Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021

Câu 1 (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới:

"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,75 điểm)

b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm)

c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)

d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0,75 điểm)

"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày"

 

doc 11 trang phuongnguyen 21/07/2022 20600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021
ĐỀ SỐ 1
Trường THCS. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
 (Năm học 2020 – 2021) 
 Môn: Ngữ văn- Lớp 7
 (Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1 (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới:
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,75 điểm)
b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm)
c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)
d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0,75 điểm)
"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày"
Câu 2 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
Câu 3 (5,0 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn
Câu 1: (3,0 điểm)
a.
Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0,25 điểm)
Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm)
b.
Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng (0,25 điểm)
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ (0,25 điểm)
c. Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,. . . (0,5 điểm)
d.
Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu (0,5 điểm)
Phân tích: (0,25 điểm)
Bổn phận của chúng ta/là làm cho những của quý kín đáo ấy/đều được đưa ra trưng bày. 
ĐT C V
=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ (bổ ngữ)
Câu 2 (2,0 điểm)
Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau (0,5 điểm)
Vì:
Câu thứ nhất: Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. (0,5 điểm)
Câu thứ hai: Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: Bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. (0,5 điểm)
Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học hỏi cả ở thầy và ở bạn để trở thành người có văn hoá, giỏi giang. (0,5 điểm)
Câu 3: (5,0 điểm)
1. Mở bài (0,5 điểm)
Giới thiệu về lòng biết ơn của con người.
Dẫn câu tục ngữ.
Khẳng định: Là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài (4,0 điểm)
* Giải thích: (1,0 điểm)
Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây.
Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó. (3,0 điểm)
Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta. (Học sinh cơ bản phải biết kết hợp dẫn chứng và lý lẽ) (2,0 điểm)
Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triển những thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên. (1,0 điểm)
3. Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
Liên hệ bản thân.
ĐỀ SỐ 2
Mức độNội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổngđiểm
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
Tục ngữ
Nắm được định nghĩa của tục ngữ.
C10
0,25đ
0,25đ
Nắm được nghệ thuật của tục ngữ.
C2
0,25đ
0,25đ
Nắm được nội dung của tục ngữ.
C3 0,25đ
0,25đ
Tìm được những câu tục ngữ đồng nghĩa.
Chép được câu tục ngữ về môi trường.
C4
0,25 đ
C5
0,25 đ
0,25đ
Giải thích được nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
C1
2 đ
2 đ
Các văn bản nghị luận
Nắm được tác giả.
C6
0,25đ
0,25đ
Nắm được tác phẩm.
C7
0,25đ
0,25đ
Nắm được phương thức biểu đạt .
C8
0,25đ
0,25đ
Xác định được luận điểm.
C9
0,25đ
0,25đ
Xác định được luận cứ.
C10
0,25đ
C2
3 đ
3,25đ
Nắm được phương pháp lập luận.
C11
0,25đ
0,25đ
Tư liệu văn học.
C12
0,25đ
0,25đ
Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh.
C3 2đ
2 đ
Tổng điểm
Tỉ lệ
1,5 đ
15 %
1,5 đ
15 %
5 đ
50 %
2,0 đ
20 %
10,0 đ
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn 
Phần I:Trắc nghiệm (3 điểm) . Thực hiện những yêu cầu sau:
1. Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
a. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh.
b. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
c. Là một thể loại văn học dân gian.
d. Cả 3 ý trên.
2. Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân’’đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
a. So sánh
b. Ẩn dụ
c. Nhân hóa
d. Hoán dụ
3. Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung tương tự với câu :"Giấy rách phải giữ lấy lề"?
a. Thương người như thể thương thân.
b. Người sống đống vàng.
c. Đói cho sạch , rách cho thơm.
d. Một mặt người bằng mười mặt của.
4. Câu nào sau đây trái nghĩa với câu : “Uống nước nhớ nguồn ”?
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
b. Khỏi vòng cong đuôi.
c. Ăn cây nào rào cây ấy.
d. Có cứng mới đứng đầu gió.
5. Chép lại một câu tục ngữ nói về môi trường thiên nhiên hoặc môi trường sống mà em biết?
6. Văn bản:“Ý nghĩa văn chương” của tác giả nào?
a. Hoài Thanh.
b. Phạm Văn Đồng.
c. Đặng Thai Mai.
d. Hồ Chí Minh.
7. Văn bản nào sau đây được trích từ văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ) họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951.
a. Ý nghĩa văn chương.
b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
c. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
d. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
8. Văn bản:“Ý nghĩa văn chương” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
a. Tự sự.
b. Biểu cảm.
c. Miêu tả.
d. Nghị luận.
9. Luận điểm nào sau đây đúng với văn bản: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”?
a. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
c. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
10. Bài văn:“Đức tính giản dị của Bác Hồ ”, đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào ?
a. Trong bữa ăn,đồ dùng, căn nhà.
b. Trong quan hệ với mọi người.
c. Trong lời nói và bài viết.
d. Cả 3 ý trên.
11. Văn bản :“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã sử dụng phương pháp lập luận nào?
a. Chứng minh kết hợp với giải thích.
b. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận.
c. Chứng minh.
d. Giải thích kết hợp với bình luận.
12. “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. ” Những câu văn trên thuộc văn bản nào?
a. Ý nghĩa văn chương.
b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
c. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
d. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
II. Phần II: Tự luận (7 điểm)
1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” ? (2 điểm)
2. Em hãy trình bày những đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản:“Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? (3 điểm)
3. Học xong văn bản:“Đức tính giản dị của Bác Hồ ”, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng năm câu có nội dung nói về việc học tập và rèn luyện noi theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh của bản thân em. (2 điểm)
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
d
a
c
b
Tuỳ theo học sinh
a
b
d
a
d
c
b
I. Phần trắc nghiệm ( 12 câu mỗi câu đúng 0,25đ , tổng cộng 3 điểm )
II. Phần tự luận: (7điểm)
1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” (2 điểm):
- Nghĩa đen câu tục ngữ: “nguồn” là nơi phát sinh ra dòng nước, “uống nước” là sinh hoạt hàng ngày của con người, mỗi khi uống nước ta phải nghĩ đến nguồn đã tạo ra dòng nước mát ấy.
- Nghĩa bóng câu tục ngữ :Uống nước là sự thừa hưởng những thành quả về vật chất và tinh thần của những người đi trước để lại, “nguồn” là nguồn cội là những người có công lao động dựng nên hạnh phúc hôm nay. Câu tục ngữ răn dạy mọi người phải sống thuỷ chung và biết ơn trân trọng .
2. Trình bày những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản:“Sự giàu đẹp của tiếng Việt”(3 điểm):
- Sự kết hợp khéo léo và có hiệu quả giữa lập luận giả thích và lập luận chứng minh bằng lí lẽ dẫn chứng, lập luận theo kiểu diễn dịch - phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện.
- Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt :Cách sử dụng từ ngữ sắc sảo, cách đặt câu có tác dụng diễn đạt có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận.
3. Học sinh viết được một đoạn văn ngắn khoảng năm câu (2 điểm):
- Nội dung nói về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống ,quan hệ với mọi người hoặc trong lời nói và bài viết .
- Hình thức có sự liên kết chặt chẽ.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_20.doc