Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 86: Đọc-hiểu văn bản: đức tính giản dị của Bác Hồ

II. Phân tích

1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ

«Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

 Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong sáu mươi năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp.»

 

ppt 35 trang phuongnguyen 01/08/2022 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 86: Đọc-hiểu văn bản: đức tính giản dị của Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 86: Đọc-hiểu văn bản: đức tính giản dị của Bác Hồ

Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 86: Đọc-hiểu văn bản: đức tính giản dị của Bác Hồ
CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGỮ VĂN 7 
CHÀO MỪNG 
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI HỌC 
1. Trước giờ học: 
+ Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
+ Vào lớp học trước 5’ so với giờ học. 
2. Trong khi học: 
+ Không nói chuyện riêng. 
+ Tư thế học phù hợp; thái độ nghiêm túc, tập trung. 
+ Tắt micro và bật camera trong quá trình học; khi cần phát biểu mới bật micro và tắt ngay khi ngừng phát biểu. 
+ Ghi vào vở học khi có biểu tượng 
3. Sau khi học: 
+ Học và làm bài tập về nhà. 
+ Nộp bài theo hướng dẫn của thầy/cô (nếu có). 
Cảm ơ n các em! 
Chúc buổi học thành công! 
Tiết 86: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ 
I. TÌM HIỂU CHUNG: 
Tác giả : Phạm Văn Đồng 
(1906 – 2000) 
Quê quán: Quảng Ngãi. 
Sự nghiệp: 
+ Ông là nhà cách mạng nổi tiếng, từng là Thủ tướng chính phủ hơn 30 năm. 
+ Ông có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc với tư tưởng sâu sắc, giản dị, tình cảm sổi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn. 
 - Cuộc đời: Ông là người học trò và là người cộng sự gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh . 
Cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng 
(1906 – 2000) 
Bác Hồ và Bác Phạm Văn Đồng 
I. Tìm hiểu chung 
Cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng 
(1906 – 2000) 
Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) 
2. Tác phẩm: 
 a. Xuất xứ văn bản: Trích từ diễn văn « Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại» trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970). 
 b. Đọc – giải thích từ khó: 
 c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận ( C hứng minh kết hợp giải thích và bình luận). 
 d. Bố cục: 2 phần. 
Phần 1: Đặt vấn đề: Nhận định về đức tính giản dị của Bác ( Từ đầu -> tuyệt đẹp). 
Phần 2: Giải quyết vấn đề: Chứng minh sự giản dị của Bác ( Phần còn lại). 
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ 
II. Phân tích 
	«Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. 
	Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong sáu mươi năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp.» 
Câu văn nào nêu luận điểm của bài? 
Em hiểu thế nào là nhất quán? Tại sao tác giả cho rằng sự nhất quán đó là điều rất quan trọng cần làm nổi bật? 
 - Câu 1: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. 
- Câu 2: Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong sáu mươi năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp . 
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ 
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Nêu luận điểm chính: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn. 
Giải thích, nhấn mạnh phẩm chất cao quý ấy được giữ nguyên trong cuộc đời 60 năm với nhiều sóng gió ở nhiều nơi. 
Nếu câu đầu nêu luận điểm chính thì câu thứ hai có tác dụng gì ? 
-> Cách lập luận ngắn gọn sâu sắc, nêu vấn đề trực tiếp hấp dẫn thể hiện được tình cảm ngợi ca cảm phục của người viết. 
 Trong khi nhận định, tác giả có thái độ như thế nào? Thể hiện qua các từ ngữ nào? 
	«Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.	 
	Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong sáu mươi năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp.» 
2. Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ 
Luận điểm 1: Bác giản dị trong đời sống (Bữa ăn, nơi ở, tác phong làm việc và quan hệ với mọi người.) 
Luận điểm 2: Bác giản dị trong lời nói và bài viết 
Để làm rõ lu ậ n điểm chính trong phần còn lại của văn bản tác giả đã nêu ra những luận điểm phụ nào ? 
2. Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ 
LUẬN ĐIỂM 1: Bác giản dị trong đời sống 
Bữa cơm 
Nơi ở 
Trong tác phong làm việc và quan hệ với mọi người 
- Vài ba món 
Không để rơi vãi 
Bát sạch, thức ăn sắp xếp tươm tất 
 Bình luận: Bác quý trọng sản xuất, quý trọng người phục vụ. 
 Bình luận: Thanh bạch, tao nhã biết bao. 
Nhà sàn vài ba phòng 
Lộng gió và ánh sáng, hương thơm của hoa vườn 
Suốt ngày làm việc; từ việc lớn đến việc nhỏ: “viết thư, nói chuyện với các cháu miền Nam, thăm nhà công nhân...” 
Tự làm được thì không cần người giúp. 
Để làm rõ Bác giản dị trong đời sống, đoạn văn đã nêu những dẫn chứng nào ? Chỉ ra những lời bình luận ngắn gọn cuối mỗi dẫn chứng. 
Bữa cơm tại Chiến khu Việt Bắc 1951 
«Nhà gác đơn sơ một góc vườn 
 Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn 
 Giường mây chiếu cói đơn chăn gối 
 Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn...» 
Bác Hồ bên bàn làm việc 
Bác Hồ thăm các cháu thiếu nhi miền Nam... 
Bác Hồ đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ở, phòng ăn... 
Bác tham gia lao động sản xuất 
Ngoài những dẫn chứng tác giả còn dùng lí lẽ để ta hiểu thêm về đời sống giản dị của Bác đó là so sánh lối sống của Bác với nhà tu hành và hiền triết ẩn dật trong đoạn văn  
Giữa lối sống của Bác và của nhà tu hành, nhà hiền triết ẩn dật có gì giống nhau ? 
Nhưng tại sao lối sống của Bác không phải là lối sống của nhà tu hành ? 
	 «Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.» 
LUẬN ĐIỂM 1: Bác giản dị trong đời sống 
Bữa cơm 
Nơi ở 
Trong tác phong làm việc và quan hệ với mọi người 
- Vài ba món 
Không để rơi vãi 
Bát sạch, thức ăn sắp xếp tươm tất 
 Bình luận: Bác quý trọng sản xuất, quý trọng người phục vụ. 
 Bình luận: Thanh bạch, tao nhã biết bao. 
Nhà sàn vài ba phòng 
Lộng gió và ánh sáng, hương thơm của hoa vườn 
Suốt ngày làm việc; từ việc lớn đến việc nhỏ: «viết thư, nói chuyện với các cháu miền Nam, thăm nhà công nhân..» 
Tự làm được thì không cần người giúp. 
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú. Lối sống văn minh 
Qua tìm hiểu luận điểm 1, em có nhận xét về cách lập luận của tác giả Phạm Văn Đồng ? 
2.Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ 
Luận cứ toàn diện. 
Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực. 
Kết hợp chặt chẽ dẫn chứng với lí lẽ và bình luận ngắn gọn. 
Để kết thúc luận điểm 1 sang luận điểm 2, tác giả đã chuyển ý bằng câu văn nào ? 
“ Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói, bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.” 
Luận điểm 2: Bác giản dị trong lời nói , b ài viết 
«Không có gì quý hơn độc lập tự do.» 
Tác giả đã chứng minh Bác giản dị trong lời nói và bài viết qua những câu nói nào ? 
Tại sao tác giả dùng những câu nói này để chứng minh cho sự giản dị trong cách nói và bài viết của Bác? 
«Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.» 
Hãy kể thêm dẫn chứng về số câu nói và bài viết khác của Bác cũng rất giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc. 
2 câu nói nổi tiếng có ý nghĩa sâu sắc: Nêu được tinh thần, khát vọng của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh 
Luận điểm 2: Bác giản dị trong lời nói , b ài viết 
«Không có gì quý hơn độc lập tự do.» 
«Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.» 
Bình luận: 
«Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch.» 
Tác giả đã có lời bình luận như thế nào về tác dụng của cách nói giản dị ấy ? 
Luận điểm 2: Bác giản dị trong lời nói , b ài viết 
«Không có gì quý hơn độc lập tự do.» 
«Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.» 
Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ, em học được điều gì về cách lập luận của tác giả ? Văn bản đã mang lại cho em những hiểu biết nào về Bác Hồ? 
LUẬN ĐIỂM 1: Bác giản dị trong đời sống 
Bữa cơm 
Nơi ở 
 Trong tác phong làm việc và quan hệ với mọi người 
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú. 
 Lối sống văn minh 
LUẬN ĐIỂM 2: Bác giản dị trong lời nói, bài viết 
 «Không có gì quý hơn độc lập, tự do.» 
 «Nước Việt Nam... thay đổi.» 
Bình luận: Chân lý giản dị, sâu sắc 
 Tạo nên sức mạnh vô địch 
 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ 
III. Ghi nhớ 
Nghệ thuật: 
Luận cứ toàn diện (Giản dị trong ăn, ở, lối sống, làm việc và lời nói bài viết) 
Kết hợp dẫn chứng với lí lẽ và bình luận ngắn gọn. 
Dẫn chứng phong phú, cụ thể, toàn diện, xác thực, gần gũi. 
Thấm đượm tình cảm chân thành. 
	 2. Nội dung: 
- Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Sự giản dị đó hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. 
VĂN BẢN: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ  (Phạm Văn Đồng) 
IV. Luyện tập: 
Bài 1: Có một bài viết nhận xét về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) bị nhoè một số từ. Em hãy lựa chọn những từ sau: cụ thể, toàn diện, tiêu biểu, sâu sắc, chặt chẽ, chân thành, bình dị để điền cho thích hợp. 
“Bằng mạch lập luận.., với những dẫn chứng ., ..., . với lời bình luận .. và tình cảm .., .., bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã khiến cho người đọc, người nghe thấm thía về một nét phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh” 
Là học sinh, học tập đức tính giản dị của Bác, chúng ta cần phải làm gì ? 
Sưu tầm tư liệu: 
- Những bài thơ, câu thơ viết về đức tính giản dị của Bác Hồ . 
 Những bài hát ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ . 
* H Ư ỚNG DẪN HỌC TẬP: 
1. Về nhà xem lại cách lập luận của tác giả trong văn bản để chuẩn bị tốt cho bài viết số 5 về văn nghị luận chứng minh 
2. Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong bài viết qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 
CHÚC CÁC EM CHĂM CHỈ HỌC HÀNH, 
NỖ LỰC CỐ GẮNG VƯỢT QUA KHÓ KHĂN. 
CHÚC CÁC EM CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN 
MẠNH KHỎE, BÌNH AN! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_86_doc_hieu_van_ban_duc_tinh_gian_d.ppt