Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Năm 2020-2021

Tuần 16- Tiết 61- Tiếng Việt: CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ.

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

 Nắm được các yêu cầu về việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.

2- Về kĩ năng:

- Sử dụng từ đúng chuẩn mực.

- Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.

3- Về thái độ:

Có ý thức trong việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.

- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.

 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.

 

doc 19 trang phuongnguyen 29/07/2022 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Năm 2020-2021
Soạn: 15/12/ 2020- Dạy: / 12/ 2020
Tuần 16- Tiết 61- Tiếng Việt: CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 Nắm được các yêu cầu về việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
2- Về kĩ năng:
- Sử dụng từ đúng chuẩn mực.
- Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: Cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
 	 ? Thế nào là chơi chữ ? Tác dụng của lối chơi chữ? Tìm một ví dụ trong thơ (bài ca dao) có sử dụng nghệ thuật chơi chữ và phân tích tác dụng việc chơi chữ trong đoạn thơ ( bài ca dao ) đó? 
? Có mấy lối chơi chữ ? Mỗi lối cho một ví dụ?
? Làm bài tập 3,4.
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi NHANH TRÍ.
- Phổ biến luật chơi: Cả lớp cùng chơi. 
 Có 4 từ : ngủ, thức, trời, ngồi.
 Nhiệm vụ của HS là điền nhanh các từ vào đoạn thơ: 
 Anh đội viên..............dậy
Thấy ............ khuya lắm rồi
 Mà sao Bác vẫn ..................
 Đêm nay Bác không ..............
 Khi GV đếm từ 1 đến 3 mà HS nào có tín hiệu xung phong trả lời trước thì sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về bạn khác.
- HS tiến hành chơi theo luật.
- Tổng kết trò chơi, biểu dương, cho điểm.
- Gv dẫn vào bài mới: 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm được cách sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
- Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
- Thời gian: 7 phút .
- Y/c Hs đọc ví dụ:
 Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs
 + Nhiệm vụ: 
? Các từ in đậm trong các ví dụ đó dùng sai như thế nào?
? Lỗi sai trên do nguyên nhân nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
 HĐ cá nhân:
? Lấy một vài Vd về việc dùng từ không đúng âm, chính tả?
- Mục tiêu: Nắm được nguyên nhân của việc sử dụng từ không đúng nghĩa; biết cách sử dụng từ đúng nghĩa.
- Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
- Thời gian: 7 phút .
- Y/c HS đọc Vd sgk:
 Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs
 + Nhiệm vụ: 
? Các từ in đậm trong VD dùng sai ntn? Hãy thay các từ ấy bằng các từ thích hợp?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
 HĐ cá nhân:
? Nguyên nhân của việc dùng từ không đúng nghĩa?
- Mục tiêu: Nắm được cách sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp.
- Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
- Thời gian: 7 phút .
- Y/c HS đọc VD sgk:
 Tổ/c HĐ nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs
 + Nhiệm vụ: 
? Các từ in đậm thuộc từ loại gì ? Chúng đã được sử dụng đúng chức năng ngữ pháp chưa?
? Chữa lại những câu đó cho đúng?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
- Mục tiêu: Nắm được cách sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, phù hợp phong cách.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
- Thời gian: 7 phút .
- Y/c Hs đọc VD sgk:
Tổ/c HĐ nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs
 + Nhiệm vụ: 
? Những từ in đậm dùng sai ntn?
? Cần thay từ nào bằng các từ trên?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
- Mục tiêu: Hiểu được trong khi nói và viết không nên lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
- Thời gian: 7 phút .
? Vì sao không nên dùng nhiều từ địa phương hoặc sử dụng lạm dụng từ Hán Việt?
- Gv dẫn thêm một số Vd về lạm dụng từ Hán Việt.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
I- Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
1- Tìm hiểu VD:
- Những từ dùng sai :
 + Vùi đầu viết thành “ dùi đầu”
 + bập bẹ -> “ tập tẹ”
 + Khoảnh khắc -> “ khoảng khắc”
2- Nguyên nhân : 
- Do liên tưởng sai.
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương 
- Do nhận thức chưa tốt.
VD : + Khuyết điểm -> quyết điểm.
 + Truy bài -> Chia bài.
 + Văn phòng -> ban phòng.
 + Ủy ban -> bỉ ban.
 + Trắc nghiệm -> Trắc nhiệm , trách nhiệm.
 + Bản kiểm điểm -> Bảng kiểm điểm.
II- Sử dụng từ đúng nghĩa.
1- Tìm hiểu ví dụ.
( 1) Đất nước ta ngày càng tươi đẹp.
( 2) Ông cha ta đã để lại cho chúng ta những câu tục ngữ sâu sắc để chúng ta vận dụng trong thực tế.
( 3) Con người phải có lương tâm.
2- Nguyên nhân :
- Do không nắm vững khái niệm của từ.
- Do không phân biệt được các từ đồng nghĩa( gần nghĩa).
III- Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
1- Tìm hiểu ví dụ:
( 1)- Hào quang: DT không dùng làm vị ngữ như tính từ.
( 2)- Ăn mặc: ĐT không dùng như DT.
( 3 )- Thảm hại: TT không dùng như DT.
( 4)- Sự giả tạo phồn vinh: Dùng không đúng với quy tắc trật tự từ tiếng Việt.
2- Cách chữa :
(1) – Nước sơn làm cho vật thêm hào nhoáng.
(2) - Cách ăn mặc của chị thật là giản dị.
(3) - Bọn giặc đã chết rất thảm hại: máu chảy thành sông...
(4) – Đất nước phải giàu mạnh thật sự chứ không phải là sự phồn vinh giả tạo.
IV- Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.
1- Tìm hiểu VD:
- “Lãnh đạo” -> Dùng không phù hợp với tướng giặc.
- “ Chú hổ” -> tạo sắc thái đáng yêu, không phù hợp với con hổ hung dữ.
2- Cách sửa: Thay từ thích hợp :
 - “ lãnh đạo” -> “ cầm đầu” 
 - “ chú hổ” -> “nó”, “ con hổ”.
V- Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
- Dùng nhiều từ địa phương-> gây khó hiểu cho người đọc .
- Sử dụng lạm dụng từ Hán Việt làm cho câu văn gò ép. Cần sử dụng từ thuần Việt thay thế để đảm bảo sự trong sáng cho tiếng Việt.
* GHI NHỚ ( sgk trang 167)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về Chuẩn mực sử dụng từ.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, sơ đồ tư duy .
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. 
- Thời gian: 5 phút .
 Hãy vẽ sơ đồ tư duy cho bài học và cho biết những lưu ý khi sử dụng từ ? 
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Chuẩn mực sử dụng từ để phát hiện lỗi dùng từ.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ được giao.
? Dẫn ra những trường hợp sử dụng từ sai của bạn, của mình trong những bài tập làm văn? Đưa ra cách sửa.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Dẫn ra những trường hợp sử dụng từ sai của bạn, của mình trong những bài tập làm văn?
- Học, nắm chắc ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng từ.
..
Soạn: 15/12/ 2020- Dạy: /12/ 2020
Tiết 62- Tập làm văn: ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm.
- Cách lập ý và lập dàn ý cho một đề văn biểu cảm.
- Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.
2- Về kĩ năng:
 - Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
 - Tạo lập văn bản biểu cảm.
3- Về thái độ:
 Có ý thức tổng hợp kiến thức về văn biểu cảm.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Tổng hợp, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- PC: Chăm chỉ tự học, tổng hợp kiến thức.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk , sgv.
- Trò : Vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não cá nhân.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Trình bày 1 phút.
 + PC: Chăm chỉ tự học bài cũ, tổng hợp kiến thức.
- Thời gian: 5 phút 
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động: 
Cho hs xem đoạn clip Giá trị của lời nói ( youtobe).
? Theo em điều gì tác động sâu tới tình cảm của mọi người khi xem xong clip trên?
Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Củng cố các đặc điểm của văn bản biểu cảm; bố cục bài văn biểu cảm; Lập ý cho bài văn biểu cảm; các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm.
- Phương pháp: nêu vấn đề .
- Hình thức: cá nhân.
- NL, PC:	
 + NL: giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ tự học, tổng hợp kiến thức.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian: 10 phút.
? Văn bản biểu cảm có đặc điểm gì? 
? Bố cục bài văn biểu cảm?
? Tình cảm trong văn biểu cảm cần đạt yêu cầu gì?
 ? Cho biết có những cách lập ý nào trong văn biểu cảm?
? Tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm ntn?
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Hệ thống hóa kiến thức về văn biểu cảm.
1- Đặc điểm văn bản biểu cảm.
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu .
- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng( là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó ) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
- Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác.
- Tình cảm trong văn biểu cảm phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
2- Các cách lập ý trong văn biểu cảm:
 a- Liên hệ hiện tại với tương lai.
 b- Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.
 c- Tưởng tượng tình huống hứa hẹn, mong ước.
 d- Quan sát, suy ngẫm.
3- Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
- Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gọi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố các đặc điểm của văn bản biểu cảm; bố cục bài văn biểu cảm; Lập ý cho bài văn biểu cảm; các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm.
- Phương pháp: nêu vấn đề .
- Hình thức: cá nhân.
- NL, PC:	
 + NL: giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ tự học, tổng hợp kiến thức.
 Trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian: 25 phút.
 Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm.
 + Nhiệm vụ: 
 Câu 1: Văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ntn?
 Câu 2: Văn biểu cảm khác với văn tự sự ở điểm nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
? Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài văn biểu cảm? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm ntn?
? Hãy tìm dẫn chứng để chứng minh vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong một số văn bản biểu cảm đã học?
? Để viết được bài văn biểu cảm, em sẽ thực hiện các bước nào?
? Hãy thực hiện bước tìm ý và sắp xếp ý cho đề trên?
? Bài văn biểu cảm thường sử dụng những phép tu từ nào?
? Có ý kiến cho rằng : Ngôn ngữ văn biểu cảm rất gần với thơ. Ý kiến của em ntn ? Vì sao?
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
(hs tự làm).
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
II- Luyện tập.
1- Phân biệt văn miêu tả và văn biểu cảm.
- Văn miêu tả nhằm tái hiện đối tượng( người, vật, cảnh vật...) sao cho người đọc cảm nhận, hình dung được nó.
- Văn biểu cảm : Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình ( Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...)
2- Phân biệt văn biểu cảm và văn tự sự.
 - Văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện ( sự việc) có đầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả .
- Văn biểu cảm: Yếu tố tự sự chỉ làm nền nhằm nói lên cảm xúc qua sự việc . Do đó yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường là nhớ lại sự việc trong qua khứ và những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm chứ không đi sâu vào nguyên nhân diễn biến, kết quả.
3- Vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm.
- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ.
- Tình cảm, cảm xúc của con người thường nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể. Vì thế nếu thiếu các yếu tố miêu tả, tự sự thì tình cảm sẽ mơ hồ, không cụ thể.
4- Các bước làm bài văn biểu cảm.
Đề bài : Cảm nghĩ mùa xuân.
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
Bước 2: Lập dàn ý.
Bước 3: Viết bài.
Bước 4: Đọc lại bài và sửa chữa.
* Bước tìm ý và sắp xếp ý.
- Ý nghĩa của mùa xuân với muôn loài :
 + Mùa xuân đem theo những cơn mưa ẩm ướt và lộc biếc trên cành đua nhau trỗi dậy. Đó là mùa bừng nở của sắc vàng hoa mai , sắc hồng tinh khôi của hoa đào, màu trắng thanh cao, tao nhã của hoa mận, hoa quất. Mùa xuân là mùa của cây cối hồi sinh . 
- Ý nghĩa của mùa xuân đối với con người:
 + Mùa xuân đem lại cho mỗi người thêm một tuổi trong cuộc đời, được có niềm vui đón tết nguyên đán: 
 Người VN thờ cúng tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật chu đáo , chúc nhau những lời chúc tốt đẹp và sum họp gia đình .
 + Mùa xuân mở đầu cho biết bao kế hoạch, bao dự định tốt đẹp cho tương lai.
 + Mùa xuân mang lại cho bản thân biết bao suy nghĩ về mình và mọi người xung quanh.
5- Các phép tu từ thường gặp trong văn biểu cảm.
- Văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ : so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.
- Ngôn ngữ văn biểu cảm rất gần với thơ vì nó có mục đích biểu cảm như thơ.
 + Trong cách biểu cảm trực tiếp , người viết sử dụng ngôi thứ nhất trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình bằng lời than, lời nhắn, lời hô...
 + Trong biểu cảm gián tiếp, tình cảm ẩn trong các hình ảnh.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn biểu cảm để giải quyết tình huống.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ của bản thân.
? Viết một đoạn văn biểu cảm phần thân bài cho đề bài về mùa xuân?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. 
- Đọc thêm những bài văn biểu cảm về con người, đồ vật, cây cối, con vật, mùa... để có thêm kĩ năng, cách dùng từ, diễn đạt khi làm bài. Tập đưa ra những nhận xét về những đoạn văn, bài văn biểu cảm.
- Ôn tập, nắm chắc đặc điểm của thể loại văn bản biểu cảm.
- Hoàn thành bài viết đề bài về mùa xuân.
- Chuẩn bị: Đọc trước về văn nghị luận.
..............................................................................................................................................
Soạn : 15/ 12/ 2020- Dạy: / 12/ 2020
Tiết 63- văn bản : MÙA XUÂN CỦA TÔI.
 ( “ Thương nhớ mười hai”- Vũ Bằng).
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 - Hiểu sơ giản về tác giả Vũ Bằng .
 - Cảm xúc về những nét riêng về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nối lòng “ sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
- Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm; lời văn thấm đãm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.
 2- Về kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản tùy bút .
- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ; nhận biết và làm rõ vai trò các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
3- Về thái độ:
 - Yêu quê hương, yêu những nét đặc trưng quen thuộc của quê hương nhất là tâm hồn luôn hướng về quê hương của người xa xứ. Học tập cách biểu cảm để làm bài biểu cảm cho tốt.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo.
- PC: Yêu nước: yêu những nét văn hóa của quê hương.
 Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương, đất nước.
 Nhân ái yêu thương giữa con người với con người .
B- Chuẩn bị:
1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ
2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ học bài cũ để đáp ứng yêu cầu.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ.
	? Hãy phân tích cảm xúc về giá trị của cốm trong văn bản “ Một thứ quà của lúa non: cốm”.
* Khởi động vào bài mới:
- Cho hs nghe bài hát: Tình ca.
? Lời bài hát gợi được trong em điều gì?
- Giới thiệu vào bài học.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm( thể loại, xuất xứ, bố cục, PTBĐ,...)
- Phương pháp và KT : Đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực, phẩm chất hướng tới:
+ Hình thành NL tự học, tự tìm tòi hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
+ Phẩm chất: Chăm chỉ với nhiệm vụ được giao.
- Thời gian: 10 phút.
? Em hiểu gì về tác giả Vũ Bằng?
? Em hiểu gì về tác phẩm “ Thương nhớ mười hai” ?
? Xác định thể loại của văn bản?
? Em hiểu gì về xuất xứ của bài tùy bút?
? Cảm xúc của tác giả được bộc lộ qua mấy phần? 
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Mục tiêu: Hiểu được những tình cảm tự nhiên đối với mùa xuân, nỗi nhớ cảnh sắc, không khí đất trời và lòng người sau rằm tháng giêng của tác giả. 
- Phương pháp: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi.
- Hình thức: Cá nhân, cặp đôi.
- NL, PC:
 + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
 + PC: Yêu nước: yêu những nét văn hóa của quê hương.
 Trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương, đất nước.
 Nhân ái yêu thương giữa con người với con người .
- Thời gian: 25’
- Quan sát đoạn đầu:
? Các cụm từ “ tự nhiên như thế”, “ không có gì lạ hết” được tác giả sử dụng với dụng ý gì?
? Để diễn đạt tình cảm đó, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Mục đích của việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó?
? Đoạn văn bước đầu bộc lộ tình cảm nào của tác giả với quê hương, đất nước?
? Cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được gợi tả bằng những chi tiết nào ?
? Những chi tiết đó, em nhận thấy mùa xuân trên đất Bắc được gợi qua trí nhớ của tác giả là mùa xuân ntn?
? Trước cảnh sắc mùa xuân như thế, nhà văn đang sống li hương đã sống lại những kí ức nào?
? Cảnh sắc mùa xuân và kí ức về tâm trạng của Vũ Bằng được diễn tả bằng nghệ thuật gì? Tác dụng của lối diễn đạt đó? 
( GV diễn giảng bức tranh về bàn thờ tổ tiên ngày tết)
? Qua đó, em có thể cảm nhận được tình cảm nào của tác giả dành cho mùa xuân miền Bắc?
? Những chi tiết nào gợi tả mùa xuân nửa sau tháng giêng?
? Những chi tiết đó tạo thành cảnh tượng riêng nào của mùa xuân đất Bắc vào độ tháng giêng?
? Em thấy cảnh mùa xuân nửa sau tháng giêng trong tùy bút của tác giả có giống với cảnh thiên nhiên và không khí gia đình, vùng quê em những ngày sau tết không?
? Nhận xét giọng văn và việc sử dụng hình ảnh của tác giả trong phần cuối? 
? Cảnh tượng mùa xuân tháng giêng đã đem lại cảm xúc đặc biệt nào cho con người?
? Qua đó ta hiểu tác giả đã yêu mùa xuân đất Bắc bằng một tình yêu ntn?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 2’
? Nhận xét về nghệ thuật biểu đạt của bài tùy bút?
? Khái quát nội dung của bài tùy bút?
GV chốt kiến thức.
TL cá nhân
TL cá nhân
HS đọc
Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
( hs bộc lộ)
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét
I- Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả :
Vũ Bằng. ( 1913- 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn có sáng tác từ trước CM tháng Tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, bút kí, tùy bút. Sau năm 1954 ông vừa viết văn, làm báo hoạt động CM ở Sài Gòn nhưng vẫn không nguôi nhớ về miền Bắc.
2- Tác phẩm: “ Thương nhớ mười hai”
Là tập tùy bút- bút kí của nhà văn được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt; nhà văn đã kí thác tâm trạng của mình vào những trang văn tài hoa, độc đáo viết về quê hương.
3- Đoạn trích: Mùa xuân của tôi.
a- Đọc và tìm hiểu chú thích.
b- Tìm hiểu chung:
* Thể loại: Tùy bút- bút kí.
* Xuất xứ : Là đoạn mở đầu của thiên tùy bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” mở đầu tập tùy bút – bút kí “ Thương nhớ mười hai” (nỗi thương nhớ suốt mười hai tháng của tác giả).
* Bố cục : 3 phần:
P1: Từ đầu -> “ mê luyến mùa xuân” : Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
 P2- Tiếp -> “ mở hội liên hoan”: Cảnh sắc và không khí mùa xuân của đất trời và lòng người
P3 – Còn lại : Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
* Phương thức biểu đạt:
 Biểu cảm + Miêu tả , tự sự.
II- Phân tích.
1- Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân
* Các cụm từ tự nhiên như thế, không có gì lạ hết được tác giả sử dụng khẳng định tình mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và hết sức thông thường ở mỗi con người.
-> Nghệ thuật:
- Điệp từ: đừng thương, ai cấm, thương.
- Liên hệ tình cảm mùa xuân của con người với quan hệ gắn bó của các hiện tượng tự nhiên, XH như non, nước, bướm, hoa, trai, gái... . Mục đích:
 + Nhấn mạnh tình cảm của con người dành cho mùa xuân thuộc về nhu cầu tâm hồn, là thứ tình cảm có tính quy luật không thể cấm đoán.
 + Tạo nhịp điệu cho lời văn thêm tha thiết mềm mại theo dòng cảm xúc.
-> Thể hiện tình cảm nâng niu trân trọng thương nhớ, thủy chung với mùa xuân của tác giả.
2- Cảm nhận về cảnh sắc, không khí mùa xuân.
* Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc:
- Thời tiết: có mưa riêu riêu( mưa phùn kéo dài).
- Khí hậu: có gió lành lạnh.
- Âm thanh: có tiếng nhạn kêu trong đêm thanh( đêm trăng non, bầu trời trong sáng), có tiếng trống chèo vọng lại, có những câu hát huê tình của cô gái đẹp như tranh vẽ( nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của các làng quê xưa : làng mở hội xuân, đón cả gánh chèo).
- Khung cảnh gia đình: nhang trầm, đèn nến, bàn thờ tổ tiên, không khí gia đình đoàn tụ, trên kính dưới nhường...
-> Cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trên đất Bắc được lọc qua trí nhớ, qua thời gian bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, mơ màng như trong mộng; không khí gia đình hài hòa với cảnh sắc tạo nên một sức sống riêng cho mùa xuân đất Bắc.
* Mùa xuân đã khơi dậy kí ức trong lòng người xa quê ( Vũ Bằng):
- Tâm trạng: Không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa.. sự sốngNhựa sống trong người cứ căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối...phải trồi ra thành những cái nhỏ ti ti.
- Tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra , và đập mạnh hơn...
- Ra ngoài trời thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa. 
-> Nghệ thuật:
 + Dùng những câu văn vừa miêu tả vừa tự sự vừa biểu cảm trữ tình đằm thắm . 
 + Giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha, êm ái lời văn như có nhạc êm đềm.
 + Dùng nhiều hình ảnh so sánh đẹp và có sức gợi tả cao( dc).
 -> Đoạn văn xuôi tùy bút ngẫu hứng như một đoạn thơ trữ tình: Mùa xuân không chỉ khơi dậy sinh lực cho muôn loài mà còn có khả năng khơi dậy sinh lực trong lòng con người ( khiến cho con người ngỡ như được hóa thân thành muôn loài cỏ cây, muông thú để được tắm trong mùa mùa xuân, hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân) và lưu giữ các giá trị văn hóa- tinh thần tốt đẹp như đạo lí gia đình, tổ tiên, nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người Hà Nội, của đất Bắc, của quê hương , của dân tộc VN...
=> Cảm nhận được nỗi thương nhớ mùa xuân trên quê hương miền Bắc, thương nhớ không khí gia đình trong hương vị của ngày tết , thấy lòng mình phơi phới yêu thương và ấm cúng lạ thường.
3- Cảm nhận về mùa xuân nửa sau tháng giêng nơi đất Bắc.
* Đặc trưng của mùa xuân nửa sau tháng giêng:
- Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.
- Cỏ không xanh mướt như cuối đông, đầu giêng, trái lại, sực nức một mùi hương man mác.
- Mưa xuân đã bắt đầu thay thế mưa phùn.
- Bầu trời: “ những vệt xanh tươi ...sáng sủa, nền trời trong...những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”
- Bữa cơm gia đình đã trở về giản dị, trò vui ngày tết tạm thời kết thúc ...
-> Không gian mùa xuân nửa sau tháng giêng rộng rãi, sáng sủa; không khí đời thường giản dị ấm cúng, chân thật.
-> Giọng văn tiếp tục cao trào tình cảm ở đoạn đầu rồi trầm tĩnh hơn ở phần sau ; hình ảnh không sôi động, rực rỡ mà như bình tĩnh trở lại, đang tích tụ, đang chưng cất sức sống của mùa xuân để nối tiếp cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và đất trời, cỏ cây.
-> Cảm xúc phấn chấn, vui vẻ trước một năm mới.
-> Tình yêu mùa xuân đất Bắc của nhà văn Vũ Bằng mỗi lúc một thêm đằm sâu, thấm thía. Và đó là tình yêu nước rộng lớn của tác giả.
III- Tổng kết:
1- Nghệ thuật:
VB tùy bút được kết cấu theo mạch cảm xúc, lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt giàu hình ảnh; nhiều so sánh liên tưởng phong phú độc đáo giàu chất thơ.
2- Nội dung:
 Tái hiện thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc trong nỗi nhớ thương của một người xa quê, bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức trọng tâm..
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học, sáng tạo.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của bản thân.
- Thời gian: 5 phút.
 ? Qua bài tùy bút, em hiểu gì về nhà văn Vũ Bằng?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tự học, sáng tạo.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của bản thân.	
 ? Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình sinh sống?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc toàn bộ tùy bút Thương nhớ mười hai
- Đọc lại bài, nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị : Ôn tập tác phẩm trữ tình.
..............................................................................................................................................Soạn: 15/12/ 2020- Dạy: / 12/ 2020.
Tiết 64- Tiếng Việt: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
- Chuẩn mực sử dụng từ.
- Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.
2- Về kĩ năng:
 Vận dụng kiến thức đã học về sử dụng từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực.
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tổng hợp, tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
- PC: Yêu nước: yêu tiếng nói của dân tộc.
 Trách nhiệm: giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ: tự học, tự tìm tòi và sử dụng từ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk,sgv.
- Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài, những bài tập làm văn đã viết.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của bản thân.
- Thời gian 5 phút.
 * Ổn định tổ chức.
 * Kiểm tra bài cũ:
	? Cho biết những lưu ý khi sử dụng từ ? 	
 * Khởi động vào bài mới: Tổ chức trò chơi : Phát âm đúng.
- Phổ biến luật chơi: Mỗi đội HS gồm 5 người. 
- Ban giám khảo: Cô giáo, 2 HS .
- Nội dung: Thi đọc nhanh bài thơ để kiểm tra việc phát âm của học sinh.
Lúa nếp là lúa nếp làng
 Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
 Anh nuôi làm lụng bên bếp lửa
 Vừa nấu, vừa nướng hết nửa nồi
- HS hai đội lần lượt đọc.
- Ban giám khảo tìm ra bạn đọc có cách phát âm đúng của đội để tuyên dương, cho điểm.
Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập.
- Mục tiêu: Thống kê được những từ dùng sai trong bài viết Tập làm văn của bản thân từ đầu năm ( về âm, chính tả, ngữ pháp, sắc thái biểu cảm) và nêu cách chữa, sửa chữa giúp bạn, phát triển ngôn ngữ cho bản thân để vận dụng trong hoạt động giao tiếp. .
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề .
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Yêu nước: yêu

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_16_nam_2020_2021.doc