Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

ĐỀ BÀI

I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 Tình yêu thương là điều đầu tiên và cũng là điều sau cùng còn lại trên thế giới này. Tình yêu thương nuôi dưỡng trong chúng ta một tâm hồn trẻ trung đầy sức sống, một điểm tựa tinh thần vững chắc không gì phá nổi, và hơn cả là đưa con người gần lại nhau hơn trong vòng tay thân thiết.[ ] Cuộc sống có lẽ sẽ không còn tồn tại nếu không có sự yêu thương, những tâm hồn héo úa hư hao sẽ chết dần trong cô độc. Bạn có biết bao nhiêu điều kì diệu trong cuộc sống mang tên “Tình yêu thương” không? Hãy mở rộng lòng ra với mọi người, dù đó chỉ là một người qua đường. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc mênh mang trong tâm hồn mình.

 (Theo Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

 

docx 4 trang phuongnguyen 25/07/2022 10840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
UBND HUYỆN VIỆT YÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
 Tình yêu thương là điều đầu tiên và cũng là điều sau cùng còn lại trên thế giới này. Tình yêu thương nuôi dưỡng trong chúng ta một tâm hồn trẻ trung đầy sức sống, một điểm tựa tinh thần vững chắc không gì phá nổi, và hơn cả là đưa con người gần lại nhau hơn trong vòng tay thân thiết.[] Cuộc sống có lẽ sẽ không còn tồn tại nếu không có sự yêu thương, những tâm hồn héo úa hư hao sẽ chết dần trong cô độc. Bạn có biết bao nhiêu điều kì diệu trong cuộc sống mang tên “Tình yêu thương” không? Hãy mở rộng lòng ra với mọi người, dù đó chỉ là một người qua đường. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc mênh mang trong tâm hồn mình.
 (Theo Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. 
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 
Câu 3. Theo tác giả, nếu không có tình yêu thương thì cuộc sống sẽ như thế nào?
Câu 4. Tìm câu rút gọn trong đoạn trích, cho biết thành phần bị rút gọn.
Câu 5. Qua đoạn trích trên, em thấy mình cần làm gì để thể hiện tình yêu thương với mọi người? (Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu) 
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
	 Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
---------------------- Hết --------------------
Họ và tên học sinh:......................................... Số báo danh: ...........................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HDC ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Hướng dẫn chấm có: 02 trang)
Phần 
Câu 
Yêu cầu
Điểm
I. Đọc – hiểu
Đọc hiểu đoạn trích
4.0
1
- Mức tối đa: HS xác định đúng phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm.
0.5
0
2
- Mức tối đa: HS nêu được nội dung:
 Tình yêu thương là cảm xúc thiêng liêng và gần gũi nhất trong cuộc sống của chúng ta. Nó đem mọi người tới gần nhau hơn. Không có một ai có thể sống trên đời này mà thiếu đi tình yêu thương. Cuộc sống sẽ trở nên kì diệu khi bạn mở lòng trao đi những tình cảm thật chân thành và cũng sẽ nhận lại được chính tình yêu thương đó.
- Mức chưa tối đa: HS nêu có ý đúng nhưng diễn đạt không rõ.
- Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm.
1.0
0.5
0
3
- Mức tối đa: HS xác định được: Theo tác giả nếu không có tình yêu thương thì cuộc sống sẽ không còn tồn tại.
- Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm.
0.5
0
4
- Mức tối đa: HS xác định đúng câu rút gọn và thành phần bị rút gọn.
+ Câu rút gọn: Hãy mở rộng lòng ra với mọi người, dù đó chỉ là một người qua đường.
+ Thành phần rút gọn: Chủ ngữ
- Mức chưa tối đa: HS chỉ tìm được câu rút gọn.
- Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm.
1.0
0.5
0
5
- Mức tối đa: HS nêu được biểu hiện của tình yêu thương.
+ Giúp bố, mẹ làm công việc nhà.
+ Chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau; nhường nhịn em nhỏ.
+ Sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn(hàng xóm láng giềng, bạn bè, người trên đường.)
+ Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
+ Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ.
+ Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
+ Biết tha thứ khi người khác mắc lỗi.
+ Có lòng nhân ái, vị tha...
- Mức chưa tối đa: HS nêu có ý đúng nhưng chưa đủ.
- Mức không đạt: Làm sai hoặc không làm.
1.0
0.5
0
II. Làm văn
Chứng minh câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (chứng minh một vấn đề): Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lòng biết ơn
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:
5.0
a. Mở bài
- Dẫn dắt và nêu vấn đề: Lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 
- Trích dẫn câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
b. Thân bài
b.1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ 
 * Nghĩa đen: “quả” là trái cây. Khi ăn một trái cây chín vàng, ngon ngọt, ta phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.
 * Nghĩa bóng: “quả” là thành quả lao động về vật chất và tinh thần. Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người - “kẻ trồng cây” đã có công tạo dựng nên. 
=> Thông qua hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ nêu ra một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: lòng biết ơn
b.2. Chứng minh
- Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng:
+ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc từ xưa đến nay.
+ Tất cả những thành quả mà chúng ta được hưởng hiện nay không tự nhiên mà có.
+ Được thừa hưởng giá trị vật chất, tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn.
+ Người sống biết ơn ý thức được trách nhiệm sống của mình. Họ sống tích cực phát huy cao độ khả năng sáng tạo dựa trên sự kế thừa phát huy những thành quả của người đi trước. Người sống biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng. 
+ Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước. 
- Các biểu hiện thực tế đời sống thể hiện đạo lí:
+ Lễ hội tưởng nhớ tổ tiên 10/3, Lễ hội Đống Đa (Quang Trung), Trần Hưng Đạo,
+ Những ngày lễ lớn trong năm 8/3, 27/7, 20/11,
 + Thờ cúng tổ tiên 
b.3. Mở rộng
- Phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. 
- Mỗi chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa của lối sống đẹp.
- Không chỉ sống biết ơn, chúng ta phải biết sống cống hiến, như vậy mới là thái độ sống tốt nhất.
 c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Bài học sâu sắc về lòng biết ơn, đạo lí làm người thích hợp.
0.5
3.5
0.5
c. Sáng tạo: Có cách trình bày, diễn đạt độc đáo; có suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về nội dung nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0.25
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng Việt.
0.25
Tổng điểm
10
Lưu ý khi chấm bài: 
 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
. Hết 

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2020_2021_c.docx