Đề kiểm tra đánh giá cuối học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Kết nối tri thức cuộc sống)

I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?

A. Cởi mở, chân thành với các bạn.

 B. Thẳng thắn, nhưng tế nhị trong góp ý.

C. Đố kị, ganh đua.

 D. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ cho nhau.

Câu 2: Khi xảy ra mâu thuẫn với bạn, em sẽ làm gì?

A. Mắng bạn.

B. Gặp bạn để trò chuyện thẳng thắn, chân thành.

C. Đánh bạn.

 D. Không chơi với bạn.

 

doc 4 trang phuongnguyen 130331
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá cuối học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Kết nối tri thức cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra đánh giá cuối học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Kết nối tri thức cuộc sống)

Đề kiểm tra đánh giá cuối học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 (Kết nối tri thức cuộc sống)
Ngày dạy: 
 Tiết 16 : KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I	
I. Mục tiêu
1. Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực đặc thù:
2. Phẩm chất
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với GV
2. Đối với HS
III.Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đánh giá
- GV phát đề và yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- HS làm bài. GV quan sát, theo dõi.
- Đề và đáp án.
III. Kết thúc hoạt động
- GV thu bài của HS
- GV nhận xét ý thức làm bài của HS
- Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
*Lưu ý: Đánh giá bài kiểm tra của HS:
- Từ điểm 5 trở lên: Đạt yêu cầu.
- Dưới điểm 5: Chưa đạt yêu cầu.
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HKI 
 MÔN : HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 
Thời gian làm bài: 60’
I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?
A. Cởi mở, chân thành với các bạn. 
 B. Thẳng thắn, nhưng tế nhị trong góp ý.
C. Đố kị, ganh đua. 
 D. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ cho nhau.
Câu 2: Khi xảy ra mâu thuẫn với bạn, em sẽ làm gì?
A. Mắng bạn. 
B. Gặp bạn để trò chuyện thẳng thắn, chân thành. 
C. Đánh bạn. 
 D. Không chơi với bạn.
Câu 3: Những việc nào cần làm để tự chăm sóc bản thân?
A. Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. 
B. Ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao.
C. Luôn lạc quan, yêu đời. 
D. Tất cả các đáp án trên. 
Câu 4: Hiện tượng nào không phải là thiên tai?
 A. Trời quang, mây tạnh.
 B. Hạn hán
 C. Bão, lũ quét.
D. Động đất.
Câu 5: Hành vi nào thể hiện năng lực giao tiếp chưa phù hợp?
 A. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ thân thiện. 
 B. Tôn trọng, lắng nghe người khác.
 C. Lời nói thô tục, lỗ mãng. 
 D. Nói lời lễ phép, khiêm tốn.
Câu 6: Việc làm nào thể hiện cách chi tiêu chưa hợp lí?
 A. Lên danh sách những thứ cần mua. 
 B. Mua những thứ thật sự cần thiết.
 C. Biết mặc cả khi mua hàng. 
 D. Mua bừa, mua những thứ không cần thiết.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Em hãy nêu 4 việc nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng với thầy cô?
Câu 2:Em hãy nêu 4 việc làm để sắp xếp nơi ở và góc học tập gọn gàng, ngăn nắp?
Câu 3:Tình huống: Từ đầu năm học, Hương và Lan đi đâu cũng có nhau vì học cùng lớp ở trường tiểu học. Hôm nay, Hương thấy Lan đi với Mai- một người bạn mới quen mà không để ý gì nên rất giận Lan. Lan không hiểu vì sao Hương lại giận mình. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HKI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1 (0,5đ): C Câu 4 ( 0,5đ): A 
Câu 2 ( 0,5đ): B Câu 5 ( 0,5đ): C
Câu 3 (0.5đ): D Câu 6 ( 0,5đ): D
II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1 (2đ): HS kể tên 4 việc nên làm để thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô. Mỗi việc làm được 0.5 đ.
VD: 	- Tôn trọng, lễ phép với thầy cô. 
	- Mạnh dạn chủ động hỏi những điều điều chưa hiểu hoặc xin lời khuyên, tư vấn.
- Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô. 
- Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
Câu 2 (2đ): HS nêu được 4 việc làm thể hiện việc sắp xếp nơi ở, góc học tập gọn gàng, ngăn nắp. Mỗi mội việc làm sẽ được 0,5 đ.
VD: 	- Gấp, xếp chăn màn gọn gàng sau khi thức dậy.
	- Gấp và treo quần áo vào tủ theo từng ngăn.
	- Sắp xếp sách vở ngay ngắn trên giá sách theo từng mục riêng.
	- Bút, thước kẻ, compacho vào hộp bút.
Câu 3 (3đ): Nếu là Lan thì em sẽ gặp trực tiếp Hương, thiện chí, thẳng thắn trao đổi. Em lắng nghe Hương nói, đặt mình vào vị trí của bạn để có thể thấu hiểu. Đồng thời, em cũng chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của mình: cảm thấy cũng buồn khi Hương giận mình vì bản thân luôn luôn quý mến Hương. Em sẽ nói cho Hương hiểu Mai cũng là một người bạn đáng quý. Và em cũng mong muốn cả 3 người có thể trở thành bạn thân của nhau.
(GV tùy theo cách xử lí tình huống của HS để cho điểm phù hợp).

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_danh_gia_cuoi_hoc_ki_1_mon_hoat_dong_trai_nghiem.doc