Đề thi thử THPT quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn - Đề số 22

Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí óc thông minh không kém, chỉ cần 30 phút để giải ô chữ của tờ NewYork, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều đó giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại ?

Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: Có thể ăn kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo.

Điều đó giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “ Những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt.( ) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.

 

docx 7 trang quyettran 48300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn - Đề số 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn - Đề số 22

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn - Đề số 22
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2021
ĐỀ SỐ 22
(Đề bài gồm 02 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí óc thông minh không kém, chỉ cần 30 phút để giải ô chữ của tờ NewYork, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều đó giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại ?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: Có thể ăn kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo.
Điều đó giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “ Những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt.() Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.
(Trích Không theo lối mòn - Joachim de Posada & Ellen Singer,
 NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr. 03)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1.  Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2.  Theo tác giả, sự khác biệt cơ bản giữa thành công và thất bại là gì?
Câu 3.  Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo”? 
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về bài học của sự thành công trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
« Con sóng dưới lòng sâu	 
Con sóng trên mặt nước	
Ôi con sóng nhớ bờ	 	
Ngày đêm không ngủ được	”
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức »
 	(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, 
NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.155)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Qua đoạn thơ, hãy liên hệ với tình yêu của tuổi trẻ hiện nay.
. Hết 
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)
CÁN BỘ COI THI 1
(Ký và ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ COI THI 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ma trận đề
 Mức độ
Nội dung
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG CAO
CỘNG
I. ĐỌC HIỂU
- Ngữ liệu: Trích Không theo lối mòn - Joachim de Posada & Ellen Singer – Văn bản ngoài chương trình
- Phương thức biểu đạt.
- Dấu hiệu của sự thành công và thất bại
Lẽ sống để đạt được thành công
- Bày tỏ những ý kiến về các vấn đề tương tự trong đời sống đặt ra trong văn bản
Tổng
Số câu
2
1
1
4
Số điểm
1,0
1,0
1,0
3.0
Tỉ lệ
10%
10%
10%
30%
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Nghị luận xã hội
- Nhận biết dạng đề, vấn đề nghị luận.
- Bài học về sự thành công trong cuộc sống
- Biết viết đoạn văn nghị luận xã hội rõ ràng, mạch lạc
- Lập luận chặt chẽ, sáng tạo
Nghị luận văn học : Sóng của Xuân Quỳnh
- Nhận biết dạng đề, vấn đề nghị luận.
- Đặc sắc về nội dung và nghệ thuạt của đoạn thơ
- Viết được các đoạn văn triển khai rõ ràng, mạch lạc.
- Sử dụng được các thao tác lập luận hợp lí
- Thông điệp Xuân Quỳnh muốn gửi gắm.
- Liên kết được bài văn chặt chẽ, có sự liên hệ, sáng tạo.
Tổng
Số câu
2
2
Số điểm
1.0
1.0
3.0
2.0
7,0
Tỉ lệ
10%
10%
30%
20%
70%
Tổng cộng
Số câu
6
Số điểm
2,0
2,0
4,0
2
10
Tỉ lệ
20%
20%
40%
20%
100%
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
ĐỌC HIỂU 
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng như đáp án: không có điểm.
0.5
2
Theo tác giả điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại là: Khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời, kiềm chế được những cám dỗ trên đường đời. 
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời như đáp án (hoặc diễn đạt tương đương với đáp án): 0,5 điểm.
- Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn: Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “ Những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công vẫn cho: 0,5 điểm.
- Nếu học sinh nêu được một trong hai ý thì vẫn cho : 0,25 điểm.
0.5
3
Ý kiến những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo có ý nghĩa như sau:
- Kiên trì chờ đợi: Là sự bình tĩnh, nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh.
- Phần thưởng: kết quả tốt đẹp đạt được
- Viên kẹo ngọt: tượng trưng cho những món lợi trước mắt có sức cám dỗ rất lớn trong cuộc đời mỗi người 
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 3 ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
(Học sinh diễn đạt tương đương với các ý trên thì vẫn cho điểm theo khung cho điểm như trên)
1.0
4
Học sinh rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo gợi ý sau: 
- Cuộc đời rất nhiều cám dỗ ngọt ngào đòi hỏi con người phải tỉnh táo, kiềm chế để vươn tới thành công.
- Con người cần có thái độ ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn tới thành công
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trình bày thuyết phục: 1,0 điểm.
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,75 điểm.
1,0
II
Làm văn
7,0
1.
Viết đoạn văn về bài học thành công trong cuộc sống. 
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. 
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
 Bài học thành công trong cuộc sống
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ bài học của sự thành công trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: 
 Thành công là đạt được kết quả, tốt đẹp như mình mong muốn. Nói đén thành công người ta hay nói đến danh vọng, vật chất, công ăn việc làm.Mỗi người có quan niệm khác nhau về khái niệm thành công. Trong cuộc sống hiện đại để thành công đôi khi mang theo sự hủy diệt ích kỉ, nóng vội, luôn cố gắng chứng tỏ tài năng mà đánh mất đi giá trị của cuộc sống. Để thành công mỗi người cần phải nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, kiên trì, nhẫn nại
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: 
 Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đời sống có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận, có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.
0,5
2.
Cảm nhận đoạn thơ trích trong bài thơ “Sóng” nhà thơ Xuân Quỳnh.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh (0,25 điểm), bài thơ Sóng, đoạn thơ (0,25 điểm).
0,5
* Cảm nhận về đoạn thơ: 
- Đoạn thơ tập trung thể hiện nỗi nhớ da diết mãnh liệt của người phụ nữ khi yêu. Đây cũng chính là nhận thức về một biểu hiện rõ nhất trong tình yêu của tác giả Xuân Quỳnh.
- Nỗi nhớ bờ của sóng cũng chính là hiện thân cho người phụ nữ khi yêu: vô cùng mãnh liệt, rất nhiều nhớ nhung tựa như những con sóng liên tiếp đang xô vào bờ.
- Sóng dù “dưới lòng sâu” hay con sóng “trên mặt nước” đều có chung một nỗi nhớ đó là “nhớ bờ”. Hình ảnh ẩn dụ sóng và biện pháp tu từ đối lập trong đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt của người phụ nữ khi yêu. Đó là nỗi nhớ bao trùm thời gian, không gian, chiếm lĩnh cả tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.
- Nghệ thuật: Hình tượng sóng song hành cùng hình tượng em, thể thơ ngũ ngôn ngắt nhịp linh hoạt, ngôn ngữ trong sáng giản dị; hình thức khổ thơ dài hơn các khổ thơ khác trong bài đủ sức ôm chứa nỗi nhớ (biểu hiện rõ nhất trong tình yêu)
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm -2,0 điểm.
- Phân tích chung chung, chưa rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: 0,75 điểm – 1,25 điểm
- Phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện : 0,25 điểm – 0,5 điểm
2,0
* Đánh giá 
Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ, khát vọng mãnh liệt trong tình yêu của nhân vật trữ tình; thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm	
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
0,5
* Liên hệ tình yêu của tuổi trẻ hiện nay:
- Tuổi trẻ vẫn phát huy được vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ: 
+ Sự thủy chung trong tình yêu
+ Niềm khát khao tin tưởng vào tình yêu đích thực
+ Chủ động vươn tới tình yêu tốt đẹp
- Tuy nhiên có một số bạn trẻ quan niệm sai lầm trong tình yêu: Họ thực dụng trong tình yêucần phê phán.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm	
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm:
 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc về tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm	
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2021_mon_ngu_van_de_so_22.docx