Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử 9 - Đề 2 (Có đáp án)
Câu 1. (4,0 điểm): Trình bày nội dung của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng?
Câu 2. (2,0 điểm): So sánh điểm khác nhau về chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1936-1939 với giai đoạn 1930-1931 (về nhiệm vụ và hình thức đấu tranh)?
Câu 3. (4,0 điểm): Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công có ý nghĩa như thế nào? Theo em, cách mạng Tháng 8 năm 1945 để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử 9 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kì II môn Lịch sử 9 - Đề 2 (Có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1. (4,0 điểm): Trình bày nội dung của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng? Câu 2. (2,0 điểm): So sánh điểm khác nhau về chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1936-1939 với giai đoạn 1930-1931 (về nhiệm vụ và hình thức đấu tranh)? Câu 3. (4,0 điểm): Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công có ý nghĩa như thế nào? Theo em, cách mạng Tháng 8 năm 1945 để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II- LỊCH SỬ 9 ĐỀ 2 Câu Nội dung Điểm 1 * Nội dung 2,0 - Hợp nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. - Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. 0,5 1,0 0,5 * Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: 2,0 - Chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. - Triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức công sản thành Đảng cộng sản Việt Nam. - Soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 0,75 0,75 0,5 2 So sánh điểm khác nhau về chủ trương của Đảng (1936-1939 với giai đoạn 1930-1931) 2,0 - Nhiệm vụ: + 1930-1931: - Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc, chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. + 1936-1939: - Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình. - Hình thức đấu tranh: + 1936-1939: hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai nửa công khai + 1930-1931: bí mật, bất hợp pháp. 0,5 0,5 0,5 0,5 3 Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng 8 năm 1945 2,0 * Đối với dân tộc: - Là sự kiện lịch sử vĩ đại mở trong lịch sử dân tộc. - Phá tan hai xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào chế độ quân chủ - Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. * Đối với thế giới: - Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc thuộc địa nhỏ bé đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. - Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới nhất là Châu Á và châu Phi. 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 Bài học kinh nghiệm 2,0 - Về hình thức và phương pháp đấu tranh, xây dựng lực lượng cách mạng,. - Về nắm và giữ chính quyền - Về nắm bắt thời cơ, đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời 1,0 0,5 0,5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_lich_su_9_de_2_co_dap_an.docx