Đề tài Khảo sát hiểu biết của học sinh lớp 12 và đề xuất cách tiếp cận mới cho học sinh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông đang là vấn đề nóng bỏng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta. Học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12, lực lượng chuẩn bị góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, rất cần có nhận thức đúng và đầy đủ về chủ quyền biển, đảo của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiểu biết của học sinh THPT về chủ quyền của nước ta hai đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn nhiều hạn chế. Để góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của học sinh lớp 12 về vấn đề này, nhóm tác giả đã tổ chức điều tra xã hội học về hiểu biết của học sinh lớp 12 khối tự nhiên và xã hội của một số trường THPT về nội dung liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa dưới góc độ lịch sử và địa lý. Ngoài ra, nhóm tác giả còn thu thập và nghiên cứu một số sách giáo khoa của Trung Quốc đã xuất bản có đề cập đến những vấn đề này. Đây cũng là một khía cạnh tiếp cận mới của đề tài. Qua phân tích, xử lý thông tin, số liệu, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp bao gồm phương thức giảng dạy, học tập; tổ chức các hoạt động cụ thể, trực quan, sinh động để học sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn và khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của đất nước ta đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các cơ sở giáo dục, đào tạo có thể nghiên cứu, áp dụng rộng rãi những giải pháp này một cách thích hợp, góp phần tích cực nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

docx 35 trang quyettran 12/07/2022 22680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Khảo sát hiểu biết của học sinh lớp 12 và đề xuất cách tiếp cận mới cho học sinh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Khảo sát hiểu biết của học sinh lớp 12 và đề xuất cách tiếp cận mới cho học sinh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Đề tài Khảo sát hiểu biết của học sinh lớp 12 và đề xuất cách tiếp cận mới cho học sinh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
**************
ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP QUỐC GIA
LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC ).
Tên đề tài:
KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA HỌC SIH LỚP 12 VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH TIẾP CẬN MỚI CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
Lĩnh vực: Khoa học xã hội hành vi
NGƯỜI HƯỚNG DẪN 
- Thiếu Tướng Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Văn Cương
- Nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Khoa Học Bộ Công An
TÁC GIẢ:
1. Đinh Vũ Khánh Định Lớp: 11 Sử Trường THPT Chu Văn An
2. Lê Huyền Trâm Lớp: 11 Anh Trường THPT Chu Văn An
MỤC LỤC
Tóm tắt 	3
Giới thiệu	4
Phương thức thực hiện	7
Phiếu câu hỏi 	8
Mô tả mẫu khảo sát 	11
Kết quả 	12
Cơ cấu khảo sát 	13
Các nhận định 	14
Thảo luận 	19
Đề xuất và kiến nghị	25
Kết luận	 	31
Hướng nghiên cứu tiếp theo 	32
Tài liệu tham khảo 	33
TÓM TẮT
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông đang là vấn đề nóng bỏng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta. Học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12, lực lượng chuẩn bị góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, rất cần có nhận thức đúng và đầy đủ về chủ quyền biển, đảo của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiểu biết của học sinh THPT về chủ quyền của nước ta hai đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn nhiều hạn chế. Để góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của học sinh lớp 12 về vấn đề này, nhóm tác giả đã tổ chức điều tra xã hội học về hiểu biết của học sinh lớp 12 khối tự nhiên và xã hội của một số trường THPT về nội dung liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa dưới góc độ lịch sử và địa lý. Ngoài ra, nhóm tác giả còn thu thập và nghiên cứu một số sách giáo khoa của Trung Quốc đã xuất bản có đề cập đến những vấn đề này. Đây cũng là một khía cạnh tiếp cận mới của đề tài. Qua phân tích, xử lý thông tin, số liệu, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp bao gồm phương thức giảng dạy, học tập; tổ chức các hoạt động cụ thể, trực quan, sinh động để học sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn và khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của đất nước ta đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các cơ sở giáo dục, đào tạo có thể nghiên cứu, áp dụng rộng rãi những giải pháp này một cách thích hợp, góp phần tích cực nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
GIỚI THIỆU
	Hiện nay, như chúng ta biết, hiện đang có tranh chấp chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đối với một số quốc gia, tiêu biểu là Trung Quốc. Cũng chính việc tranh chấp chủ quyền này là một vấn đề nóng bỏng có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta (chi ngân sách quốc phòng, kinh tế suy giảm, mất an ninh trật tự xã hội.).
Một câu hỏi được đặt ra ở đây nếu học sinh PTTH thiếu hiểu biết, hiểu biết sai lệch về chủ quyền biển, đảo thì ảnh hưởng đến sự trường tồn, phát triển của dân tộc, đất nước như thế nào? 
Hay nói cách khác, sự hiểu biết đúng và đầy đủ có ý nghĩa quyết định, sống còn đối với sự tương lai trường tồn, phát triển của dân tộc, đất nước.
Lớp học sinh THPT đang ở ngưỡng cửa đại học, đi học nghề  chuẩn bị ra làm việc cho xã hội; nếu thiếu hiểu biết từ cấp dưới dẫn đến: thiếu ý chí, quyết tâm vì nắm không chắc kiến thức, không biết cái gì của mình; tham mưu ban hành cơ chế, chính sách không đúng, không động viên, khuyến khích (chính sách ngoại giao, biển, đảo, du lịch, thương mại, quốc phòng, an ninh); có nhiều hành vi khác không phù hợp ảnh hưởng rất lớn đến chủ quyền quốc gia, xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập. 
Ở Trung Quốc, nhà nước đưa vấn đề chủ quyền biển đảo của Trung Quốc vào chương trình chính khóa từ đầu phổ thông Trung học cơ sở (cấp II) đến hết lớp 12.
Trong khi đó, học sinh THPT Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến chủ quyền biển đảo nói chung, đặc biệt là 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Một số đó, không ít học sinh hiểu không đúng. Chưa được giới thiệu về nhận thức học sinh Trung Quốc về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này như thế nào. Đây là những hạn chế cần khắc phục ngay nhưng cần làm kiên trì, lâu dài, có hệ thống và có cơ sở khoa học.
	Từ đây, nhóm nghiên cứu đã xác định được 2 nhiệm vụ cơ bản cần thực hiện: 
Nhiệm vụ 1: Xác định thực trạng, gồm nghiên cứu sách giáo khoa của Trung Quốc và thực hành điều tra xã hội học.
Nhiệm vụ 2: Đề xuất những giải pháp để giúp học sinh hiểu đúng, hiểu đầy đủ. 
Mục đích cuối cùng của đề tài là tiến hành tìm hiểu xem học sinh hiểu biết đến đâu, tiếp cận thông tin từ đâu, sau đó nghiên cứu tìm hiểu phương pháp để nâng cao, nhận thức.
Các bước thực hiện hiện đề tài, xin được tóm tắt như sau: 
Thu thập thông tin, tư liệu cần thiết liên quan đến các trường trong khu vực nhóm thực hiện khảo sát.
Thiết kế phiếu câu hỏi, thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu các bạn học sinh, giáo viên. 
Nghiên cứu sách giáo khoa Trung Quốc, Việt Nam, từ đó đưa ra các nhận xét, nhận định. 
Phân tích số liệu, đưa ra các đánh giá. 
Đề xuất các giải pháp. 
Về giải pháp, ngoài những cách tân tiến hiện đại như sử dụng báo đài, mạng Internet, facebook, các diễn đàn trên mạng, làm website cũng nên cân nhắc them đối với những vùng sâu vùng xa, những các thiết bị thông tin đại chúng chưa thực sự tiếp cận hết. Nói cách khác, phải có cách làm thích hợp tuỳ vào các vùng, miền, mà vẫn dễ truyền tải kiến thức. Ngoài ra tiếp tục củng cố kiến thức qua phương thức dạy và học về chủ quyền của nước ta với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại các đơn vị trường học, các thầy cô giáo, ban giám hiệu có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hoặc thi viết thư cho hải quân, đóng kịch, ca nhạc, triển lãm ảnh ngay tại khuôn viên nhà trường, Những giải pháp nói trên cần được thực hiện lâu dài và thường xuyên, từ đó đem lại kết quả tích cực về hiểu biết của học sinh THPT Việt Nam một cách đúng và đầy đủ.
PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
	 Để thực hiện được đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như sau: 
Phương pháp phân tích thống kê: Phân tích số liệu thu thập được từ phiếu hỏi. 
Phiếu câu hỏi bao gồm 10 câu hỏi cơ bản liên quan đến lịch sử, địa lý của 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 12 trường THPT của Hà Nội và các tỉnh địa phương: Nam Định, Hà Giang và Bình Đình, trong đó có các trường công lập, dân lập.
Để lưu giữ và thống kê, nhóm nghiên cứu sử dụng các ứng dụng như Excel Microsoft, Word Microsoft. 
Phương pháp phỏng vấn: Qua phiếu hỏi và phỏng vấn sâu
Trên phiếu câu hỏi chỉ là những câu hỏi để đánh gia hiểu biết của học sinh, ngoài ra nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu. Từ đó hiểu hơn về nguyện vọng cũng như suy nghĩ của cá nhân mỗi học sinh.
Khi phỏng vấn, nhóm nghiên cứu tập trung vào những câu hỏi như đồng tình hay không đồng tình việc cho biển Đông vào chương trình dạy học; vì sao bạn lại ủng hộ/không ủng hộ?;..
Toàn bộ cuộc phỏng vấn đề được lưạ chọn ngẫu nhiên, qua đó có một phản hồi chính xác, chân thực. 
Phương pháp so sánh: So sánh khối tự nhiên/xã hội; So sánh đô thị/vùng sâu xa; so sánh Việt Nam/ Trung Quốc
Phương pháp tổng hợp: Đánh giá, nhận định chung rút ra sau khi phân tích số liệu.
Phiếu câu hỏi nhóm nghiên cứu đặt ra để thực hiện khảo sát: 
Câu 1 : Anh/chị cho biết ông cha ta đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ khi nào : 
Thế kỉ XV	£	 	
Thế kỉ XVII	£	
Thế kỉ XVIII	£
Thế kỉ XIX 	£
Câu 2 : Anh/chị cho biết triều đại nào tổ chức Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải để quản lí Hoàng Sa và Trường Sa 
Chúa Nguyễn ở thế kỉ XVII	£
Nhà Nguyễn ở thế kỉ XIX	£
Câu 3 : Anh/chị cho biết Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào thời gian nào ?
1954 	£
1972 	£
1974 	£
1975 	£
Câu 4 : Anh/chị cho biết Trung Quốc đã đánh chiếm đảo Gạc Ma, đảo Chữ Thập và một số đảo khác ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào thời gian nào ? 
1974 	£
1975	£	
1979	£
1988	£
Câu 5 : Anh/chị cho biết những quốc gia nào có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa :
Chỉ Việt Nam và Trung Quốc 	£	
Việt Nam,Trung Quốc,Đài Loan,Phi-líp-pin,	£
Ma-lai-xi-a,Bru-nây.
Câu 6 : Anh/chị cho biết Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa bao chiếm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào thời gian nào:
2002 	£
2010	£
2012	£
2014	£
Câu 7 : Theo anh/chị văn bản nào là cơ sở pháp lý trực tiếp cho việc giải quyết tranh chấp biển, đảo trên Biển Đông : 
Hiến chương Liên Hợp Quốc 	£	
Công ước về Luật biển quốc tế của Liên Hợp Quốc 1982 	£
(UNCLOS 1982)	
Cả hai văn bản trên 	£
Câu 8 : Theo anh/chị việc Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (1988) đã vi phạm luật pháp quốc tế ở các văn bản nào ?
Hiến chương Liên Hợp Quốc 	£
Công ước về Luật biển quốc tế của Liên Hợp Quốc 1982 	£
(UNCLOS 1982)
Vi phạm cả hai văn bản trên	£
Câu 9 : Anh/chị cho biết : Về địa lý hành chính Hoàng Sa và Trường Sa thuộc tỉnh nào?
Thanh Hoá – Nghệ An	£
Quảng Bình – Quảng Trị 	£
Đà Nẵng – Khánh Hoà 	£
Quảng Nam – Quảng Ngãi	£
Câu 10 : Theo anh/chị có nên đưa vấn đề Biển Đông vào sách giáo khoa Trung Học Cơ Sở (cấp II) và Trung Học Phổ Thông (cấp III) không ?
Nên đưa 	£
Không nên đưa 	£	
Còn phân vân 	£
Mô tả mẫu khảo sát: 
	Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 12 trường THPT gồm các trường công lập và dân lập. Để phần nào có cái nhìn khái quát hơn về học sinh THPT từ các trường khác nhau (vì có tính đại diện cao hơn vì tên của đề tài là HS THPT nói chung). Lý do vì sao nhóm thực hiện điều tra cho học sinh khối 12 vì đây là thế hệ chuẩn bị hoàn thành cấp THPT và bước vào ngưỡng cửa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc nên cần có sự hiểu biết đầy đủ về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên biển Đông. 
KẾT QUẢ
	Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát thêm tại một số trường THPT sau :
Trường THPT Chu Văn An (Đã Khảo Sát)
Trường THPT Hoài Đức A (Đã Khảo Sát)
Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (600 học sinh)
Trường THPT Phan Huy Chú (600 học sinh)
Trường THPT Dương Xá (520 học sinh)
Trường THPT Văn Hiến (120 học sinh)
Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (412 học sinh)
Trường THPT Lê quý đôn (600 học sinh)
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong ,tỉnh Nam Định. (281 học sinh)
Trường THPT Trần Hưng Đạo, tỉnh Nam Định. (300 học sinh)
Trường THPT Chuyên Hà Giang, tỉnh Hà Giang. (500 học sinh)
Trường THPT Quốc học Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. (300 học sinh) 
CƠ CẤU KHẢO SÁT CÁC TRƯỜNG VÀ HỌC SINH 
TRƯỜNG:
Dân lập: 01/12 = 8,3%
Công lập: 11/12 = 91,7%	
Trường ở thành phố trực thuộc Trung Ương: 8/12 = 67%
Trường ở tỉnh thành phố : 4/12 = 33%
Trường chuyên : 3/12 = 25%
Trường không chuyên : 7/12 = 75%
HỌC SINH :
Tổng số học sinh được khảo sát : 5149 học sinh và 5149 phiếu thu về đều hợp lệ. Nhóm nghiên cứu dùng Microsoft Excel và các công cụ có sẵn để lưu trữ, phân tích, tổng hợp số liệu. 
Số liệu được phân tích, tổng hợp theo một số tiêu chí:
Theo câu hỏi
Theo trường
Theo vùng, miền
Theo khối chuyên
Theo khu vực trường công / dân lập
Ngoài phiếu khảo sát, nhóm còn tham khảo một số sách giáo khoa của Trung Quốc đề cập về vấn đề này. 
Từ thông tin có được và căn cứ kết quả tổng hợp, phân tích, chúng tôi đã rút ra một số nhận định ban đầu như sau:
Nhận định 1: Nhìn chung, học sinh THPT đều có nhận thức chưa đúng về chủ quyền của đất nước ta về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Lập luận cho nhận định 1: Có 631/5149 phiếu trả lời sai tất cả các câu hỏi 1 đến câu hỏi 9. Như vậy có khoảng 13% số học sinh THPT thiếu hiểu biết về những thông tin liên quan đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đến mức đáng báo động. 
Nhận định 2: Mặc dù điều kiện tiếp cận thông tin khó khăn hơn và là địa phương không có biển/đảo nhưng học sinh THPT ở tỉnh vùng biên giới lại quan tâm và có nhận thức đúng hơn về chủ quyền của đất nước ta về hai quần đảo TS & HS.
Lập luận cho nhận định 2: Tổng hợp, so sánh kết quả khảo sát 500 học sinh của trường THPT Chuyên Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang - là vùng núi cao, không có biển đảo - và 881 học sinh THPT của các trường thuộc tỉnh Bình Định, Nam Định cho thấy 66% (330 phiếu) học sinh THPT tỉnh Hà Giang trả lời đúng tất cả các câu hỏi từ 1 đến 9. Trong khi đó con số này chỉ là 58% ( 511 phiếu) đối với 3 trường thuộc tỉnh Bình Định, Nam Định. Riêng câu hỏi số 10, 93% học sinh của trường THPT Chuyên Hà Giang khẳng định là nên đưa vấn đề Biển Đông vào sách giáo khoa Trung Học Cơ Sở (cấp II) và Trung Học Phổ Thông (cấp III) và chỉ có 91% học sinh của 3 trường còn lại đồng ý với đề xuất trên.
Lý do: Có thể do Hà Giang là tỉnh thuộc vùng biên giới, vấn đề chủ quyền biên giới cũng như chủ quyền lãnh thổ nói chung được quan tâm hơn trong quá trình giảng dạy, học tập và hoạt động xã hội. Do đó nhận thức về vấn đề này của HS THPT cũng được nâng cao hơn.
Nhận định 3: Học sinh THPT khối xã hội quan tâm và hiểu biết đúng hơn học sinh khối tự nhiên về chủ quyền của đất nước ta về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Lập luận cho nhận định 3: Kết quả khảo sát mà nhóm nghiên cứu thực hiện đã cho những con số như sau: 84.4% học sinh khối xã hội trả lời đúng các câu hỏi và đồng thời cho rằng nên đưa chương trình giáo dục về biển Đông vào sách giáo khoa. Trong khi đó, chỉ có 77.2% học sinh khối tự nhiên trả lời đúng các câu hỏi được đưa ra trong phiếu điều tra. 
Nhận định 4: Có sự khác biệt rõ rệt về sự hiểu biết giữa học sinh THPT các trường công lập và dân lập về chủ quyền của đất nước ta đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Lập luận cho nhận định 4: Do hiên tại hệ thống giáo dục chưa có chương trình hay bài học giảng dạy về vấn đề biển đảo, nhất là ở một số trường Dân Lập – nơi mà chất lượng học sinh có phần kém hơn,thể hiện trong kết quả khảo sát như sau: 62/120 học sinh trường THPT Dân lập Văn Hiến (51.7%) có trang bị kiến thức về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông cũng như những thông tin cơ bản lien quan. Còn ở các trường Công Lập – nơi mà chất lượng học sinh tốt hơn, các bạn học sinh đã tự ý thực được trách nhiệm và đã tự tìm hiểu học hỏi để nâng cao hiểu biết, trau dồi kiến thức.
Nhận định 5: Đại đa số HS THPT đều có mong muốn đưa vấn đề Biển Đông vào sách giáo khoa Trung Học Cơ Sở (cấp II) và Trung Học Phổ Thông (cấp III).
Lập luận cho nhận định 5: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát cho thấy hơn 85% (4377 học sinh ) học sinh THPT được hỏi đều lựa chọn đưa vấn đề Biển Đông vào sách giáo khoa từ cấp học THCS.
THẢO LUẬN
Với cuộc khảo sát vào năm 2013 tại một số trường đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả đáng buồn, đáng báo động cùng với việc nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát tại 12 trường THPT ở Hà Nội và một số trường THPT khác thuộc một số tỉnh bao gồm Hà Giang, Nam Định và Bình Định đã cho thấy thực trạng thiếu hiểu biết của học sinh lớp 12 về những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông nói chung, đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng. Đây là một bất cấp lớn, cần đặc biệt quan tâm. Một trong những lý do lớn nhất gây nên thực trạng trên đó chính là trong hệ thống giáo dục của chúng ta không có những bài học cụ thể để cung cấp tri thức, cung cấp những hiểu biết cơ bản về chủ quyền của tổ quốc cho người dân Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ - học sinh, sinh viên nói riêng. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ nhà nước hiện này cũng chưa thực sự có hiểu biết thấu đáo về những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vì thế vấn đề này cần được khắc phúc ngay đối với thế hệ trẻ hiện nay – thế hệ mầm non của đất nước, người sẽ nắm quyền xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau này. 
Bên cạnh việc việc thực hiện khảo sát và phỏng vấn sâu tại các trường THPT, nhóm nghiên cứu cũng thực hiện nghiên cứu sách giáo khoa Trung Quốc và sách giáo khoa Việt Nam như sau : 
Trong bộ sách giáo khoa tiểu học của hệ thông giáo dục Việt Nam, quyền sách Lịch sử và Địa Lý từ lớp 1 đến lớp 5 không có một bài học nào đề cập đến vấn đề Biển Đông và chủ quyền biển, đảo của tổ quốc. 
Trong bộ sách giáo khoa trung học cơ sở của hệ thống giáo dục Việt Nam, trong ba quyển sách Lịch Sử, Địa Lý và Giáo Dục Công Dân từ lớp 6 đến lớp 9 cũng không có một bài học nào đề cập đến vấn đề chủ quyền của đất nước trên Biển Đông – điều mà chúng ta cần phải đưa vào hệ thống sách giáo khoa từ rất sớm. 
Trong bộ sách giáo trung học phổ thông của hệ thống giáo dục Việt Nam, trong ba quyển sách Lịch Sử, Địa Lý (cả 2 hệ cơ bản và nâng cao) và Giáo Dục Công Dân cũng không có một bài học nào đề cập đến vấn đề cấp thiết này. 
Trong khi đó Trung Quốc lại thực hiện đưa những quan điểm lịch sử của học vào sách giáo khoa từ rất sớm : 
Cụ thể, trang 2 và trang 3 quyển III bộ SGK THCS Nhà xuất bản Giáo Dục Nhân Dân (tái bản năm 2005) ghi rõ cực nam Trung Quốc nằm ở bãi ngầm James, Trung Quốc có đường bờ biển dài hơn 18.000km và sở hữu hơn 5.000 đảo lớn bé ở biển Đông, cực nam đến cực bắc Trung Quốc trải dài gần 50 vĩ độ.
Còn trong trang 4, quyển I SGK địa lý lớp 8 của Nhà xuất bản Giáo Dục Hồ Nam (tái bản năm 2011), Trung Quốc tự xưng là một cường quốc biển quan trọng và là một trong những nước có đường bờ biển dài nhất thế giới.
Không chỉ tự ý bành trướng lãnh thổ đến tận bãi ngầm James, Trung Quốc còn nhắm tới các tài nguyên thiên nhiên trên biển Đông.
Trang 91 quyển III SGK THCS của Nhà xuất bản Giáo Dục Nhân Dân ngang nhiên khẳng định chính Trung Quốc là nước phát hiện các mỏ dầu tại biển Đông, đồng thời cũng là nước khai thác dầu khí tại khu vực này.
Trung Quốc đang lăm le nhắm đến quần đảo Trường Sa - khu vực mà SGK nước này cho rằng chứa một trữ lượng dầu khí khổng lồ. Bên cạnh đó, bản đồ trang 9 quyển IV SGK địa lý THCS của Nhà xuất bản Giáo Dục Nhân Dân (tái bản năm 2004) còn nhấn mạnh: biển Đông là một khu vực có diện tích đánh bắt cá lớn nhất trong số các vùng biển mà Trung Quốc cho rằng mình có chủ quyền.
Tương tự, bài đọc hiểu quyển I SGK địa lý lớp 8 của Nhà xuất bản Giáo Dục Nhân Dân (tái bản năm 2011)viết “vùng biển Nam Hải (biển Đông của Việt Nam) không chỉ có nhiều ngư trường và mỏ dầu nhất mà còn là nơi có sản lượng cá và dầu khí lớn nhất” ở Trung Quốc.
Trang 84 sách địa lý biển trong bộ SGK THPT của Nhà xuất bản Giáo Dục Nhân Dân (tái bản lần thứ 18, năm 2011) đưa quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào chương trình giảng dạy với nội dung cụ thể như sau:
“Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) là một quần đảo nằm ở phía nam của Nam Hải. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các đảo xung quanh. Điều này có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý. Nhiều sự thật lịch sử cho thấy từ trước đến nay, quần đảo Nam Sa là một bộ phận thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, kinh doanh khai thác trên quần đảo này, và cũng là nước thực hiện chủ quyền sớm nhất trên quần đảo này”.
Trang 66 quyển II SGK địa lý lớp 8 của Nhà xuất bản Giáo Dục Hồ Nam (tái bản năm 2011) còn dành hẳn phần “đọc hiểu” về “quần đảo Tây Sa” (Hoàng Sa của Việt Nam).
Trung Quốc miêu tả rằng đây là một trong bốn quần đảo lớn nhất nằm trên biển Đông. Trung Quốc còn tuyên truyền rằng đã cho đặt “trung tâm hành chính” tại đảo Vĩnh Hưng (đảo Phú Lâm của Việt Nam), nơi có diện tích 1,68km2.
SGK này còn miêu tả “quần đảo Tây Sa” là khu vực có khí hậu nóng ẩm, cây cối um tùm, phong cảnh tuyệt đẹp, khu vực xung quanh là một trong những ngư trường quan trọng nhất biển Đông. 
(Ảnh chụp: sách giáo khoa Trung Quốc tuyên bố sai trái rằng đảo Vĩnh Hưng, trung tâm hành chính quần đảo Tây Sa thuộc chủ quyền của TQ)
Từ đó ta thấy ra được từng bước đi của Trung Quốc trong công cuộc xâm chiếm Biển Đông mặc cho những minh chứng lịch sử và luật pháp Quốc Tế.
Vì vậy, việc giáo dục học sinh, sinh viên có một hiểu biết đầy đủ về chủ quyền của tổ quốc trên Biển Đông là cấp thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó việc đa dang phương thức tuyên truyền đến tận mỗi người dân, mỗi bạn học sinh, sinh viên, giúp họ có thể cập nhật những thông tin mới nhất về biển, đảo để từ đó có những hành động cụ thể để thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn – bản sắc dân tộc của chúng ta. Ngoài ra, cũng mong các cấp lãnh đạo Đảng và nhà nước có những văn bản, chỉ đạo cụ thể để khắc phục vấn đề này. Ông cha ta đã từng đổ biết bao xương máu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ từng tấc đất tấc vàng, vì vậy hơn bao giờ hết mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, là mỗi người con của đất Việt, chúng ta cần có những hành động cụ thể để thể hiện tình yêu nước của mình mà trước tiên đó chính là trang bị cho bản thân một hiểu biết cơ bản về lịch sử và chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc.
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
	Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu tìm được nhiều nguyên nhân và cũng đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề này, song nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào một số đề xuất quan trọng nhất. 
Nhóm nghiên cứu xin đề xuất, kiến nghị cho thêm kiến thức, bài học về chủ quyển biển đảo của nước ta. Sau khi được học những bài giảng trên lớp, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số nội dung tích hợp cần được lồng ghép với chương trình chính khoá trong sách giáo khoa của khối THCS, THPT.
Tích hợp nội dung biển đảo quê hương trong dạy học Địa lý tại trường THCS, THPT.
Khối lớp
Tên bài
Nội dung tích hợp
6
Bài 15: Các mỏ khoáng sản
Tích hợp bộ phận. 
Lồng ghép mở rộng, lấy ví dụ về loại khoáng sản năng lượng (trong đó có dầu mỏ). Dầu mỏ tập trung tiềm năng đáng kể tại thềm lục địa phía nam (biển Đông) nuớc ta.
Giáo dục tình yêu biển đảo quê hương qua giá trị của tài nguyên biển với đời sống con người.
Bài 24: Biển và đại dương
Tích hợp toàn bài
Liên hệ kiến thức tới biển Đông nuớc ta về vai trò của sóng, thủy triều, dòng biển đối với hoạt động kinh tế biển, khí hậu.
VD: tại vùng biển phía Bắc (Hòn Dáu – Hải Phòng) là nơi có chế độ nhật triều đều điển hình của thế giới. 
8
Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
Tích hợp tòan bài.
Hiểu được tính toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Bài 24: Vùng biển Việt Nam
Tích hợp toàn bài.
Nắm được vị trí, giới hạn, đặc điểm hải văn của vùng biển Việt nam từ đó thấy được tiềm năng to lớn của vùng biển nước ta đối với kinh tế, quốc phòng an ninh.
Thông qua đó giáo dục ý thức bảo vệ, sử dụng hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.
Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
Tích hợp trong mục 3: địa hình bờ biển và thềm lục địa
Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Tích hợp trong phần tính chất ẩm của khí hậu. 
Lãnh thổ hẹp ngang, vùng biển rộng Khí hậu nói riêng và thiên nhiên Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển( cả tác động tích cực và tiêu cực)
. (nhấn mạnh tác động tích cực)
Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Tích hợp bộ phận. 
Cả 3 miền địa lí ự nhiên đều đã và đang khai thác tài nguyên biển
9
Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
Tích hợp bộ phận: phần thủy sản
Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Tích hợp bộ phận: phần giao thông đường biển và đường ống.
Bài 25, 26. Vùng Duyên hải Nam trung bộ
Tích hợp bộ phận: phần ngành thủy sản, tài nguyên du lịch biển.
 (Đây là vùng có thế mạnh nhất trong phát triển tổng hợp kinh tế biển) 
 Tất cả các bài 17 -> bài 36 (trừ bài về vùng Tây Nguyên) đều có thể lồng ghép và ví dụ có liên quan đến biển đảo quê hương.
Bài 38, 39: Phát triển thổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo
Tích hợp toàn bài
Bài 40: Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
Tích hợp toàn bài
Khối lớp
Tên bài
Nội dung tích hợp
10
Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX
Tích hợp bộ phận. 
Khai thác kênh hình 49 SGK: Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Minh Mạng
Dưới thời các chúa Nguyễn vấn đề biển đảo đã được quan tâm. Bước sang thời vua Gia Long – Minh Mạng, nhà nước phong kiến đã cho lập các đội Hoàng Sa, có các chính sách để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc
Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến
Tích hợp toàn bài
Liên hệ kiến thức về quá trình mở rộng lãnh thổ của cha ông
11
Bài 3: Trung Quốc
Tích hợp bộ phận
Mục 1: Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược
Bài 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
Tích hợp bộ phận 
Khai thác lược đò Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
12
Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)
Tích hợp bộ phận. 
Mục II: Sự thành lập Liên hợp quốc
Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
Tích hợp bộ phận. 
Mục II: Trung Quốc
Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Tích hợp bộ phận. 
Mục 3: Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986)
Tích hợp bộ phận. 
Mục II: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
Ngoài ra đề nghị các giáo viên bộ môn cũng như Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho học sinh tham gia nhiều hơn vào mỗi bài giảng. Ví dụ: các bạn học sinh tự xây dựng giáo án cho bài giảng, tự truyền đạt kiến thức cho các bạn dưới cái hiểu, cái nhìn của cá nhân cùng với giáo viên.
Nhận thấy sức lan toả, sự ảnh hưởng của mạng Internet, các mạng xã hội, nhóm nghiên cứu xin đề xuất tận dụng những lợi thế này để tuyên truyền thông tin cần thiết đến cho các bạn học sinh. Cách làm này dường như nhanh hơn việc giảng dạy trên nhà trường.
Nhiều bạn học sinh thực hiện bài khảo sát tốt đã chia sẻ rằng thấy cách tuyên truyền, giảng dạy của Trung Quốc là vô cùng vô lý mặc cho những minh chứng lịch sử, từ đó các bạn học sinh đã tìm hiểu sâu hơn, trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn hơn để phản bác lại những ý kiến sai lệch.
Nguyên nhân Bình Định và Hà Giang có lượng học sinh trả lời đúng cao hơn so với Nam Định là do 2 tỉnh trên đều là những tỉnh vùng biên giới hoặc có biển nên đời sống nhân dân gắn liền với tình hình biển đảo. Nên không chỉ giáo viên, nhà trường mà cả bố mẹ và cộng đồng xung quanh cũng luôn tìm hiểu, cập nhật những thông tin về vấn đề nóng hổi này. Từ đấy cho ta thấy sức ảnh hưởng của cha mẹ, cộng đồng lên các bạn học sinh là vô cùng quan trọng. Khuyến khích động viên các gia đình giáo dục con cái qua việc trò chuyện, hay nhiều cách khác nhau về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Kết quả khảo sát đã cho thấy, học sinh các trường dân lập thể hiện không tốt bằng các bạn học sinh tại các trường công lập. Nhóm nghiên cứu xin kiến nghị Bộ, Sở có những phương pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa những nội dung giảng dạy tại các cơ sở dạy học này.
Đối với các đơn vị nhà trường có chia ban: khoa xã hội và khoa tự nhiên, Ban giám hiệu nhà trường nên tạo điều kiện, bổ sung các hoạt động ngoại khoá cho các bạn học sinh, khuyến khích các chương trình, phong trào tự phát do các bạn học sinh.
Ngoài mục đích để nâng cao hiểu biết của học sinh nói chung về vấn đề chủ quyền biển đảo, nhóm nghiên cứu còn mong muốn học sinh có niềm tin vào tổ quốc, vào dân tộc rồi từ đó đấu tranh, học tập vì niềm tin này. Nếu học sinh Việt Nam có những niềm tin vững chắc, việc lan toả niềm tin đó ra thế giới, chứng tỏ niềm tin của mình là có cơ sở, có chứng cứ qua các phương tiện thông tin đại chúng như facebook, các website,.. sẽ trở nên dễ dàng hơn; chúng ta cũng sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ trên trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Trong bề dày lịch sử 300 – 400 năm, ông cha ta đã phải đổ biết bao xương máu để giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ từng vùng lãnh thổ. Nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – vùng lãnh thổ mang tính chiến lược quan trọng về cả chính trị lẫn kinh tế. Nếu để mất đi vùng lãnh thổ quan trọng này, sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc sẽ gặp nhiều khó khăn. Để có thể bảo vệ tổ quốc, bảo vệ lãnh thổ, hiểu biết của người dân cũng như học sinh, sinh viên về lịch sử quốc gia nói chung, lịch sử biển, đảo nói riêng là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên thực trạng lại đáng báo động với những kết quả khảo sát mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện ở các trường THPT tại Hà Nội và một số tỉnh khác như : Hà Giang, Nam Định, Bình Định và điều này cần nhanh chóng khắc phục. Để nghiên cứu giải pháp cho vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã nỗ lực thu thập tài liệu, kể cả tài liệu, tư liệu nước ngoài, tư liệu trên internet cũng như tham khảo từ các chuyên gia. Bằng các công cụ sẵn có, nhóm nghiên cứu đã xử lý, phân tích số liệu, lập bảng so sách và làm rõ một số hạn chế của học sinh. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy nguyên nhân dẫn đến hạn chế này chính là nội dung dạy học của hệ thống giáo dục Việt Nam còn nhiều điều cần chỉnh sửa, bổ sung, phương thức dạy học còn nghèo nàn, một chiều, chưa đem lại hiệu quả. Vì vậy sự đóng góp của đề tài này chính là chính học sinh THPT (thành viên của nhóm nghiên cứu) tự nghiên cứu, khảo sát, so sánh, phỏng vấn và đề xuất một số giải pháp kiến nghị cho chính mình về một chủ đề rất nóng bỏng, trong đó có một số giải pháp có thể áp dụng rộng rãi.
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Những bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ nghiên cứu thử nghiệm cách tổ chức các hoạt động với chủ đề biển đề: bằng các phong trào tự phát do học sinh tổ chức. Thử nghiệm giảng dạy cho các bạn học sinh cách TQ tuyên truyền với nhân dân TQ về chủ quyền từ đó giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn để phản bác lại những ý kiến sai lệch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiến sĩ Trương Minh Dục: “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam qua thừa nhận của thư tịch cổ Trung Hoa”. Tài liệu chuyên khảo 2012.
Tiến sĩ Hoàng Văn Nghĩa: “Cơ sở pháp luật quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Tạp chí “Lý luận và thực tiễn” của Hội đồng Lý luận Trung Ương số 10.2014
Giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý: “Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Thực tế, không gián đoạn, hoà bình và minh bạch. ”
Phó giáo sư tiến sĩ Lê Văn Cương: “Một số vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông” . Tài liệu chuyên khảo tháng 12.2012
Nhiều tác giả: “Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa

File đính kèm:

  • docxde_tai_khao_sat_hieu_biet_cua_hoc_sinh_lop_12_va_de_xuat_cac.docx