Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 13

- GV có thể giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki.

 -Em hãy đặt tên khác cho truyện.

- Cho HS phát biểu.

- GV nhận xét + chốt lại tên đặt hay.

Đọc diễn cảm

- Cho HS đọc diễn cảm.

- Cho HS luyện đọc 1 đoạn khó đọc.

GV chọn đoạn văn nào HS lớp mình đọc còn có chỗ sai để luyện.(GV đưa đoạn văn đã viết sẵn trên bảng phụ lên để luyện),GV lưu ý các em về cách ngắt giọng,nhấn giọng.

 

doc 38 trang Bảo Anh 12/07/2023 18240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 13

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 13
Ngày soạn : 23/11/2020
Ngày dạy : 30/11/2020
Thứ hai
TẬP ĐỌC 
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Đọc đúng tên tên riêng nước ngoài ( Xi-ôn-cốp-xki).Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
	2- Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì,bền bỉ suốt 40 năm,đã thể hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao( trả lời được các CH trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh ảnh về khinh khí cầu,tên lửa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra kiến thức cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài
 Một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học người Nga Xi-ôn-cốp-xki (1857-1935).Bài Người tìm đường lên các vì sao hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em thấy được có được sự thành công Xi-ôn-cốp-xki đã phải trải qua biết bao gian khổ và vất vả.
Luyện đọc
a/Cho HS đọc.
GV chia đoạn: 4 đoạn.
Đ1: Từ đầu đến mà vẫn bay được.
Đ2: Từ Để tìmtiết kiệm thôi.
Đ3: Từ Đúng làbay tới các vì sao.
Đ4: Còn lại.
Cho HS đọc đoạn.
Luyện đọc từ khó: Xi-ôn-cốp-xki,ước,dại dột,rủi ro.
Cho HS đọc theo cặp.
Cho HS đọc cả bài.
b/HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ.
Cho HS đọc chú giải.
Cho HS giải nghĩa từ trong SGK.
c/GV đọc diễn cảm toàn bài.
Cần đọc với giọng trang trọng,cảm hứng,ca ngợi,khâm phục.Cần nhấn giọng ở những từ ngữ sau: nhảy qua,gãy chân,vì sao,không biết bao nhiêu, hì hục,hàng trăm,chinh phục
Tìm hiểu bài
Đoạn 1:
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi:
Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
Đoạn 2:
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi:
-Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
Đoạn 3:
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
-Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
GV có thể giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki.
 -Em hãy đặt tên khác cho truyện.
Cho HS phát biểu.
GV nhận xét + chốt lại tên đặt hay.
Đọc diễn cảm
Cho HS đọc diễn cảm.
Cho HS luyện đọc 1 đoạn khó đọc.
GV chọn đoạn văn nào HS lớp mình đọc còn có chỗ saiđể luyện.(GV đưa đoạn văn đã viết sẵn trên bảng phụ lên để luyện),GV lưu ý các em về cách ngắt giọng,nhấn giọng.
Cho HS thi đọc diễn cảm.
GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà luyện đọc thêm.
-HS lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu trong sách.
-HS đọc đoạn nối tiếp.
-Từng cặp HS đọc.
-1,2 em đọc cả bài.
-Cả lớp đọc thầm chú giải.
-Một vài em giải nghĩa.
-HS đọc thành tiếng.
-Tất cả đọc thầm (hoặc chia nhóm).
-Từ nhỏ ông đã mơ ước được bay lên bầu trời.
-HS đọc thành tiếng.
-Ông đọc bào nhiêu là sách,ông làm thí nghiệm rất nhiều lần. Ông sống tiết kiệm
-HS đọc thành tiếng.
-Ông có ước mơ chinh phục các vì sao,vì ông có nghị lực,có lòng quan tâm thực hiện ước mơ.
-Cá nhân (hoặc đại diện nhóm) trình bày tên truyện mình đặt.
-Lớp nhận xét.
-HS nối tiếp đọc 4 đoạn.
-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
-3 học sinh 4 HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
HS có thể trả lời:
-Từ nhỏ,Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước bay lên bầu trời.
-Xi-ôn-cốp-xki đã kiên trì,nhẫn nại nghiên cứu để thực hiện ước mơ của mình
TIẾT 61: 	TOÁN 
 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
A.Mục tiêu : 
 -Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
B.Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ viết sẵn bài tập 4
C.Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra kiến thức cũ:
 -GV gọi 2 HS làm các bài sai của tiết trước
 II.Bài mới :
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn Hs thực hiện như Sgk 3.Luyện tập , thực hành 
 Bài 1: Tính nhẩm:
 -Yêu cầu HS nêu lại cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
Bài 3: 
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài 
 -Yêu cầu HS tóm tắt và giải
GV HD HS giải theo nhiều cách.
Gợi ý HS mỗi hàng đều có 11 HS 
 4.Củng cố, dặn dò :
 -Hệ thống bài
 -Nhận xét tiết học.
-2 HS lên sửa bài , HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn 
-HS nghe.
- Hs thực hiện tính
-HS nêu cách nhẩm.
a. 34 x 11 = 374
b. 11 x 95 = 1045
c. 82 x 11 = 902
-HS đọc đề bài
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở 
Cách 2: Bài giải:
Số học sinh của khối lớp Bốn là:
17 x 11 = 187 ( học sinh )
Số học sinh của khối lớp Bốn là :ø
15 x 11 = 165 ( học sinh )
Số học sinh của cả hai khối lớp:
187+ 165 = 330( học sinh)
 Đáp số : 352 học sinh
Cách 2:	Bài giải:
Số hàng cả hai khối lớp xếp được là
17 + 15 = 32 ( hàng )
Số học sinh của cả hai khối lớp
11 x 32 = 352 ( học sinh )
 Đáp số : 352 học sinh
Ngày soạn : 24/11/2020
Ngày dạy : 01/12/2020
Thứ ba
Luyện từ và câu
Tiết : 25 	 MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ, NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí , nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ ( BT1),đặt câu (BT2) ,viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ kẻ bài 1, bảng phụ kẻ 3 cột bài 2
- HS: Vở CBB
III. Các hoạt động dạy - học :
1/ Khởi động: Ổn định tổ chức – Hát
2/ Kiểm tra kiến thức cũ: Tính từ
- 1 em nêu các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
- 1 em tìm những từ ngữ chỉ mức độ đỏ
3/ Bài mới: Giới thiệu bài “ Mở rộng vốn từ: ý chí, nghị lực “
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn hs làm bài tập mở rộng vốn từ về chủ điểm về chủ điểm “ Có chí thì nên “
- Cách tiến hành: 
Bài 1: Cho hs thảo luận 
Kết luận:
a) Quyết tiến, quyết tâm, bền gan, bền chí, kiên trì, kiên tâm, vững tâm ..
b) Khó khăn, gian khổ, gian nan, gian truân, thách thức, gian lao, ghềnh thác, chông gai
Bài 2: Gọi hs đọc, nhắc hs làm bài
Kết luận: 
Danh từ: Khó khăn, gian khó, gian nan, gian truân, gian lao, hgềnh thác. Chông gai.
Động từ: Bỏ cuộc, lui bước, thử thách, thách thức, nản chí, nản lòng, ngã lòng, thoái chí, quyết chí, quyết tâm.
Tính từ: Bền gan, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, vững tâm, vững chí, vững 
lòng
 Bài 3: 
Kết luận:
Em hãy kiên trì học hơn nữa
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Cho hs viết đoạn văn văn vào vở
GV nhắc hs mở bài và kết luận có thể bằng câu tục ngữ, thành ngữ
GV nhận xét, ghi điểm
- 1hs đọc y/c bài
- Cả lớp đọc thầm trao đổi nhóm đôi
- HS làm bài vào vở
- 2 em lên bảng lớp
- Cả lớp nhận xét
- 1hs đọc y/c bài
- Hs làm việc cá nhân (Mỗi em đặt 2 câu)
- 2 em lên bảng lớp
- 1 hs đọc đề 
- Cả lớp làm việc
- Cả lớp nêu thành ngữ, tục ngữ đã học
- 1 – 2 em nêu
Từng em nêu từng trường hợp sử dụng các câu thành ngữ để khuyên răng
- 1 hs đọc đề 
- Cả lớp làm vở nháp
- 3 – 4 em đọc bài văn
- Lớp nhận xét chọn đoạn văn hay nhất
4/ Củng cố, dặn dò:
- Đọc lại bài 1, học bài
- Chuẩn bị : bài “ Câu hỏi và dấu hỏi “ 
TIẾT 62: TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I/ Mục tiêu:
Biết cách nhân với số có ba chữ số.
Tính được giá trị của biểu thức.
Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 và bài 3* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Kẻ sẵn bảng phụ BT1 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
 Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
 Gọi HS lên bảng tính 
Nhận xét, chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết cách nhân với số có hai chữ số. Vậy nhân với số có ba chữ số ta thực hiện thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Vào bài:
a) Tìm cách tính 164 x 123 
- Ghi bảng: 164 x 123
- Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng, các em hãy thực hiện phép nhân này.
- Để tính 164 x 123, theo cách tính trên chúng ta phải thực hiện mấy phép tính? 
b) Giới thiệu cách đặt tính và tính: 
- Để tính 164 x 123, chúng ta còn có cách tính khác, đó là thực hiện tính nhân theo cột dọc. Dựa vào cách đặt tính nhân với số có hai chữ số, bạn nào có thể tính 164 x 123
- Y/c hs nêu cách tính. 
- Giới thiệu: (vừa nói vừa ghi) 
. 492 là tích riêng thứ nhất
. 328 là tích riêng thứ hai
. 164 là tích riêng thứ ba
- Nhìn vào 3 tích riêng, em có nhận xét gì về cách viết? 
- GV nhấn mạnh lại cách viết các tích riêng
c) Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, y/c hs thực hiện vào B 
Bài 2: Treo bảng số (đã chuẩn bị) lên bảng, Gọi hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở.
*Bài 3: Gọi hs đọc đề bài
- Hãy nêu công thức tính diện tích hình vuông? 
- Y/c hs tự làm bài 
- Các em hãy đổi vở nhau để kiểm tra
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Muốn nhân với số có ba chữ số ta làm sao? 
- Nhân với số có ba chữ số ta được mấy tích riêng? Cách viết các tích riêng như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Nhân với số có ba chữ số (tt) 
- 2 hs lần lượt lên bảng tính 
* 12 x 11 + 21 x 11 + 11 x 33
 = 11 x (12 + 21 + 33) = 11 x 66 = 726 
* 132 x 11 - 11 x 32 - 54 x 11 
=11 x (132 - 32 - 54) = 11 x 46 = 506 
- Lắng nghe 
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3) 
 = 164 x 100+164x 20+164 x 3 
 = 16400 + 3280+ 492 = 20172 
- 4 phép tính: 3 phép tính nhân , 1 phép tính cộng 
- 1 hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp 
 164 
 x 123
 492 . Tích riêng thứ nhất 
 328 . Tích riêng thứ hai 
 164 . Tích riêng thứ ba 
 20172
- Ta đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục,... Sau đó ta lần lượt nhân từng chữ số của 123 với 164 theo thứ tự từ phải sang trái 
- Tích riêng thứ hai viết lùi sang trái một cột so với tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ ba viết lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ hai. 
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào bảng con.
 a) 248 x 321 = 79608
 b) 1163 x 125 = 145375
 c) 3124 x 213 = 665412 
- 3 HS lần lượt lên bảng thực hiện.
 262 x 130 = 34060 
 262 x 131 = 34322
 263 x 131 = 34453 
- 1 hs đọc to trước lớp
- 1 hs lên bảng viết công thức tính 
 S = a x a 
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
 Diện tích của mảnh vườn là:
 125 x 125 = 15625 (m2)
 Đáp số: 15625 m 2 
- Ta đặt tính, sau đó nhân lần lượt theo thứ tự từ phải sang trái 
- Được 3 tích riêng. Tích riêng thứ hai viết lùi vài bên trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ ba viết lùi vào bên trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
TIẾT 13: 	KỂ CHUYỆN
 ÔN TẬP
I/ Mục đích, yêu cầu:
 - Dựa vào SGK, chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) thể hiện đúng tinh thần kiên trì vượt khó.
 - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Viết sẵn đề bài trên bảng lớp
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Gọi hs lên bảng kể lại câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về người có nghị lực. Sau đó trả lời câu hỏi về nhân vật hay ý nghĩa câu chuyện mà các bạn trong lớp đặt ra.
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong tiết KC tuần trước, các em đã kể những chuyện đã nghe đã nghe, đã đọc về những người có nghị lực, có ý chí vượt khó vươn lên. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về những người có nghị lực đang sống xung quanh chúng ta. Qua tiết học này các em sẽ biết bạn nào trong lớp mình biết nhiều điều về cuộc sống của những người xung quanh.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các em 
2) HD tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Gọi 1 hs đọc đề bài
- Phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: chứng kiến, tham gia, kiên trì vượt khó.
- Gọi hs đọc phần gợi ý
- Thế nào là người có tinh thần vượt khó?
- Em kể về ai? Câu chuyện đó như thế nào? 
- Các em hãy quan sát các tranh minh họa trong SGK/128 và mô tả nhưng gì em thấy qua bức tranh? 
- Nhắc hs: các em hãy lập nhanh dàn ý trước khi kể, dùng từ xung hô tôi khi kể cho bạn ngồi bên, kể trước lớp
* Kể trong nhóm:
- Gọi hs đọc lại gợi ý 3 (viết sẵn bảng phụ) 
- Y/c hs kể cho nhau nghe trong nhóm đôi
* Thi kể trước lớp:
- Gọi hs thi kể trước lớp
- Y/c hs đối thoại với bạn kể về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cùng hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí: Kể đúng nội dung, kết hợp cử chỉ khi kể, trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn. 
- Tuyên dương bạn có câu chuyện hay, kể hấp dẫn
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại những câu chuyện mà em đã nghe bạn kể cho người thân nghe
- Nhận xét tiết học 
-Bài sau: Búp bê của ai?
- 1 hs lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Theo dõi
- 3 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý 
- Là người không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn cố gắng, khổ công để làm được công việc mà mình mong muốn hay có ích.
+ Tôi kể về quyết tâm của một bạn giải bằng được bài toán khó.
+ Tôi kể về lòng kiên nhẫn luyện viết chữ đẹp của bạn Mai ở gần nhà tôi.
+ Tôi kể chuyện về một bạn nghèo, mồ côi cha nhưng có ý chí vươn lên nên học rất giỏi.
+ Tôi sẽ kể một câu chuyện rất cảm động chính tôi được chứng kiến về ý chí rèn luyện rất kiên trì của bác hàng xóm bị bệnh liệt cả hai chân.
+ Tranh 1,4 kể về một bạn gái có gia đình vất vả. Hàng ngày, bạn phải làm nhiều việc để giúp đỡ gia đình. Tối đến bạn vẫn chịu khó học bài
+ Tranh 2,3 kể về một bạn trai bị khuyết tật nhưng bạn vẫn kiên trì, cố gắng luyện tập và học hành. 
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 hs đọc to trước lớp
- HS kể trong nhóm đôi
- HS lần lượt nhau thi kể và đối thoại với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét theo các tiêu chí trên 
- Lắng nghe, thực hiện 
Ngày soạn : 25/11/2020
Ngày dạy : 02/12/2020
Thứ tư
TIẾT 26: TẬP ĐỌC
VĂN HAY CHỮ TỐT
I/ Mục đích, yêu cầu:
Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát ( trả lời các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
 - Một số tập viết chữ đẹp của hs trong lớp
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
Người tìm đường lên các vì sao.
 Gọi hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi:
1) Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
2) Ông kiên trì thực hiện mơ ước của minh như thế nào?
3) Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Y/c hs quan sát tranh trong SGK và hỏi: Bức tranh vẽ gì? 
- Người đang luyện viết chữ là Cao Bá Quát. Ở lớp 3 các em đã biết ông Vương Hi Chi người viết chữ đẹp nổi tiếng ở TQ qua chuyện Người bán quạt may mắn. Ở nước ta, thời xưa ông Cao Bá Quát cũng là người nổi tiếng văn hay chữ tốt. Làm thế nào mà ông viết chữ đẹp? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay 
2) HD đọc vài tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
+ Luyện phát âm những từ khó: oan uổng kêu quan, nỗi oan, huyện đường, dốc sức 
Gọi hs đọc lượt 2 trước lớp 
 Giải nghĩa từ mới có trong bài 
 + Đoạn 1: khẩn khoản
 + Đoạn 2: huyện đường, ân hận 
 - Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi hs đọc lại cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng từ tốn. Giọng bà cụ khẩn khoản, giọng Cao Bá Quát vui vẻ, xởi lởi. Đoạn đầu đọc chậm. Đoạn cuối bài đọc nhanh thể nhiện ý chí quyết tâm luyện chữ bằng được của Cao Bá Quát. Hai câu cuối đọc với giọng cảm hứng ca ngợi, sảng khoái.
b) Tìm hiểu bài
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
+ Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm viết đơn?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2
+ Sự việc gì xảy ra đã làm cho Cao Bá Quát phải ân hận?
+ Theo em, kho bà cụ bị quan thét lính đuổi về Cao Bá Quát có cảm giác thế nào? 
Kết luận: Cao Bá Quát đã rất sẵn lòng, vui vẻ nhận lời giúp đỡ bà cụ nhưng việc không thành vì lá đơn chữ viết quá xấu. Sự việc đó làm cho Cao Bá Quát rất ân hận và quyết tâm luyện chữ.
- Y/c hs đọc đoạn còn lại
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
+ Nguyên nhân nào khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay, chữ tốt? 
- Gọi hs đọc câu hỏi 4
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm câu trả lời 
- GV nhận xét, kết luận (treo bảng phụ đã viết sẵn 3 đoạn của bài 
 + Mở bài: (2 dòng đầu) 
+ Thân bài: (từ một hôm... nhiều kiểu chữ khác nhau) 
+ Kết bài: (đoạn còn lại) 
c) HD đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc lại 3 đoạn của bài 
- Y/c cả lớp lắng nghe, theo dõi tìm ra giọng đọc của bài.
- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn 
+ Gv đọc mẫu 
+ HS đọc cá nhân 
+ Y/c hs đọc diễn cảm trong nhóm theo cách phân vai
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét, nhóm đọc hay. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Bài Văn hay chữ tốt nói lên điều gì? 
- Câu chuyện khuyên các em điều gì? 
- Giới thiệu và khen ngợi một số hs viết chữ đẹp
- Nhận xét tiết học 
- Bài sau: Chú đất nung 
- 3 hs lần lượt lên bảng đọc và trả lời
- Vẽ cảnh một người đang luyện viết chữ trong đêm. 
- Lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
+ Đoạn 1: Từ đầu...xin sẵn lòng
+ Đoạn 2: Tiếp theo...sao cho đẹp
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS luyện phát âm cá nhân
- 3 hs nối tiếp nhau đọc lượt 2 
- HS đọc giải nghĩa từ ở phần chú giải 
- HS luyện đọc trong nhóm đôi
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe 
- HS đọc thầm đoạn 1
+ Vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay.
+ Cao Bá Quát vui vẻ nói: Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
- HS đọc thầm đoạn 2
+ Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường.
+ Khi đó chắc Cao Bá Quát rất ân hận và tự dằn vặt mình. Ông nghĩ ra rằng, dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì.
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn còn lại
+ Sáng sáng, ôngcầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, viết xong 10 trang vở mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời. 
+ Nhờ ông kiên trì luyện tập và có năng khiếu viết văn từ nhỏ 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Thảo luận nhóm đôi 
- Hs phát biểu ý kiến 
- Chữ viết xấu đã gây bất lợi cho Cao Bá Quát thuở đi học 
- Cao Bá Quát ân hận vì chữ viết xấu của mình đã làm hỏng việc của bà cụ hàng xóm nên quyết tâm luyện viết chữ cho đẹp. 
- Cao Bá Quát đã thành công, nổ danh là người văn hay, chữ tốt.
- 3 hs đọc lại 3 đoạn của bài
- Lắng nghe, theo dõi tìm ra giọng đọc, cách nhấn giọng (mục 2a) 
- Lắng nghe
- 2 hs đọc 
- Luyện đọc phân vai theo nhóm (Người dẫn chuyện, bà cụ, Cao Bá Quát)
- Từng nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Mục I - nhiều học hs đọc lại 
+ Kiên trì luyện viết, nhất định chữ sẽ đẹp
+ Kiên trì làm một việc gì đó, nhất định sẽ thành công,...
- Lắng nghe, thực hiện 
TIẾT 63: 	TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TT)
I/ Mục tiêu: 
 - Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 và bài 3* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Nhân với số có ba chữ số
Gọi hs lên bảng thực hiện
 a) 145 x 213 
 b) 2457 x 156 
c) 1879 x 157
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài:Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục học cách thực hiện nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0
2) Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- Viết lên bảng 258 x 203 và yêu cầu hs thực hiện đặt tính để tính 
- Em có nhận xét gì về tích riêng thứ hai? 
- Vì tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0 nên khi thực hiện đặt tính để tính 258 x 203 ta có thể không viết tích riêng này mà vẫn dễ dàng thực hiện phép cộng. Ta thực hiện như sau: (vừa nói vừa viết) 
x
 258 
 203
 774
 1516AA 
 152374 
- Các em có nhận xét gì về cách viết tích riêng thứ ba? 
- Nhấn mạnh lại cách viết các tích riêng 
3) Thực hành:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào B 
Bài 2: Treo bảng phụ đã viết sẵn 3 cách thực hiện. Y/c cả lớp suy nghĩ để tìm câu đúng. 
- Nhận xét, kết luận bài giải đúng 
Bài 3*: Gọi hs đọc đề bài (giảm tải)
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi để giải bài toán (phát phiếu cho 2 nhóm) 
- Gọi đại diện nhóm lên dán phiếu và trình bày 
Nhận xét, kết luận bài giải đúng 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm lại bài 1 vào vở toán nhà
- Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng đặt tính và tính
a) 145 x 213 = 30885
b) 2457 x 156 = 383292 
c) 1879 x 157 = 295003
- Lắng nghe
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
x
 258 
 203
 774 
+
 000
 516
 52374 
- Gồm toàn chữ số 0
- HS lắng nghe
- Viết lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
- Hs lần lượt lên bảng tính, cả lớp làm vào B
a) 523 x 305 = 159515 
b) 308 x 563 = 173404
c) 1309 x 202 = 264418 
- Cả lớp suy nghĩ, gọi 1 hs lên bảng chọn ô đúng và giải thích. (cách thực hiện thứ ba là đúng) 
- Hs khác nhận xét 
- Thảo luận nhóm đôi
- Dán phiếu và trình bày 
 Số thức ăn trại chăn nuôi cần trong 1 ngày 
 104 x 375 = 39000 (g) 
 39000 g = 39 kg
Số thức ăn trại chăn nuôi cần ăn trong 10 ngày là:
 39 x 10 = 390 (kg)
 Đáp số: 390 kg 
- Gọi các nhóm khác nhận xét 
- Sửa bài (nếu sai) 
TIẾT 25: 	 TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu: 
 Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của giáo viên.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý...cần chữa chung trước lớp
III/ Các hoạt động dạy-học:
1) Nhận xét chung bài làm của hs:
- Gọi hs đọc lại đề bài và nêu y/c của đề.
* Ưu điểm: 
- Hiểu đề, viết đúng y/c của đề
- Dùng từ xưng hô đúng 
- Biết kể câu chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc
* Khuyết điểm: 
- Chính tả sai nhiều
- Chưa sáng tạo khi kể theo lời nhân vật
- Cách diễn đạt chưa gãy gọn, còn dài dòng
- Dùng từ, đặt câu còn sai nhiều, sử dụng dấu câu chưa đúng chỗ
* Nêu tên những hs làm bài đúng y/c, lời kể hấp dẫn, sinh động, có sự liên kết giữa các phần, mở bài, kết bài hay.
- Trả bài cho từng hs
2) HD hs chữa lỗi
- Treo bảng phụ các lỗi phổ biến của hs, y/c hs đọc phát hiện lỗi và nêu cách sữa lỗi
- HS tự sữa lỗi, Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra bạn sửa lỗi
- Kiểm tra, giúp đỡ hs sửa đúng lỗi trong bài
3) Học tập những đoạn văn, bài văn hay
- Đọc một vài đoạn hoặc 1 bài làm tốt 
- Y/c hs trao đổi, tìm cái hay của bài (hay về chủ đề, bố cục, đặt câu, liên kết các ý)
4) HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình
- Y/c hs chọn 1 đoạn văn cần viết lại (đoạn có nhiều lỗi chính tả, viết lại cho đúng chính tả, đoạn dùng dấu câu sai, viết lại cho đúng dấu câu, đoạn viết đơn giản, viết lại cho hấp dẫn...)
- Gọi hs đọc 2 đoạn để so sánh (đoạn viết cũ với đoạn viết mới)
5) Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại bài (đối với những em viết chưa đạt)
- Khi viết cần chú ý tránh những khuyết điểm cô nhận xét
- Bài sau: Ôn tập văn kể chuyện
Ngày soạn : 26/11/2020
Ngày dạy : 03/12/2020
Thứ năm
TIẾT 13: 	 CHÍNH TẢ
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) a / b, hoặc BT (3) a / b,BTCT phương ngữ do GV soạn. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu khổ to viết nội dung BT2b
- Giấy khổ A 4 để hs làm BT 3b
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
Người chiến sĩ giàu nghị lực
- Đọc cho hs viết vào B: vườn tược, thịnh vượng, vay mượn.
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học
2) HD hs nghe-viết:
- Gv đọc đoạn văn cần viết
- Y/c cả lớp đọc thầm để phát hiện từ khó viết. 
- Hd hs phân tích lần lượt các từ trên và viết vào Bảng.
- Gọi hs đọc lại các từ khó. 
- Đọc lần lượt từng cụm từ, câu 
- Gv đọc cho hs soát lại bài 
- Chấm bài 
- Nhận xét
3) HD làm bài tập chính tả
Bài 2b: Y/c hs tự suy nghĩ và làm bài vào SGK
- Dán bảng 2 tờ viết sẵn nội dung, gọi hs lên thi làm bài. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Gọi hs đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh 
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
Bài 3b: Gọi hs đọc y/c
- Y/c cả lớp làm vào VBT (phát phiếu cho 5 em và y/c các em chỉ viết từ tìm được.
- Gọi những hs làm trên giấy lên dán và đọc kết quả. 
- Cùng hs nhận xét về (từ tìm được, chính tả, phát âm) 
- Chốt lại lời giải đúng 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: Thi tìm từ đúng.
- Chia nhóm, mỗi nhóm cử 2 thành viên lên tìm những từ có âm chính i/iê 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng 
- Bài sau: Chiếc áo búp bê 
- Cả lớp viết vào Bảng 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Đọc thầm phát hiện từ khó: Xi-ôn-cốp-xki, dại dột, rủi ro, non nớt.
- Phân tích, viết Bảng con. 
- 2 hs đọc to trước lớp.
- HS viết vào vở
- HS soát bài
- Đổi vở nhau để kiểm tra
- HS làm vào VBT
- 6 hs của 2 nhóm lên thi tiếp sức
- Nhận xét 
* nghiêm khắc, phát minh, kiên trì, thí nghiệm, thí nghiệm , nghiên cứu, thí nghiệm, bóng điện, thí nghiệm 
- 2 hs đọc 
- 1 hs đọc y/c
- HS tự làm bài
- Dán phiếu và nêu kết quả
- Nhận xét 
b) kim khâu, tiết kiệm, tim
- Chia nhóm cử thành viên lên thực hiện 
TIẾT 64: TOÁN
LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: 
Thực hiện được phép nhân với số có hai, ba chữ số.
Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
Biết công thức tính ( bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 3 và bài 2* và 4* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
Nhân với số có ba chữ số(tt)
Gọi hs lên bảng thực hiện 
a) 456 x 102 b) 7892 x 502 
 c) 4107 x 208
Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học
2) HD luyện tập:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào B . 
Bài 3: Tổ chức cho hs thi tiếp sức 
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 3 thành viên 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
Bài 4* : Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải bài toán (phát phiếu cho 2 nhóm) 
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày 
- Y/c hs nhận xét và nêu cách giải khác 
 Cách 1
 Số bóng điện cần để lắp đủ 32 phòng là:
 8 x 32 = 256 (bóng)
 Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là:
 3500 x 256 = 896000 (đ)
 Đáp số: 896000 đ 
 Bài 5a: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở . 
C/ Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
- Bài sau: Luyện tập chung
- 3 hs lần lượt lên bảng thực hiện
a) 456 x 102 = 46512
b) 7892 x 502 = 804984 
c) 4107 x 208 = 854256 
- Lắng nghe
- 1 hs lên bảng tính, cả lớp làm vào B 
a) 345 x 200 = 69000 
b) 237 x 24 = 5688
c) 403 x 346 = 139438 
- Chia nhóm, cử thành viên lên thực hiện 
a) 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x (12 + 18) 
 = 142 x 30 = 4260 
b) 49 x 365 - 39 x 365 = 
 365 x (49 - 39) = 365 x 10 = 3650
c) 4 x 18 x 25 = (4 x 25) x 18 
 = 100 x 18 = 1800 
- 1 hs đọc đề bài
- Thảo luận nhóm đôi
- Lên dán phiếu và trình bày
- HS nhận xét, nêu cách giải khác 
 Cách 2
Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho mỗi phòng học là:
 3500 x 8 = 28000 (đ)
Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là:
 28000 x 32 = 896000 (đ) 
 Đáp số: 896000 đ 
-1 hs lên bảng sửa, cả lớp theo dõi
 a) a = 12 cm, b = 5cm 
 thì S = 12 x 5 = 60 (cm2 )
 a = 15m, b = 10m
 thì S = 15 x10 = 150 (m2)
TIẾT 26:	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI 
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND ghi nhớ ).
-Xác định câu hỏi trong một văn bản (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước ( BT2, BT3).
 II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ kẻ các cột: câu hỏi - của ai - hỏi ai - dấu hiệu theo nội dung BT 1,2,3 (phần nhận xét) 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
MRVT: Ý chí - Nghị lực
- Gọi hs lên bảng làm BT1 và đọc đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực (BT3) 
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Hàng ngày khi nói và viết, các em thường dùng 4 loại câu: Câu kể, câu hỏi, câu cảm và câu cầu khiến. Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về câu hỏi.
2) Phần nhận xét, ghi nhớ: 
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Các em mở SGK/125 đọc thầm lại bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài.
- Gọi hs phát biểu, ghi nhanh câu trả lời vào bảng phụ đã chuẩn bị. 
Bài 2,3: Lần lượt hỏi, hs trả lời - ghi vào cột thích hợp.
- Câu hỏi 1 là của ai và hỏi ai? 
- Câu hỏi 2 là của ai và hỏi ai? 
- Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi? 
- Câu hỏi dùng để làm gì?
- Gọi hs đọc lại toàn bộ bảng. 
Kết luận: Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn dùng để hỏi những điều mà mình cần biết. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có khi để tự hỏi mình. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, không. Khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/131 
3) HD làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ SGK/85 và bài Hai bàn tay SGK/114 và thực hiện theo y/c của bài (phát phiếu cho 2 hs)
- Gọi hs lần lượt phát biểu 
- Dán phiếu của hs làm trên phiếu, gọi hs nhận xét.
- Gọi hs đọc lại bảng đúng 
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c và mẫu
- Ghi bảng: Về nhà , bà kể lại câu chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
- Gọi 2 hs lên làm mẫu (1 em hỏi, 1 em đáp)
 + HS 1: Về nhà bà cụ làm gì? 
 + HS1: Bà cụ kể lại chuyện gì?
+ HS1: Vì sao Cao Bá Quát ân hận? 
- 2 em ngồi cùng bàn đọc lại bài Văn hay chữ tốt, chọn 3-4 câu trong bài và thực hành hỏi đáp liên quan đến nội dung câu văn mà mình chọn.
- Gọi từng cặp hs thi hỏi-đáp.
- Cùng hs nhận xét, bình chọn cặp hỏi-đáp tự nhiên, đúng ngữ điệu.
1) Cao Bá Quát dốc sức làm gì?
2) Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ để làm gì?
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c
- Gợi ý: Các em có thể tự hỏi về một bài học đã qua, 1 cuốn sách cần tìm, 1 bộ phim đã xem, 1 đồ dùng đã mua,... Các em nhớ nói đúng ngữ điệu câu hỏi - tự hỏi mình.
- Y/c hs tự đặt câu vào VBT.
- Gọi hs lần lượt đọc câu mình đặt
- Cùng hs nhận xét. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Về nhà tập đặt câu hỏi để hỏi người khác và tự hỏi mình
- Bài sau: Luyện tập về câu hỏi
Nhận xét tiết học 
- HS1 làm lại BT1
- HS 2 đọc đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- Mở SGk đọc thầm và dùng viết chì gạch chân các câu hỏi.
- HS lần lượt phát biểu:
+ Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
+ cậu làm thế nào mà mua 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_13.doc