Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1 (4.0 điểm)

 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi :

 Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

 Lúc đau buồn và khi sóng gió

 Giữa giông tố cuộc đời

 Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.

 Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

 Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

 Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

 Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

 Mẹ là ánh sáng của đời con

 Là vầng trăng khi con lạc lối

 Dẫu đi trọn cả một kiếp người

 Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru

 (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

b. Tìm các từ láy có trong lời bài hát trên.

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

d. Thông điệp tác giả gửi tới người đọc qua đoạn thơ.

 

doc 3 trang phuongnguyen 249000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
 PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN THI : NGỮ VĂN 7
Ngày thi : 12/4/2021
Thời gian làm bài 150 phút.
Câu 1 (4.0 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi : 
 Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
 Lúc đau buồn và khi sóng gió
 Giữa giông tố cuộc đời
 Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
 Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên
 Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
 Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
 Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
 Mẹ là ánh sáng của đời con
 Là vầng trăng khi con lạc lối
 Dẫu đi trọn cả một kiếp người
 Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru
 (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
b. Tìm các từ láy có trong lời bài hát trên.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
d. Thông điệp tác giả gửi tới người đọc qua đoạn thơ.
Câu 2 (6.0 điểm)
 Viết bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. 
Câu 3 (10.0 điểm) 
 Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) của Lí Bạch và Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
............................... Hết ..................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh.................................................................. Số báo danh: .................
Giám thị 1 (Kí, ghi rõ họ tên)...............................................................................................................
Giám thị 2 (Kí, ghi rõ họ tên)............................................................................................................... 
PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2020 - 2021
 MÔN THI : NGỮ VĂN 7
 (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)
Câu
Ý
Yêu cầu
Điểm
1
4.0
a
- Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm
0.5
b
- Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng.
1.0
c
- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ "Mẹ dành". Nếu hs xác định biện pháp tu từ liệt kê (tuổi xuân, chăm lo, hi sinh) vẫn cho điểm.
- Tác dụng: 
+ Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng.
+ Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
0.5
0.5
0.5
d
- Cần phải biết ơn, kính trọng mẹ, bởi vì mẹ là người đã hi sinh tất cả cho chúng ta.
- Phải hiếu thảo với cha mẹ
0.5
0.5
2
Nghị luận xã hội
6.0
Về kỹ năng :
- Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận, văn phong trong sáng; lập luận chặt chẽ, sáng tạo.
0.5
Về nội dung :
Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý định hướng.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0.5
- Giải thích từ ngữ :
+ Mẫu là mẹ, tử là con, tình cảm mẫu tử là tình cảm mẹ con. 
+ Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó yêu thương và chăm sóc.
0.5
- Bàn luận :
a. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:
+ Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh ra, chăm sóc chúng ta...
 + Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ cho mọi lỗi lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta.
+ Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xa xưa.
b. Vai trò của tình mẫu tử:
- Mỗi nguời có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương.
- Tình mẫu tử soi sáng đường chúng ta đi.
- Giúp chúng ta thức tỉnh khi có vấp ngã trong cuộc sống.
 ( Trong các ý cần có dẫn chứng )
1.0
1.5
- Mở rộng vấn đề :
+ Phê phán những người mẹ bạo hành con, không yêu thương, chăm sóc con mình.
+ Phê phán những người con bất hiếu với mẹ.
1.0
- Bài học nhận thức và hành động :
+ Cuộc sống con người sẽ bất hạnh khi không được sống trong tình mẫu tử.
+ Khẳng định vai trò của tình mẫu tử, chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này.
+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ.
+ Luôn yêu kính và hiếu thảo với mẹ.
1.0
Nghị luận văn học
10.0
3
Yêu cầu:
 -Về hình thức : Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc.
0.5
 - Về nội dung : Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận
0.5
MB
- Giới thiệu và dẫn dắt nhận định
- Trích dẫn nhận định .
1.0
TB
- Giải thích : 
+ Sự gặp gỡ: sự giao thoa, đồng điệu giữa hai tâm hồn thi sĩ.
+ Khám phá riêng: lối đi riêng, con đường riêng, một cách thể hiện riêng tạo nên sự độc đáo của tác phẩm.
+ Hai bài thơ là sự đồng điệu tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước của Lí Bạch và Hồ Chí Minh nhưng mỗi bài lại có cách thể hiện độc đáo.
1.0
Chứng minh sự gặp gỡ giữa hai bài thơ :
a. Điểm gặp gỡ chung: 
- Đều là những bài thơ tức cảnh sinh tình, thi hứng đều cất lên từ một đêm trăng.
- Cả hai bài thơ đều viết theo thể tứ tuyệt, ngôn ngữ hàm súc, tả ít gợi nhiều.
- Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước thầm kín.
b. Những khám phá riêng của hai bài thơ:
+ Phương diện miêu tả thiên nhiên:
- Bài "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" của Lí Bạch: Bức tranh thiên nhiên nơi đất khách quê người, khung cảnh có vẻ xa lạ vắng vẻ. Vẻ đẹp không gian huyền ảo, thơ mộng, yên tĩnh.
- Bài "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh: Miêu tả cảnh đêm ở núi rừng Việt Bắc: Tiếng suối chảy róc rách trong veo nghe như tiếng hát. Ánh trăng chiếu xuống tán cây cổ thụ, lọt qua kẽ lá, in xuống mặt đất. Từng hình khối mầu sắc lồng vào nhau, lung linh kì ảo.
+ Phương diện tình cảm, cảm xúc:
- Bài "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" của Lí Bạch: Thi sĩ nhìn trăng mà ngậm ngùi nhớ quê da diết.
- Bài "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh: Có sự giao hòa giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu Tổ quốc.
2.0
1.0
1.0
0.5
0.5
Đánh giá : 
- Hai thi phẩm của 2 nghệ sĩ, hai thời đại đem đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc.
- Cả 2 bài thơ đều cho thấy sự đồng điệu tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước của Lí Bạch và Hồ Chí Minh. 
0.5
0.5
KB
 - Cảm nghĩ chung về vấn đề nghị luận.
 - Liên hệ bản thân.
1.0
Tổng điểm toàn bài :
20.0
* Một số lưu ý khi chấm bài :
 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh; chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án, thang điểm ; khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo. Tùy mức độ sai phạm về nội dung và hình thức mà trừ điểm từng phần cho phù hợp.
 2. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm. Cho điểm lẻ thấp nhất đến 0,5 và không làm tròn.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_7_nam_hoc_20.doc