Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 9 - Bản mới

ke vẽ góc vuông đỉnh O cạnh OM, ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng ON và OM vuông góc với nhau.

- HS nhận xét hai đường thẳng tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.

- HS liên hệ 1 số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.

- HS thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc.

2.2. Hoạt động 2: Thực hành. ( 18 phút )

2.2.1 Mục tiêu: Rèn kĩ năng dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.

2.2.2. ĐDDH: Thước kẻ, ê ke.

2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, .

 

doc 23 trang Bảo Anh 12/07/2023 20180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 9 - Bản mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 9 - Bản mới

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 9 - Bản mới
 TUẦN 9 Ngày soạn: 23, 24/10/ 2019 
 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 28 tháng 10 năm 2019
 Tiết 1: HOẠT ĐỘNG NGLL 
 BÀI: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 CHỦ ĐỀ VỀ NHÀ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Giúp học sinh quan sát và nhận biết được sơ lược về ngôi trường mình đang học.
- Biết kể khái quát đơn giản về ngôi trường của mình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Trường học 
III .PPDH: Quan sát gợi mở , vấn đáp , thảo luận thưc hành
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS	
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Quan sát nhận biết đặc điểm ngôi trường ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: HS Quan sát nhận biết đặc điểm ngôi trường 
2.1.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp
2.1.3. Cách tiến hành:
 Tổ chức hs đi tham quan về ngôi trường của mình.
- GV giới thiệu sơ lược về ngôi trường.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về trường ( 18 phút )
2.1.1. Mục tiêu: HS hiểu được về ngôi trường của mình đang học.
2.1.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp
2.1.3. Cách tiến hành:
Trường có tên là gì?
Trường mình có bao nhiêu lớp học?
Kể tên các lớp học ?
Trường học được xây dựng như thế nào?
Em hãy kể về ngôi trường của mình?
Giáo viên kết hợp với hs nhận xét, tuyên dương.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét. Dặn HS học bài.
 ...................................................................................................
Tiết 2: TẬP ĐỌC 
 BÀI: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ ( Tiết 17 Theo PPCT )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Bước đàu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại .
- Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý 
2. Định hướng phát triển năng lực: KN: Lắng nghe tích cực; KN giao tiếp; KN thương lượng.
3. Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
- Gd hs tinh thần đoàn kết, trung thực. Biết quý trọng nghề nghiệp của mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
2. HS: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC 
 Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS đọc bài : Đôi giày ba ta màu xanh.
- HS nêu nội dung chính của bài. 	
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc: ( 10 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Đọc đúng trôi chảy toàn bài, biết đọc phân biệt lời dẫn với lời nhân vật, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với của câu chuyện, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
2.1.2.ĐDDH: Bảng phụ
2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.1.4. Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài .
- GV chia đoạn: 2 đoạn .
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn : GV giúp HS luyện đọc đúng, kết hợp giải nghĩa từ mới trong bài .
- GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ câu văn dài .
- HS luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( 15 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu : Cương mơ ước trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ. 
2.2.2.PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.2.3. Cách tiến hành:
- Gọi 1HS đọc đoạn 1, cả lớp nhìn SGK đọc thầm theo bạn và trả lời các câu hỏi sau:
? Từ thưa có nghĩa là gì ?
? Cương xin mẹ đi học nghề gì ?
? Cương xin học nghề thợ rèn để làm gì ?
? Kiếm sống có nghĩa là gì ?
? Đoạn 1 nói lên điều gì? (Nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp mẹ).
- GV ghi bảng ý chính và gọi HS nhắc lại.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
? Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi trình bày ước mơ của mình ?
? Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ?
? Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ?
- HS trả lời các câu hỏi, nhận xét và bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.
? Nội dung chính của đoạn 2 này là gì? (Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em). 
- GV chốt câu trả lời đúng, ghi bảng và gọi HS nhắc lại.
- Gọi 1HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK
- HS trả lời, GV bổ sung.
? Nội dung chính của bài này là gì ?
2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc lại. ( 8 phút ) 
2.3.1. Mục tiêu: Có giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
2.3.2. ĐDDH: Bảng phụ.
2.3.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.3.4.Cách tiến hành :
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 2 đoạn, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài.
- GV lưu ý HS cách đọc, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm .
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 2 của bài.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
- GV + HS nhận xét. 
2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét. Dặn HS học bài.
 ...................................................................................................
 Tiết 3: CHÍNH TẢ ( Nghe - viết) 
 BÀI: THỢ RÈN ( Tiết 9 Theo PPCT )	
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
- Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ 2b
2. Định hướng phát triển năng lực: Tính cẩn thận của HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ viết bài tập
2. HS: vở viết, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp: con dao, rao vặt. 	
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: HD nghe viết chính tả. ( 20 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp bài : Thợ rèn.
2.1.2. PHDH : Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ...
2.1.3. Cách tiến hành:
a. HD HS chuẩn bị :
- GV đọc bài viết. HS đọc.
? Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả ?
? Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn ?
? Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn ?
- HS nêu các từ, tiếng khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV yêu cầu HS viết các từ, tiếng khó ra giấy nháp và ghi nhớ.
- Yêu cầu HS nêu các hiện tượng chính tả cần ghi nhớ, cách trình bày bài viết.
b. HS viết chính tả :
- GV đọc bài cho HS viết vào vở. GV đọc cho HS soát lỗi.
c. Chấm, chữa bài.
- GV thu 5 -6 bài, chấm và nhận xét bài viết của HS.
2.2. Hoạt động 2: HD HS làm bài tập. ( 13 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt uôn/uông.
2.2.2. ĐDDH: VBT.
2.2.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ...
2.2.4. Cách tiến hành: Bài 2b : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành bài tập vào VBT.
- HS trình bày kết quả. GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- HS đọc các câu tục ngữ đã hoàn chỉnh.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau
 .........................................................................................
Tiết 4: TOÁN 
 BÀI: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC (Tiết 41 Theo PPCT ) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc .
- Kiểm tra được hai đường thẳng có vuông góc với nhau bằng e ke
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực về tính toán của HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ 
2. HS: vở viết, VBT,SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS vẽ góc tù, góc bẹt, góc nhọn.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau. Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
2.1.2. ĐDDH: Thước kẻ, ê ke.
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, ...
2.1.4. Cách tiến hành :	
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD. Yêu cầu HS đọc tên hình và cho biết đó là hình gì?
? GV yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật.
?Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? (góc vuông).
- GV : Cô kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
- Hãy cho biết góc BCD, góc NCM, góc BCM, góc DCN là góc gì? (góc vuông).
? Các góc này có chung đỉnh gì? (đỉnh C).
- GV : Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O cạnh OM, ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng ON và OM vuông góc với nhau.
- HS nhận xét hai đường thẳng tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
- HS liên hệ 1 số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. 
- HS thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc.
2.2. Hoạt động 2: Thực hành. ( 18 phút )
2.2.1 Mục tiêu: Rèn kĩ năng dùng ê ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
2.2.2. ĐDDH: Thước kẻ, ê ke.
2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, ...
2.2.4. Cách tiến hành :	
 Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS cả lớp dùng ê ke để kiểm tra.
- HS phát biểu ý kiến, lớp chất vấn. GV nhận xét, chốt lại.
 Bài 2: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS nêu các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình chữ nhật.
- GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
 Bài 3: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
- HS dùng ê ke để kiểm tra và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- GV khắc sâu kĩ năng dùng ê-ke để kiểm tra góc vuông.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 ..
 Tiết 5: KĨ THUẬT: 
 BÀI: KHÂU ĐỘT THƯA ( Tiết 9 Theo PPCT )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều đường khâu có thể bị dúm .
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.
- Giáo dục HS yêu thích lao động, có ý thức an toàn lao động .
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Kéo, vải, thước, kim chỉ
2. HS: Kéo, vải, thước, kim chỉ
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC :
- Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại quá trình kĩ thuật khâu đột thưa?
2. Bài mới: Giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài
2.1. Hoạt động 1: Thực hành khâu đột thưa. ( 25 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều đường khâu có thể bị dúm .
2.1.2. Đồ dùng: Mẫu khâu thường, vải. Chỉ, kim, kéo, thước, phấn, len hoặc sợi khác màu vải.
2.1.3.Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
2.1.4. Cách tiến hành- GV củng cố kĩ thuật khâu đột thưa.
- GV thao tác mẫu 3- 4 mũi khâu đột thưa.
- HS thực hiện mẫu lại, thao tác khâu đột thưa.
+ HS thực hành hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
- HS trình bày sản phẩm theo nhóm.
- HS đánh giá SP dựa vào tiêu chí:
 Đường khâu thẳng.Mũi khâu đều.Đúng thời gian .
+ GV quan sát, uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng.
2.2. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả thực hành. ( 8 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Đánh giá sản phẩm của HS.
2.2.2.Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
2.2.3. Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm đã thực hiện .
- HS nhận xét đánh giá lẫn nhau
 + Bình xét bạn có sản phẩm đẹp nhất .
 - GV nhận xét chung, tuyên dương HS có sản phẩm đẹp.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò: ( 2 phút )
- Hệ thống lại nội dung và nhận xét giờ học.
 ..........................................................................................
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 29 tháng 10 năm 2019
Tiết 2: TOÁN: 
 BÀI: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG ( Tiết 42 Theo PPCT )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song .
- Nhận biết được hai đường thẳng song song
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực về tính toán của HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ 
2. HS: vở viết, VBT, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu HS lên bảng dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu hai đường thẳng song song. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS Có biểu tượng về hai đường thẳng song song, biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
2.1.2. ĐDDH: Thước kẻ, ê ke.
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.1.4. Cách tiến hành:	
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, yêu cầu HS đọc tên hình.
- GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu : Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
- GV yêu cầu HA tự kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật.
? Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta có hai đường thẳng song song không?
- GV: Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
- HS liên hệ các đường thẳng song song xung quanh chúng ta.
- GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song.
2.2. Hoạt động 2: Thực hành. ( 18 phút )
2.2.1.Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng nhận biết hai đường thẳng song song.
2.2.2. ĐDDH: Thước kẻ, ê ke.
2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.4. Cách tiến hành :	
 Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau.
? Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau?
- HS quan sát hình chữ vuông MNPQ và nêu các cặp cạnh song song với nhau.
 Bài 2 : HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu cá cạnh song song với cạnh BE.
- HS trả lời, GV + HS nhận xét. 
- GV yêu cầu HS tìm cá cạnh song song với cạnh AB.
 Bài 3 a : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong bài.
? Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau? 
? Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau?
? Các cặp cạnh song song này có cắt nhau không?
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) 
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Tiết 3: KHOA HỌC:
 BÀI: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC ( Tiết 17 Theo PPCT )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
- Không chơi đùa gần hồ ao,sông,suối ; giếng ,chum,vại,bể nước phải có nắp đậy. 
 + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giạo thông đường thuỷ .
 + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.Thực hiện các quy tắc an toàn phòng tranh đuối nước 
- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ, Phiếu học tập
2. HS: vở viết, VBT,SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Khi bị bệnh người ta cần ăn uống như thế nào?
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước. ( 10 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước.
2.1.2. PPDH: Gợi mở,đàm thoại.
2.1.3. Cách tiến hành:
- Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày?
 HS làm việc theo nhóm và đại diện trình bày:
+ Không chơi đùa gần bờ ao, sông, suối, giếng nước phải được xây thành cao, chum vại, bể nước phải có nắp đậy...
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguyên tắc khi học bơi hoặc đi bơi. ( 10 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được một số nguyên tắc khi học bơi và đi bơi.
2.2.2. PPDH:Gợi mở,đàm thoại,hỏi đáp.
2.2.3.Cách tiến hành:
- Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? Nên tập, đi bơi ở bể bơi cùng với người lớn.
- Cần chú ý điều gì khi đi bơi hoặc tập bơi: Khi đi bơi cần tuân thủ nội qui của bể bơi.
- Không xuống bơi khi: Đang ra mồ hôi, chưa vận động, vừa ăn no hoặc qua đói.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phòng tránh tai nạn đuối nước. ( 13 phút )
2.3.1. Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được cách phòng tránh tai nạn đuối nước.
2.3.2. PPDH:đàm thoại,hỏi đáp.
2.3.3. Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận: Mỗi nhóm 1 tình huống (SGK)
 + Giáo viên bao quát lớp làm việc
 + Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Các nhóm thảo luận và học cách ứng xử phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Các nhóm đưa ra các phương án, phân tích kĩ mặt lợi, hại của từng phương án để tìm ra giải pháp an toàn nhất - Giáo viên nhận xét, két luận.
2.4. Hoạt động cuối : Củng cố - dặn dò: ( 2 phút )
- Nhận xét giờ học.Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 ..
 Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 BÀI: MRVT: ƯỚC MƠ ( Tiết 17 Theo PPCT ) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
-Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm : Trên đôi cánh ước mơ.
- Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước ,bằng tiếng mơ ( BT1,BT2) .
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ 
2. HS: vở viết, VBT,SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì ?	
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: HD HS làm bài tập. ( 33 phút ) 
2.1.1. Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Ước mơ. Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa, ghép được với từ ngữ sau từ ước mơ, nêu được VD minh hoạ về một loại ước mơ. Hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm.
2.1.2. ĐDDH: VBT.
2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, nhóm, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận, 
2.1.4. Cách tiến hành :
 Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ đồng nghĩa với từ ước mơ sau đó trả lời miệng.
? mong ước có nghĩa là gì ?, đặt câu với từ mong ước ?
? mơ tưởng nghĩa là gì ?
- HS trả lời các câu hỏi và đặt câu, GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
 Bài 2: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV chia nhóm : 4 nhóm, phát phiếu và bút dạ cho các nhóm, từ điển.
- Các nhóm thực hiện, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành 1 phiếu đầy đủ nhất. GV kết luận về những từ đúng. 
- HS đọc những từ vừa tìm được.
- GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ.
 Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung và mẫu.
- HS thảo luận cặp đôi để ghép được những từ thích hợp.
- Gọi HS trình bày kết quả, cả lớp nghe nhận xét. GV kết luận lời giải đúng. 
 Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 6 và tìm ví dụ minh hoạ cho những ước mơ đó.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV + HS nhận xét xem HS tìm VD đã phù hợp với nội dung chưa.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
 ..................................................................................
 Tiết 5: KỂ CHUYỆN
 BÀI: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN 
 HOẶC THAM GIA ( Tiết 9 Theo PPCT )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện để kể lại rõ ý ; biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Rèn luyện thói quen ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong SGK.
2. HS: vở viết, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS kể câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện: ( 33 phút )
 2.1.1. Mục tiêu: Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình... Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện để kể lại rõ ý. GDKNS cho HS: KN: thể hiện sự tự tin; KN lắng nghe tích cực; KN đặt mục tiêu; KN kiên định, ...
2.1.2. ĐDDH : Tranh SGK.
2.1.3. PHDH : Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ...
2.1.4. Cách tiến hành :
a.Tìm hiểu đề bài
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân.
- Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì? Nhân vật trong truyện là ai?
- Em xây dựng cốt truyện theo cách nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b. Kể trong nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm.Trao đổi,thảo luận với bạn bè nội dung,ý nghĩa và cách đặt tên cho chuyện.
 - GV đi đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ.
c. Kể trước lớp
 - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp, HS cả lớp nhận xét. GV nhận xét cho điểm HS.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
 Nhận xét tiết học Dặn về nhà kể lại chuyện cho mọi người trong nhà nghe.
 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 30 tháng 10 năm 2019
Tiết 1: TẬP ĐỌC: 
 BÀI: ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT (Tiết 17 Theo PPCT )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm phân biệt lời nhân vật ( lời xin , khẩn cầu của Mi -đát ,lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-ốt).
- Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. 
2. Định hướng phát triển năng lực: Kĩ năng giao tiếp.
3. Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
- Gd hs tinh thần đoàn kết, biết tương thân tương ái, lòng yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ
2. HS: vở viết, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài : Thưa chuyện với mẹ. 
? Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì ? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 10 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Đọc đúng trôi chảy toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ.
2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ...
2.1.4. Cách tiến hành :
- 1 HS đọc toàn bài .
- GV chia đoạn : 3 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ. 
- GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ giữa các câu văn dài.
- HS luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( 15 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
2.2.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ...
2.2.3. Cách tiến hành :
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp nghe và đọc thầm., trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
?Thần Đi-ô-ni-dốt cho vua Mi-đát cái gì ?
? Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì ?
- HS trả lời các câu hỏi, nhận xét và bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.
? Nội dung đoạn 1 là gì ? (Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện).
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp nghe đọc thầm, trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
? Khủng khiếp nghĩa là thế nào ?
- HS trả lời các câu hỏi, nhận xét và bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.
? Đoạn 2 của bài nói điều gì ? (Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước).
- GV ghi bảng ý chính đoạn 2, gọi HS nhắc lại.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp nghe đọc thầm, trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
? Vua Mi-đát có được điều ước gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn ?
- HS trả lời các câu hỏi, nhận xét và bổ sung. GV chốt câu trả lời đúng.
? Gọi 1 HS đọc lại toàn bài, cả lớp theo dõi và tìm nội chính của bài.
? Nội dung đoạn cuối bài là gì ? (Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.)
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. ( 8 phút )
2.3.1. Mục tiêu: Có giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
2.3.2. ĐDDH : Bảng phụ.
 2.3.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ...
2.3.4. Cách tiến hành :
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài.
- GV lưu ý HS cách đọc, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm .
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 3 của bài.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
- HS luyện đọc theo vai và thi đọc theo vai.
- GV + HS nhận xét. 
2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS học bài.
 .................................................................................................
Tiết 2: TOÁN
 BÀI: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC ( Tiết 43 Theo PPCT )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước
- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề, tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ
2. HS: Vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: 
- HD vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước. (10 p )
2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước. 
2.1.2. ĐDDH: Thước kẻ, ê ke.
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.1.4. Cách tiến hành :	
a. Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB :
- GV vẽ đường thẳng AB, điểm E nằm trên đường thẳng AB.
- Đặt 1 cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB.
- Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD.
- GV tổ chức cho HS thực hành vẽ.
b. Trường hợp điểm E nằm ngoài đường thẳng AB: 
- GV HD tương tự.
2.2. Hoạt động 2: Giới thiệu đường cao của hình tam giác. ( 10 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết đường cao của hình tam giác.
2.2.2. ĐDDH: Thước kẻ, ê ke.
2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.4. Cách tiến hành:	
- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC như SGK. GV yêu cầu HS đọc tên hình tam giác.
- GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
- GV giới thiệu đường cao của hình tam giác ABC.
- GV yêu cầu HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC.
? Một hình tam giác có mấy đường cao?
2.3. Hoạt động 3: Thực hành. ( 13 phút )
2.3.1. Mục tiêu: Giúp HS thực hành vẽ đường thẳng vuông góc, đường cao của hình tam giác.
2.3.2. ĐDDH: Thước kẻ, ê ke.
2.3.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.3.4.Cách tiến hành:	
 Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS nêu cách vẽ và thự hành vẽ. GV + HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV chốt lại cách vẽ đường thẳng vuông góc.
 Bài 2: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
? Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của hình tam giác ABC, vuông góc với cạnh nào của hình tam giác ABC?
- HS thực hành vẽ, GV và HS nhận xét.
- GV chốt lại cách vẽ đường cao của hình tam giác.
2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 .........................................................................................
 Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
 BÀI: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN ( Tiết 17 Theo PPCT )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong sách giáo khoa, bước đầu học sinh biết kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ
2. HS: vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS kể 1 câu chuyện mà em yêu thích. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: HD HS làm bài tập. ( 33 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng ND đoạn trích. Bước đầu nắm đựơc cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV.
2.1.2. ĐDDH: Vbt.
2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, ...
2.1.4. Cách tiến hành:
 Bài 1:Yêu cầu HS đọc đề bài.
? Câu chuyện : Trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể ?
- HS đọc mẫu lời thoại giữa Tin - tin và em bé thứ nhất.
- HS kể chuyện theo nhóm theo trình tự thời gian. Tổ chức HS thi kể từng màn. 
 Bài 2: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
? Trong truyện : Vương quốc ở tương lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không ?
? Hai bạn di thăm nơi nào trước, nơi nào sau ?
- GV: Các em vừa kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. Bây giờ các em tưởng tượng lại hai bạn Tin-tin và Mi-tin không đi thăm cùng nhau. Mi-tin thăm công xưởng xanh, Tin-tin thăm khu vườn kì diệu hoặc ngược lại và kể lại câu chuyện.
- HS kể mẫu.
- HS tập kể theo cặp. HS thi kể trước lớp. GV + HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
 Bài 3: HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời câu hỏi : 
? Cách kể chuyện trong bài tập 2 có gì khác cách kể trong bài tập 1 về trình tự sắp xếp các sự việc và về những từ ngữ nối hai đoạn ? 
- HS trả lời, GV chốt lại.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
 ............................................................................................
Tiết 4: ĐỊA LÝ: 
 BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN ( TT)
 (Tiết 9 Theo PPCT )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ớ Tây Nguyên : 
- Nêu được vai trò của rừng đối với đới sống và sản xuất : cung cấp gỗ , lâm sản , nhiều thú quý  
- Biết sự cần thiết phải bảo vệ rừng . 
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề.
3.Các nội dung lồng

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_9_ban_moi.doc