Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Bản 2 cột

Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,

nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. KN:

-Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp mai phục.

-Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn .

 

docx 40 trang Bảo Anh 12/07/2023 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Bản 2 cột", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Bản 2 cột

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Bản 2 cột
TUẦN 1 
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
Toán
Tiết 1 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết
1. Kiến thức: 
- Củng cố cho HS cách đọc, viết các số trong phạm vi 100 000, biết cách tính chu vi của một hình.
 2. Kĩ năng: 
- HS đọc viết thành thạo các số trong phạm vi 100 000, viết tổng thành số, phân tích cấu tạo số.
 3.Thái độ: 
- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập.
*Trọng tâm: Học sinh biết cách đọc và viết các số 100000
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, SGV; 
2. Học sinh: SGK, vở ghi; 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới:
a)Giới thiệu bài
- GV hỏi: Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào?
- GV ghi tựa lên bảng.
- Các số đến 100 000.
- HS ghi vở
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK
- Mời HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt đúng
- Yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b. GV đặt câu hỏi gợi ý HS:
 Phần a:
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
 Phần b:
+ Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
 Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
- HS nêu yêu cầu
- HS thực hiện
- 2 HS lên bảng 
Các số cần điền lần lượt là: 
a) 20 000, 40 000, 50 000, 
60 000.
b) 38 000, 39 000, 40 000, 
 42 000.
- Nhận xét
- Các số tròn chục nghìn.
- Chúng hơn kém nhau 
10 000 đơn vị.
- Là các số tròn nghìn.
- Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK
- Gọi 3 HS lên bảng: HS 1 đọc các số, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt đúng.
- Viết theo mẫu
- Làm bài
- Báo cáo
+ HS1: sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi.
+ HS2: 63 850
+ HS3: Số 63850 gồm 6 chục nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 chục, 0 đơn vị. 
 - Nhận xét
Bài 3 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Ý a: GV cùng HS làm mẫu với số 8723.
- Ý b cho sẵn tổng, yêu cầu viết thành số.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở ô li.
- Mời HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt đúng
- Dựa vào đâu mà em viết được số thành tổng và ngược lại?
- HS đọc
- Thực hiện
- HS làm bài
a)
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 + 2
7006 = 7000 + 6 
b) Các số là: 7351, 6230, 6203, 5002.
- Dựa vào vị trí của chữ số trong một số.
Bài 4
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chu vi của một hình là gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT
- Mời HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, chốt đúng.
- Giải thích cách tính chu vi hình MNPQ và GHIK?
4: Củng cố dặn dò 
-Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông ?
-GV nhận xét tiết học, dặn HS hoàn thành bài tập
- Tính chu vi của các hình.
- Là tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Thực hiện
Chu vi hình ABCD:
6 + 4 + 3 + 4 = 17 cm
Chu vi hình MNPQ:
 (8 + 4) x 2 = 24 cm
Chu vi hình DHIK là:
5 x 4 = 20 cm.
- Nhận xét
- Trả lời
-Hs nhắc lại và lắng nghe
--------------------------------------------
Tập đọc 
Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết	
1. KT: 
- Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. KN: 
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp mai phục.
-Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn .
3. TĐ: 
-Thể hiện sự thông cảm. -Xác định giá trị. -Tự nhận thức về bản thân.
-GDHS yêu quý và bảo vệ các loài vật vô hại và có ích.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b) Các HĐ:
HĐ1. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Cho 1 HS đọc bài + tên t/g. Chia đoạn. 
* Cho HS đọc đoạn lần 1: đọc nối tiếp, HS nêu từ khó, GV ghi bảng kết hợp sửa lỗi phát âm từng từ: gạch dưới âm hoặc vần dễ phát âm sai. GV phát âm-Cho HS đọc từng từ.
- Cho HS đọc.
* Cho HS đọc đoạn lần 2: 
- Yêu cầu 1 HS đọc chú giải.
* Cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm.
- GV theo dõi và lưu ý cách đọc từng nhóm.
- GV đọc toàn bài.
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
* Yêu cầu đọc thầm đoạn.
GV nêu câu hỏi tương ứng với đoạn và yêu cầu HSTL.
GV nhận xét, chốt ý sau từng câu hỏi và chuyển ý.
- Cả lớp đoc thầm đoạn 1 và cho biết Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
- 1 HS đọc đoạn 2
+Đoạn văn tả về ai? Về cái gì?
+Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu
-Đọc thầm đoạn 3:
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đe doạ như thế nào?
 - Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Nêu một vài hình ảnh nhân hoá mà em thích?Vì sao em thích hình ảnh đó?
Nêu ý Đ4: GV chốt ý, ghi bảng (hoặc đưa trên màn hình).
- Nêu nội dung chính của bài?
HĐ3. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc. Cho HS nêu giọng đọc của bài.
- Cho HS đọc nối tiếp lại bài.
- GV đọc đoạn văn cần luyện đọc, hướng dẫn nhấn giọng một số từ ngữ-đọc mẫu cả đoạn.
- Cho 1HS đọc. 
- Tổ chức cho HS đọc đoạn văn theo nhóm đôi.
- Cho 2-3HS thi đọc: 
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố; Dặn dò:
- Củng cố bài : Nêu lại ND bài. GD liên hệ thực tế
Liên hệ: Em học tập được gì ở nhân vật Dế Mèn?
HS chuẩn bị.
- HĐ cả lớp
Lớp theo dõi và chia đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc lần 1. Nêu từ khó trong đoạn.
- HS phân tích từ khó: tiếng, từ. Đọc từng từ.
Theo dõi.
- 1 HS đọc chú giải.
- Đọc theo nhóm (Mỗi nhóm tương ứng một đoạn).
- Lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm nhanh đoạn.
HS trao đổi nhanh trong nhóm và cử đại diện trả lời.
HS đại diện nhóm trả lời và mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -Hs trả lời 
- Hình dáng chị Nhà Trò.
 - Thân bé nhỏ, người bự những phấn, như mới lột, Cánh mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu chưa quen mở
- Trước đây mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện, sau đấy chưa trả được thì chết.
+Em đừng sợ ăn hiếp kẻ yếu
+Cử chỉ và hành động:phản ứng mạnh mẽ xoè 2 càng ra bảo vệ cho Nhà Trò.
 -HS nêu.
-Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp,bênh vực ngườiyêú, xoá bỏ áp bức bất công.
1-2HS nêu lại ND bài.
- 1 HS nêu giọng đọc.
- HS đọc nối tiếp lại đoạn 1 lượt.
- Theo dõi.
- 1HS đọc- lớp nhận xét cách đọc.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- 2-3 HS đại diện nhóm đọc.
-Nêu lại nd bài.
-HS theo dõi, thảo luận và tự liên hệ.
-HS lần lượt nêu.
--------------------------------------------
Chính tả 
Tiết 1. Nghe - viết : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n, an/ang dễ lẫn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng nghe để viết đúng; phối hợp kĩ năng viết chữ đẹp và nhanh, đúng tốc độ. - Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ, giữ vở sạch.
 3. Thái độ: 
- Luôn biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình, sẵn sàng đứng ra bảo vệ lẽ phải, công lý.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài : 
- Bài tập đọc các em vừa học có tên gọi là gì ? 
b) Các HĐ:
HĐ1. Hướng dẫn học sinh nghe – viết
* GV đọc mẫu đoạn viết.
Cho HS đọc đoạn cần viết, tìm từ khó.
GV hỏi:
+ Đoạn văn vừa đọc cho ta biết điều gì?
 - Cách trình bày đoạn viết ntn? Bài có mấy câu? Những chữ cái đầu câu được viết ntn?...
- Cho HS nêu từ khó. GV chốt và ghi bảng từng từ. Yêu cầu phân tích từ khó: GV gạch dưới âm, vần dễ viết sai.
- GV đọc 1 số từ dễ lẫn: Cỏ xước, tỉ tê, chỗ chấm điểm vàng, khỏe,. ..
- Yêu cầu HS đọc từng từ.
- Yêu cầu viết bảng con. GV nhận xét, sửa chữa.
* GV đọc bài cho HS viết:
GV lưu ý cách trình bày, cách để vở, tư thế ngồi viết;
- Đọc từng câu : Gv đọc cả câu, sau đó đọc thong thả từng cụm từ 2-3 lần cho HS viết vào vở.
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh.
- HS viết xong, đọc lại toàn bài viết cho HS soát lỗi.
* Chấm 6 bài- nhận xét từng bài.
 HĐ2:Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2 
 -GV cho Hs làm bài
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài trong SGK .
- Gọi HS nhận xét , chữa bài .
- Nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
 Bài 3 
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự giải câu đố và viết vào vở nháp , giơ tay báo hiệu khi xong để GV chấm bài .
- Gọi 2 HS đọc câu đố và lời giải .
- Nhận xét về lời giải đúng .
-GV có thể giới thiệu qua về cái la bàn . 
3 . Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2b vào vở . HS nào viết xấu, sai 3 lỗi chính tả trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau .
-Dế Mèn bên vực kẻ yếu 
HĐ cả lớp
Lớp theo dõi.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm tự tìm và gạch dưới từng từ.
- Dế Mèn gặp Nhà Trò ; Hình dáng đáng thương, yếu ớt của Nhà Trò.
- HS quan sát bài mẫu và trả lời.
- HS nêu từ khó. HS phân tích từng từ, cách viết âm, vần, dấu thanh. VD: Khi viết từ điểm vàng, cần lưu ý vần iêm trong tiếng điểm, vần ang trong tiếng vàng,
1-2HS đọc lại từng từ.
- Viết vào bảng con từng từ khó.
HS theo dõi.
- Viết bài vào vở.
- HS tự soát lỗi và dò lỗi.
Mở SGK, đổi vở dò lỗi chéo dựa theo SGK.
Hoạt động nhóm 4
- 1 HS đọc .
- 2 HS lên bảng làm . 
- Nhận xét , chữa bài trên bảng của bạn 
- Chữa bài vào SGK .
- Lời giải : lẫn – nở nang – béo lẳn.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Lời giải : cái la bàn .
-Theo dõi và thực hiện.
--------------------------------------------
Đạo đức
 Tiết 1. TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng:
1. KT:
 - Cần phải trung thực trong học tập
 - Giá trị của trung thực nói chung và trong học tập nói riêng
 2. KN:
 - Biết trung thực trong học tập
 3. TĐ:
 - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. Làm chủ trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài : 
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Yêu cầu HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống
-Liệt kê các cách giải quyết có thể của bạn Long trong tình huống?
- Nếu em là Long em có thể chọn cách giải quyết nào? Vì sao em chọn cách giải quyết đó?
-Đại diện nhóm trình bày,lớp bổ sung từng cách giải quyết.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
MT: Giúp HS luyện tập, thực hành:
-GV nêu yêu cầu BT 1
-HS trình bày ý kiến trao đổi chất vấn lẫn nhau
C GV chốt lại ý đúng:c (đúng),a,b.d(sai
Hoạt động3: Thảo luận nhóm (BT2)
MT: Giúp HS luyện tập, thực hành:
GV nêu từng ý trong BT và yêu cầu mỗi HS lựa chọn đúngvào 1 trong 3vị trí quy ước theo 3 thái đo: Tán thành, phân vân, không tán thành.
-Yêu cầu các nhóm giải thích lí do về sự lựa chọn của mình
-GV kết luận: b,c đúng; a sai
Hoạt động4:Thi sưu tầm kể chuyện 
Sưu tầm các mẫu chuyện về tấm gương trung thực trong học tập
3. Củng cố dặn dò 
-Liên hệ thực tế
-Chuẩn bị theo yêu cầu BT5
-HS xem và đọc
-HS lần lược nêu
-HS nêu
Cách giải quyết c là đúng
-HS làm việc cá nhân
-HS lần lượt trình bày, lớp nhận xét bổ sung
HS trình bày lựa chọn của mình dưới hình thức biểu quyết
-HS giải thích 
-HS thi đua kể giữa các tổ
-HS liên hệ
----------------------------------------
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020
Toán 
Tiết 2: Ôn tập các số đến 100000 ( tiếp)
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết
1.Kiến thức: 
 Ôn luyên tính nhẩm - Ôn luyện tính cộng, trừ các số có năm chữ số, nhân chia số có năm chữ số với số có một chữ số - So sánh các số đến 100 000. Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê.
2. Kĩ năng: Luyện tập đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê.
3. TĐ: Yêu thích môn học.
*Trọng tâm : Rèn kĩ năng cộng, trừ các số có 5 chữ số, nhân chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số 
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng phụ, phiếu bài tập.
III.. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 2 HS lần lượt lên bảng TL
HS1: Đọc số 26753 nêu tên các hàng trong số đó.
HS lên bảng trả bài
Nhận xét chữa bài
HS2:( khá) giải bài 4/ 4
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài :.
- GV ghi đề bài lên bảng.
-Hs ghi đề bài
2) Bài mới :
* Bài 1 : 
-Hs đọc đề bài và nêu cách làm 
-Hs trả lời :
7000 + 2000 = 9000
9000 – 3000 = 6000
8000 : 2 = 4000
3000 x 2 = 6000
- HS nhận xét. GV hỏi kiểm tra bao nhiêu em làm đúng, sai. Chữa bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 2a : 1 HS đọc câu lệnh của BT
- Đặt tính rồi tính
- Đề yêu cầu làm gì ?
- Đặt phép tính dọc rồi tính kết quả.
- Khi đặt phép tính cộng trừ các em cần lưu ý điều gì ?
- Đặt thẳng cột sao cho hàng đơn vị theo hàng đơn vị, chục theo chục 
Cộng (trừ) từ phải sang trái.
- GV cho HS thực hiện 2 phép tính cộng trừ lần lượt vào bảng con
 4637 7035	325	25968 3
+ - x	 19
 8245 2316 3 16
 12882 4719 975 18
 0
- GV nhận xét chữa bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Khi thực hiện phép tính nhân chia ta cần chú ý điều gì ?
- Nhân từ phải sang trái
- Chia từ trái sang phải.
* Bài 3 
- Muốn so sánh 2 số tự nhiên ta làm ntn ?
- Ta căn cứ vào số viết nên số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn số đó sẽ lớn hơn.
- Nếu 2 số muốn so sánh có số chữ số bằng nhau thì ta so sánh từ hàng cao đến hàng thấp.
- Số nào đứng sau trên tia số thì số đó lớn hơn.
- 1 HS làm ở bảng. 
- HS tự làm bài vào vở. GV chữa bài.
- HS nhận xét
- HS chữa bài.
* Bài 4b : Gọi 1 HS đọc đề bài
1 HS đọc đề bài
- 1 HS làm bảng, lớplàm vở.
- HS làm bài cá nhân
- Cả lớp làm ở vở.
- GV chấm vở làm nhanh và chữa bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
* Bài 5 :
- GV : Muốn tính tiền từng loại hàng ta cần làm gì ?
- Tính tiền từng loại hàng đã mua.
- Muốn tính tiền mua bát ta căn cứ vào đâu?
- Dòng 1: Bát 2500 đồng: 1 cái
 ? đồng : mua 5 cái
- Tương tự ta tính được số tiền mua đường, mua thịt.
GV giúp đỡ và kiểm tra.
3) Củng cố :
- Nêu lại cách thực hiện phép tính cộng trừ?
HS trả lời
- Khi thực hiện phép tính nhân chia ta cần lưu ý điều gì ?
- Nhận xét tiết học. làm hoàn thiện các bài tập
Bài sau : Ôn tập các số đến 100 000 (t)
--------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1 : CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu : Sau bài học học sinh biết
1. KT: Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận âm đầu, vần, thanh.
2. KN: Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng. 
3. TĐ: HS yêu thích học môn Tiếng Việt và thích sử dụng Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình.
- Bộ chữ cái ghép tiếng  Vở bài tập Tiếng Việt.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
-Hs ghi đầu bài
b)Phần nhận xét : HS mở SGK
- HS đọc lần lượt từng yêu cầu
* Yêu cầu 1 : Đếm số tiếng trong câu tục ngữ.
- GV cho HS đọc câu tục ngữ.
- HS đọc 2 dòng thơ của câu tục ngữ.
- Cho cả lớp đếm thầm để biết câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng ?
- 1-2 HS đếm theo nối tiếp thành tiếng dòng đầu để có kết quả : 6 tiếng.
- GV cho cả lớp đếm dòng thơ thứ 2.
- Tất cả lớp đếm thành tiếng dòng thơ sau để có kết quả 8 tiếng.
- GV cho HS đếm tất cả số tiếng có trong câu tục ngữ.
- 1 em thực hiện cả câu tục ngữ gồm 14 tiếng.
* Yêu cầu 2 : Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó.
- HS nêu yêu cầu của phần nhận xét 2.
- Cách tổ chức hoạt động.
- GV cho cả lớp đánh vần thầm.
- Cả lớp thực hiện đánh vần thầm.
- Cho cả lớp đồng thanh
- HS đánh vần thành tiếng
- Tất cả HS ghi lại kết quả đánh vần vào bảng con và giơ bảng báo cáo kết quả.
- HS đánh vần vào bảng con : bờ-âu-bâu-huyền - bầu.
- GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng : dùng phấn màu tô các chữ.
* Yêu cầu 3 : Phân tích cấu tạo của tiếng bầu.
- HS nêu yêu cầu : Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi : Tiếng bầu do những bộ phận nào thành?
- HS trao đổi theo nhóm đôi để rút ra các bộ phận của tiếng.
- GV hướng dẫn HS gọi tên các bộ phận : âm đầu, vần, thanh.
* Yêu cầu 4 : Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại.
- HS nêu yêu cầu câu 4.
- GV cho HS hoạt động theo nhóm 4.
- Hoạt động nhóm 4 theo yêu cầu :
Tiếng : âm đầu, vần, thanh.
- GV nêu : Tiếng do những bộ phận nào tạo thành ?
- HS trả lời :
Tiếng do : âm đầu, vần, thanh tạo thành.
- GV hỏi : Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng “bầu” ?
- HS trả lời : thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng 
- Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu” ?
- Tiếng “ơi”
* GV kết luận : Trong mỗi tiếng, bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt. Bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có.
+ Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận ? Những bộ phận nào nhất thiết phải có ? 
- HS trả lời để rút ra ghi nhớ.
-Hs đọc ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ (3 lần)
c) Luyện tập :
* Bài 1 : GV cho HS nêu yêu cầu của đề. Cho HS làm cá nhân vào vở BT (làm câu lục), 1 HS lên bảng.
- HS nêu yêu cầu
- HS thực hiện vào vở BT, 1 HS lên bảng.
* Bài 2 : HS khá, giỏi làm
- 1 HS đọc yêu cầu của BT : Trả lời cá nhân.
- HS thực hiện để giải câu đố là chữ “sao”
3. Củng cố dặn dò
- HS đọc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học : Biểu dương những em học tốt.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ. Học thuộc lòng câu đố. Hoàn thành BT.
Bài sau : Luyện tập về cấu tạo của tiếng.
--------------------------------------------
Kể chuyện
 Tiết 1: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết 
1. Kiến thức: Thể hiện lời kể tự nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện .
2. Kỹ năng: Biết theo dõi , nhận xét , đánh giá lời của bạn kể .
3. Thái độ: Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể . Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
-Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài 
b)Gv kể chuyện “ Sự Tích Hồ Ba Bê”
-GV kể lần 1 : giọng kể thong thả rõ ràng , nhanh hơn ở đoạn kể về tai họa trong đêm hội, trở lại khoan thai ở đoạn kết 
-GV kể lần 2 : Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa trên bảng .
-GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ : cầu phúc , giao long , bà góa, làm việc thiện , bâng quơ . Nếu HS không hiểu ,GV có thể giải thích .
- Dựa vào tranh minh họa , đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện .
+ Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào ?
+ Mọi người đối xử với bà ra sao ?
+ Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ ?
+ Chuyện gì đã xảy ra trong đêm ?
+ Khi chia tay , bà cụ dặn mẹ con bà góa điều gì ?
+ Trong đêm lễ hội , chuyện gì đã xảy ra ?
+ Mẹ con bà góa đã làm gì ?
+ Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào ?
 HĐ2. Hướng dẫn kể từng đoạn 
- Chia nhóm HS , yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu , kể lại từng đoạn cho các bạn nghe . 
- Kể trước lớp , yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày .
+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể .
 HĐ3. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện 
MT: Giúp HS Kể toàn bộ câu chuyện:
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm .
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp ., nêu nội dung câu chuyện 
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp .
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Câu chuyện cho em biết điều gì ?
+ Ngoài giải thích sự hình thành hồ Ba Bể , câu chuyện còn mục đích nào khác ?
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
- Dặn HS luôn có lòng nhân ái , giúp đỡ mọi người nếu mình có thể .
- Câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể ” .
-- HS lắng nghe .
- HS xem tranh .
- Giải nghĩa từ theo ý hiểu của mình .
Cầu phúc : Cầu xin được điều tốt cho mình 
Giao long : loài rắn to còn gọi là thuồng luồng .
Bà góa : người phụ nữ có chồng bị chết 
Làm việc thiện : làm điều tốt cho người khác .
Bâng quơ : không đâu vào đâu , không tin tưởng .
+ Bà không biết đến từ đâu . Trông bà gớm ghiếc , người gầy còm , lở loét , xông lên mùi hôi thối . Bà luôn miệng kêu đói .
+ Mọi người đều xua đuổi bà.
+ Mẹ con bà góa đưa bà về nhà , lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại .
+ Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên . Đó không phải là bà cụ mà là một con giao long lớn .
+ Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà góa một gói tro và hai mảnh vỏ trấu .
+ Lụt lội xảy ra , nước phun lên . Tất cả mọi vật đều chìm nghỉm . 
+ Mẹ con bà dùng thuyền từ hai vỏ trấu đi khắp nơi cứu người bị nạn .
+ Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể , nhà hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ .
- Chia nhóm 4 HS 
- Khi 1 HS kể , các HS khác lắng nghe , gợi ý, nhận xét bài làm của bạn .
- Đại diện các nhóm lên trình bày , mỗi nhóm chỉ kể một tranh .
+ Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí: Kể có đúng nội dung , đúng trình tự không ? Lời kể đã tự nhiên chưa ?
- Kể trong nhóm .
- 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Nhận xét .
+ Cho biết sự hình thành của hồ Ba Bể .
+ Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái , biết giúp đỡ người khác sẽ gặp nhiều điều tốt lành .
--------------------------------------------
KHOA HỌC
 Tiết 1 : CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết
 1. KT:-Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình
2. KN: Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong cuộc sống
3. TĐ: GDKNS: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 4,5 SGK, Phiếu học tập (đồ dùng theo nhóm)
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi : “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” (đủ dùng theo nhóm).
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1 : Động não
-Quan sát hình SGK và nêu các hoạt động của từng hình?
-Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình ?
HS nêu: H1 mọi người đang hít thở không khí; H2 ăn cơm; H3 xem ti vi; H4 đi học; H5 ngủ; H6 vui chơi; H7 quần áo; H8,10 giải trí; H9 phương tiện; 
- Những điều kiện đó là :
+ Về vật chất : thức ăn, thức uống, quần áo, nhà ở, 
+ Về tinh thần, văn hóa, xã hội : tình cảm gia đình, bạn bè
- GV ghi những ý kiến HS phát biểu.
+ Bước 2: nhận xét chung.
- GV kết luận : Những điều kiện để con người sống và phát triển là điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, văn hóa, xã hội (HS đã kể)
* Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập và SGK
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
-GV phát phiếu học tập 
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
Động vật
Thực vật
1. Không khí
x
x
x
2. Nước
x
x
x
3. Ánh sáng
x
x
x
4. Nhiệt độ (thích hợp vớI từng đối tượng)
x
x
x
5. Thức ăn (phù hợp với từng đối tượng)
x
x
x
6. Nhà ở
x
7. Tình cảm gia đình
x
8. Phương tiện giao thông
x
9. Quần áo, sách vở
x
10. Trường học, bạn bè
x
+ Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp. 
- Đại diện nhóm trình bày
- HS bổ sung
+ Bước 3 : Thảo luận cả lớp.
- HS mở SGK thảo luận lớp.
, GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi :
- Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình ?
Hơn hẳn những sinh vật khác cuộc sống của con người còn cần những gì? ( K,G)
 thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ 
 nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông 
 -Con người, động vật và thực vật đều cần thức ăn, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình.
3: Củng cố dặn dò 
-Gv yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài 
Bài sau: Trao đổi chất ở người
-Hs nhắc lại 
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
Toán 
Tiết 3: Ôn tập các số đến 100000 ( tiếp)
I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết
 1. KT: Ôn luyện về bốn phép tính đã học trong phạm vi 100 000.
 2. KN: Luyện tính nhẩm, tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 -Củng cố bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
3. TĐ: Yêu thích môn học.
*Trọng tâm : Học sinh nắm được cách thực hiện phép nhân, chia số có 5 chữ số với (cho) số có 1 chữ số.
II. Đồ dùng dạy - học: 
-Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 3 HS lên kiểm tra
HS1: Đặt tính rồi tính: 5916 + 3247
HS2: Đặt tính rồi tính: 325 x 4
-Gv nhận xét chữa bài 
HS làm bài tập theo yêu cầu
Nhận xét bổ sung
2 : Bài mới 
a) Giới thiệu bài : 
-Hs ghi tên bài vào vở 
b) Bài tập
* Bài 1 : HS tính nhẩm – GV gọi HS đọc kết quả.
- GV nhận xét chữa bài.
6000 + 2000 – 4000 = 4000
90000 – (70000 - 20000) = 40000
90000 – 70000 – 20000 = 0
12000 : 6 = 2000
21000 x 3 = 63000
9000 – 4000 x 2 = 1000
(9000 – 4000) x 2 = 10000
8000 – 6000 : 3 = 6000
- HS nhận xét
* Bài 2b : Gọi HS lên bảng làm cá nhân. Lớp làm bảng con
- HS làm bài tập theo YC.
Kết quả thứ tự: 59200; 21692; 52260; 13008
- Sau mỗi bài cho HS nhận xét, chữa bài.
* HSKG : làm thêm câu a
* Bài 3 : a,b
- Gọi HS lần lượt đọc từng đề bài.
Đề a : GV hỏi
+ Trong biểu thức chỉ có phép tính cộng và trừ ta thực hiện ntn ?
+ Biểu thức b ta thực hiện ntn ?
 từ trái sang phải
HS thực hiện biểu thức a: 3257 + 4659 – 1300 = 6616
Nhân chia trước, cộng trừ sau
b) 6000 – 1300 x 2 = 6000 – 2600 = 3400
* Bài 4 : Gọi 1 HS khá đọc đề bài
Hướng dẫn cho học sinh khá, giỏi làm bài.
- Tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết, tìm thừa số chưa biết, tìm số bị trừ, tìm số bị chia.
a) x = 9061 b) x = 8984 
c) x = 2413 d) x = 4596
* Bài 5 : Gọi 1 HS đọc đề bài. Hướng dẫn cho HS khá, giỏi làm.
HS khá, giỏi làm.
- Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
- Tìm số ti vi sản xuất trong 7 ngày
- Đề cho biết gì ?
- Trong 4 ngày sản xuất được 680 chiếc.
- Đề bài thuộc dạng toán nào đã học ?
- Rút về đơn vị
- HS nhận xét.
Số ti vi một ngày sản xuất được: 
680 : 4 = 170 ( chiếc)
Số ti vi 7 ngày nhà máy sản xuất được:
170 x 7 = 1190 (chiếc) 
Đáp số: 1190 chiếc ti vi
- Em nào có lời giải khác hoặc cách giải khác không. GV nhận xét.
3) Củng cố, dặn dò :
- Cho HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức; cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Bài về nhà : hoàn thành các bài tập
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Biểu thức có chứa 1 chữ.
--------------------------------------------
TẬP ĐỌC
Tiết 2 : MẸ ỐM
I: Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết
1.KT: 
-Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ và câu. Biết đọc diễn cảm bài thơ, đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng tình cảm.
2.KN:
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo và lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
3.TĐ:
- Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1: Kiểm tra bài cũ : 
HS1: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
- 2 HS đọc + trả lời câu hỏi.
HS2: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
2. Dạy bài mới : 
a. Giới thiệu bài : ghi đề lên bảng
-Hs ghi
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
*) Luyện đọc : 
- GV gọi 1 HS đọc mẫu.
- HS giỏi đọc toàn bài 
- GV gọi HS đọc nối tiếp nhau 7 khổ thơ (2 lượt).
Đ1 : 2 khổ thơ đầu
Đ2 : khổ thơ 3
Đ3 : khổ 4+5
Đ4 : khổ thơ 6+7
- Lượt 1 : 4 HS đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài tìm từ khó đọc
- Lượt 2 : 4 HS đọc nối tiếp nhau rút ra từ chú giải.
Hướng dẫn HS đọc từ khó.
Yêu cầu HS giải nghĩa từ: cơi trầu, y sĩ?
- HS đọc lần 3 hướng dẫn đọc câu khó : Lá trầu.bay hương
HS giải nghĩa như SGK.
- YC HS đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn đọc. GV đọc diễn cảm.
- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.
- HS theo dõi.
*) Tìm hiểu bài : 
* Đoạn 1 : đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Lớp đọc thầm và xung phong trả lời 
- Em hiểu những câu thơ sau muốn nói lên điều gì ?
.
* Đoạn 2 :YC đọc thành tiếng và trả lời.
- HS đọc thành tiếng và trả lời
- Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
 cô bác xóm làng đến thăm-người cho trứng, người cho cam- anh y sĩ đã mang thuốc vào.
* Cho HS đọc thầm toàn bài và trả lời:
- HS đọc thầm và trả lời
- Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
	Bạn nhỏ xót thương mẹ:
 Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi
-
GV nhận xét kết luận.
... Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
- HS đọc 
+ Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe: 
Con mong mẹ kỏe dần dần
+ Bạn nhỏ không quản ngại làm mọi điều để mẹ vui: Mẹ vui..múa ca.
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là.của con.
- Nêu nội dung bài thơ ?
 tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm : 
- YC 3 HS nối tếp nhau đọc bài và tìm giọng đọc đúng.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm và đọc mẫu đoạn : Sáng nayvai chèo
- YC HS đọc diễn cảm theo cặp và đại diện thi đọc diễn cảm.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ và nhận xét giọng đọc.
HS đọc diễn cảm theo cặp và đại diện thi đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS luyện đọc TL ít nhất 1 khổ thơ.
- HS đọc nhóm đôi cho nhau nghe
- HS thi đọc thuộc lòng 3 em
3. Củng cố dặn dò 
- Nêu nội dung bài thơ ?
- GV giáo dục: Chúng ta phải làm gì để hiếu thảo với mẹ?
Chúng ta phải biết yêu thương và giúp đỡ mẹ, không làm cho mẹ buồn. Phải cố gắng học giỏi để đền đáp công ơn của cha mẹ.
- GV nhận xét chung về tiết học.
- Dặn HS về học thuộc lòng bài thơ.
-------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_1_ban_2_cot.docx