Bài giảng điện tử Lịch sử Lớp 5 - Bài 22

1. Mục tiêu:

Hoạt động tạo tình huống học tập nhằm khởi động bộ máy nhận thức của học sinh,tạo ra mâu thuẫn nhận thức giữa những kiến thức đã biết và chưa biết về đường Trường Sơn.

2. Phương thức:

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Cụ thể như sau:

Quan sát hình ảnh và xem phim dưới đây trao đổi thảo luận hãy cho biết:

Đây là con đường gì? Ra đời trong hoàn cảnh nào?

Em có hiểu biết gì về con đường này?

Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh kết hợp với trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi. Hoạt động này sẽ kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.

3. Gợi ý sản phẩm:

Mỗi nhóm học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.

 

docx 26 trang Bảo Anh 13/07/2023 21040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng điện tử Lịch sử Lớp 5 - Bài 22", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng điện tử Lịch sử Lớp 5 - Bài 22

Bài giảng điện tử Lịch sử Lớp 5 - Bài 22
A. DẪN DẮT BÀI MỚI (TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP)
1. Mục tiêu:
Hoạt động tạo tình huống học tập nhằm khởi động bộ máy nhận thức của học sinh,tạo ra mâu thuẫn nhận thức giữa những kiến thức đã biết và chưa biết về đường Trường Sơn.
2. Phương thức:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. Cụ thể như sau:
Quan sát hình ảnh và xem phim dưới đây trao đổi thảo luận hãy cho biết:
Đây là con đường gì? Ra đời trong hoàn cảnh nào?
Em có hiểu biết gì về con đường này?
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh kết hợp với trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi. Hoạt động này sẽ kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
3. Gợi ý sản phẩm:
Mỗi nhóm học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Vì sao mở đường Trường Sơn
1.1. Mục tiêu:
Nêu được bối cảnh và mục đích mở đường Trường Sơn, đáp ứng nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam nối liền hai miền Bắc Nam Việt Nam.
1.2. Phương thức:
Giáo viên chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn và đường Trường Sơn.
Đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hóa qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thực chất là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
Giáo viên cho học sinh khai thác thông tin sách giáo khoa đoạn đầu tiên; thảo luận trao đổi những nét chính về đường Trường Sơn.
 Thảo luận nhóm 4, trả lời vào phiếu học tập các câu sau: 
Câu 1: Đường Trường Sơn ra đời vào thời gian nào ? 
Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi là gì? 
Câu 3: Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì? 
Câu 4: Tại sao ta chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?
- Giáo viên mời đại diện nhóm lên trình bày câu 1, 2 và câu 3, 4.
- Cho học sinh nhận xét phần trình bày của nhóm.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
1.3. Gợi ý sản phẩm:
Câu 1: Đường Trường Sơn ra đời vào thời gian nào? 
Đường Trường Sơn ra đời vào ngày 19 - 5 - 1959.
Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi là gì? 
Đường Hồ Chí Minh
Câu 3: Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì? 
Để đáp ứng nhu cầu chi viện sức người, lương thực, vũ khícho chiến trường miền Nam.
Câu 4: Tại sao ta chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?
Vì đi giữa rừng, địch khó phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
2. Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn
2.1. Mục tiêu
Biết và trân trọng những khó khăn gian khổ và hi sinh mất mát của những chiến sĩ Trường Sơn.
2.2. Phương thức
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, khai thác thông tin trong sách giáo khoa và dùng phương pháp kể chuyện.
+ Cho học sinh kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Chia sẻ với các bạn những bức ảnh, những bài thơ về tấm gương chiến sĩ trên đường Trường Sơn.
2.3.  Gợi ý sản phẩm:
+ Những công việc của bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân ở trên đường Trường Sơn 
+ Những dòng thơ về đường Trường Sơn
Phía trước mặt là ngã ba Đồng Lộc
hố bom dày như lỗ hà ăn chân
(Qua cầu Tùng Cốc của Phạm Tiến Duật)
Không thể tin là em đã qua
Nơi túi bom bay mù bụi đỏ
Đường gập ghềnh ngổn ngang cây đổ
Trời lô nhô thân gỗ cưa ngang.
(Niềm tin có thật của Phạm Tiến Duật)
+ Kể chuyện về mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc
Giáo viên chốt ý:
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều chiến công, thắm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
3.Tìm hiểu ý nghĩa của đường Trường Sơn
3.1. Mục tiêu:
Biết được con đường huyết mạch để hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
3.2. Phương thức:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm: Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh: 
- Học sinh đọc sách giáo khoa, xem ảnh và thảo luận. Mỗi học sinh sẽ tự viết ý kiến của mình, sau đó thống nhất thành ý kiến của nhóm.
- Giáo viên điều khiển, tổ chức hoạt động nhận thức, có thể sử dụng “kĩ thuật phòng tranh”, sau khi các nhóm đã hoàn thành sản phẩm trên giấy A4, gắn trên bảng/tường, cả lớp sẽ tiến hành đi “tham quan”, nhận xét phần làm việc của các nhóm. Giáo viên tiến hành đánh giá, đưa ra những nhận xét và bổ sung kiến thức.
3.3. Gợi ý sản phẩm:
Trường Sơn là con đường huyết mạch để hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
C. LUYỆN TẬP (CỦNG CỐ)
1. Mục tiêu:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về đường Trường Sơn; liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn.
2. Phương thức:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, trong quá trình làm việc, học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Ngày nay, tác dụng của giao thông vận tải trong xây dựng và phát triển đất nước.
Hiểu biết của em về đường Trường Sơn hiện nay?
Sưu tầm một số bài hát, bài thơ, truyện kể và phim về đường Trường Sơn.
3. Gợi ý sản phẩm:
Ngày nay, tác dụng của giao thông vận tải trong xây dựng và phát triển đất nước.
- Kết nối các vùng miền, trao đổi, mua bán; giao lưu kinh tế, văn hóa và xã hội.
Hiểu biết của em về đường Trường Sơn hiện nay?
Đường Hồ Chí Minh là 1 trong 4 con đường giao thông huyết mạch, chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam, các tuyến còn lại là quốc lộ 1A, Đường cao tốc Bắc - Nam (Việt Nam) và đường ven biển Việt Nam. Đường Hồ Chí Minh còn một số đoạn đang thi công, dài khoảng 3.167 km chạy qua vùng núi phía Tây, khác với quốc lộ 1A chạy chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông. Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn.
 Sưu tầm một số bài hát, bài thơ, truyện kể và phim về đường Trường Sơn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lich_su_lop_5_bai_22.docx