Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25: Văn bản: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) - Lê Thị Mai Trang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết thể loại của văn bản.

- Đọc, cảm thụ, phân tích thơ TĐ

- Kĩ năng giao tiếp, trao đổi trình bày ý tưởng về thân phận của người PN trong XHPK; kĩ năng tư duy, sáng tạo phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật

3. Thái độ: Cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ trong XHPK

 

docx 6 trang phuongnguyen 25/07/2022 4960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25: Văn bản: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) - Lê Thị Mai Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25: Văn bản: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) - Lê Thị Mai Trang

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25: Văn bản: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) - Lê Thị Mai Trang
Ngày soạn: 02/10/2015
Ngày giảng: 08 /10 /2015
 Tiết 25: BÁNH TRÔI NƯỚC
 (Hồ Xuân Hương)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2. Kĩ năng 
- Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc, cảm thụ, phân tích thơ TĐ 
- Kĩ năng giao tiếp, trao đổi trình bày ý tưởng về thân phận của người PN trong XHPK; kĩ năng tư duy, sáng tạo phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật
3. Thái độ: Cảm thông với nỗi khổ của người phụ nữ trong XHPK
II. CHUẨN BỊ
GV: Giáo án, sgk, bình giảng văn 7, máy chiếu
 HS: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ bài Nam quốc sơn hà, nêu nội dung – nghệ thuật chính của bài thơ?
2. Giới thiệu bài mới: Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, thơ bà mang những phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo, một trong những bài thơ tiêu biểu của bà đó là bài thơ Bánh trôi nước. Bài thơ cho tới tận bây giờ vẫn được mọi người lưu truyền rộng rãi. Vậy qua hình ảnh chiếc bánh trôi, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì? Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ này.
3. Bài mới
HĐ CỦA GIÁO VIÊN - TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1: HD tìm hiểu chung.
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
- GV khái quát những nét nổi bật về con người, tính cách HXH. 
- Chiếu một số hình ảnh về nhà thơ và tác phẩm.
- Đề tài sáng tác của bài thơ? 
(Nằm trong chùm bài thơ vịnh vật(vịnh cái quạt, quả mít, con ốc, đánh đu. Vịnh vật là miêu tả vật, để kí thác tâm trạng...))
? Bài thơ “ BTN ” có thể thơ giống bài thơ nào mà em đã được học? Vì sao em biết?
Làm rõ đặc điểm thơ TNTT. 
+ 4 câu. Mỗi câu 7 tiếng
+ Gieo vần tiếng cuối các câu 1, 2, 4. Nhịp:4/3
HD cách đọc: giọng chậm, nhịp thơ 4/3; 
+ Gv đọc. 2 hs đọc lại. Gv nhận xét.
HĐ 2: HD phân tích.
Theo em, bài thơ có mấy lớp nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
- Bài thơ đa nghĩa:
+Tạm hiểu: đa nghĩa là nhiều nghĩa, đa tính. Là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương, thi ca nói chung.
1. Tả thực bánh trôi nước
2. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Thảo luận theo nhóm bàn học:
- Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào về màu sắc, hình dáng, cách làm?
- Gv chiếu một số hình ảnh về bánh trôi nước; hs quan sát.
+ “Bánh trôi nước”: là bánh làm từ bột nếp, được nhào nặn và viên tròn, có nhân đường phên, có hình tròn xinh xắn, được luộc chín bằng cách cho vào nồi nước đun sôi, lúc chưa chín bánh chìm, lúc bánh chín sẽ nổi lên. Bánh nát hay vụn đều do một tay người làm khéo hay vụng. Dù sao, khi chín nó vẫn mang màu trắng và có nhân màu hồng đỏ.
- Từ hình ảnh chiếc bánh trôi, người đọc liên tưởng đến ai?( người phụ nữ)
- Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng một mô típ quen thuộc nào trong ca dao?(Thân em). Đây là nghệ thuật gì?(nhân hóa)
+ GV đọc một số bài ca dao...
- Ngoài nhân hóa tác giả còn sử dụng nghệ thuật gì ở câu 1?
- GV chốt: Hình thể: xinh đẹp, đầy đặn, phúc hậu.
- Với vẻ đẹp như thế, người phụ nữ có quyền sống một cuộc sống như thế nào?(hạnh phúc, sung túc, bình yên... nhưng trong XHPK, họ luôn bị vùi dập và chịu nhiều xót xa)
- Thân phận người phụ nữ trong bài thơ được hiện lên qua câu thơ nào?(Câu 2,3).
+ Phát hiện nghệ thuật: Đảo thành ngữ. Gợi lên cuộc sống người phụ nữ như thế nào?
+ Làm rõ câu 3.
- GV chốt: Thân phận: chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời.
- Với cuộc đời, số phận như vậy, nhưng ở người phụ nữ vẫn toát lên được những phẩm chất gì?
- Phát hiện những quan hệ từ, cặp quan hệ từ ở câu 4?
- GV chốt: Phầm chất: Thủy chung, trong trắng, tình nghĩa.
- Hình ảnh người phụ nữ hiện lên như thế nào?
- GV giảng: Bài thơ Bánh trôi nươớc đã cho ngợi ca hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ VN xưa 1 cách sâu sắc. Với bài thơ này, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã2 lần hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi, vừa nhân danh người phụ nữ để tự sự và truyền tới bạn đọc những tình cảm trong sáng, nhân đạo. Bánh trôi nước đúng là 1 áng văn chương đa nghĩa độc đáo.
* H Đ 3: HD tổng kết.
- Khái quát lại những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
- Nghệ thuật đó đã làm nổi bật nội dung gì?
- HĐ nhóm: Chia hs thành 6 nhóm theo bàn học, thi nhau tìm câu ca dao bắt đầu với cụm từ “thân em” và cho biết điểm giống và khác với bài thơ bánh trôi nước:
+ Nội dung 1: Em hãy so sánh h/a người phụ nữ trong bài thơ và trong những bài ca dao?
+ Nội dung 2: Vai trò của phụ nữ trong xh ngày nay được khẳng định ntn?
+ Thân em như trái bần trôi
+ Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa buổi nắng hồng ban mai
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.
+ Thân em như hạt mưa rào 
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
+ Thân em như củ ấu gai...
+ Th©n em nh­ miÕng cau kh«. 
Ngưêi thanh tham máng, ng­êi th« tham dµy.
+ Thân em như giếng
- Giống: Cùng nói về số phận của người phụ nữa trong xh PK.
- Khác:
+ Ca dao: Giọng điệu buồn tủi, ngậm ngùi.
+ BTN: Giọng khỏe khoắn, kiêu hãnh, tự tin
( Chịu nhiều cay đắng trong XHPK trọng nam khinh nữ, có thân phận chìm nổi nhưng ta thấy ở HXH vẫn rất cứng cỏi, dám chấp nhận sự thua thiệt đầy lòng tin vào phẩm giá của mình )
- Liên hệ trong XH ngày nay:
- Xã hội nam nữ bình đẳng, người PN làm chủ cuộc sống nhiều người giữ chức vụ cao trong XH, năng động, hoạt bát... Họ là những người thắp lửa, giữ lửa, truyền lửa để sưởi ấm trong gia đình. Họ tự do, bình đẳng nhưng họ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của người phụ nữ đó là lòng thủy chung son sắt..( PCT Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Thị Bình...)
- hs đọc ghi nhớ (95)
- GV chốt lại: Hồ Xuân Hương đã chọn một đối tượng để vịnh vật dân dã và quen thuộc, đó là chiếc bánh trôi; nhà thơ chọn ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi với quần chúng nhưng vẫn rất tinh tế, trữ tình. Bài thơ như một bài ca dao trong kho tàng ca dao dân gian VN. Bà đã đưa ngôn ngữ dân gian lên thành ngôn ngữ thơ ca độc đáo, góp phần làm phong phú, dồi dào thơ ca TV. Bà xứng đáng là Bà chúa thơ Nôm.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hồ Xuân Hương(?-?)
- Quê: Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An
- Bản thân: Thông minh, có tài làm thơ, tài ứng đối nhanh nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh về tình duyên.
- Sự nghiệp: khoảng 50 bài thơ chữ Nôm và một tập thơ chư Hán “Lưu Hương kí.”
- Phong cách thơ: Trữ tình thì tê tái.Trào phúng thì sắc nhọn, sâu cay. 
- Giá trị thơ: Giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. 
=> Là nữ thi sĩ tài hoa và độc đáo nhất thời kì văn học trung đại VN. Được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.
2. Tác phẩm:
- Đề tài: Vịnh vật
- ThÓ th¬: thÊt ng«n tø tuyÖt.
- Bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân Hương. Viết về tấm lòng người phụ nữ
3. §äc.
II. Phân tích văn bản:
Hình ảnh bánh trôi nước
- Màu sắc: trắng 
- Hình dáng: tròn
- Cách làm: nhào bằng bột nếp có nhân đường phên, chín thì nổi, chưa chín thì chìm; rắn hay nát đều tùy thuộc tay người làm.
àBánh trôi nước vừa đẹp về hình thức vừa ngon, đậm đà, hấp dẫn
2. Hình ảnh người phụ nữ.
- “Thân em”: bánh trôi tự giới thiệu về mình( HXH nhân cách hóa chiếc bánh trôi, để cho chiếc bánh trò chuyện, giao tiếp), làm người đọc liên tưởng thân phận những người phụ nữ xưa; ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo, duyên dáng, mềm mại, nữ tính của người con gái thôn quê. Nhưng cũng có chút gì đó xót xa.
+ Điệp từ: Vừa...vừa...(nhấn mạnh sự tự hào của cô gái) Kết hợp với những tính từ gợi trước mắt người đọc vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ xinh đẹp, không chút khiếm khuyết.
+ Từ trắng, tròn có giá trị miêu tả vừa nói lên ấn tượng mức độ phẩm chất của sự vật để đẩy cái đẹp lên tới đỉnh điểm, trọn vẹn. 
-“Bảy nổi ba chìm với nước non”: gợi cho ta liên tưởng đến sự long đong, bấp bênh, vất vả, truân chuyên.
+ Nước non: cuộc đời, số phận.
GV: Họ lên thác xuống ghềnh vì chồng, vì con. Một cuộc đời xả thân vị tha như thế cao cả bao nhiêu, đáng thương cảm, trân trọng bao nhiêu.
- “Rắn nát – tay kẻ nặng”: số phận bất hạnh của người PN trong XHPK sống phụ thuộc, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; đạo tam tòng...(GV so sánh một số hình ảnh “giếng giữa đàng”; “tấm lụa đào”...
+ Quan hệ từ mà: Tinh thần phản kháng, tự tin
+ Cặp QHT “ mà...vẫn”: khẳng định sự vươn lên, chiến thắng mọi hoàn cảnh.
+ Tấm lòng son: trong trắng, sát son, thủy chung. Không thế lực, quyền lực nào có thể mua chuộc. Không bùn dơ nào làm hoen uế, sống gần bùn mà vẫn tỏa hương thơm ngào ngạt.
è Người phụ nữ mang vẻ đẹp hoàn hảo về hình thể và tâm hồn nhưng cuộc đời lại chịu nhiều nỗi bất hạnh. Thể hiện sự trân trọng, cảm thông, chia sẻ với người phụ nữ xưa. Có ý nghĩa tố cáo xã hội. Đó chính là giá trị nhân đạo của bài thơ.
III. Tổng kết 
Nghệ thuật
+ Ẩn dụ, nhân hóa
+ Đảo thành ngữ
+ Ngôn ngữ bình dị.
+ Kết cấu chặt chẽ...
Nội dung
- Vẻ đẹp phong cách cao quý của người PN trong XH cũ với cuộc sống chìm nổi bấp bênh
- Tiếng nói phản kháng xã hội 
à Ghi nhớ (SGK, 95) 
4. Củng cố
 - GV khái quát bài học bằng sơ đồ tư duy.
 - Khuyến khích hs đọc thuộc lòng
5. Dặn dò hướng dẫn về nhà:
- Học kỹ bài, học thuộc lòng bài thơ. Đọc phần đọc thêm/tr96
- Làm BT 1 trong SGK/tr96.
- HS khá giỏi: học thuộc các câu hát bắt đầu bằng cụm từ thân em
- Soạn bài: Qua Đèo Ngang.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_tiet_25_van_ban_banh_troi_nuoc_ho_xuan_huo.docx