Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12

. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại,

2.2.3. Cách tiến hành:

- Gọi 1HS đọc thành tiếng đoạn 1 + 2, cả lớp nghe đọc thầm và trả lời câu hỏi

? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? và trước khi mở công tải vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?

? Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người có ý chí ?

- GV ghi chi tiết nổi bật: hiệu cầm đồ, trắng tay. HS nêu lại nghĩa của từ hiệu cầm đồ, trắng tay.

- HS nêu ý chính đoạn 1, 2: Bạch Thái Bưởi là người có chí.

- HS đọc thầm đoạn còn lại: ? Bạch Thái Bưởi mở

doc 26 trang Bảo Anh 12/07/2023 20780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12
TUẦN 12
 Ngày soạn: 20/11/2020
 Ngày dạy: Thứ Hai, 23/ 11/2020. Lớp dạy: 4A
Tiết 56 
 TOÁN 
 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
	- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực về tính toán của HS
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Bảng phụ 
	2. HS: vở viết, VBT,SGK.
	III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS tính : 1240 30
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. ( 10 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách tính và so sánh giá trị của biểu thức. 
2.1.2. ĐDDH: SGK. 
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.1.4. Cách tiến hành :
- GV viết lên bảng hai biểu thức : 4 (3 + 5) và 4 3 + 4 5.
- GV yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức trên.
? Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau ?
- GV nêu : Vậy ta có : 4 (3 + 5) = 4 3 + 4 5.
2.2. Hoạt động 2: Quy tắc một số nhân với một tổng. ( 10 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết quy tắc nhân một số với một tổng. 
2.2.2. ĐDDH: SGK. 
2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.4. Cách tiến hành :
- GV chỉ vào biểu thức 4 (3 + 5) và nêu : 4 là một số, 3 + 5 là một tổng. Vậy biểu thức 4 (3 + 5) có dạng tích của một số (4) nhân với một tổng (3 + 5).
- GV yêu cầu HS đọc biểu thức 4 3 + 4 5. 
- GV nêu : Tích 4 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 (3 + 5) nhân với một số hạng của tổng (3 + 5). Tích thứ hai 4 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 ( 3 + 5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3 + 5).
- Như vậy biểu thức 4 3 + 4 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 (3 + 5) với các số hạng của tổng (3 + 5).
? Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm như tế nào ?
- GV HD HS rút ra kết luận dưới dạng tổng quát như SGK.
2.3. Hoạt động 3: Thực hành bài 1, 2. ( 10 phút )
2.3.1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách vận dụng quy tắc nhân một số với một tổng, một tổng với một số vào tính nhanh và tính nhẩm.
2.3.2. ĐDDH: SGK, bảng phụ.
2.3.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.3.4. Cách tiến hành :
 Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS làm cá nhân vào vở và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV HD HS tính giá trị của biểu thức bằng hai cách dựa vào quy tắc nhân một số với một tổng. 
Bài 3 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài.
- GV chốt lại kĩ năng vận dụng quy tắc nhân 1 số với 1 tổng trong thực hành tính nhẩm.
2.5. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 23
TẬP ĐỌC
 "VUA TÀU THỦY" BẠCH THÁI BƯỞI	
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ,bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (Trả lời các câu hỏi1,2,4 SGK )
2. Định hướng phát triển năng lực: KN: Lắng nghe tích cực; KN giao tiếp; KN thương lượng.
3. Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
- Gd hs tinh thần đoàn kết, trung thực. Biết quý trọng nghề nghiệp của mọi người.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
	2. HS: SGK
	III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC 
 	Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài : Có chí thì nên.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc: ( 10 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Đọc đúng trôi chảy toàn bài, biết đọc phân biệt lời dẫn với lời nhân vật, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với của câu chuyện, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi. 
2.1.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 
2.1.3. Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài .
- GV chia đoạn : 4 đoạn .
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn : GV giúp HS luyện đọc đúng, kết hợp giải nghĩa từ mới trong bài .
- GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ câu văn dài .
- HS luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( 15 phút )
2.2.1.Mục tiêu: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thủy. GDKNS cho HS: KN xác định giá trị; KN tự nhận thức bản thân; KN đặt mục tiêu.
2.2.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 
2.2.3. Cách tiến hành:
- Gọi 1HS đọc thành tiếng đoạn 1 + 2, cả lớp nghe đọc thầm và trả lời câu hỏi 
? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ? và trước khi mở công tải vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? 
? Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người có ý chí ?
- GV ghi chi tiết nổi bật: hiệu cầm đồ, trắng tay. HS nêu lại nghĩa của từ hiệu cầm đồ, trắng tay.
- HS nêu ý chính đoạn 1, 2: Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- HS đọc thầm đoạn còn lại: ? Bạch Thái Bưởi mở công ti vào thời điểm nào ?
? Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu nước ngoài như thế nào ?
? Em hiểu thế nào là "một bậc anh hùng kinh tế" ?
? Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
- GV yêu cầu HS nêu lại nghĩa của từ diễn thuyết
- HS nêu ý chính đoạn còn lại: Nói về sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
- HS nêu nội dung chính của bài.
2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc lại. ( 8 phút ) 
2.3.1. Mục tiêu: Đọc bài văn với giọng kể chậm rãi đọc diễn cảm bài văn.
2.3.2. ĐDDH: Bảng phụ.
2.3.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 
2.3.4. Cách tiến hành:
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 4 đoạn, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài.
- GV lưu ý HS cách đọc, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm .
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 1 của bài.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn .
- GV + HS nhận xét. 
2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét. Dặn HS học bài.
 Ngày soạn: 20/ 11 /2020
 Ngày dạy: Thứ Hai, 23 /11/2020. Lớp dạy: 4A
Tiết 12 
KĨ THUẬT:
 KHÂU VIỀN MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA
 	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
	- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa các mũi khâu có thể tương đối đều nhau đường khâu có thể bị dúm 
	- HS yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, thực hành.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Kéo, vải, thước, kim chỉ
2. HS: Kéo, vải, thước, kim chỉ
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC :
- Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, thảo luận
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sản phẩm làm ở nhà của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu trực tiếp và ghi đầu bài
2.1. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu. ( 10 phút )
2.1.1. Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được vật mẫu.
2.1.2. Đồ dùng: Mẫu khâu thường, vải. Chỉ, kim, kéo, thước, phấn, len hoặc sợi khác màu vải.
2.1.3.Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
2.1.4. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét mẫu .
+ Mép vải được gấp 2 lần . 
+ Đường gấp mép ở MT được khâu bằng mũi đột thưa hoặc đột mau .
+ Đường khâu được thực hiện ở mặt phải
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải .
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các thao tác kĩ thuật. ( 23 phút )
2.2.1.Mục tiêu: HS biết cách khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. 	2.2.2.Phương pháp: Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
2.2.3. Cách tiến hành:
- Hướng dẫn H/S quan sát hình 1, 2, 3, 4 .
+ Yêu cầu học sinh nêu các bước thực hiện ?
- HS quan sát và nêu :
+ Bước 1: Vạch đường dấu 
+ Bước 2: Gấp mép vải 
+ Bước 3: Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột .
Gợi ý: Nêu cách gấp mép vải , gấp theo đúng đường vạch dấu .
+ Yêu cầu H/S thực hiện các thao tác1và 2 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tuỳ theo khả năng có thể khâu đường gấp mép bằng 2 mũi đột thưa hoặc đột mau .
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò: ( 2 phút )
- Hệ thống lại nội dung và nhận xét giờ học.
	TIẾT 12
ĐẠO ĐỨC
 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Biết được :Con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành.
	- Biết thể hiện lòng hiếu thảovới ông bà ,cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong một số việc làm hàng ngày ở gia đình
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
	3.Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
H/S biết thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với ông bà ,cha mẹ.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong SGK.
	2. HS: vở viết, SGK
	III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
	IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
	1.Kiểm tra bài cũ: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng như thế nào?
	2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm: Phần thưởng. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: HS hiểu công lao sinh thành , dạy dỗ của ông bà , cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà , cha mẹ.
2.1.2. Đồ dùng: Tranh sgk
2.1.3. Phương pháp: Quan sát, Thảo luận, hỏi đáp.
2.1.4. Cách tiến hành: 
- GV kể chuyện " Phần thưởng" một lần
- GV cho một học sinh đọc lại truyện: Phần thưởng.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện qua hệ thống câu hỏi.
- GV rút ra kết luận chung.
- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng?
- Theo em , bà của Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của bạn?
2.2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. ( 18 phút )
2.2.1. Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế những bài đã học.
2.2.2. Đồ dùng: Tranh sgk
2.2.3. Phương pháp: Quan sát, Thảo luận, hỏi đáp.
2.2.4. Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận trong nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. Cacs nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- GV kết luận chung.
- GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp 
* GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
 Ngày soạn: 20/11/2020
 Ngày dạy: Thứ Ba, 24/11/2020. Lớp dạy: 4A
	Tiết 57
TOÁN
 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU	
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái 
	- Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân 1 hiệu với 1 số.
	- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân 1 số với 1 hiệu nhân 1 hiệu với 1 số. BT cần làm BT1,3,4
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực về tính toán của HS
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Bảng phụ 
2. HS: Vở viết, VBT, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS tính theo hai cách : 235 (30+ 5)
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức. ( 10 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách tính và so sánh giá trị của biểu thức. 
2.1.2. ĐDDH: SGK. 
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.1.4. Cách tiến hành:
- GV viết lên bảng hai biểu thức : 3 (7 - 5) và 3 7 - 3 5.
- GV yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của hai biểu thức trên.
? Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau ?
- GV nêu: Vậy ta có : 3 (7 - 5) = 3 7 - 3 5.
2.2. Hoạt động 2: Quy tắc một số nhân với một hiệu. ( 10 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết quy tắc nhân một số với một hiệu. 
2.2.2. ĐDDH: SGK. 
2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.4. Cách tiến hành :
- GV chỉ vào biểu thức 3 (7 - 5) và nêu : 3 là một số, (7 - 5) là một hiệu. Vậy biểu thức 3 (7 - 5) có dạng tích của một số ( 3) nhân với một hiệu (7 - 5).
- GV yêu cầu HS đọc biểu thức 3 7 - 3 5. 
- GV nêu : Tích 3 7 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 3 (7 - 5) nhân với một số bị trừ của hiệu(7 - 5). Tích thứ hai 3 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 3 (7 - 5) nhân với số trừ của hiệu (7 - 5).
- Như vậy biểu thức 3 7 - 3 5 chính là hiệu của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 3 (7 - 5) với số bị trừ của hiệu (7 - 5) trừ đi tích của số này với số trừ của hiệu (7 - 5).
? Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu, chúng ta có thể làm như tế nào ?
- GV HD HS rút ra kết luận dưới dạng tổng quát như SGK.
2.3. Hoạt động 3: Thực hành. ( 10 phút )
2.3.1. Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng quy tắc nhân một số với một hiệu vào tính nhẩm, tính nhanh.
2.3.2. ĐDDH: SGK, bảng phụ.
2.3.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, thảo luận, ...
2.3.4. Cách tiến hành:
 Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
? Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ?
- HS làm cá nhân vào vở và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
? Nếu a = 3, b = 7, c = 3 thì giá trị của hai biểu thức a (b - c) và a b - a c như thế nào với nhau ?
 Bài 3 : HS đọc bài toán.
- GV HD HS tóm tắt, phân tích bài toán bằng phương pháp suy luận ngược.
- HS suy nghĩ giải toán và 2 HS trình bày kết quả theo 2 cách.
- GV + HS nhận xét, chốt lại kĩ năng giải toán liên quan đến nhân 1 hiệu với 1 số.
2.4. Hoạt động 4: Thực hành. ( 5 phút )
2.3.1.Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng quy tắc nhân một số với một hiệu vào giải toán.
2.3.2. ĐDDH: SGK, bảng phụ.
2.3.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, thảo luận, ...
2.3.4. Cách tiến hành:
 Bài 4 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài.
- GV yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân một hiệu với một số.
2.5. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút ) 
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sa.
	TIẾT 23
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 MRVT : Ý CHÍ - NGHỊ LỰC 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Biết thêm một số từ ngữ(kể cả tục ngữ và Hán Việt)nói về ý chí, nghị lực của con người.
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Bảng phụ 
	2. HS: vở viết, VBT,SGK.
	III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
	IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
	1.Kiểm tra bài cũ: ? Tính từ là gì ? Cho ví dụ ?
	2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
	2.1. Hoạt động 1: HD HS làm bài tập. ( 33 phút )
 	2.1.1. Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí nghị lực của con người, bước đầu biết xếp các từ hán việt theo hai nhóm nghĩa, 
 	2.1.2. ĐDDH : Bảng phụ, VBT.
	2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, thảo luận,...
	2.1.4. Cách tiến hành :
Bài 1 : HS đọc yêu cầu của BT.
- GV HD HS như mẫu.
- HS làm việc theo cặp, trao đổi yêu cầu của bài tập và làm bài vào VBT.
- 1HS lên bảng làm bài, HS + GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất).
chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
- HS đọc các từ vừa xếp. 
Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS thảo luận theo cặp đôi và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
? Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ nào ?
- HS nêu từ của các nghĩ còn lại.
Bài 3 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HS hoạt động cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung, chốt kết quả đúng.
- HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- GV yêu cầu HS xếp các câu tục ngữ ứng với nghĩa của nó theo 3 nhóm.
- HS trình bày kết quả. GV + HS nhận xét.
- HS nêu nghĩa của một số câu tục ngữ. HS và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
TIẾT 23
 KHOA HỌC
 SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
	- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ; chỉ vào sơ đồ và nóivề sự bay hơivà ngưng tụcủa nước trong tự nhiên.
	- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường để có nguồn nước sạch.
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề.
	3. Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
	- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường để có nguồn nước sạch.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Bảng phụ
	2. HS: vở viết, VBT,SGK.
	III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
	IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Mây được hình thành như thế nào?
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
2.1.2. ĐDDH: Hình trang 48, 49 SGK
2.1.3. PPDH: Quan sát,đàm thoại.
2.1.4.Cách tiến hành:
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to.
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV cho cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
- GV hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống dưới và từ trái sang phải giúp HS kể được những gì các em nhìn thấy trong hình.
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước phóng to lên bảng và giảng cho các em về vòng tuần hoàn đó.
- Giáo viên khắc sâu cho HS bằng cách viết sơ đồ bằng chữ lên bảng vừa viết vừa nói Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên? 
Câu hỏi trọng tâm: Chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên? 
Lưu ý: GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa đưa ra kết luận về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
2.2. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
( 18 phút ) 
2.2.1. Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
2.2.2.ĐDDH: Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy trắng khổ A4.
2.2.3.PPDH: Quan sát,thực hành.
2.2.4. Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV giao nhiệm cho HS như yêu cầu ỏ mục Vẽ trang 49 SGK
Bước 2: Làm việc cá nhân
-HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong SGK trang 49
-Trình bày theo cặp
-Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: Làm việc cả lớp
-GV gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp.
2.3. Hoạt động cuối : Củng cố - dặn dò: ( 2 phút )
- Nhận xét giờ học.Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 21/11/2020
 Ngày dạy: Thứ Tư, 25 /11/2020. Lớp dạy: 4A
Tiết 58
TOÁN
 LUYỆN TẬP 	
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
	- Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân 1 số với 1 tổng hoặc (1 hiệu).trong thực hành tính , tính nhanh. BT cần làm BT1dòng 1,BT2a/b dòng1, BT4chỉ tính chu vi
	2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề, tính toán
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	1. GV: Sgk, 
	2. HS: vở viết, SGK,VBT
	III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
	IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
	1.Kiểm tra bài cũ: HS tính theo hai cách : 123 (20 + 5)
2.1. Hoạt động 1: Củng cố về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu.
2.1.2. ĐDDH: SGK. 
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, thảo luận, ...
2.1.4. Cách tiến hành :
 Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS nhắc lại cách nhân một số với một tổng, một hiệu.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, giao việc cho từng nhóm.
- HS thực hành làm cá nhân vào vở, 4 HS lên bảng làm.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Bài 2: a. HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV viết lên bảng biểu thức đầu tiên: 134 4 5 
? ở biểu thức này chúng ta vận dụng tính chất nào của phép nhân để tính thuận tiện nhất? 
- HS suy nghĩ làm bài, GV + HS nhận xét.
- HS làm các bài còn lại tương tự. GV chốt lại cách vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh.
b. HS nêu yêu cầu.
- GV HD HS như mẫu.
? Chúng ta đã vận dụng tính chất nào để tính giá trị của biểu thức trên ?
2.2. Hoạt động 2: Củng cố về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. 
( 18 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về tính chu vi , diện tích hình chữ nhật. 
2.2.2. ĐDDH: SGK. 
2.2.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.2.4. Cách tiến hành :
 Bài 4 : HS đọc bài toán.
- GV HD HS phân tích bài toán.
- HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- HS suy nghĩ giait toán và trình bày bài giải.
 Bài giải:
 Chiều rộng của sân vận động là :
 180 : 2 = 90 (m)
 Chu vi của sân vận động là :
 (180 + 90) 2 = 540 (m)
 Đáp số : 540 m.
- GV nhận xét, chốt lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- Dặn HS về nhà làm bài tập và xem bài sau.
TIẾT 24
TẬP ĐỌC:
 VẼ TRỨNG 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Lê-ô-nác-đô đaVin-xi ,Vê-rô-ki-ô.
+ Bước đầu biết đọc diễn cảm được lời thầy giáo( nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
+ Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Định hướng phát triển năng lực: Kĩ năng giao tiếp.
3. Các nội dung lồng ghép, tích hợp khác:
- Gd hs tinh thần đoàn kết, biết tương thân tương ái, lòng kiên trì, nhẫn nại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ
2. HS: vở viết, SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 HS đọc nối tếp nhau đọc bài : "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi.
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: HD HS luyện đọc. ( 8 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc chính xác, không ngắc ngứ, vấp váp các tên riêng nước ngoài: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô.
2.1.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 
2.1.3. Cách tiến hành :
- 1 HS đọc toàn bài .
- GV chia đoạn : 2 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn cảu bài. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ. 
- GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ giữa các câu văn dài. 
- HS luyện đọc theo nhóm. 
- Các nhóm thi đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
2.2. Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu bài. ( 15 phút )
2.2.1. Mục tiêu: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa truyện: nhờ công khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.
2.2.2. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 
2.2.3. Cách tiến hành:
*Đoạn 1 : (Từ đầu ... đến vẽ trứng được như ý)
- HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi: 
? Sở thích của Lê-ô-nác-đô khi còn nhỏ là gì ?
? Câu hỏi 1, 2 trong SGK.
? Theo em thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng làm gì ?
- HS nêu ý chính đoạn 1: Lê-ô-nác-đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy giáo Vê-rô-ki-ô.
*Đoạn 2: (còn lại).
- HS đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi 3 - 4 trong SGK.
- HS nêu ý chính đoạn 2: Sự thành đạt của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi.
- HS đọc lướt toàn bài. 
? Câu chuyện ca ngợi ai và ca ngợi điều gì?
- HS nêu nội dung chính của bài.
2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. ( 10 phút )
2.3.1. Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm toàn bài. Giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần. Đoạn cuối đọc với giọng cảm hứng ca ngợi.
2.3.2. ĐDDH: Bảng phụ.
2.3.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 
2.3.4. Cách tiến hành :
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài.
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 1. 
- HS thi đọc diễn cảm. GV + HS nhận xét. 
2.4. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS học bài.
Tiết 23
TẬP LÀM VĂN
 KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN	
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Nhận biết được 2 cách kết bài: (Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng) trong đoạn văn kể chuyện.( mục I và BT1,BT2 mục III)
- Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3 mục III) .
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Bảng phụ
2. HS: vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là mở bài gián tiếp ? 
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Phần nhận xét.
2.1.1. Mục tiêu: Nhận biết được hai cách kết bài trong bài văn kể chuyện.
2.1.2. ĐDDH: Bảng phụ.
2.1.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, đàm thoại, 
2.1.4. Cách tiến hành :
 Bài tập 1, 2 : Một HS đọc yêu cầu của BT 1, 2.
- Cả lớp đọc thầm truyện : Ông Trạng thả diều (SGK, tr. 104), tìm phần kết bài của truyện.
- HS nêu và nhận xét, bổ sung.
 Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài tập + mẫu .
- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến, thêm vào cuối truyện Ông Trạng thả diều một lời đánh giá.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV nhận xét khen ngợi những lời đánh giá hay.
 Bài 4 : HS đọc yêu cầu của bài.
- GV dán tờ phiếu viết hai cách kết bài. HS suy nghĩ, so sánh, phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng.
+ Cách kết bài thứ nhất chỉ có biết kết cục của câu chuyện không bình luận thêm là kết bài : không mở rộng.
+ Cách kết bài thứ hai đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, nhận xét, bình luận thêm về câu chuyện là kết bài : mở rộng.
? Thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng ?
- Gọi 3 - 4 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
2.2. Hoạt động 2: HD HS làm bài tập :
2.2.1. Mục tiêu: Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng. 
2.2.2. ĐDDH: Bảng phụ.
2.2.3. PHDH: Phương pháp quan sát, gợi mở, vấn đáp, thực hành, thảo luận.
2.2.4. Cách tiến hành :
 Bài 1 : HS tiếp nối nhau đọc BT 1 (mỗi em 1 ý).
- HS trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi.
- HS trình bày kết quả, lớp chất vấn. 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. GV chốt lại cách xác định các kiểu kết bài.
 Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp mở SGK, tìm kết bài của các truyện Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS cả lớp phát biểu-nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài tập, lựa chọn viết kết bài theo lối mở rộng vào VBT
- Nhiều HS phát biểu ý kiến. GVnhận xét. 
- GV khắc sâu kĩ năng viết kết bài theo kiểu mở rộng.
2.3. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
Tiết 12
LỊCH SỬ
 CHÙA THỜI LÝ
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý
 +Nhiều vua nh Lý theo đạo Phật
 +Thời Lý, cha được xây dựng ở nhiều nơi
 +Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Tranh Sgk 
2. HS: Vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã làm gì?
2. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp: Ghi bảng. 
2.1. Hoạt động 1: Phát triển bài. ( 33 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý
2.1.2. PHDH: Vấn đáp, thực hành, đàm thoại
2.1.3. Cách tiến hành:
- GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật . (Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ . Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của dân ta ) .
 * Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác. (Hoạt động cả lớp) :
- GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật ..rất thịnh đạt.”
- GV đặt câu hỏi :Vì sao nói : “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên phát triển nhất ?”
- GV nhận xét kết luận : Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
 * Sự phát triển của đạo phật dưới thời Lý (Hoạt động nhóm) : GV phát PHT cho HS
- GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò , tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý . Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân , HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng :
- GV nhận xét, kết luận.
* Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân (Hoạt động cá nhân) :
- GV mô tả chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà (Trên ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp.
- GV nhận xét và kết luận.
2.2. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò. ( 2 phút )
-Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài tiết sau.
 Ngày soạn: 22/11/2020
 Ngày dạy: Thứ Năm 26/11/2020. Lớp 4A
TIẾT 59
TOÁN
 NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
	I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Biết cách nhân với số có 2 chữ số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan nhân với số có 2 chữ số. 
BT cần làm BT1 a,b,c ; BT3
2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự giải quyết vấn đề, tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. GV: Sgk, thước thẳng.
2. HS: vở viết, SGK,VBT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC: Thực hành; Hỏi đáp; thảo luận
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU. 
1.Kiểm tra bài cũ: HS đặt tính và tính : 254 318 3.
2.1. Hoạt động 1: HD cách nhân. ( 15 phút )
2.1.1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số. Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai trong phép nhân.
2.1.2. ĐDDH: SGK.
2.1.3. PHDH: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, vấn đáp, ...
2.1.4. Cách tiến hành :
- GV viết lên bảng phép tính 36 23.
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính.
? Vậy 36 23 = ? (828).
- GV HD HS đặt tính như SGK.
- GV : +) 108 là tích riêng thứ nhất.
+) 72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_12.doc