Đề thi giữa học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đề số 4 (Có đáp án)

ĐỀ BÀI

I/ TRẮC NGHIỆM: (3,0)

Câu 1 (1,0 đ): Khoanh tròn 1 chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Pháp chọn Việt Nam làm mục tiêu trong chính sách xâm lược của mình, bởi vì:

A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.

B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

D. ở Việt Nam, triều đình phong kiến thống trị đã suy yếu.

2. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?

A. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

B. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

C. Trả thù sự tấn công của quân Cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

3. Ý nghĩa lớn nhất của phong trào Cần vương là:

A. chứng tỏ truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất chống xâm lược của nhân dân ta.

B. chứng tỏ được vai trò lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu.

C. góp phần củng cố chế độ phong kiến Việt Nam.

D. khôi phục lại ngôi vua cho Hàm Nghi.

 

doc 4 trang phuongnguyen 01/08/2022 23340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đề số 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi giữa học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đề số 4 (Có đáp án)

Đề thi giữa học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Đề số 4 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020- 2021
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian làm bài:. phút
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIÉT
MÔN: LỊCH SỬ 8
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884)
- Biết được các câu nói, danh hiệu của những nhân vật lịch sử. 
- Biết được cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng.
- Nội dung của Hiệp ước Hác-măng.
- Hiểu được quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- Hiểu được nguyên nhân xâm lược Việt Nam và âm mưu đánh Bắc Kì lần hai của thực dân Pháp.
Số câu: 3,5
Số điểm:4,5
1 câu 
1,0 điểm
1 câu 
2,0 điểm
1,5 câu 
1,5 điểm
Số câu:3,5
Số điểm: 4,5
2. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (từ sau năm 1885)
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895)
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 
- Hiểu được khái niệm và nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương.
- Giải thích cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
So sánh những điểm giống và khác nhau của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương.
Số câu: 4
Số điểm:5,5
1 câu 
1,0 điểm
0,5 câu 
0,5 điểm
1,5 câu 
2,0 điểm
1 câu 
2,0 điểm
Số câu: 4
Số điểm: 5,5
Tổng số 
 Số câu: 3
 Số điểm: 4
 Số câu: 3,5 
 Số điểm: 4
 Số câu: 1
 Số điểm: 2
Số câu: 7,5
Số điểm: 10
ĐỀ BÀI
I/ TRẮC NGHIỆM: (3,0)
Câu 1 (1,0 đ): Khoanh tròn 1 chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Pháp chọn Việt Nam làm mục tiêu trong chính sách xâm lược của mình, bởi vì:
A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.
B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn. 
D. ở Việt Nam, triều đình phong kiến thống trị đã suy yếu.
2. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
A. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
B. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
C. Trả thù sự tấn công của quân Cờ đen.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
3. Ý nghĩa lớn nhất của phong trào Cần vương là:
A. chứng tỏ truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất chống xâm lược của nhân dân ta.
B. chứng tỏ được vai trò lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu.
C. góp phần củng cố chế độ phong kiến Việt Nam.
D. khôi phục lại ngôi vua cho Hàm Nghi.
4. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
A. là phong trào giải phóng dân tộc. C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
B. thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. D. là bảo vệ dân tộc.
Câu 2 (1,0đ): Nối thời gian ở cột (A) sao cho phù hợp với sự kiện ở cột (B): 
Thời gian (A)
Sự kiện (B)
Nối cột
1. Năm 1858
Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai.
1- ...............
2. Năm 1873
Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.
2- ................
3. Năm 1882
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
3- ................
4. Năm 1884
Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.
4- ................
đ. Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
Câu 3 (1,0đ): Hãy chọn những cụm từ thích hợp (Nguyễn Hữu Huân, Vàm Cỏ Đông, Bạch Đằng, Nguyễn Trung Trực, Trương Quyền, Trương Định) điền vào chỗ trống (.....) sao cho đúng:
1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của .................................................
2. “Bình Tây đại nguyên soái” là danh hiệu nhân dân phong cho ..............................................
3. Năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi. Nghĩa quân ................................................ đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của Pháp đậu trên sông .........................................
II/ TỰ LUẬN: (7,0đ)
Câu 4 (2,0 điểm): Nêu nội dung của Hiệp ước Hác-măng (25-08-1883)?
Câu 5 (1,5 điểm): Thế nào là “phong trào Cần vương”? Vì sao phong trào Cần vương bùng nổ?
Câu 6 (1,5 điểm): Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895)? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương?
Câu 7 (2,0 điểm): So sánh những điểm giống và khác nhau của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
MÔN: LỊCH SỬ 8
I/ TRẮC NGHIỆM: (3,0đ)
1
2
3
4
Tổng
Câu 1
B
D
A
B
1,0 đ
Câu 2
c
d
a
b
1,0 đ
Câu 3
Nguyễn Trung Trực
Trương Định
Nguyễn Trung Trực, 
Vàm Cỏ Đông.
1,0 đ
II /TỰ LUẬN: (7,0đ) 
Câu 4 (2,0 điểm): Nội dung Hiệp ước Hác-măng (25-08-1883):
- Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. (0,5đ)
- Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình. (0,5đ)
- Quyền ngoại giao của Đại Nam do Pháp nắm. (0,5đ)
- Triều đình Huế phải rút quân từ Bắc Kì về Trung kì. (0,5đ)
Câu 5 (1,5 điểm): 
* Phong trào Cần vương: là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới danh nghĩa ủng hộ một nhà vua. (0,5đ)
* Nguyên nhân bùng nổ: Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-07-1885, ông nhân danh nhà vua ra chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước → phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng. (1,0đ)
Câu 6 (1,5 điểm): 
* Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê: 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1885 – 1889): nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí... (0,5đ)
- Giai đoạn 2 (1889- 1895): tấn công và đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Tháng 12/1895: Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã. (0,5đ)
* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ. (0,5đ)
Câu 7 (2,0 điểm): So sánh:
* Giống nhau: (0,5đ)
- Đều thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Hình thức: đều là các cuộc khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả: đều bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại.
* Khác nhau: (1,5đ)
Nội dung
Phong trào Cần vương
Khởi nghĩa Yên Thế
Thời gian
1885- 1895
1884- 1913
Mục tiêu
Giúp vua cứu nước
Chống Pháp, bảo vệ cuộc sống tự do
Lực lượng lãnh đạo
V ăn thân, sĩ phu yêu nước
Nông dân kiệt xuất, có uy tín

File đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2020_2021_de.doc