Giáo án điện tử Lớp 3 - Học kì I

Trưa hè, tiếng ve như tiếng nhạc.(khúc nhạc vui, tiếng hát của dàn đồng ca.).

Bài 2: (Bài 3 trang 7 sách TV cơ bản lớp 3).

Em thích nhất hình ảnh so sánh nào trong các câu thơ trên. Nói 1-2 câu về vẻ đẹp của hình ảnh so sánh đó.

- VD: Em thích hình ảnh so sánh đôi mắt được so sánh hạt nhãn vì đôi mắt đen láy,

tròn giống như hạt nhãn.

* Hoạt động củng cố:

- HS báo cáo kết quả những việc đã thực hiện.

- Chia sẻ trước lớp các bài tập đã làm

 

doc 209 trang Bảo Anh 08/07/2023 19900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 3 - Học kì I

Giáo án điện tử Lớp 3 - Học kì I
TUẦN 1 Thứ hai ngày 2 tháng 9 năm 2019
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Thể dục G v chuyên dạy
Tiết 3+4 : Tiếng Việt
BÀI 1A: CẬU BÉ THÔNG MINH ( tiết1)
I. Mục tiêu
	II. Đồ dùng chuẩn bị
	1. Giáo viên: Nội dung câu chuyện về Lương Thế Vinh.
	2. Học sinh: Sách giáo khoa.
	III. Các hoạt động dạy- học cơ bản
	A. Hoạt động cơ bản
1. Nghe thầy cô kể chuyện về Lương Thế Vinh.
- Lương Thế Vinh sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (tức ngày 17 tháng 8 năm 1441) tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.
- Có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (Ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám hoa (đỗ thứ 3).
2. Nghe thầy cô kể câu chuyện: Cậu bé thông minh.
3. Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
4. Thay nhau đọc những câu sau:
5. Luyện đọc. 
6. Trong câu chuyện này, em thích nhân vật nào? Vì sao?
* Hoạt động củng cố:
- HS báo cáo kết quả quá trình thực hiện. Chia sẻ trước lớp các bài tập đã làm.
Tiết 2
	B. Hoạt động thực hành
1. Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi
a) Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.
b) Vì gà trống không thể đẻ được trứng.
2. Đọc đoạn 1, 2 và thảo luận để chọn câu trả lời đúng.
c) Vì cậu bé biết lệnh của vua vô lí.
3. Trao đổi, chọn ra 2 việc làm của cậu bé để chỉ ra được sự vô lí trong lệnh của nhà vua.
b) So sánh việc bố đẻ em bé với lệnh bắt dân nộp gà trống đẻ trứng.
d) So sánh việc rèn dao từ một chiếc kim với lệnh bắt làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- LGGDKNS: Qua tiết học giáo dục cho HS Biết tự rèn cho mình tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin. Từ đó biết cách xử lí và giải quyết những vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống một cách nhanh nhẹn, thông minh.
* Bài tập tăng thêm
1. Câu chuyện này nói lên điều gì ? ( Ca ngợi tài trí của cậu bé)
2. Tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh? ( bối rối, lúng túng)
3. Đặt câu với từ trái nghĩa ở bài 2. (Bạn Hoa lúng túng khi gặp bài toán khó)
* Hoạt động củng cố:
- HS báo cáo kết quả quá trình thực hiện. Chia sẻ trước lớp các bài tập đã làm.
Tiết 5 : Tự nhiên và xã hội 
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: Nội dung bài
2. Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động
b) Trả lời câu hỏi sau:
- Em vừa thực hiện những động tác gì theo bài hát ? (hít thở, tay giơ cao, giơ ngang bằng vai, đưa ra trước mặt, buông 2 tay)
- Em cảm thấy như thế nào sau khi thực hiện những động tác đó ?
2. Cùng thực hiện động tác hít thở sâu
b) Mô tả sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, khi thở ra. (Khi ta thở, lồng ngực 
phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác: hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài).
3. b) Trả lời câu hỏi:
- Hình a đường đi của không khí khi hít vào.
- Hình b đường đi của không khí khi thở ra.
- Em cảm thấy thế nào khi nín thở sâu? (khi nín thở sâu ta thấy thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường)
- Theo em, chúng ta có nên nín thở lâu không ? Vì sao ? (Không nên nín thở lâu. Vì hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết)
4. Chỉ vào hình 3 và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
5. Thực hành
b) Em nhìn thấy gì trong mũi ? (trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào)
c) Dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì? (Trong mũi có nhiều tuyến dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào).
6. Dựa vào hình 6 để trao đổi với bạn bên cạnh
b) Vì sao nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng ? ( Vì thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi)
7. Đọc và trả lời
b) Trả lời câu hỏi:
- Kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. ( mũi, khí quản, phế quản và phổi)
- Nêu vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.( Nhờ có hoạt động thở của cơ quan hô hấp mà cơ thể chúng ta luôn có đủ khí ô-xi để sống. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút, chúng ta có thể bị chết)
- LGGDKNS: Qua tiết học giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của hoạt động thở, rèn HS cách thở bằng mũi không nên thở bằng miệng. Từ đó giúp HS biết cách vệ sinh đường thở, tập thể thao, tập hít thở vào mỗi buổi sáng thức dậy để tăng cường sức khỏe.
* Hoạt động củng cố
- Báo cáo kết quả những việc đã làm của nhóm.
Tiết 6: Âm nhạc GV chuyên dạy
Tiết 7: Toán
Bài 1: ÔN TẬP VỀ ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
	II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: Thẻ ghi số có ba chữ số.
2. Học sinh: Sách luyện giải toán 3.
	III. Các hoạt động dạy- học cơ bản
A. Hoạt động thực hành
3. Viết số thích hợp vào ô trống
a) 
210
211
212
213
214
215
216
217
218
219
b) 
500
499
498
497
496
495
494
493
492
491
4. 
504 > 450 30 + 200 > 229
395 < 401 567 = 500 + 60 +7
762 < 672 
5. Tìm số bé nhất, số lớn nhất trong các số sau: 456; 397; 300; 730; 900; 480
Số bé nhất là 300; Số lớn nhất là 900
* Bài tập tăng thêm 
Bài 1. (Đề 1- Bài 1 trang 5 sách luyện giải toán 3)
a) Viết các số: 924, 231, 605, 317, 510.
b) Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 231, 317, 510, 605, 924.
Bài 2. (Đề B-1 Bài 3 trang 9 sách Giúp em củng cố và nâng cao)
Với ba chữ số: 4, 0, 5
a) Viết các số có ba chữ số khác nhau: 405, 450, 504, 540
b) Tổng của số lớn nhất và số bé nhất: 405 + 540 = 945, 
B. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà giải bài toán trong SGK.
_____________________________________________________________
Thứ ba ngày 3 tháng 9 năm 2019.
Tiết 1: Toán
BÀI 2: ÔN TẬP VỀ CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
(KHÔNG NHỚ) Tiết 1
	I. Mục tiêu
	II. Đồ dùng chuẩn bị
 1. Giáo viên: Nội dung bài
 2. Học sinh: 36 bộ đề ôn luyện toán. 
	III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động thực hành
Bài 2: Tính nhẩm
 a)300 + 200 = 500 
500  200 = 300
500 - 300 = 200 
b) 400 + 60 = 460
460 - 60 = 400
460 - 400 = 60
c) 100 + 20 + 6 = 126
400 + 30 + 2 = 432
900 + 90 + 9 = 999
Bài 3: Đặt tính rồi tính
+ Khi thực hiện phép cộng, trừ (không nhớ) ta thực hiện bắt đầu từ hàng đơn vị.
Bài 4: Tìm x
 a) x + 35 = 455
 x = 455 - 35
 x = 420
 b) x - 27 = 861
 x = 861 + 27
 x = 888
c) 625 - x = 202 
x = 625 - 202
x = 423
* Bài tập tăng thêm
Bài 1: (Bài 2 Đề 2 trang 9 Toán Giúp em củng cố và nâng cao)
Với ba chữ số: 3, 5, 7
a) Hãy viết các số có ba chữ số khác nhau: 357, 375, 537, 573, 735, 753
b) Hãy sắp xếp các số viết được theo thứ tự từ bé đến lớn: 357, 375, 537, 573, 735, 753
Bài 2: (Bài 10 trang 9 Vở 36 bộ đề ôn luyện): Tính bằng cách thuận tiện nhất
 	a) 164 + 179 + 236 +321 = (164 + 236) + (179 + 321) 
 = 400 + 500
 = 900
* Hoạt động củng cố:
- HS báo cáo kết quả quá trình thực hiện.
- Chia sẻ trước lớp các bài tập đã làm.
+ Khi thực hiện cộng, trừ các số có hai, ba chữ số ta làm thế nào ?
+ Muốn tìm số hạng (số bị trừ, số trừ) chưa biết ta làm thế nào ?
Tiết 2: Thể dục GV chuyên dạy
Tiết 3+4: Tiếng Anh GV chuyên dạy
Tiết 5+ 6: Tiếng Việt
Bài 1B: TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO (Tiết 1 )
I. Mục tiêu
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: Nội dung bài
2. Học sinh: Sách Luyện từ và câu 3.
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản.
1. Nói về những người bạn thông minh mà em biết.
2. Xem tranh, dựa vào các gợi ý dưới tranh, lần lượt kể từng đoạn câu chuyện: Cậu bé thông minh.
3. Thi kể chuyện từng đoạn trước lớp.
- LGGDKNS: Qua tiết học rèn HS mạnh dạn, tự tin kể chuyện trước đông người, 
Kể trôi chảy, mạch lạc và diễn cảm thể hiện được sắc thái của từng nhân vật.
 Tiết 2 
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản.
4. Cùng tìm những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ. 
a) Hai bàn tay được so sánh với hoa đầu cành.
b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
c) Cánh diều được so sánh với dấu "á".
d) Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
+ Tại sao những sự vật ở các câu thơ, câu văn trên được so sánh với nhau?
- Vì các sự vật ở câu thơ, câu văn trên có các đặc điểm tương đối giống nhau.
+ Trong các câu văn, câu thơ trên đã dùng từ nào để so sánh?
- Trong các câu văn, câu thơ trên đã dùng từ như để so sánh.
5. Viết kết quả tìm được ở hoạt động 4 vào vở.
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
a) Hai bàn tay
như
hoa đầu cành.
b) Mặt biển
như
tấm thảm khổng lồ.
c) Cánh diều
như
dấu "á".
d) Dấu hỏi
như
vành tai.
B. Hoạt động thực hành:
1. Trò chơi Truyền điện đọc tên chữ cái.
STT
Chữ
Tên chữ
STT
Chữ
Tên chữ
1
a
a
6
ch
xê hát
2
ă
ă
7
d
dê
3
â
â
8
đ
đê
4
b
bê
9
e
e
5
c
xê
10
ê
ê
2. Nghe viết đoạn văn trong bài Cậu bé thông minh (từ Hôm sau, nhà vua ... đến để luyện thành tài) .
+ Khi viết đoạn văn những chữ nào em phải viết hoa?
- Viết hoa chữ đầu câu, chữ đầu đoạn văn và lùi vào một ô, tên gọi vua.
* Bài tập tăng thêm
Bài 1: (Bài 3 trang 9 sách Luyện từ và câu 3).
- Đôi mắt bé tròn như hạt nhãn.(mắt na, mắt thỏ...)
- Bốn chân của chú voi to như bốn cái cột nhà. (bốn cái cột đình, bốn thân cây chắc khỏe...)
- Trưa hè, tiếng ve như tiếng nhạc.(khúc nhạc vui, tiếng hát của dàn đồng ca...).
Bài 2: (Bài 3 trang 7 sách TV cơ bản lớp 3).
Em thích nhất hình ảnh so sánh nào trong các câu thơ trên. Nói 1-2 câu về vẻ đẹp của hình ảnh so sánh đó.
- VD: Em thích hình ảnh so sánh đôi mắt được so sánh hạt nhãn vì đôi mắt đen láy, 
tròn giống như hạt nhãn.
* Hoạt động củng cố:
- HS báo cáo kết quả những việc đã thực hiện.
- Chia sẻ trước lớp các bài tập đã làm
Tiết 7: Tiếng Việt+ Luyện viết
CẬU BÉ THÔNG MINH 
I. Mục tiêu
	II. Đồ dùng chuẩn bị
	1. Giáo viên: Nội dung câu chuyện về Lương Thế Vinh.
	2. Học sinh: Sách giáo khoa.
B. Hoạt động thực hành
1. Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi
a) Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.
b) Vì gà trống không thể đẻ được trứng.
2. Đọc đoạn 1, 2 và thảo luận để chọn câu trả lời đúng.
c) Vì cậu bé biết lệnh của vua vô lí.
3. Trao đổi, chọn ra 2 việc làm của cậu bé để chỉ ra được sự vô lí trong lệnh của nhà vua.
b) So sánh việc bố đẻ em bé với lệnh bắt dân nộp gà trống đẻ trứng.
d) So sánh việc rèn dao từ một chiếc kim với lệnh bắt làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- LGGDKNS: Qua tiết học giáo dục cho HS Biết tự rèn cho mình tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin. Từ đó biết cách xử lí và giải quyết những vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống một cách nhanh nhẹn, thông minh.
* Bài tập tăng thêm
1. Câu chuyện này nói lên điều gì ? ( Ca ngợi tài trí của cậu bé)
2. Tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh? ( bối rối, lúng túng)
3. Đặt câu với từ trái nghĩa ở bài 2. (Bạn Hoa lúng túng khi gặp bài toán khó)
	* Hoạt động củng cố:
- HS báo cáo kết quả quá trình thực hiện. Chia sẻ trước lớp các bài tập đã làm.
Thứ tư ngày 4 tháng 9 năm 2019
Tiết 1+ 2: Tin học GV chuyên dạy
Tiết 3+4: Toán
Bài 2: ÔN TẬP VỀ CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (không nhớ- 2T)
I. Mục tiêu
	II. Đồ dùng chuẩn bị
	1. Giáo viên: Thẻ ghi số có ba chữ số.
	2. Học sinh: SGK; Các bộ thẻ học Toán; Sách Ôn luyện toán 3. 
	III. Các hoạt động dạy- học cơ bản
	A. Hoạt động thực hành.
	* Bài 5 (6). Giải bài toán:
Tóm tắt
 525 con
 a) Bác Hoa : 
 50 con
 Bác Hằng:
 ? con
Bài giải
 Bác Hằng nuôi được số con vịt là:
525 + 50 = 575 (con)
 Đáp số : 575 con vịt
	 - Nắm chắc được cách giải bài toán có lời văn về “ nhiều hơn” 
 	b)
Tóm tắt
 950 m
 Nhà Lan chợ
 400m
 Nhà Lan trường
 ? m
 Bài giải
 Quãng đường từ nhà Lan đến trường là:
950 - 400 = 550 (m)
 Đáp số : 550m
	- Nắm chắc được cách giải bài toán có lời văn về “ ít hơn” 
	* Bài 6 (6). Xếp 4 hình tam giác thành hình “ ngôi nhà”:
* Bài 7(6). Chơi trò chơi ”Lập phép tính đúng”:
 	300 + 56 = 356 56 + 300 = 356 356 - 56 = 300 356 - 300 = 56 
	* Bài tập tăng thêm
	* Bài 1: Đặt tính rồi tính
	* Bài 2: Tìm x
x + 41 = 134 + 20
x + 41 = 154
 x = 154 – 41
 x = 113
x – 13 = 261 + 10
x – 13 = 271
 x = 271 + 13 
 x = 284
	* Hoạt động củng cố:
	- HS báo cáo kết quả quá trình thực hiện.
	- Chia sẻ trước lớp các bài tập đã làm.
	+ Khi giải toán có lời văn dạng “nhiều hơn” ta làm thế nào?
	+ Khi giải toán có lời văn dạng “ít hơn” ta làm thế nào?
B. Hoạt động ứng dụng:	
	- Về nhà giải bài toán trong SGK
Tiết 5: Đạo đức
Bài 1. KÍNH YÊU BÁC HỒ (T1)
	I. Mục tiêu Giúp học sinh hiểu:
- Biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc Việt Nam.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Kính yêu và biết ơn Bác Hồ. Luôn thực hiện và làm theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: Một số bài thơ. bài hát về Bác Hồ với thiếu nhi.
2. Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
* Kiểm tra:
- Ban học tập kiểm tra đồ dùng tiết học.
A. Hoạt động cơ bản
Khởi động:
- HS hát bài “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”
B. Hoạt động thực hành
* Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS biết được Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc: Biết tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
- Yêu cầu hs quan sát các bức ảnh tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh
* Ảnh 1: Các cháu thiếu nhi đến thăm Bác Hồ
* Ảnh 2: Bác múa hát cùng các cháu thiếu nhi.
* Ảnh 3: Bác Hồ yêu quý các cháu thiếu nhi.
* Ảnh 4: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu
* Hoạt động 2: Giới thiệu thêm về Bác:
- Bác sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu?
- Bác sinh ngày 19 / 5/ 1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn , tỉnh Nghệ An
- Bác có những tên gọi nào khác ?
- Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Anh Ba, Nguyễn Ái Quốc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
- Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi và các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu và quý trọng Bác Hồ.
- Bác Hồ đã có công to lớn như thế nào đối với đất nước ta ? 
- Bác là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc. Bác là vị lãnh tụ đầu tiên của nướcViệt Nam chúng ta- Người đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945.
* Hoạt động 3 : Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
* Mục tiêu: Hs biết được các em cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
* Tiến hành
- GV kể chuyện 2 lần 
- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
- Bác rất yêu quý thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác.
- Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
- Thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. 
* GV kết luận:
Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ, Bác Hồ cũng rất yêu quý các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy.
* Mục tiêu : Giúp hs hiểu và ghi nhớ 5 điều Bác dạy
* Tiến hành
- Yêu cầu học sinh đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
C. Hoạt động ứng dụng: 	
- Ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
Tiết 6: Toán +
ÔN TẬP VỀ CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (không nhớ)
I. Mục tiêu
	II. Đồ dùng chuẩn bị
	1. Giáo viên: Thẻ ghi số có ba chữ số.
	2. Học sinh: SGK; Các bộ thẻ học Toán; Sách Ôn luyện toán 3. 
	III. Các hoạt động dạy- học cơ bản
	A. Hoạt động thực hành.
* Bài 7(6). Chơi trò chơi ”Lập phép tính đúng”:
 	300 + 56 = 356 56 + 300 = 356 356 - 56 = 300 356 - 300 = 56 
	* Bài 1: Đặt tính rồi tính
	* Bài 2: Tìm x
x + 41 = 134 + 20
x + 41 = 154
 x = 154 – 41
 x = 113
x – 13 = 261 + 10
x – 13 = 271
 x = 271 + 13 
 x = 284
 * Bài 3*: Tuần 1 trang 6 sách Ôn luyện toán 3 Theo chuẩn kiến thức kĩ năng
Bài giải
Tổng của hai số là Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
Vậy số đó là: 987
Một trong hai số đó là Số nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau.
Vậy số đó là: 102
Số cần tìm hay số kia là:
987 - 102 = 885
 Đáp số: Số cần tìm là 885
	+ Muốn biết số cần tìm ta làm thế nào?
 	- Ta phải dựa vào cách tìm số hạng chưa biết (lấy tổng trừ đi số hạng đã biết)
	* Hoạt động củng cố:
	- HS báo cáo kết quả quá trình thực hiện.
	- Chia sẻ trước lớp các bài tập đã làm.
	+ Khi giải toán có lời văn dạng “nhiều hơn” ta làm thế nào?
	+ Khi giải toán có lời văn dạng “ít hơn” ta làm thế nào?
B. Hoạt động ứng dụng:	
	- Về nhà giải bài toán trong SGK
Tiết 7: Luyện đọc
CẬU BÉ THÔNG MINH 
I. Mục tiêu
	II. Đồ dùng chuẩn bị
	1. Giáo viên: Nội dung bài
	2. Học sinh: Sách giáo khoa.
B. Hoạt động thực hành
1. Đọc đoạn 1 trả lời câu hỏi
a) Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.
b) Vì gà trống không thể đẻ được trứng.
2. Đọc đoạn 1, 2 và thảo luận để chọn câu trả lời đúng.
c) Vì cậu bé biết lệnh của vua vô lí.
3. Trao đổi, chọn ra 2 việc làm của cậu bé để chỉ ra được sự vô lí trong lệnh của nhà vua.
b) So sánh việc bố đẻ em bé với lệnh bắt dân nộp gà trống đẻ trứng.
d) So sánh việc rèn dao từ một chiếc kim với lệnh bắt làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- LGGDKNS: Qua tiết học giáo dục cho HS Biết tự rèn cho mình tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin. Từ đó biết cách xử lí và giải quyết những vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống một cách nhanh nhẹn, thông minh.
* Bài tập tăng thêm
1. Câu chuyện này nói lên điều gì ? ( Ca ngợi tài trí của cậu bé)
2. Tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh? ( bối rối, lúng túng)
3. Đặt câu với từ trái nghĩa ở bài 2. (Bạn Hoa lúng túng khi gặp bài toán khó)
	* Hoạt động củng cố:
- HS báo cáo kết quả quá trình thực hiện. Chia sẻ trước lớp các bài tập đã làm.
Thứ năm ngày 5 tháng 9 năm 2019
Tiết 1+2: Tiếng Anh GV chuyên dạy
Tiết 3: Tiếng Việt
Bài 1B: TRẺ EM THÔNG MINH NHƯ THẾ NÀO? (Tiết 3)
I. Mục tiêu
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: Mẫu chữ A hoa và từ ứng dụng Vừ A Dính
2. Học sinh: vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học cơ bản
B. Hoạt động thực hành
4. Tìm từ ngữ viết đúng
- Ngọt ngào; ngao ngán; nghêu ngoao.
5. Viết các từ đã chọn đúng ở trên vào vở.
6. Viết vào vở theo mẫu:
- Cụm từ có 3 chữ: Vừ, A, Dính.
- Chữ hoa: V, A, D và chữ H cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng khoảng cách viết một chữ o
- Câu: Anh em như thể chân tay 
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
- Các chữ A, h, y, R, l cao 2 li rưỡi, d, đ cao 2 li, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- HS cần hiểu được nghĩa của câu tục ngữ.
7. Cùng nhau hát bài : Em yêu trường em (Nhạc và lời của Hoàng Vân)
8. Tìm và viết vào vở từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn lời sau:
- Từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn lời sau: bàn, ghế, sách, vở, mực, bút, phấn, bảng.
- HS hiểu được từ ngữ chỉ sự vật có thể là từ chỉ người, chỉ vật, chỉ một hiện tượng tự nhiên 
* Bài tập giao thêm
Bài 1: Gạch chân những từ chỉ sự vật (chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên) trong đoạn văn sau:
*Đáp án:
Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.
Bài 2: Ghi lại hình ảnh so sánh với nhau trong đoạn văn ở bài tập 1 
*Đáp án:Lông trắng mượt như mái tóc búp bê.
Bài 3: Đặt một câu có từ chỉ sự vật sau đó gạch chân từ chỉ sự vật trong câu văn đó.
* Ví dụ: Những giọt sương sớm còn đọng lại trên lá.
* Hoạt động củng cố:
- Báo cáo chia sẻ bài với bạn.- Tìm một số từ ngữ chỉ sự vật .
C. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà tìm 5 từ ngữ chỉ sự vật ở nhà và viết các từ ngữ đó vào vở.
Tiết 4: Tiếng Việt
Bài 1C: HAI BÀN TAY EM (Tiết 1 )
I. Mục tiêu
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án + Sách 25 đề kiểm tra học sinh giỏi.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy- học cơ bản
A. Hoạt động cơ bản
1. Nói về bàn tay của em
- Bàn tay em biết làm những việc như: Viết, vẽ, múa, cắt dán thủ công, chải tóc, đánh răng quét nhà, rửa ấm chén...
- Việc em đã làm để giữ đôi tay sạch sẽ: Không để giây mực ra tay, không nghịch bẩn, 
rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng...
2. Nghe thầy cô đọc bài sau
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: Răng, siêng năng, cạnh lòng, răng răng.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, nhẹ nhàng, tình cảm. 
3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Thủ thỉ: Nói nhỏ nhẹ, thong thả vừa đủ để cho nhau nghe, thường là để thổ lộ tâm tình.
4. Mỗi bạn đọc một khổ thơ, tiếp nối nhau đến hết bài.
5. Đọc khổ thơ 1 rồi trả lời câu hỏi sau
- Hai bàn tay của bé được so sánh với nụ hoa hồng, ngón tay xinh như cánh hoa. 
6. Đọc các khổ thơ còn lại, trả lời câu hỏi:
+ Buổi tối, khi bé ngủ, hai hoa (hai bàn tay) cũng ngủ cùng bé. Hoa thì bên má hoa thì ấp cạnh lòng.
+ Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng chải tóc.
+ Khi bé ngồi học, hai bàn tay siêng năng viết chữ đẹp như hoa nở thành hàng trên giấy.
+ Khi có một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay.
* Chia sẻ cuối tiết:
- Đặt câu với từ thủ thỉ: Bạn Hoa và bạn Hà đang thủ thỉ nói chuyện với nhau.
- Hiểu nội dung bài thơ nói lên điều gỉ? 
+ Hai bàn tay rất đẹp, có ích và đáng yêu. 
Tiết 2
	B. Hoạt động thực hành.
	1. Ai thuộc nhanh hơn:
	- Học sinh tự học thuộc lòng bài cá nhân.
	- Kiểm tra thi đọc thuộc trong nhóm, trước lớp.
	2. Tìm từ
	a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n, có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với hiền là: lành
- Không chìm dưới nước là: nổi
- Vật dùng để gặt lúa, cắt cỏ là: liềm
	b) Chứa tiếng có vần an hay ang, có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với dọc là: ngang
- Nắng lâu, không mưa, làm đất nứt nẻ vì thiếu nước là: hạn
- Vật có dây làm bàn phím để chơi nhạc là: đàn
	* Bài tập tăng thêm
1. (Bài 1 Đề 1 trang 5 - 25 đề kiểm tra học sinh giỏi)
 Chọn 1 từ trong số các từ ghép được để đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
- Non sông Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
3. Ý nghĩa của bài thơ Hai bàn tay em là gì?
A. Hai bàn tay rất đẹp, rất sạch sẽ.
B
 Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.
C. Hai bàn tay rất đẹp, rất thân thiết với bé.
	* Hoạt động củng cố:
	- Báo cáo chia sẻ bài với các bạn trước lớp hoạt động 2.
Tiết 5+6 : Toán + 
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ) 
I. Mục tiêu
	II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: Các thẻ số (13, 11, 7,..: 6 + 7, 8 + 3, 13 - 6,..)
2. Học sinh: Vở viết, SGK, sách 36 bộ đề. 
III. Các hoạt động dạy học
A. Hoạt động cơ bản.
	3. Thảo luận cách thực hiện phép cộng 256 + 162
- HS thực hiện cá nhân. trao đổi cách thực hiện với bạn, nhóm
 Vậy: 256 + 162 = 418
	+) Khi thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ) ta làm thế nào?
	- Khi thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ta thực hiện bắt đầu từ hàng đơn vị. Trường hợp có nhớ ta nhớ vào kết quả của hàng liền kề trước nó. 
	4. Tính
	- Số có ba chữ số cộng với số có ba chữ số có nhớ một lần.
	- Khi thực hiện phép cộng các số có ba chữ số trường hợp có nhớ ta nhớ vào kết quả của hàng liền kề trước nó. 
* Bài tập tăng thêm
	Bài 1. Đề 1A trang 6 sách 36 đề ôn luyện 
318
355
	- 37
	Bài 2. Đề B -bài 4c trang 9 giúp em củng cố và nâng cao.
	Viết các số có hai chữ số có tổng hai chữ số bằng 12 và hiệu của hai chữ số bằng 2.
	Số phải tìm là: 57 và 75 vì 5 + 7 = 12; 7  5 = 2
	 * Hoạt động củng cố:
	- HS báo cáo kết quả quá trình thực hiện bài 4.
	- Chia sẻ trước lớp cách thực hiện với các bạn.
Tiết 7: Thủ công
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (2 tiết)
Mục tiêu
- HS biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.
- Gấp được tàu thủy hai ống khói đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích gấp hình.
A. Hoạt động cơ bản (tiết 1)
 1. Quan sát – nhận xét:
Học sinh quan sát tàu thủy hai ống khói mẫu: 
Tàu thủy hai ống khói làm bằng gì? 
Tàu thủy hai ống khói có kích thước như thế nào? 
Tàu thủy hai ống khói có tác dụng như thế nào?
 2. Quan sát (thầy) cô hướng dẫn mẫu:
+ Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy thành hình vuông.
Lưu ý: Cần gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau. Sau mỗi lần gấp cần miết cho phẳng.	 
+ Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
+ Bước 3: Gấp thành tàu thủy hai ống khói. 
B. Hoạt động thực hành (Tiết 2)
Nhắc lại yêu cầu :
- Quy trình làm tàu thủy hai ống khói.
+ Cần làm gì trước khi thực hiện? (Cần chuẩn bị giấy, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán)
Thực hành làm tàu thủy hai ống khói bằng giấy thủ công.
 Lưu ý: Cố gắng thực hiện sản phẩm thẳng theo đường kẻ và có độ dài bằng nhau, dán cân đối đúng quy trình kĩ thuật.
Đánh giá
- Mời các bạn để sản phẩm của mình lên bàn.
- Theo em các bạn sản phẩm nào đẹp nhất ?
- Nhóm chọn sản phẩm đẹp và treo bài lên khu vực nhóm mình.
- Giáo viên bổ sung, nhận xét sản phẩm của các nhóm.
- Nhận xét về sự chuẩn bị và thái độ học tập của học sinh
C. Hoạt động ứng dụng
- Về nhà cho người thân xem sản phẩm mà mình đã thực hiện.
- Quan sát các đồ chơi, mang đầy đủ đồ dùng học tập môn thủ công chuẩn bị cho tiết học sau học gấp con ếch.
Thứ sáu ngày 6 tháng 9 năm 2019.
Tiết 1+2: Tiếng Việt
HAI BÀN TAY EM 
I. Mục tiêu
	II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: Bài giới thiệu về huy hiệu măng non, Đội mang tên Bác, cờ đội, ... mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
2. Học sinh: Vở viết, SGK.
	III. Các hoạt động dạy học
B. Hoạt động thực hành.	
	3. Nghe thầy cô nói một số điều về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
	a. Huy hiệu măng non:
	* Kích thước: Huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh hình tròn. Ở trong có hình măng non trên nền cờ đỏ sao vàng. Ở dưới có băng chữ "Sẵn sàng"
	*Ý nghĩa: Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ quốc. Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Chữ "Sẵn sàng" là khẩu hiệu hành động của Đội. Đeo huy hiệu nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc. Nội dung của nghi thức đội TNTP Hồ Chí Minh
	b. Đội mang tên Bác Hồ.
	Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. 
	Ngày 30/4/1970, sau ngày Bác Hồ đi xa, thể theo nguyện vọng của thanh niên, đoàn viên, đội viên, thiếu nhi cả nước, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết trao cho Đoàn và Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu và từ đó đến nay Đội được mang tên: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Đội nhi đồng HCM 
	c. Cờ Đội
	* Kích thước: Nền đỏ. Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài, ở chính giữa có hình huy hiệu Đội. Đường kính Huy hiệu bằng hai phần năm (2/5) chiều rộng cờ
	* Ý nghĩa: Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Các liên đội có cờ truyền thống của mình và có thể ghi tên liên đội ở trong cờ, dưới huy hiệu măng non và có tua vàng ở ba cạnh. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc dục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội thiếu niên tiền phong đều có cờ Đội. Không gọi là cờ chi đội, cờ liên đội mà gọi là cờ Đội.
	d. Khăn quàng đỏ 
	* Kích thước: Khăn quàng đỏ bằng vải màu đỏ, hình tam giác cân. Chiều cao bằng một phần tư (1/4) cạnh đáy. Khăn quàng đội viên có kích thước tối thiểu: Chiều cao: 0.25 m, cạnh đáy: 1m.
	* Ý nghĩa: Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động của Đội, nội dung của nghi thức đội TNTP Hồ Chí Minh.
	e. Tập nghi thức đội: 
	- Nghi thức là một phương tiện giáo dục của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
	- Nổi bật là ý thức tổ chức kỉ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên, tạo ra vẻ đẹp tính nghiêm chỉnh và sự thống nhất của tổ chức Đội.
Tiết 2
	g. Lễ kết nạp Đội QUY TRÌNH LỄ KẾT NẠP ĐỘI VIÊN MỚI
g.1. Tuyên bố lý do:
g.2. Giới thiệu đại biểu:
g.3. Thông qua danh sách các bạn đội viên mới:
g.4. Đại diện đội viên mới đọc lời hứa:
g.Chị tổng phụ trách lên đặt khăn quàng đỏ trên vai và căn dặn đội viên mới:
g.6. Lễ kết nạp kết thúc:
	4. Điền nội dung cần thiết vào chỗ trống trong phiếu học tập:
	- Học sinh điền các thông tin vào phiếu SGK trang 15       
* Hoạt động củng cố:Báo cáo chia sẻ bài với các bạn trước lớp hoạt động 4.	
Tiết 3 : Toán 
BÀI 3: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ) (Tiết 2)
I. Mục tiêu
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án.
2. Học sinh: SGK - Sách luyện giải toán 3.
III. Các hoạt động dạy- học cơ bản
	B. Hoạt động thực hành
	* Bài 1(10): Tính
+
138
+
345
+
645
+
852
156
236
290
 56
294
581
935
908
	- Khi thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ta thực hiện bắt đầu từ hàng đơn vị. Trường hợp (có nhớ) ta nhớ vào kết quả của hàng liền kề trước nó. 
	* Bài 2 (10): Đặt tính rồi tính
+
568
+
364
+
724
+
 70 
327
 92
156
270
895
456
880
340
	- Khi thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ta thực hiện bắt đầu từ hàng đơn vị. Trường hợp (có nhớ) ta nhớ vào kết quả của hàng liền kề trước nó. 
* Bài 3 (10): Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm:
 Độ dài đường gấp khúc ABC là: 581cm
 	- Ta lấy: 234cm + 347cm = 581cm
* Bài 4 (10): 
 Tóm tắt:
 Kiện hàng thứ nhất: 350 kg 
 Kiện thứ hai bán : 250 kg 
 Cả 2 kiện hàng :.... kg ? 
Bài giải
Cả 2 kiện hàng cân nặng số ki - lô - gam là:
350 + 250 = 600 (kg)
 Đáp số: 600 kg
	- Nắm chắc được cách giải bài toán có lời văn về tìm tổng hai số.
* Bài tập giao thêm
Bài 1: Đề 1A trang 6 sách 36 đề ôn luyện 
Điền số thích hợp vào ô trống:
318
355
	- 37
Bài 2: (Bài 1 đề B trang 8 sách cuối tuần)
Bài giải
a) Các s

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_3_hoc_ki_i.doc