Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy-học chủ đề Tùy bút hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 7 theo hướng tích hợp liên môn

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang thực hiện nhiều biện pháp để “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” theo Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI). Trong các nhà trường phổ thông, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học được triển khai và áp dụng mạnh mẽ đối với tất cả các bộ môn, các khối lớp tạo ra những hiệu ứng khá tích cực khiến mỗi giáo viên đứng lớp luôn có sự vận động để sáng tạo và làm mới mình trên bục giảng.

 Với riêng bộ môn Ngữ văn, từ năm học 2014 – 2015, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai và áp dụng rộng rãi. Năm học 2017 – 2018, việc xây dựng chủ đề dạy học và áp dụng trong chương trình chính khóa lại yêu cầu mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong dạy học. Chính vì lí do trên đã khiến tôi nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm để tìm ra cách thức tổ chức dạy – học chủ đề bộ môn Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn.

 

doc 78 trang phuongnguyen 26/07/2022 4761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy-học chủ đề Tùy bút hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 7 theo hướng tích hợp liên môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy-học chủ đề Tùy bút hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 7 theo hướng tích hợp liên môn

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức dạy-học chủ đề Tùy bút hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 7 theo hướng tích hợp liên môn
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
(số phách)
1. Tên sáng kiến: “Phương pháp tổ chức dạy – học chủ đề Tùy bút hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 7 theo hướng tích hợp liên môn”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn lớp 7
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân 	Nữ
Ngày/ tháng / năm sinh: 
Trình độ chuyên môn: 
Chức vụ : Giáo viên
 Nơi công tác: Trường THCS Cộng Hòa
 Điện thoại : 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Cộng Hòa 
- Địa chỉ: Xã Cộng Hòa – Huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương 
- ĐT: 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Cộng Hòa 
- Địa chỉ: Xã Cộng Hòa – huyện Kim Thành – tỉnh Hải Dương
- ĐT: 
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
- Tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng và phát triển năng lực học sinh.
- Tài liệu thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 7.
- Tài liệu tập huấn: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
- Một số tài liệu có liên quan khác và hệ thống máy móc hỗ trợ.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu (áp dụng thử): Năm học 2016 – 2017
TÁC GIẢ 
Nguyễn Thị Xuân
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT 
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
	Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang thực hiện nhiều biện pháp để “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” theo Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI). Trong các nhà trường phổ thông, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học được triển khai và áp dụng mạnh mẽ đối với tất cả các bộ môn, các khối lớp tạo ra những hiệu ứng khá tích cực khiến mỗi giáo viên đứng lớp luôn có sự vận động để sáng tạo và làm mới mình trên bục giảng.
	Với riêng bộ môn Ngữ văn, từ năm học 2014 – 2015, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai và áp dụng rộng rãi. Năm học 2017 – 2018, việc xây dựng chủ đề dạy học và áp dụng trong chương trình chính khóa lại yêu cầu mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong dạy học. Chính vì lí do trên đã khiến tôi nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm để tìm ra cách thức tổ chức dạy – học chủ đề bộ môn Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn.
Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
	Với những điều kiện thực tế của đơn vị, tôi đã áp dụng thử nghiệm sáng kiến này trong năm học 2016 – 2017 đối với học sinh lớp 7. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng trau dồi và bổ sung thêm những phương pháp hay để tiếp tục vận dụng vào những năm học tiếp theo.
Nội dung sáng kiến
	Trong sáng kiến, tôi đã nêu bật những phương pháp để tổ chức dạy – học một chủ đề của bộ môn Ngữ văn THCS theo hướng tích hợp liên môn như: cách thức xây dựng lựa chọn chủ đề; cách tổ chức các hoạt động day – học. Trong đó đi sau vào những nội dung và cách thức tích hợp khi dạy kiểu bài này từ khâu chuẩn bị cho đến việc dạy trên lớp. Thực hiện tích hợp trong môn Ngữ Văn và tích hợp liên môn một cách hợp lí trong tiến trình tổ chức các hoạt động: hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng, hoạt động bổ sung. Nhìn chung, toàn giải pháp được xâu chuỗi thành hệ thống, có những hướng dẫn cụ thể, minh họa họa thuyết phục nên mọi giáo viên Ngữ văn đều có thể áp dụng hiệu quả trong thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS.
Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sau một năm áp dụng thử nghiệm dạy chủ đề theo hướng tích hợp liên môn, tôi nhận thấy giờ học Ngữ văn không còn khô khan nhàm chán với các em nữa. Học sinh lớp 7 đã làm quen với cách học mới (học theo chủ đề). Nhiều năng lực của học sinh đã được hình thành và phát triển. Ngoài ra, các em còn vận dụng những kĩ năng được trang bị để sáng tác tranh, làm thơ, viết văn, sáng tác truyện
Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Để giải pháp trên được áp dụng có hiệu quả hơn nữa trong thực tế, thiết nghĩ mỗi giáo viên Ngữ văn cần có ý thức tự học, tự rèn, nắm vững tinh thần đổi mới và dám đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy; các cấp quản lí ngành giáo dục nên quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức những buổi hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn với những nội dung cụ thể, thiết thực đi sâu vào việc tháo gỡ những khó khăn trong dạy học của giáo viên.
	Các nhà trường nên quan tâm đầu tư mua sắm phương tiện dạy học hiện đại bổ sung thường xuyên những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn để giáo viên tham khảo; quan tâm hơn đến việc tổ chức các chuyên đề, ngoại khóa về phương pháp dạy học ở quy mô liên trường để giáo viên có điều kiện trao đổi, học tập, tích lũy thêm kinh nghiệm giảng dạy.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
	Luật giáo dục số 38/2005/ QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
	Theo yêu cầu chung của ngành giáo dục dựa trên tinh thần đổi mới toàn diện và căn bản, mỗi giáo viên cần là một tấm gương trong việc tự học, tự nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu cái mới.
	Phương pháp dạy học trước đây thầy là người chủ động, trò thụ động trong giờ học đã không còn hiệu quả tốt nên việc đổi mới cách dạy và là rất cần thiết. Phương pháp dạy học tích cực lấy học trò làm trung tâm, người giáo viên là người đóng vai trò tổ chức điều khiển trong quá trình học sinh lĩnh hội và tiếp thu tri thức. Sự thành công của tiết học không phải là ở việc giáo viên nói có hay không, truyền thụ kiến thức thế nào, kiến thức truyền tải có sâu rộng không.mà việc đánh giá ấy lại thiên về hiệu quả trong hoạt động lĩnh hội của học sinh. Các căn cứ để đánh giá giờ dạy tốt là dựa trên yêu cầu về sản phẩm cần đạt trong mỗi nhiệm vụ, phương pháp, hình thức chuyển giao nhiệm vụ, biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh học tập hiệu quả. Mục tiêu quan trọng của tiết học là học sinh nắm vững trọng tâm, có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập và vấn đề thực tiễn.
	Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, nhóm bài tùy bút hiện đại Việt nam có một vị trí rất quan trọng. Đó là những văn bản hay, nội dung gần gũi với cuộc sống và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc toàn diện đối với học sinh. Thông qua những văn bản này học sinh cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt cuẩ những miền quê trên đất nước; cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm hồn người VN. Từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và những giá trị truyền thống của dân tộc.
	Vì vậy, việc nghiên cứu cách tổ chức dạy – học “Chủ đề tùy bút hiện đại Việt Nam” theo hướng thích hợp liên môn là một việc làm rất cần thiết. Nó đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp đồng thời nâng cao hiệu quả giảng dạy trong các tiết Đọc – hiểu văn bản trên lớp của giáo viên.
Cơ sở lý luận của sáng kiến
Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
	Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển những năng lực cần thiết người học. Đó là phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng việc vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống thực tiễn.
	Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần chú ý đến sự khác biệt về năng lực và sở thích của mỗi HS để có cách tổ chức dạy học phân hóa phù hợp, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, qua đó hướng dẫn học sinh biết kiến tạo tri thức và nền tảng văn hóa cho bản thân từ những cảm nhận, suy nghĩ và trải nghiệm của cá nhân trong cuộc sống. Ngoài ra, cũng cần tăng cường tính giao tiếp, khả năng hợp tác của HS trong giờ học Ngữ văn qua các hoạt động thực hành, luyện tập, trao đổi, thảo luận.
Có những năng lực có thể hình thành được từ một bài, một môn. Nhưng có những năng lực chỉ hình thành được từ một nhóm bài, nhiều môn. Vì thế dạy học theo chủ đề và chủ đề tích hợp liên môn sẽ dễ dàng hơn trong việc hình thành năng lực cho học sinh.
Sự cần thiết của tích hợp kiến thức liên môn khi dạy học Ngữ văn
	Môn Ngữ văn là một bộ môn rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh. Mặt khác, đây là môn học mang tính nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng và sự sáng tạo của học sinh. Phạm vi kiến thức văn học rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Ta có thể thấy rõ nhất là kiến thức lịch sử trong văn học, hầu hết các tác phẩm văn học đều gắn liền với lịch sử, là tấm gương trung thành phản ánh lịch sử nên “ văn sử bất phân” là vì vậy. Mỗi tác phẩm văn chương lại gửi đến con người một bức thông điệp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức nào đó. Nội dung đó liên quan đến kiến thức của môn học Giáo dục công dân. Ngoài ra kiến thức địa lí, mĩ thuật, âm nhạc cũng gắn liền với tác phẩm thơ văn.
	Tích hợp lại các kiến thức của nhiều môn học trong dạy – học Ngữ văn là để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể, phối hợp tối ưu các phạm vi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra, hướng đến nội dung bao hàm cao hơn, sâu hơn.
	Việc vận dụng kiến thức liên môn làm cho hiệu quả bài học Ngữ văn được nâng cao, giúp học sinh học tập với sự hứng thú, say mê hơn. Đồng thời giúp các em có thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác như: lịch sử, địa lí, mĩ thuật, âm nhạc, giáo dục công dân, công nghệ, điện ảnh, ẩm thực, kĩ năng sống Tất cả được gợi ra từ giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn chương. Kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống. vậy nên để dạy tốt môn Ngữ văn thì ngoài việc đảm bảo đủ những kiến thức cơ bản thuộc phạm trù của bộ môn, giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc tích hợp để bài giảng văn không chỉ bó hẹp ở kiến thức văn chương mà còn mở rộng kién thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Như thế, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hướng dạy học tích cực hướng tới giáo dục toàn diện học sinh, đổi mới căn bản và toàn diện nền giâó dục nước nhà.
`	1.3 Đặc trưng của thể loại tùy bút
	Tùy bút là một thể loại hình ký có lối viết phóng khoáng, tự do và chủ quan nhất. Nét nổi bật trong tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú ý đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc đờiNhà văn tùy theo ngọn bút đưa đẩy có thể viết từ việc này sang việc khác, từ vấn đề này sang vấn đề khác. Ở thể loại này nhà văn có điều kiện bộc lộ những cảm xúc chủ quan của mình về đối tượng được phản ánh, vì thế cái tôi bản ngã có điều kiện bộc lộ hết mình. So với các tiểu loại khác, tùy bút giàu chất trữ tình hơn cả, tuy vẫn không ít yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lý.
	Tùy bút vừa có khả năng cung cấp cho bạn đọc một lượng tri thức phong phú và sát thực về đối tượng, vừa giúp họ khám phá được chiều sâu của hiện thực đó. Người viết tùy bút là người có vốn tri thức uyên thâm về cuộc sống và một năng lực nội cảm mạnh mẽ, một trí tuệ sắc sảo và tư duy triết luận sâu sắc.
	Đọc tác phẩm tùy bút, có thể dễ dàng nhận ra nghệ thuật trần thuật, vốn là đặc trưng của tự sự, rất gần với trữ tình như một áng thơ văn xuôi với những hình ảnh gợi cảm, rõ nét sắc màu cảm xúc, lối ví von so sánh độc đáo thiên về phương diện tâm lý. Hình thức tự sự với những liên tưởng bất ngờ và phong phú đã làm nên tính chất trữ tình và màu sắc triết lí trong sáng tác của các lí giải hiện đại.
	 Với những đặc trưng riêng về thể loại như trên, việc nghiên cứu và tìm ra những phương pháp kiểu bài, nhóm bài này và rất cần thiết. Đó là cơ sở để góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay.
Thực trạng dạy – học chủ đề “ Tùy bút hiện đại Việt nam” theo hướng tích hợp liên môn.
Khảo sát thực trạng dạy học nhóm bài tùy bút hiện đại VN ở trường THCS
	Để nắm vững thực trạng dạy – học các văn bản tùy bút ở trường THCS và để có căn cứ xác định nguyên nhân của những hạn chế, đồng thời đề xuất những biện pháp khắc phục, chúng tôi đã tích cực đi dự giờ của các đồng nghiệp trong trường, trong huyện, đặc biệt là dự giờ trong các đợt thi giáo viên giỏ các cấp. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành trao đổi trực tiếp với các giáo viên qua các đợt hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. Việc thăm dò ý kiến qua các phiếu khảo sát đối với giáo viên và học sinh (Mẫu phiếu khảo sát GV trong phần phụ lục) về sự cần thiết của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đối với bộ môn Ngữ văn cũng được tiến hành đồng bộ. Sau một thời gian tiến hành khảo sát, tôi thu được kết quả như sau:
* Kết quả khảo sát giáo viên về việc tổ chức dạy – học chủ đề “ Tùy bút hiện đại Việt Nam” theo hướng tích hợp liên môn.
(Số lượng khảo sát là 30 giáo viên Ngữ văn thuộc 15 trường THCS trong huyện)
- Về sự cần thiết của việc dạy học bộ môn Ngữ văn theo chủ đề: Có 22/30 GV cho rằng việc xây dựng các chủ đề dạy học đối với các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng ở trường THCS là rất cần thiết, đạt tỉ lệ 73.3%, có 8/30 GV cho rằng việc dạy học theo chủ đề là không cần thiết, đạt tỉ lệ 16.7%.
- Về mức độ vận dụng hình thức dạy học chủ đề Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn: Có 20/30 GV thường xuyên vận dụng hình thức tích hợp trong dạy học, chiếm tỉ lệ 66.7% ; có 10/30 GV vận dụng nhưng không thường xuyên, chiếm tỉ lệ 33.3%; không có GV chưa bao giờ vận dụng.
- Về hình thức tích hợp trong dạy học chủ đề: Có 11/30 GV sử dụng cả 2 hình thức tích hợp: tích hợp trong bộ môn và tích hợp liên môn, chiếm tỉ lệ 63.3%; có 19/30 GV chỉ sử dụng hình thức tích hợp trong bộ môn, chiếm tỉ lệ 36.7%
- Về hiệu quả tích hợp: 30/30 GV đều có chung nhận xét là việc tổ chức dạy các văn bản thuộc nhóm bài tùy bút hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 7 theo hướng tích hợp liên môn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với cách dạy học thông thường.
- Về sự hứng thú của học sinh: 25/30 GV cho rằng HS hứng thú với việc dạy học theo chủ đề “ Tùy bút hiện đại Việt Nam” theo hướng tích hợp liên môn, chiếm tỉ lệ 83.3%. Học sinh có sự tích cực, chủ động hơn, vận dụng kiến thức tốt hơn, khả năng sáng tạo cao hơn. Có 5/30 GV cho rằng học sinh không mấy hứng thú, các em đã quen và thích học cách riêng lẻ từng tác phẩm hơn là học theo chủ đề, chiếm 16.7%
- Về khó khăn của giáo viên khi dạy học chủ đề theo hướng tích hợp liên môn: 100% GV đều cho rằng việc dạy học chủ đề “Tùy bút hiện đại Việt Nam” theo hướng tích hợp liên môn gặp nhiều khó khăn như: Học sinh chưa quen với cách dạy học chủ đề nên chuẩn bị ở nhà chưa tốt, cách thức soạn - giảng và tìm địa chỉ tích hợp mất nhiều thời gian, công sức, cơ sở vật chất 1 số đơn vị chưa thuận lợi để áp dụng dạy học chủ đề...
* Kết quả khảo sát học sinh về mức độ hứng thú khi học các văn bản tùy bút thông qua chủ đề tích hợp liên môn
(Khảo sát đối với 74 học sinh khối 7 của 1 đơn vị trường trong huyện)
Khối
(lớp)
Số HS
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
7A
36
25
69.4
10
27.8
1
2.8
7B
38
29
76.3
7
18.4
2
5.3
Tổng
74
54
73.0
17
23.0
3
4.0
3.2. Đánh giá thực trạng
 Thông qua việc dự giờ, thăm lớp, khảo sát, lấy ý kiến của giáo viên và học sinh tôi thấy thực trạng của việc dạy học Ngữ văn trong trường THCS hiện nay đã có nhiều biến chuyển tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học và thu được kết quả đáng kể như: thúc đẩy hoạt động của học sinh trong giờ học, lấy học sinh là chủ thể, trung tâm, khơi gợi được sự hứng thú, khám phá và hình thành những năng lực cần thiết. Đặc biệt từ năm học 2014 – 2015 áp dụng việc dạy học theo chủ đề với tất cả các môn học đã tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học của giáo viên. Song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại. Đó là sự lúng túng của giáo viên khi tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề hướng tích hợp liên môn, sự thiếu kinh nghiệm khi xây dựng các bước của chủ đề theo đặc thù bộ môn cũng như việc tìm địa chỉ tích hợp liên môn trong dạy học. Vì thế nhiều tiết học Ngữ văn chưa thực sự tạo được hứng thú cho học sinh và hiệu quả chưa cao. Đặc biệt đối với thể loại tùy bút trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1 , Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục, là những tác phẩm đòi hỏi người đọc phải có sự suy ngẫm, nhập tâm vào dòng tâm sự của nhà văn, lưu tâm đến chất trữ tình trong mỗi tác phẩm. Nhưng nhiều giáo viên hiện nay dạy tùy bút giống như dạy truyện ngắn, nghĩa là vẫn có tính chất truyện nên hiệu quả dạy chưa cao. Việc giảng dạy như vậy đã làm mất đi sức hấp dẫn riêng của thể văn này. Chất lượng đạt được thông qua các giờ Đọc – Hiểu văn bản tùy bút còn hạn chế.
 Học sinh do chuẩn bị bài chưa kĩ, chưa đúng cách (Thay vì soạn 1 văn bản riêng lẻ như trước kia, các em liền lúc phải chuẩn bị cả 1 nhóm bài theo những nội dung tích hợp ngang, tích hợp dọc, tích hợp cùng bộ môn, tích hợp ngoài bộ môn)...nên mới hiểu kiến thức 1 cách lơ mơ, rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Nhiều tiết học, học sinh còn thụ động, chưa say sưa, tích cực, sáng tạo trong học tập, dẫn đến kết quả học tập bộ môn không cao. Đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, học sinh thường được gia đình định hướng chạy theo các môn học mang tính “thời thượng” nên có tâm lý coi nhẹ môn Văn, dành ít thời gian cho môn học này.
 Đề học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học, mà dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một phương pháp tiêu biểu và hiệu quả.
Cách tổ chức dạy học chủ đề “Tùy bút hiện đại Việt Nam” trong Chương trình Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp liên môn.
4.1. Cách thức xây dựng chủ đề
4.1.1. Cơ sở hình thành chủ đề
 Thứ nhất, căn cứ vào đặc trưng thể loại. Các văn bản tùy bút trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1 đều là những văn bản tiêu biểu, đặc sắc. Tuy mỗi bài có một nội dung riêng với những cảm nhận riêng của từng tác giả song điểm chung của các văn bản này đều nói về vẻ đẹp thiên nhiên, con người, về phng tục, tập quán, sinh hoạt và nét đẹp văn hóa của từng miền quê trên đất nước Việt Nam. Vì vậy có thể kết hợp cả 3 văn bản trong cùng một chủ đề. Tất nhiên không phải là sự sắp xếp một cách cơ học với 3 tác phẩm cùng thể loại mà căn cứ vào từng văn bản cụ thể sẽ lựa chọn khai thác những nội dung tiêu biểu quan trọng nhất trên nguyên tắc xây dựng chủ đề.
 Thứ hai, các văn bản nói trên được sắp xếp khá gần nhau ( Văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” thuộc bài 14; văn bản “ Sài Gòn tôi yêu”, “Mùa xuân của tôi” thuộc bài 15) nên rất thuận lợi trong việc nhóm các văn bản đó vào cùng một chủ đề mà không ảnh hưởng đến phân phối chương trình, không gây ra sự xáo trộn thiếu khoa học.
 Thứ ba, các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy học các văn bản tùy bút, tài liệu liên quan đến kiến thức liên môn tương đối phong phú; cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học như: máy chiếu, loa đài... tương đối đầy đủ.
 Thứ tư, việc dạy học theo chủ đề đã được tiến hành từ những năm học trước nên giáo viên đã có kinh nghiệm xây dựng và thiết kế nội dung dạy học theo chủ đề. Học sinh lớp 7 đa số đã quen với cách học theo chủ đề và luôn có ý thức học tập rất tốt. 
 Từ những căn cứ trên, chúng ta có cơ sở khá thuận lợi để xây dựng được chủ đề này.
4.1.2. Các bước xây dựng chủ đề 
 Sau khi nghiên cứu đặc trưng thể loại và phạm vi kiến thức tích hợp, căn cứ vào điều kiện giảng dạy thực tế của nhà trường, tổ nhóm chuyên môn đã thông nhất xây dựng chủ đề “Tùy bút hiện đại Việt Nam” để thực hiện trong chương trình dạy học chính khóa.
- Số tiết của chủ đề: 03 tiết ( từ tiết 60 đến tiết 62 theo PPCT)
- Số bài: 03 ( 02 bài học chính thưc, 01 bài hướng dẫn đọc thêm)
* Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực cần hình thành (mục tiêu)
- Đối với bộ môn Ngữ văn
1. Kiến thức: 
- Học sinh có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút.
- Hiểu được nghĩa, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tùy bút hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 7 – tập 1; so sánh và thấy rõ được sự khác nhau giữa thể loại tùy bút và kí.
2. Kĩ năng:
- Biết đọc – hiểu văn bản tùy bút hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại
- Biết vận dụng kiến thức được học vào giải quyết những tình huống thực tiễn và tạo lập văn bản theo yêu cầu.
- Có kĩ năng liên hệ đánh giá, tích hợp liên môn trong và sau quá trình học chủ đề.
3. Thái độ
- Có ý thức yêu mến, tự hào về quê hương đất nước và về vẻ đẹp tâm hồn con người.
- Biết trân trọng, yêu mến các văn bản tùy bút hiện đại Việt Nam
- Yêu quý, tự hào và có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.
4. Phát triển năng lực: 
Ngoài những năng lực chung, cần chú trọng phát triển cho học sinh những năng lực chủ yếu sau: năng lực thu thập thông tin thông liên quan đến văn bản, năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trung thể loại, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực trình bày suy nghĩ, cảm động....
- Đối với bộ môn, lĩnh vực khác
1. Môn lịch sử: Học sinh có thêm một số kiến thức liên quan đến lịch sử của dân tộc như tình hình xã hội từ những năm trước cách mạng tháng 8 đến sau 1975, lịch sử sự ra đời của nghề làm cốm làng Vòng, sự ra đời của thành phố Sài Gòn, các sự kiện lịch sử diễn ra tại Sài Gòn..
2. Môn Địa Lí: Biết xác định được vị trí địa lí của một số thành phố trên bản đồ tự nhiên Việt Nam và hiểu biết được điều kiện tự nhiên của một số vùng đất.
3. Môn Giáo Dục Công Dân: Bày tỏ được tình yêu đối với quê hương, đất nước, niềm tự hào vê con người Việt Nam trong công cuộc dựng xâỵ, bảo vệ tô quôc, trân trọng những nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân, biết bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên, gìn giữ những giá trị mang bản sấc văn hóa của dân thời đại hiện nay.
4. Môn Mỹ Thuật: Vận dụng kiến thức môn Mỹ Thuật để vẽ tranh theo chủ đề gia đình, quê hương.
5. Môn Âm Nhạc: Học sinh được thưởng thức những ca khúc hay đi cùng năm tháng củng cố kiến thức về nhạc lí. Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc để tập sángtác, phổ nhạc cho bài thơ yêu thích.
6. Môn Tin Học: Ứng dụng kiến thức môn Tin Học để soạn Power Piont chuẩn bị nội dung trình chiếu với những bài tập đề án.
7. Môn Sinh Học: Biết vận dụng kiến thức môn Sinh Học để nhận biết các giác quan trong cơ thể con người, các loại chim thú và đặc điểm giống loài.
8. Môn Công Nghệ: Biết được quy trình chế biến cốm và vận dụng để thực hành chế biến cốm.
9. Kỹ Năng Sống: Học Sinh được giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh . Vận dụng những kiến thức được học để ứng dụng trong giao tiếp, sinh hoạt, xây dựng ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
* Bước 3: Lập bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Nội Dung
 Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác
- Thể loại văn bản
- Đề tài sáng tác, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của các văn bản.
- Giá trị nội dung ý nghĩa của các văn bản.
- Giá trị nghệ thuật (chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ..)
- Nhớ được những nét chính về tác giả, văn bản(hoàn cảnh sáng tác, thể loại...)
- Xác định được bố cục và nội dung của từng phần trong văn bản.
- Nhận diện được cảm xúc chủ đạo trong các bài tùy bút đó.
- Nhận biết được những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, được nhà văn tái hiện trong tác phẩm để làm toát lên chủ đề, tư tưởng.
- Nhận diện được các phép tu từ được sử dụng trong đó.
- Hiểu đặc điểm thể loại tùy bút hiện đại Việt Nam.
- Chỉ ra được giá trị nội dung, tư tưởng của các văn bản tùy bút được học.
- Chỉ ra được một số đặc sắc trong nghệ thuật biểu đạt của các tác phẩm tùy bút đó.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của các từ vựng có trong các chú thích nói riêng, trong tác phẩm nói chung.
- Lý giải ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời.. để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ.
- Khái quát được nội dung, cảm hứng chung của thể loại tùy bút hiện đại VN trong việc phản ánh những mặt của cuộc sống đời thường và cảm xúc của người viết qua thể loại này.
- Cảm nhận được ý nghĩa của một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong tác phẩm.
- Trình bày được cảm nhận, ấn tượng của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Khái quát được một số đặc điểm chung của thể loại , so sánh được sự khác nhau giữa tùy bút với bút kí sự.
- Đọc diễn cảm tác phẩm
- Vận dụng hiểu biết về đặc trưng thể loại để phân tích, cảm thụ những giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm cùng thể loại.
- Trình bảy những kiến và các cảm nhận riêng về tác phẩm theo năng lực cảm thụ của từng HS.
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại.
- vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để xác định thái độ, kĩ năng sống, kinh nghiệm ứng xử của bản thân (những bài học rút ra được vận dụng vào cuộc sống).
- Sáng tạo nghệ thuật: tập làm thơ, vẽ tranh, viết tiểu phẩm...
- Nghiên cứu KH, dự án...
Dạng câu hỏi, bài tập
Câu hỏi định tính, định lượng
- Trắc nghiệm KQ (về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật...)
- Câu hỏi tự luận trả lời ngắn (Lí giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá....)
- Câu hỏi nghị luận (Trình bày cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân..)
- Phiếu quan sát làm việc nhóm (trao đổi, thảo luận về các giá trị tác phẩm...)
Bài tập thực hành
- Bài tập dự án (nghiên cứu theo chủ đề)
- Bài trình bày miệng (thuyết trình, trao đổi thảo luận, trình bảy về một vấn đề...)
- Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành như tranh vẽ, sản phẩm âm nhạc, thơ văn, tiểu phẩm).
* Bước 4: Biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập minh họa cho từng hoạt động dạy học của chủ đề:
 + Văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thâp
Vận dụng cao
Em hãy phát hiện phương thức biểu đạt của bài viết.
- Bài văn có bố cục như thế nào? Nội dung từng phần là gì?
Nhắc đến cốm là nhắc đến đặc sản của vùng đất nào.
Cốm có những giá trị gì?
Nhận xét về màu sắc, hương vị hồng và cốm?
Có thể dùng những giác quan nào để cảm nhận vị ngon của cốm?
- Phát hiện những biện pháp nghệ thuật được nhà văn vận dụng?
Em hãy nêu những hiểu biết của em về thể tùy bút
Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ trong lời hướng dẫn mọi người mua cốm của tác giả?
Qua đó tác giả muốn truyền tới người đọc tình cảm và thái độ gì trong ứng xử với thức quà là Cốm.
Em hiểu gì về lời bình "Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục ỉệ tốt đẹp ấy mất dần..,, thay bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch.... ”
Tác giả muốn truyền tới người đọc tình cảm và thái độ gì trong ứng xử với thức quà là Cốm.
Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài?
Tính chất biểu cảm của bài tùy bút được thể hiện như thế nào?
Tìm những câu thơ, ca dao nói về sản vật Cốm của dân tộc
Em học được gì từ việc sử dụng ngôn ngữ, cách biểu đạt cảm xúc cùa nhà văn?
Bài học rút ra từ lời kêu gọi nhà văn Thạch Lam qua cách mua cốm, thưởng thức cốm?
Tìm hiểu những sản vật của quê hương mình.
Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc. Hãy tìm ví dụ và phân tích để làm rõ nhận xét đó.
Cho biết lịch sử ra đời và phát triển của cốm làng Vòng.
Trình bày cách thức làm cốm.
Thực hành làm cốm
-Từ những hiểu biết về các sản vật đặc trưng của quê hương mình, em hãy viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy giới thiệu cho mọi người biết 1 sản vật nổi tiếng nhất của xứ Đông?
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ thơ văn nói đến cốm.
+ Văn bản: Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Bài văn nói về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài viết này?
- Cảnh mùa xuân được nói tới ở những thời điểm nào?
- Bức tranh mùa xuân hiện lên qua chi tiết nào?
- Cảnh sắc mùa xuân Miền Bắc sau ngày rằm được miêu tả qua chi tiết nào?
- tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn văn? Cách thức biểu cảm trong bài trực tiếp hay gián tiếp?
- Bắc Việt chỉ vùng đất nào? Tại sao lại có cách gọi như vậy?
- Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp mùa xuân HN?
- Vì sao tác giả lại tập trung miêu tả vẻ đẹp mùa xuân sau ngày rằm tháng riêng?
- Việc sử dụng biện pháp tu từ, giọng điệu, ngôn ngữ trong đoạn văn như vậy có tác dụng gì?
- Hà nội là mảnh đất như thế nào? Đã khơi gợi trong lòng em những cảm xúc gì?
- Em học tập được điều gì về cách viết văn biểu cảm qua văn bản này?
- Đọc những bài ca dao, thơ nói về vẻ đẹp mảnh đất Hà Nội mà em biết?
- Đọc diễn cảm bài văn; thuộc một số câu văn hay.
- Tìm đọc thêm tập tùy bút: “Thương nhớ 12” của Vũ Bằng và nêu cảm nhận của em về tập tùy bút.
- Nêu cảm nhận của em về mùa xuân miền Bắc bằng một đoạn văn.
- Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm.
 + Văn bản: Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương
Nhận biết
Thông Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Tác gả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào?
- Xác định bố cục của bài văn.
- Bài văn được biểu cảm theo cách nào? Tìm một số câu văn biểu đạt cảm xúc trong bài.
- Tác giả đã sử dụng biện pháp gì trong bài văn?
- Sài Gòn có lịch sử ra đời như thế nào?
- Hãy nêu những hiểu biết về thành phố Sài Gòn (thiên nhiên, khí hậu, con người, sinh vật...)
- Thái độ tình cảm của tác giả với Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Thành phố Sài Gòn gắn liền với dấu mốc lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?
- Hãy quan sát bản đồ, xác định vị trí của TP Sài Gòn.
- Ấn tựng chung nhất của em về Sài Gòn là gì?
- Em thích nhất điều gì về Sài Gòn? Vì sao?
- Em giới thiệu những gì về Sài Gòn cho bạn bè quốc tế khi họ muốn biết về thành phố này?
- hãy tìm hiểu những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em.
- Viết 1 đoạn văn biểu cảm hay 1 bài thơ nói về tình cảm của mình đối với quê hương.
- Vẽ tranh minh họa cảnh đẹp của thành phố Sài Gòn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_day_hoc_chu_de_tuy.doc