Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 9

I. Mục tiêu :

- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước :

+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.

+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.

+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện giao thông cứu hộ.

- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.

 

docx 5 trang Bảo Anh 13/07/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 9

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 9
TUẦN : 9	Môn : 	KHOA HỌC
Tiết 12: 	PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
	Ngày dạy : 	 10/2018
Mục tiêu : 
Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước :
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện giao thông cứu hộ.
Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
Đồ dùng dạy học : 
Tranh ảnh sưu tầm do HS chuẩn bị.
Tình huống để học sinh đóng vai.
Sách giáo khoa.
Bài giảng điện tử.
Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : (5 phút) 
Ăn uống khi bị bệnh.
- HS1 : Khi bị bệnh, nên cho người bệnh ăn uống như thế nào ?
- HS2 : Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ?
- Nhận xét chung : Các em đã biết chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
- Kiểm tra tranh, ảnh HS đã sưu tầm.
2. Bài mới : 
Hoạt động 1 : ( 3 phút) Giới thiệu bài.
- Hỏi : Mùa hè nóng nực các em thường hay đi đâu?
- Nói : Mùa hè nóng nực các em thường hay được ba mẹ cho đi bơi, đi tắm biển cho mát mẻ và thoải mái. Nhưng vào những ngày này, các vụ đuối nước cũng rất thường xuyên xảy ra. Vậy làm thế nào để phòng tránh tai nạn đuối nước ? Các em sẽ cùng qua bài học ngày hôm nay. Bài : Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Viết tên bài học : Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Cho HS xem tranh, ảnh và nói đây là các vụ đuối nước.
* Lưu ý : Trên thực tế, một số người bị ngạt thở do nước vẫn có khả năng được cứu sống. Vì vậy, những chuyên gia y tế đã dùng thuật ngữ “đuối nước”.
Hoạt động 2 : (8 phút) Thảo luận về những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Mục tiêu : Kể tên một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Cách tiến hành : 
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3/36 - SGK và tranh do mình sưu tầm được, thảo luận nhóm 2 và thực hiện yêu cầu sau : 
+Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình 1, 2, 3. Theo em, những việc nào nên làm và không nên làm. 
+ Theo em, chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ?
- Trình bày kết quả thảo luận – GV nhận xét và chốt ý từng câu trả lời.
- Hỏi : Theo em, chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ?
- Kết luận: Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời giông bão.
 (Cho HS xem thêm một số hình ảnh về các việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước). 
Hỏi : Theo các em, việc làm nào là cần thiết nhất để phòng tránh tai nạn đuối nước.
Chuyển : Như vậy, khi tập bơi và khi bơi đều có những nguyên tắc riêng của chúng. Bây giờ, các em qua phần tiếp theo để tìm hiểu những nguyên tắc đó.
Hoạt động 3 : (10 phút) Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
Mục tiêu : Nêu một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
Cách tiến hành : 
- Yêu cầu quan sát tranh 4, 5 SGK/37 hoặc trên bảng và thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi sau :
+ Hình minh họa cho em biết điều gì ?
+ Theo em, nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
* Cho HS xem và đọc một số quy định của hồ bơi.
+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ?
- GV nhận xét và chốt từng hình.
- GV giảng thêm : Không xuống nước khi đang ra mồ hôi vì sẽ dễ làm các em cảm lạnh. Khi đi bơi cần tuân thủ các quy định của bể bơi và sự hướng dẫn của người lớn. Khi tắm biển chú ý nghe theo lời của người cứu hộ, không nên bơi ra quá xa, không nên bơi khi có sóng lớn. Không nên bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói.
- Kết luận : Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ quy định của bể bơi, khu vực bơi. (Cho HS xem một số tranh, ảnh có liên quan).
* Giáo dục KNS : Trên địa bàn xã Diên Tân chúng ta có những hồ lớn nào ?
- Hỏi có bạn nào đã từng đi tắm hay chơi ở gần hai hồ này không ?
Nói : Hai hồ này sâu, ít người qua lại, lại có nhiều vụ tai nạn đã xảy ra nên các em không nên chơi đùa, tắm hay câu cá ở hai hồ này để phòng tránh tai nạn đuối nước. Đặc biệt các bạn ở xóm 6 cần lưu ý khi qua lại tại khu vực hai hồ này. Có một số bạn có nhà phải đi qua suối. Nên đến mùa mưa, các em cần chú ý cẩn thận khi đi học, không được lội qua suối khi có nước lớn.
* GDMTBĐ : Khi bơi ở biển, các em cần lưu ý không nên vứt rác ở biển mà phải giữ gìn vệ sinh chung khu vực biển.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
Hoạt động 4 : (10 phút) Bày tỏ ý kiến, thái độ thông qua tình huống.
Mục tiêu : Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
Cách tiến hành : 
- Chia lớp thành 3 nhóm, giao cho mỗi nhóm một tình huống để các em thảo luận và nêu mặt lợi của phương án đưa ra. Chú ý : Có tình huống có thể đóng vai, có tình huống chỉ cần phân tích.
- Tình huống : 
+ Nhóm 1 : Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ Cây Sung để tắm. Nếu là Hùng em sẽ ứng xử như thế nào ?
+ Nhóm 2 : Nhà Thảo và An cách một dòng suối, đúng lúc đi học về trời đổ mưa to và nước chảy xiết. Đợi mãi những chẳng thấy ai đi qua. Nếu là Thảo và An, em sẽ làm gì ? 
+ Nhóm 3 : Trung đến nhà Khánh chơi, Trung thấy Khánh đang nhặt rau còn em của Khánh thì đang chơi ở cạnh giếng được xây thành rất cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Trung em sẽ nói gì với bạn Khánh.
- Trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét cách xử lý tình huống, kĩ năng đóng vai của HS.
3. Củng cố - Dặn dò : (4 phút)
- Hỏi : Vừa rồi chúng ta học bài gì ?
- Chơi trò chơi : Cánh cụt về nhà.
+ Luật chơi : Mỗi HS trả lời một câu hỏi để đưa những chú cánh cụt về nhà.
+ Nhận xét.
- Dặn dò : 
+ Xem lại bài.
+ Chuẩn bị bài sau : Ôn tập : Con người và sức khỏe.
+ Dặn dò các em cẩn thận khi chơi hoặc đi gần ao, hồ, sông, suối và phải để ý đến các em nhỏ trong nhà.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời – HS nhận xét.
- HS trả lời – GV nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lớp trưởng báo cáo việc chuẩn bị tranh, ảnh cho tiết học.
- Đi bơi ở hồ, đi tắm biển.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS xem tranh.
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2.
- HS lần lượt lên bảng chỉ vào hình và trả lời.
+ Hình 1 : Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao.
+ Hình 2 : Vẽ một cái giếng. Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
+ Hình 3 : Các bạn học sinh đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên làm vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối. Chưa chấp hành quy định an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- Tập bơi và biết bơi.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4 và trình bày kết quả thảo luận.
+ Hình 4: Các bạn nhỏ đang bơi ở bể bơi đông người. Hình 5 : Các bạn nhỏ đang bơi ở biển.
+ Nên tập bơi ở bể bơi đông người, có người cứu hộ và phương tiện cứu hộ. Nên đi bơi ở những nơi đông người. Tuân thủ các quy định ở hồ bơi.
- HS xem và đọc.
+ Trước khi bơi cần phải vận động, tập các bài tập để tránh bị chuột rút, cảm lạnh. Sau khi bơi, cần tắm lại bằng nước ngọt và xà phòng; dóc và lau hết nước ở mang tai và mũi.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại.
- Hồ Cây Sung và hồ Láng Nhớt.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS đọc.
- HS thảo luận theo nhóm xử lý tình huống.
- HS xử lý tình huống – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- HS chơi.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
 ..........................................................................................................................................
 .........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_9.docx