón góp của Mác.
b) Nội dung:
 Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
c) Sản phẩm: Hs nghiên cứu trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ? 
? Em hãy đánh giá vai trò của Mác đối với việc thành lập Quốc tế thứ nhất?
? Ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 có nguồn gốc từ sự kiện nào trong lịch sử? Hãy giải thích vì sao lại lấy ngày đó làm Quốc tế Lao động?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận.
HS đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét
Bước 4. Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của học sinh, chốt nội dung.
	Ngày Quốc tế Lao động bắt nguồn từ năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “... Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”.
Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ. Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago.Khoảng 40.000 người không đến nhà máy. Họ tổ chức mít tinh, biểu tình với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”
Ngày 20/6/1889, Đại hội I của Quốc tế Cộng sản II quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản. Vào ngày 1/5/1890, lần đầu tiên Ngày Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức trên quy mô thế giới.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_8_tuan_4_5_tiet_7_8_9_chu_de_phong_trao_cong.docx