Giáo án Đạo đức Khối 4 - Chương trình cả năm
- Nêu được 1 số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ, được mọi người tin tưởng, yêu quý.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. Có thái độ và hành vi trong học tập.
*Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Khối 4 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Khối 4 - Chương trình cả năm
Đạo đức Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( TUẦN 1) I: MỤC TIÊU: - Nêu được 1 số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ, được mọi người tin tưởng, yêu quý. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. Có thái độ và hành vi trong học tập. *Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập. Tích cực, chủ động trong học tập. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên - Phiếu bốc thăm chọn tình huống HĐ thực hành số 3. Học sinh - Thẻ mặt cười, mặt mếu. - SGK đạo đức lớp 4 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Xử lý tình huống: GV yêu cầu học sinh đọc tình huống và thực hiện nhiệm vụ. + Các nhóm HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Theo em bạn Long có những cách giải quyết nào? Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao em làm thế? + Kết luận: Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi. 2.Sự cần thiết phải trung thực trong học tập: GV hỏi học sinh + Trong học tập vì sao phải trung thực? + Bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ? Nếu chúng ta gian trá, chúng ta có tiến bộ được không? + Kết luận: Học tập giúp chúng ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất, chúng ta sẽ không tiến bộ được. - Học sinh đọc phần ghi nhớ 3.Trò chơi “ Đúng – Sai” GV tổ chức cách chơi ( thẻ đỏ, xanh). GV nêu các hành vi liên quan đến bài học – Học sinh dùng thẻ để chọn đáp án. Đạo đức Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( TUẦN 2) I: MỤC TIÊU: - Nêu được 1 số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ, được mọi người tin tưởng, yêu quý. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. Có thái độ và hành vi trong học tập. *Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập. Tích cực, chủ động trong học tập. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên - Phiếu bốc thăm chọn tình huống HĐ thực hành số 3. Học sinh - Thẻ mặt cười, mặt mếu. - SGK đạo đức lớp 4 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1.Khởi động - Hãy nêu những biểu hiện của việc trung thực trong học tập. - Tại sao cần phải trung thực trong học tập? - Ích lợi của việc trung thực trong học tập? 2.Kể tên những việc làm đúng – sai: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập? + Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. + Không làm bài tập mà mượn vở của bạn chép. + Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. + Giau điểm kém chỉ báo điểm tốt với bố mẹ. + Trung thực trong học tập chỉ là thiệt mình. + Thiếu trung thực trong học tập thì là giả dối. + Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. Chốt ý: Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực, thật thà là thể hiện tự trọng, trung thực giúp em mau tiến bộ và mọi người yêu quý. 3.Xử lý tình huống: - Hãy đọc và xử lý các tình huong61btrong SGK (BT3) - Đại diện nhóm nêu cách xử lý của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét. 4.Xây dựng tiểu phẩm trung thực trong học tập: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu BT5 Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Thực hiện trung thực trong học tập. Cùng người thân tìm những mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. III. ĐÁNH GIÁ: GV yêu cầu HS tự đánh giá hành vi trung thực của bản thân. HS nêu một tấm gương trung thực trong học tập. Đạo đức Bài 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( TUẦN 3 ) I: MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên Phiếu tình huống HĐ thực hành số 2. Học sinh Thẻ mặt cười, mặt mếu. SGK đạo đức lớp 4 A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Giáo viên ( học sinh) đọc câu chuyện: + GV đọc câu chuyện kể trong SGK 2. Đọc và trả lời câu hỏi sau + Thảo đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày? + Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? + Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như Thảo, em sẽ làm gì? Kết luận: Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn. Tục ngữ đã có câu khuyên rằng: “ Có chí thì nên”. - HS đọc phần ghi nhớ. 3. Em sẽ làm gì? - Khi gặp một bài toán khó, em chọn cách làm nào sau đây? + Tự suy nghĩ, làm bằng được bài toán. + Nhờ bạn giảng để tự làm. + Chép luôn bài của bạn. + Nhờ người khác làm hộ. + Hỏi thầy, cô giáo hoặc người lớn. + Bỏ không làm. 4. Liên hệ bản thân - GV cho HS làm việc nhóm đôi. + Yêu cầu mỗi HS kể ra 3 khó khăn của mình và giải quyết. + GV kết luận: Gặp khó khăn, nếu chúng ta biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được. Và chúng ta cần biết giúp đỡ các bạn bè xung quanh vượt qua khó khăn. Đạo đức Bài 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( TUẦN 4 ) I: MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên - Phiếu tình huống HĐ thực hành số 2. Học sinh - Thẻ mặt cười, mặt mếu. - SGK đạo đức lớp 4 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Gương sáng vượt khó: - HS nối tiếp nêu tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết. - Qua tấm gương đó em học hỏi ở bạn điều gì? 2. Xử lý tình huống: - Bạn Nam bị ốm, phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em bạn Nam phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp? Nếu là bạn cùng lớp của Nam, em có thể làm gì để giúp bạn? + Đại diện các nhóm đưa ra cách xử lí của nhóm mình. + Các nhóm nhận xét. - GV chốt ý: Với mỗi khó khăn của các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập được duy trì và đạt kết quả tốt. Điều đó rất đáng hoan nghênh. 3. Trò chơi “ Đúng – Sai” - GV đưa ra một số hành vi liên quan đến bài học. - HS dùng thể để nêu ý kiến của mình. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để vươn lên trong học tập. - Cùng người thân đưa ra những khó khăn trong học tập và cách khắc phục những khó khăn đó. III. ĐÁNH GIÁ: GV yêu cầu HS kể những khó khăn các em đã gặp và các em đã vượt qua khó khăn đó như thế nào? Kể những tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết. . Đạo đức Bài 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( TUẦN 5) I: MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ trẻ em. Nhưng không phải các em được phép bày tỏ ý kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp hợp. 2. Thái độ: Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của bạn và tôn trọng ý kiến của người người lớn. * Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên Phiếu tình huống HĐCB số 1. Phiếu tình huống HĐTH số 2. Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3 Học sinh Thẻ mặt cười, mặt mếu. SGK đạo đức lớp 4 A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Nhận xét tình huống - Đọc các tình huống SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống trên? Vì sao? + Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến bản thân em và lớp em? + Kết luận: Trẻ em đều có quyền bày tỏ ý kiên về những việc có liên quan đến trẻ em. 2. Em sẽ làm gì? - Nhận xét về các hành vi trong SGK. - Gọi HS trả lời từng tình huống a,b,c. - GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn biết bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. 3. Bày tỏ thái độ. - GV phát thẻ cho học sinh. - GV nêu các hành vi liên quan đến bài học, học sinh dùng thẻ để nêu ý kiến. - GV kết luận: Trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ em đều được đồng ý. - HS đọc ghi nhớ. Đạo đức Bài 3: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( TUẦN 6) I: MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ trẻ em. Nhưng không phải các em được phép bày tỏ ý kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp hợp. 2. Thái độ: Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của bạn và tôn trọng ý kiến của người người lớn. * Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên - Phiếu tình huống HĐTH số 2. - Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3 Học sinh - Thẻ mặt cười, mặt mếu. - SGK đạo đức lớp 4 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1.Trò chơi “ Có – Không”. - Hãy nhận xét những hành vi, việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp ở BT1. - Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em? - Em cần thực hiện quyền đó như thế nào? 2. Em sẽ nói như thế nào? - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. + Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về những ý kiến sau: Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em. Mọi ý muốn của trẻ em đều phải được thực hiện. + Yêu cầu các em thảo luận về quyền và trách nhiệm của các em với môi trường. 3. Trò chơi “ Phỏng vấn” - Hãy cùng các bạn phỏng vấn lẫn nhau về những nội dung sau: + Tình hình vệ sinh trường lớp em. + Nội dung sinh hoạt lớp. + Dự định của em trong hè. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Em hãy bày tỏ ý kiến với bố mẹ, anh chị về những vấn đề liên quan đến bản thân. III. ĐÁNH GIÁ: HS tự đánh giá việc bày tỏ ý kiến của bản thân và đưa tay nếu mình biết bày tỏ ý kiến những việc liên quan đến bản thân. .. Đạo đức Bài 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( TUẦN 7) I: MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: - Mọi người ai ai cũng phải tiết kiệm tiền của, vì tiền của do sức lao động vất vả của con ngươi người làm ra. - Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, kh không lãng phí, thừa thãi. 2. Thái độ: Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra. 3. Hành vi: Có kỹ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. ** HS hiểu bảo vệ môi trường cũng là tiết kiệm tiền của. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên Phiếu tình huống HĐCB số 4. Phiếu tình huống HĐTH số 2. Học sinh - Thẻ mặt cười, mặt mếu. SGK đạo đức lớp 4 A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Tìm hiểu thông tin. - Đọc các thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Em nghĩ gì khi đọc thông tin và xem tranh trên + Theo em, có phải do nghèo nên tiết kiệm không? GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. Tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. 2. Thế nào là tiết kiệm tiền của. - Cùng bạn trao đổi và bày tỏ ý kiến: + Tiết kiệm tiền của là keo kiệt bủn xỉn. + Tiết kiệm tiền của là chi tiêu xè xẻn. + Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền một cách hợp lí, có hiệu quả. + Tiết kiệm tiền của vừa ích nước vừa lợi nhà. 3.Em có biết tiết kiệm? - Ghi ra giấy những việc nên làm và những việc không nên làm để tiết kiệm tiền của. 4. Xử lý tình huống. - Hãy đọc các tình huống và chọn cách giải quyết phù hợp: + Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp cũ nhân dịp sinh nhật Đạo đức Bài 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( TUẦN 8 ) I: MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: - Mọi người ai ai cũng phải tiết kiệm tiền của, vì tiền của do sức lao động vất vả của con ngươi người làm ra. - Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, kh không lãng phí, thừa thãi. 2. Thái độ: Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra. 3. Hành vi: Có kỹ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. ** HS hiểu bảo vệ môi trường cũng là tiết kiệm tiền của. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên - Phiếu tình huống HĐTH số 2. Học sinh - Thẻ mặt cười, mặt mếu. - SGK đạo đức lớp 4 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1. Em đã tiết kiệm chưa? - Các nhóm thảo luận làm BT4. - Những việc nào thể hiện sự tiết kiệm? - Những việc nào thể hiện sự không tiết kiệm? - GV nhận xét. 2. Em xử lý thế nào. - Em cùng các bạn trong nhóm thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau: + Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết như thế nào? + Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói gì với em. + Cường nhìn thấy Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vỡ đang dùng vẫn còn nhiều giấy trắng. Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV bổ sung ý kiến. 3. Dự định tương lai. - Ghi các dự định của mình về tiết kiệm. - Thế nào là tiết kiệm tiền của. - Tiết kiệm tiền của có lợi gì? - Cần phải tiết kiệm như thế nào? C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Cùng người thân lên kế hoạch thực hiện tiết kiệm tiền của, sách vờ, đồ dùng học tập,...trong cuộc sống hằng ngày. III. ĐÁNH GIÁ: - Em đã tiết kiệm tiền của chưa và kể lại những việc làm tiết kiệm tiền của của bản thân ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đạo đức Bài 5: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( TUẦN 9) I: MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được ích lợi của tiết kiệm thời giờ. 2. Thái độ: Tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học và hợp lí. 3. Hành vi: Có kỹ năng biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,..hằng ngày một cách hợp lí * Có kĩ năng bình luận, phê bình lãng phí thời gian. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên Phiếu tình huống HĐCB số 1. Phiếu tình huống HĐTH số 2. Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3 Học sinh - Thẻ mặt cười, mặt mếu. SGK đạo đức lớp 4 A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Tìm hiểu truyện kể. - GV kể cho cả lớp nghe câu chuyện “ Một phút” ( có tranh minh họa) + Mi – chi – a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? + Chuyện gì xảy ra với Mi – chi –a trong cuộc thi trượt tuyết? + Sau chuyện đó, Mi – chi – a đã hiểu ra điều gì? 2. Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì? - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: + Phát cho các nhóm giấy bút và treo bảng phụ có các câu hỏi + Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi của GV nêu. HS đọc ghi nhớ. 3. Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ? - GV treo bảng phụ có ghi các ý kiến. + Phát cho hs 3 tờ giấy màu: xanh, đỏ, vàng để cho biết thái độ: tán thành hay không tán thành. Đạo đức Bài 5: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( TUẦN 10 ) I: MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được ích lợi của tiết kiệm thời giờ. 2. Thái độ: Tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học và hợp lí. 3. Hành vi: Có kỹ năng biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,..hằng ngày một cách hợp lí * Có kĩ năng bình luận, phê bình lãng phí thời gian. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên - Phiếu tình huống HĐTH số 2. - Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3 Học sinh - Thẻ mặt cười, mặt mếu. - SGK đạo đức lớp 4 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1.Việc làm nào là tiết kiệm thời giờ GV nêu từng tình huống để HS dùng thẻ chọn đáp án đúng - TH1: Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thấy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy, cô và bạn bè. - TH2: Sáng nào đến giờ dậy, Nam cũng cố nằm trên giường. Mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy đánh răng, rửa mặt( xanh) - TH3: Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhàvà bạn luôn luôn thực hiện đúng(đỏ) - TH4: Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi lên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài(đỏ) - TH5: Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem tivi(xanh) - TH6: Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về, bạn lại xem ti vi đến khuya mới lấy sách vở ra học bài(xanh) 1.Xử lí tình huống Theo em điều gì sẽ xảy ra trong mỗi tình huống sau: 1.Học sinh đến phòng thì bị muộn 2.Hành khách đến muộn tàu chạy, máy bay cất cánh 3.Người bệnh được đưa đến cấp cứu chậm 3. Bày tỏ thái độ - Hãy cùng bạn trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau: BT 3 SGK 4.Liên hệ thực tế - Cùng bạn trao đổi những việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Cùng người thân lên kế hoạch tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng đồ chơi, điện, nướctrong cuộc sống hằng ngày IV. ĐÁNH GIÁ: - Em đã tiết kiệm tiền của chưa và kể lại những việc làm tiết kiệm tiền của của bản thân. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Đạo đức BÀI 6: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (TUẦN 11) I. MỤC TIÊU: - Biết được: Con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao với ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. * Thể hiện Được tình cảm yêu thương của mình với ông bà cha mẹ. II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên: Tình huống HĐCB số 1 Tình huống HĐCB số 2 Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3 Học sinh Thẻ mặt cười mặt mếu SGK đạo đức lớp 4 A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Lắng nghe GV kể câu chuyện: “ Phần thưởng” 2. Hãy trả lời những câu hỏi sau: - Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng? - Theo em, bà của bạn Hưng sẽ cảm thấy như thế nào trước việc làm của Hưng? 3. Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - Tổ chức thảo luận + Đọc tình huống trong bài tập 1 và trả lời: + Cách ứng xử của bạn nhỏ trong tình huống đó đúng hay sai? Vì sao? 4. Em đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ hay chưa? - Quan sát tranh trong SGK trang 19 và nhận xét việc làm của bạn nhỏ trong tranh. Nếu - Quan sát trong SGK trang 19 và nhận xét việc làm của bạn nhỏ trong tranh. Nếu em là bạn nhỏ em sẽ làm gì? Vì sao? Giáo dục Đạo đức BÀI 6: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ MỤC TIÊU Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông, bà, cha, mẹ đã sinh thành và nuôi dạy mình nên người. Biết thể hiện long hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ để đền đáp công lao II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên: - Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3 - Học sinh - Thẻ mặt cười mặt mếu - SGK đạo đức lớp 4 B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1.Đóng vai - Hãy đóng vai theo tình huống tranh 1, tình huống tranh 2 - Trình bày trước lớp - GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. 2.Em sẽ làm gì? - Hãy kể cho bạn nghe những việc em đã làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - KL: Thầy mong các em sẽ làm đúng những điều dự định và là một người con hiếu thảo. 3.Kể chuyện tấm gương hiếu thảo - Cùng các bạn kể câu chuyện lòng hiếu thảo - KL: Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Cùng người thân tìm những câu chuyện nói về lòng hiếu thảo III. ĐÁNH GIÁ: - Em đã hiếu thảo với ông bà cha mẹ chưa? Hãy kể những việc làm hiếu thảo với ông bà, cha mẹ em đã thực hiện --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đạo đức ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KÌ 1 TUẦN 13 I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến: trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và việc thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân 2.Kỹ năng: Hình thành kỹ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học 3.Hành vi: Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1.Ôn tập Thế nào là trung thực trong học tập? Trung thực trong học tập thể hiện điều gì? Tại sao cần phải trung thực trong học tập? Gặp khó khăn trong học tập em làm gì? Trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì? Em cần làm gì khi bày tỏ ý kiến của mình? Tại sao phải tiết kiệm tiền của? Tại sao phải tiết kiệm thời giờ? 2.Thực hành kỹ năng Hãy kể lại những mẫu chuyện, tấm gương vầ trung thực trong học tập mà em biết. Hãy nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó 3.Trò chơi: “ Phóng viên” Cùng bạn trong nhóm trao đổi về nội dung: “ Tình hình vệ sinh của lớp em. Trình bày trước lớp 4.Liên hệ Kể những việc làm từ trước đến nay bản thân em đã tiết kiệm( hoặc lãng phí) tiền của như thế nào? Tìm những câm ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm? B.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Cùng người thân đưa ra kế hoạch tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời gian III. ĐÁNH GIÁ: Em đã tiết kiệm thời gian và tiết kiệm tiến của chưa? Việc làm đó đem lại lợi ích gì? ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Đạo đức Bài 7: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( TUẦN 14) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được công lao của thầy, cô giáo. - Biết nêu những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy, cô giáo. 2. Thái độ: Lễ phép vâng lời thầy, cô giáo. 3. Hành vi: Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy cô giáo đã và đang dạy mình. * Có kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. 1.Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến: trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và việc thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân 2.Kỹ năng: Hình thành kỹ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học 3.Hành vi: Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên Tình huống HĐCB số 1. Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3 Học sinh Thẻ mặt cười, mặt mếu SGK đạo đức lớp 4 A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Xử lý tình huống - Đọc tình huống trong sách. + Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống đang làm gì? + Nếu em là học sinh cùng lớp đó, em sẽ làm gì? Vì sao? 2. Thế nào là biết ơn thầy cô? - Quan sát tranh trong bài tập 1. + Hỏi: Bức tranh nào thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo? + Nêu những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo? + Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS trong bức tranh đó? Đạo đức Bài 7: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( TUẦN 15) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được công lao của thầy, cô giáo. - Biết nêu những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy, cô giáo. 2. Thái độ: Lễ phép vâng lời thầy, cô giáo. 3. Hành vi: Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy cô giáo đã và đang dạy mình. * Có kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. 1.Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến: trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và việc thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân 2.Kỹ năng: Hình thành kỹ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học 3.Hành vi: Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3 Học sinh Thẻ mặt cười, mặt mếu SGK đạo đức lớp 4 B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 1.Những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Những việc làm trong BT 2, việc nào thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo? Yêu cầu HS tìm thêm các việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo? 2. Báo cáo kết quả sưu tầm + Các nhóm viết lại câu thơ, ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được vào một tờ giấy; tên các chuyện kể sưu tầm được vào môt tờ giấy khác; ghi kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại. + Yêu cầu các nhóm dán lên bảng theo 3 nhóm. - Đại diện một nhóm đọc một câu ca dao, tục ngữ. - Giải thích một số câu khó hiểu. - Kết luận: Các câu ca dao, tục ngữ trên khuyên ta điều gì? 3. Thi kể chuyện - Học nhóm + Kể trong nhóm. + Cử 5 HS làm BGK. - Em thích nhất câu chuyện nào? Vì sao? - Các câu chuyện mà các em đều thể hiện bài học gì? C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Cùng người thân tìm những câu chuyện, bài hát về thầy cô giáo. III. ĐÁNH GIÁ: Em đã biết ơn thầy cô giáo chưa? Hãy kễ những việc làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô giáo em đã làm. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đạo đức Bài 8: YÊU LAO ĐỘNG (TUẦN 16) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu biết được giá trị của lao động. 2. Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của mình. 3. Hành vi: Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động * Biết sử dụng thời gian tham gia vào công việc ở nhà và ở trường. 1.Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến: trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và việc thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân 2.Kỹ năng: Hình thành kỹ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học 3.Hành vi: Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên Tình huống HĐTH số 2. Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3 Học sinh Thẻ mặt cười, mặt mếu SGK đạo đức lớp 4 A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Đọc truyện Một ngày của Pê – chi – a. GV đọc. Gọi một HS đọc 2. Vì sao phải yêu lao động. - Hãy so sánh một ngày làm việc của Pê – chi – a với những người khác trong câu chuyện? - Theo em , Pê – chi – a thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra? - Nếu là Pê – chi – a em sẽ làm gì? Vì sao? Giáo viên kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở,đều là sản phẩm của người lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn. HS đọc và tìm hiểu phần ghi nhớ Đạo đức Bài 8: YÊU LAO ĐỘNG (TUẦN 17) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu biết được giá trị của lao động. 2. Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của mình. 3. Hành vi: Biết phê phán những biểu
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_khoi_4_chuong_trinh_ca_nam.doc