Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm)
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất)
Những hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
a. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.
b. Cho người khác mượn vũ khí.
c. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
d. Báo cháy giả.
Câu 2 (0,25 điểm)
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất)
Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân:
a. Tiền lương, tiền công lao động.
b. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng.
c. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà.
d. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì II môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 - Đề 1 (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT.. TRƯỜNG THCS .. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2020 - 2021 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 8 Thời gian làm bài: 50 phút (Không tính thời gian phát đề) I. Mục tiêu - Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kì 2. - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo 1. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức cơ bản đã học như: - Hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội. - Hiểu thế nào là Pháp luật, biết được vai trò của Pháp luật trong đời sống xã hội. - Hiểu được quyền sở hữu tài sản của công dân là gì. - Hiểu được quyền tự do ngôn luận là gì. - Hiểu ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. - Xác định được những hành vi, việc làm cần thiết để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 2. Về kĩ năng: - Học sinh biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã học. - Các em có khả năng tự mình biết cách phòng, chống các tệ nạn xã hội, phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, biết tự bảo vệ các quyền của mình tôn trọng quyền của người khác theo quy định của pháp luật trong cuộc sống hằng ngày. 3. Về thái độ: - Các em có tình cảm trong sáng, có trách nhiệm với bản thân, mọi người và đất nước. - Các em có ý thức hơn trong cách phòng, chống cho bản thân không sa vào các tệ nạn xã hội và không xảy ra các tai nạn đáng tiết, biết tôn trọng quyền của người khác và lợi ích chung. II. Hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận. III. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Biết được những hành vi, việc làm cần thiết để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 1 0,25 2,5% 2. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Biết được tài sản của công dân là gì. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 1 0,25 2,5% 3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Hiểu được ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,75 1 0,75 7,5% 4. Phòng, chống tệ nạn xã hội. Biết được ý kiến đúng về tệ nạn xã hội. Biết được tệ nạn xã hội, tác hại, việc cần làm để phòng, chống tệ nạn xã hội. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số 1 1,75 1 3 2 4,75 47,5% 5.Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Biết được Pháp luật là gì, vai trò của Pháp luật trong cuộc sống. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số 1 2 1 2 20% 6. Quyền tự do ngôn luận Biết thực hiện quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số 1 2 1 2 20% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 3 2,25 22,5% 1 0,75 7,5% 1 2 20% 1 3 30% 1 2 20% 7 10 100% PHÒNG GD & ĐT.. TRƯỜNG THCS .. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ IINĂM 2020 - 2021 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 8 Thời gian làm bài: 50 phút (Không tính thời gian phát đề) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1 (0,25 điểm) (Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất) Những hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? a. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ. b. Cho người khác mượn vũ khí. c. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. d. Báo cháy giả. Câu 2 (0,25 điểm) (Khoanh tròn chữ cái trước câu em cho là đúng nhất) Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân: a. Tiền lương, tiền công lao động. b. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng. c. Cổ vật được tìm thấy khi đào móng làm nhà. d. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng nhà nước. Câu 3 (0,75 điểm) Em hãy chọn cụm từ để điền vào đoạn sau sao cho đúng với nội dung bài đã học: “Mục đích của việc khiếu nại là nhằm quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm hại. mục đích của việc tố cáo là nhằm.. các việc .., xâm hại đến lợi ích nhà nước và công dân.”. Câu 4 (1,75 điểm) Những ý kiến dưới đây về tệ nạn xã hội theo em là đúng hay sai? (Hãy ghi đúng hoặc sai vào cột tương ứng) Ý kiến Đúng Sai A. Ba tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma túy, mại dâm. B. Dùng thử ma túy một lần thì không bị nghiện. C. Chỉ có người lớn mới sa vào các tệ nạn xã hội. D. Khi mắc tệ nạn xã hội sẽ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Đ. Cha mẹ quá nuông chiều, cũng khiến con cái dễ sa vào tệ nạn xã hội. E. Cho trẻ em uống rượu, hút thuốc cũng là vi phạm pháp luật. G. Pháp luật nước ta không bắt buộc người nghiện ma túy phải đi cai nghiện. PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (3 điểm) Em hãy cho biết tệ nạn xã hội là gì? Nêu tác hại và nêu 3 việc học sinh có thể làm để phòng, chống tệ nạn xã hội? Câu 2 (2 điểm) Em hãy cho biết Pháp luật là gì? Nêu vai trò của Pháp luật đối với đời sống con người? Câu 3 (2 điểm) Tình huống: Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, bạn Hải cho rằng, chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thật sự có quyền tự do ngôn luận. Câu hỏi: Em hãy cho biết, em có đồng ý với quan điểm của bạn Hải hay không? Vì sao? ----------Hết--------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không được giải thích gì HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN Môn: GDCD 8 Năm học: 2020 -2021 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1 (0,25 điểm) Chọn câu c. Câu 2 (0,25 điểm) Chọn câu c. Câu 3 (0,75 điểm) Điền những cụm từ theo thứ tự như sau: - khôi phục vào đoạn trống thứ nhất. (0,25 điểm) - ngăn chặn vào đoạn trống thứ hai. (0,25 điểm) - làm trái pháp luật vào đoạn trống thứ ba. (0,25 điểm) Câu 4 (1,75 điểm) - Câu đúng: A, D, Đ, E. - Câu sai: B, C, G. PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 3 điểm - Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệnh chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. - Tác hại: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. - Học sinh có thể nêu 1 trong 3 ý sau để phòng, chống tệ nạn xã hội: + Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích. + Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. + Tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương. 1 đ 1 đ 1 đ 2 2 điểm - Pháp luật là: các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Vai trò của Pháp luật đối với đời sống con người: + Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. + Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. 1 đ 0,5 đ 0,5 đ 3 2 điểm Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Không đồng ý với quan điểm của bạn Hải. - Bởi vì, quyền tự do ngôn luận không phải là muốn phát ngôn như thế nào cũng được mà cần phải tuân thủ một số quy định của pháp luật. + Điều đó giúp cho quyền tự do ngôn luận vừa mang lại lợi ích cho mình nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích cho người khác và toàn xã hội. 0.5đ 1 đ 0.5 đ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_8_nam_hoc_2020_2.doc