Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 10 - Bản đẹp

tốc độ tối thiểu 75 tiếng/phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc .

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự

 2. Định hướng phát triển năng lực: KN: Lắng nghe tích cực; KN giao tiếp; KN thương lượng.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 

doc 25 trang Bảo Anh 12/07/2023 17860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 10 - Bản đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 10 - Bản đẹp

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 10 - Bản đẹp
TUẦN 10
 Ngày soạn: 06/11/2020
 Ngày dạy: Thứ Hai, 09/ 11/2020. Lớp dạy: 4A
Tiết 46 
 TOÁN 
 LUYỆN TẬP 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
	- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật.
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực về tính toán của HS
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ 
2. HS: Vở viết, VBT,SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 8 cm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết các góc đã học, đường cao của hình tam giác. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng nhận biết các góc đã học, đường cao của hình tam giác.
2.1.2. ĐDDH: Thước kẻ, ê ke.
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.1.4. Cách tiến hành :	 
Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra và nêu kết quả, lớp chất vấn.
? So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
? 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
- GV chốt lại đặc điểm các góc đã học.
 Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình tam giác và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
? Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
- GV : Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
? Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ? (Vì đường thẳng AH hạ từ dỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC).
2.2. Hoạt động 2: Củng cố về vẽ hình vuông, hình chữ nhật. ( 18 phút ) 
2.2.1. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng vẽ hình vuông, hình chữ nhật có độ dài cho trước.
2.2.2. ĐDDH: Thước kẻ, ê ke.
2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.4. Cách tiến hành :	 
 Bài 3 : HS nêu yêu cầu. HS nhắc lại các bước vẽ hình vuông.
- HS thực hành vẽ hình, GV + HS nhận xét. GV khắc sâu cho HS cách vẽ hình vuông.
 Bài 4a : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS thực hành vẽ, GV + HS nhận xét.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	Tiết 19
TẬP ĐỌC
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	HS đọc rành mạch , trôi chảy các bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI( tốc độ tối thiểu 75 tiếng/phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc .
 	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn , nội dung của cả bài nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự 
	2. Định hướng phát triển năng lực: KN: Lắng nghe tích cực; KN giao tiếp; KN thương lượng.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK.
2. HS: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC 
 Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng hoch tập của HS.	
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc : (khoảng 1/2 số HS trong lớp) ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (Trả lời được 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài học). Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa học kì 1. Biết đọc diễn cảm đoạn văn ...
2.1.2. ĐDDH: Phiếu tên từng bài tập đọc và HTL.
2.1.3. PHDH : Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 
2.1.4. Cách tiến hành :
- GV cho HS bốc thăm chọn bài sau đó về xem lại khoảng 1 - 2 phút.
- HS thực hiện theo yêu cầu trong thăm.
- GV hỏi thêm câu hỏi về nội dung bài tập đọc mà HS đọc.
- GV cho điểm theo HD.
2.2. Hoạt động 2: HD HS làm bài tập. ( 18 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Hiểu ND chính của từng đoạn, cả bài, nhận biết được một số hình ảnh chi tiết có nghĩa trong bài.
2.2.2. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận, 
2.2.3. Cách tiến hành:
 Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV nêu câu hỏi: 
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân ?
+ HS đọc thầm lại yêu cầu, trao đổi theo cặp và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS tìm nhanh trong 2 bài tập đọc nêu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc rồi phát biểu. GV nhận xét, kết luận.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm các đoạn văn đó. 
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét. Dặn HS học bài.
 Ngày soạn: 06/ 11 /2020
 Ngày dạy: Thứ Hai, 09 /11/2020. Lớp dạy: 4A
Tiết 10 
KĨ THUẬT:
 KHÂU VIỀN MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA
 	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
	- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa các mũi khâu có thể tương đối đều nhau đường khâu có thể bị dúm 
	- HS yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, thực hành.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Kéo, vải, thước, kim chỉ
2. HS: Kéo, vải, thước, kim chỉ
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC :
- Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại quá trình kĩ thuật khâu đột thưa?
2. Bài mới: Giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài
2.1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu. ( 13 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều đường khâu có thể bị dúm .
2.1.2. Đồ dùng: Mẫu khâu thường, vải. Chỉ, kim, kéo, thước, phấn, len hoặc sợi khác màu vải.
2.1.3.Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
2.1.4. Cách tiến hành- GV giới thiệu mẫu , yêu cầu HS quan sát và nhận xét mẫu .
+ Mép vải được gấp 2 lần . 
+ Đường gấp mép ở MT được khâu bằng mũi đột thưa hoặc đột mau .
+ Đường khâu được thực hiện ở mặt phải.
 - GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải .
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các thao tác kĩ thuật và Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. ( 20 phút )
2.2.1. Mục tiêu: HS biết cách khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. 	2.2.2.Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
2.2.3. Cách tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 .
+ Y/C học sinh nêu các bước thực hiện ?
 - HS quan sát và nêu :
+ Bước 1: Vạch đường dấu 
+ Bước 2: Gấp mép vải 
+ Bước 3: Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột .
 Gợi ý: Nêu cách gấp mép vải , gấp theo đúng đường vạch dấu .
+Y/C học sinh thực hiện các thao tác1và 2 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tuỳ theo khả năng có thể khâu đường gấp mép bằng 2 mũi đột thưa hoặc đột mau .
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò: ( 2 phút )
- Hệ thống lại nội dung và nhận xét giờ học.
	TIẾT 10
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( tt )
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ
	- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập sinh hoạt hàng ngày một cách hợp lý.
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
	3.Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
	- GDHS biết tiết kiệm thời giờ.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong SGK.
	2. HS: vở viết, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng như thế nào?
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách tiết kiệm thời giờ (BT1-SGK) ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ . 
2.1.2. Đồ dùng: Tranh sgk
2.1.3. Phương pháp: Quan sát, Thảo luận, hỏi đáp.
2.1.4. Cách tiến hành - Nêu yêu cầu bài tập : Tán thành hay không tán thành việc làm của mỗi bạn nhỏ trong các tình huống.
- HS trao đổi theo cặp : Rút ra được các hành vi là tiết kiệm thời giờ:
a) Trong lớp chú ý nghe Thầy ( cô) giảng bài...
c) Người có thời gian biểu qui định rõ giờ học, giờ chơi, ...
d) Ttranh thủ học bài khi đi chăn trâu.
 + KL: Các việc làm b, d, e không phải là tiết kiệm thời giờ.
2.2. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế bản thân. ( 18 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ 
2.2.2. Phương pháp: Quan sát, Thảo luận, hỏi đáp.
2.2.3. Cách tiến hành: HS làm (BT4- SGK) 
- Bản thân các em đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới?
- HS từng bàn trao đổi, kể lại thời gian biểu của mình trong 1 ngày
+ Vài HS trình bày với lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết tiết kiệm thời giờ.
*Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm.
- HS trình bày những mẫu chuyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
GV: Khen những em đã chuẩn bị tốt và giới thiệu. 
+ Thời giờ là thứ quí nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
 Ngày soạn: 06/11/2020
 Ngày dạy: Thứ Ba, 10/11/2020. Lớp dạy: 4A
	Tiết 47
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số,Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số liên quan đến hình chữ nhật.
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực về tính toán của HS
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Bảng phụ 
	2. HS: Vở viết, VBT, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS đặt tính và tính : 454 138 + 327 162
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: - Củng cố về thực hiện phép tính và 2 tính chất của phép cộng đã học. ( 10 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên có đến 6 chữ số. áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính giá trị của biểu thức một cách thuận tiện nhất.
2.1.2. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, thảo luận, ...
2.1.3. Cách tiến hành:	
 Bài 1a: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thành bài tập, 2 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính, GV chốt, khắc sâu cho HS cách thực hiện phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên.
 Bài 2a: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS nhắc lại các tính chất của phép cộng đã học.
? Để tính giá trị của biểu thức a trong bài bằng cách thuận tiện nhất chúng ta áp dụng tính chất nào của phép cộng đã học ?
- HS thảo luận theo nhóm 4, hoàn thành bài tập và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
2.2. Hoạt động 2: Củng cố về hai đường thẳng vuông góc. ( 10 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
2.2.2. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.3. ĐDDH: Bảng phụ kẻ sẵn hình như bài 3.
2.2.4. Cách tiến hành :	
Bài 3b: HS đọc và nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK.
? Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào ?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt lại cách xác định góc vuông.
2.3. Hoạt động 3: Củng cố về giải toán. ( 13 phút )
2.3.1. Mục tiêu: Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó có liên quan đến hình chữ nhật.
2.3.2. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.3.3. Cách tiến hành:	
 Bài 4 : HS đọc bài toán. HS xác định bài toán thuộc dạng nào đã học.
- GV HD HS phân tích bài toán.
- HS nhắc lại cách tìm số lớn, cách tìm số bé, quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- HS thực hành làm, 1 HS lên bảng trình bày kết quả, GV + HS nhận xét.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) 
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	TIẾT 19
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Măng mọc thẳng”.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Bảng phụ 
2. HS: vở viết, VBT,SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì ?	
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1).
2.1.2. ĐDDH: 12 phiếu ghi tên từng bài tập đọc
2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 
2.1.4. Cách tiến hành :
- GV tiến hành tương tự tiết 1.
2.2. Hoạt động 2: HD HS làm bài tập. ( 18 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Kiểm tra các kiến thức cần ghi nhớ về nội dung chính, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm : Măng mọc thẳng.
2.2.2. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận
2.2.3. Cách tiến hành :
 Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở chủ điểm : Măng mọc thẳng, GV ghi 
nhanh lên bảng.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 1 số bài.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
TIẾT 19
 KHOA HỌC
 ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Ôn tập về các kiến thức đã học về dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng .Cách phòng 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá .Dinh dưỡng hợp lý ,phòng tránh đuối nước . 
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Bảng phụ
	2. HS: vở viết, VBT,SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Các em đã thực hiện chế độ ăn uống của mình ở nhà như thế nào?
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Trò chơi Ai chọn thức ăn hợp lí. ( 15 phút ) 
2.1.1.Mục tiêu: Nêu được một bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng.
2.1.2.PPDH: Quan sát,gợi mở,thảo luận,hỏi đáp.
2.1.3.ĐDDH: Tranh ảnh về thức ăn,SGK.
2.1.4.Cách tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh trình bày một bữa ăn ngon và bổ. 
+ Làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng?
+ Học sinh sử dụng những mô hình, tranh ảnh về thức ăn để trình bày một bữa ăn 
ngon và bổ.
- GV gọi các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình.
- Lớp theo dõi, bình chọn nhóm trình bày được bữa ăn ngon và bổ.
- Giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm trình bày bữa ăn ngon và bổ.
- Yêu cầu học sinh nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ thuận 
tiện dễ đọc
2.2. Hoạt động 2: Thực hành và ghi lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí. ( 18 phút )
2.2.1.Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ được 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.
2.2.2.PPDH: Quan sát,gợi mở,hỏi đáp.
2.2.3.Cách tiến hành:
+Yêu cầu học sinh ghi lại và trang trí bảng 10 lời khuyên dinh duỡng của Bộ y tế.
- Giáo viên gọi học sinh trình bày sản phẩm của mình.
Học sinh trình bày sản phẩm của mình.
-Dặn học sinh về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng này ở chỗ 
thuận lợi cho dễ đọc
2.4. Hoạt động cuối : Củng cố - dặn dò: ( 2 phút )
- Nhận xét giờ học.Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 07/10/2020
 Ngày dạy: Thứ Tư, 11 /11/2020. Lớp dạy: 4A
Tiết 48
TOÁN
 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiểm tra việc nắm kiến thức đã học của HS.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề, tính toán
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Đề kiểm tra
2. HS: Giấy kiểm tra
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
Đề bài:
Bài 1:
Đọc số
Viết số
Số đó gồm
Ba mươi nghìn bốn trăm năm mươi sáu
30456
Sáu nghìn bảy trăm linh năm
8 nghìn, 2 chục, 5đơn vị 
2 trăm nghìn,3 trăm,6 đơn vị
Bài 2: Tìm số trung bình cộng của :
a> 95 và 113 b> 72, 85 và 59 
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức a+b x c 
a> a = 12 ; b = 15 ; c = 6 
b> a = 105 ; b = 0 ; c = 97
Bài 4 : Đặt tính rồi tính :
 343 426 + 492 839 947 965 - 392 972
Bài 5 : Tính giá trị của biểu thức a + b + c, a b c 
 Với a = 5, b = 10, c = 20.
Bài 6 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :
 4265 + 496 + 3735.
Bài 7: Hai xe ô tô chở được tất cả 7 tấn 2 tạ thóc, xe thứ nhất chở nhiều hơn xe thứ hai 6 tạ thóc . Hỏi mỗi xe chở được bao nhiêu tạ thóc. 
 Bài 8 : Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 20 cm, chiều dài hơn chiều rộng 10 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
TIẾT 20
TẬP ĐỌC:
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL mức độ yêu cầu kỹ năng như tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi ,kịch ,thơ . H/S khá, giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn (kịch thơ) đã học.
 Bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong các bài tập đọc là truyện kể đã đọc 
2. Định hướng phát triển năng lực: Kĩ năng giao tiếp.
3. Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
- Gd hs tinh thần đoàn kết, biết tương thân tương ái, lòng yêu quê hương đất nước.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ
2. HS: vở viết, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài : Thưa chuyện với mẹ. 
? Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì ? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
2.1.2. ĐDDH: phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ...
2.1.4. Cách tiến hành :
- GV tiến hành tương tự tiết 1.
2.2. Hoạt động 2: HD HS làm bài tập. ( 18 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ.
2.2.2. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận
2.2.3. Cách tiến hành :
 Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS đọc tên bài tập đọc ở chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ. GV ghi nhanh lên bảng.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- GV yêu cầu HS đọc lại 1 số đoạn văn.
- GV hệ thống lại một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ.
 Bài 3: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm 6 và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- GV hệ thống lại một số điều cần nhớ về nhân vật, tính cách các bài tập đọc thuộc chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ.
2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS học bài.
Tiết 19
TẬP LÀM VĂN
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Nắm được 1 só từ ngữ (gồm các thành ngữ, tục ngữ và 1 số từ hán việt thông dụng) đã học trong 3 dhủ điểm : Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng và trên đôi cánh ước mơ
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ
2. HS: vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS kể 1 câu chuyện mà em yêu thích. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: HD HS làm bài tập. ( 33 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ. Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ, Vbt
2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận
2.1.4. Cách tiến hành:
 Bài 1: HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bài MRVT đã học. GV ghi nhanh lên bảng.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm 6 và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- GV yêu cầu HS đọc tên cá từ ngữ vừa tìm được.
- GV chốt lại các từ ngữ thuộc 3 chủ điểm đã học.
 Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS đọc các câu thành ngữ, tục ngữ.
- HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng.
- GV chốt lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học thuộc 3 chủ điểm trên và tình huống sử dụng chúng phù hợp.
 Bài 3 : HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận theo cặp đôi về tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu hai chấm và lấy ví dụ về tác dụng của chúng.
- HS trả lời, GV chốt lại.
- GV kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
Tiết 10
LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất(năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Tập đạo tướng quân
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Tranh Sgk 
2. HS: Vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp. ( 33 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Hs nắm được nguyên nhân nhà Tống sang xâm lược nước ta.
2.1.2. PHDH: Vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.1.3. Cách tiến hành:
- Tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược.
-GV cho HS đọc SGK đoạn : “Năm 979 .sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”.
-GV đặt vấn đề :
+Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
+Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ?
GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: ý kiến thứ 2 đúng vì: khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta; Lê Hoàn đang giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ ủng hộ tung hô “vạn tuế”.
+Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
+Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc ?
-Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ?
-Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận .
-GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?”.
-GV kết luận: Nền độc lập của nước nhà được giữ vững ; Nhân dân ta tự hào ,tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc 
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài tiết sau.
 Ngày soạn: 07/11/2020
 Ngày dạy: Thứ Năm 12/11/2020. Lớp 4A
TIẾT 49
TOÁN
 NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
-Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số ( tích không quá 6 chữ số )
- Thực hành tính nhân.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề, tính toán
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Sgk, thước thẳng.
2. HS: vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS đặt tính và tính : 5872 2
2.1. Hoạt động 1: HD thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (không nhớ) ( 10 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (không nhớ - tích có không quá 6 chữ số).
2.1.2. ĐDDH: SGK.
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.1.4. Cách tiến hành:	
- GV viết bảng phép nhân, HS đọc : 241 324 x 2 .
- HS nhắc lại các bước để thực hiện phép tính.
- HS thực hành làm cá nhân vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm.
- HS đọc kết quả, GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng. Nhiều HS nhắc lại cách thực hành tính.
- GV chốt lại cách thực hiện phép tính : Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số, trường hợp không nhớ.
2.2. Hoạt động 2: HD HS nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (trường hợp có nhớ) ( 10 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (có nhớ - tích có không quá 6 chữ số).
2.2.2. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.3. Cách tiến hành:	
- GV nêu phép nhân : 136 204 4.
- GV tiến hành tương tự hoạt động 1.
- GV chốt lại : Đây là trường hợp nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số, trường hợp có nhớ.
2.3. Hoạt động 3: Thực hành. ( 13 phút )
2.3.1. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhân với số có 1 chữ số và làm bài toán giải liên quan đến phén nhân với số có một chữ số. 
2.3.2.ĐDDH: SGK, Vbt
2.3.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.3.4. Cách tiến hành:	
 Bài 1 : HS nêu yêu cầu.
- HS nhắc lại các bước thực hiện phép tính.
- HS thực hành làm phép tính 341 231 2 vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- HS làm các bài còn lại tương tự.
- GV chốt lại, khắc sâu cho HS ghi nhớ cách thực hiện nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
 Bài 3 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS xác đinh các biểu thức trên thuộc dạng nào đã học và nêu quy tắc tính.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, giao việc cho từng nhóm, HS các nhóm hoàn thành bài tập theo yêu cầu, 2 HS lên bảng làm và trình bày kết quả, GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- GV chốt lại kĩ năng tính giá trị của biểu thức.
2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
TIẾT 20
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 KIỂM TRA CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 - Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì 1.
 - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng.
- Viết được bức thư ngắn đúng ND.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ. 
2. HS: Vở viết, SGK, Vbt
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Kiểm tra chính tả. ( 13 phút ) 
2.1.1. Mục tiêu: Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, k/n giữa học kì 1. Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng.
2.1.2. ĐDDH: Vở chính tả.
2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ...
2.1.4. Cách tiến hành:
- GV đọc cho HS viết bài : Chiều trên quê hương.
- GV thu về chấm điểm.
2.2. Hoạt động 2: Kiểm tra tập làm văn. ( 20 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, k/n giữa học kì 1. Viết được bức thư ngắn đúng ND.
2.2.2. ĐDDH: Bảng phụ, vở tập làm văn.
2.2.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 
2.2.4. Cách tiến hành:
 Đề bài : Viết 1 bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
- HS làm bài. 
- GV thu vở về chấm điểm.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
TIẾT 10
KỂ CHUYỆN
 	 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
 HOẶC THAM GIA 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện để kể lại rõ ý ; biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Rèn luyện thói quen ham đọc sách.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong SGK.
2. HS: vở viết, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS kể câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện: ( 33 phút )
 2.1.1. Mục tiêu: Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình... Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện để kể lại rõ ý. GDKNS cho HS: KN: thể hiện sự tự tin; KN lắng nghe tích cực; KN đặt mục tiêu; KN kiên định, ...
2.1.2. ĐDDH : Tranh SGK.
2.1.3. PHDH : Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại.
2.1.4. Cách tiến hành :
a.Tìm hiểu đề bài
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân.
- Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì? Nhân vật trong truyện là ai?
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý 
- Em xây dựng cốt truyện theo cách nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b. Kể trong nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm.Trao đổi,thảo luận với bạn bè nội dung,ý nghĩa và cách đặt tên cho chuyện.
 - GV đi đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ.
c. Kể trước lớp
 - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp, HS cả lớp nhận xét. GV nhận xét cho điểm HS.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
 Nhận xét tiết học Dặn về nhà kể lại chuyện cho mọi người trong nhà nghe.
TIẾT 20
 KHOA HỌC
 NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Học sinh nêu được 1 số tính chất của nước nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi ,không vị ,không có hình dạng nhát định nước chảy từ trên cao xuống thấp chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_10_ban_dep.doc