Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

860 X 80 = 68800(g)

540 con gà ăn hết lượng thức ăn là:

540 X 80 =43200 (g)

Một ngày trang trại đó cần chuẩn bị thức ăn là:

68800 + 43200 = 112000(g)

112000 g = 122 kg

 Ðáp số: 122kg

Cách 2: Trang trại đó có số gà vịt là:

860 +540 = 1400 (con

 

doc 39 trang Bảo Anh 12/07/2023 20220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 12 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức
Ngày soạn : 16/11/2020 
Ngày dạy : 23/11/2020
Thứ hai
TẬP ĐỌC 
 “VUA TÀU THỦY ” BẠCH THÁI BƯỞI
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi , bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
	2- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi,từ một cậu bé mồ côi cha,nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiềm tra kiến thức cũ :
Kiểm tra 2 HS.Mỗi em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ đã học ở bài tập đọc trước.
GV nhận xét .
-2 HS lần lượt lên bảng đọc.
 Giới thiệu bài
 Hôm nay, sẽ giới thiệu với các em về tấm gương sáng trong kinh doanh . Đó là ông Bạch Thái Bưởi. Làm sao để trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng ? Bài đọc sẽ giúp các em hiểu điều đó .
Luyện đọc
a/ Cho HS đọc.
GV chia đoạn: 4 đoạn.
Cho HS đọc đoạn.
Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai :quẩy gánh, hãng buôn, doanh, diễn thuyết
b/ Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ. 
Giáo viên giải nghĩa thêm:
Người cùng thời: đồng nghĩa với người đương thời,chỉ những người sống cùng thời đại.
Cho HS đọc.
c/ GV đọc diễn cảm toàn bài.
Đoạn 1 + 2: đọc với giọng kể chậm rãi.
Đoạn 3: Đọc nhanh hơn.
Đoạn 4: Đọc với giọng sảng khoái. Nhấn giọng ở những từ ngữ: mồ côi, khôi ngô, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng.
-HS dùng bút chì đánh dấu .
-HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
-HS đọc từ theo hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc to phần chú giải.
-1, 2 HS giải nghĩa từ.
-HS đọc theo cặp.
-1, 2 HS đọc diễn cảm cả bài.
Tìm hiểu bài 
Đoạn 1 + 2
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
- Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
- Những chi tiết nào cho thấy anh là người rất có chí?
Đoạn 3 + 4
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
- Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải vào thời điểm nào?
- Trong cuộc cạnh tranh, Bạch Thái Bưởi đã thắng như thế nào?
- Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng” kinh tế?
- Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm.
-Đầu tiên làm thư kí cho hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
-Những chi tiết: có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng anh không nản chí..
-HS đọc thành tiếng Đ3 + 4.
-HS đọc thầm.
-Vào lúc những con tàu của người Hoa đã đọc chiếm các đường sông miền Bắc.
-Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông”
-HS có thể trả lời:
Là bậc anh hùng trên thương trường.
-Là người lập nên thành tích phi thường trong kinh doanh.
Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản lòng, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc.
Đọc diễn cảm
Cho HS đọc.
GV hướng dẫn HS đọc (như hướng dẫn ở phần GV đọc diễn cảm).
Cho HS thi đọc. GV chọn đoạn 1 + 2.
GV nhận xét + khen những HS đọc hay. 
-4 HS nối tiếp đọc diễn cảm.
-Cho HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa đọc cho người thân nghe.
TIẾT 56: 	TOÁN
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
A.Mục tiêu
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số.
B. Đồ dùng dạy học :
2 Bảng phụ để HS làm bài tập 2 theo 2 cách.
C.Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra kiến thức cũ:
 Luyện tập
-GV kiểm tra một số vở 
-GV chữa bài , nhận xét và ghi điểm. 
II. Bài mới
1.Giới thiệu bài:
2.Nội dung :
Bài 1:a.Tính:
-GV Hd HS tính giá trị của biểu thức 
-GV yêu cầu HS làm bài 
-3 HS lên bảng làm lại bài sai ở tiết trước
-1 HS làm trên bảng , HS cả lớp làm bài vào VBT 
a) 235 X (30+5) 5327 X (80+6) 
 = 235 X 35 = 5327 X 86
 = 8225	 = 458122
b) tính (theo mẫu):
GV HD mẫu như trong sgk
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài ( a: 1 ý, B: 1ý )
HD HS phân tích đề tìm cách giải:
Dựa vào tính chất một số nhân với một tổng để tính theo 2 cách.
Bài 3 :Gọi HS đọc đề
YC1HS lên bảng làm
 –Lớp làm vào vở
4.Củng cố –Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà làm các bài tập sai 
b)HS làm bài theo mẫu
 4367 X 31 
= 4367 X (30 +1)
= 4367 X 30 + 4367 X 1
= 131010 + 4367 
= 135377
Bài giải:
Cách 1:
*860 con vịt ăn hết thức ăn là:
860 X 80 = 68800(g)
540 con gà ăn hết lượng thức ăn là:
540 X 80 =43200 (g)
Một ngày trang trại đó cần chuẩn bị thức ăn là:
68800 + 43200 = 112000(g)
112000 g = 122 kg
 Ðáp số: 122kg
Cách 2: Trang trại đó có số gà vịt là:
860 +540 = 1400 (con)
Một ngày trang trại cần lượng thức ăn là:
1400 80 = 122000 (g)
122000 g = 122 kg
 Ðáp số: 122kg
-HS đọc đề tóm tắt và giải:
Bài giải:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
248 :4 = 62 (m)
Chu vi khu đất đó là:
(248 +62 ) X 2 = 620 (m)
Ðáp số: 620m
Ngày soạn : 17/11/2020
Ngày dạy : 24/11/2020
Thứ ba
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người.Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt ( có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa(BT 1) ; hiểu nghĩa từ nghị lực( BT2) ; điền đúng một số từ ( nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn( BT3), hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bốn, năm tờ giấy to đã viết nội dung BT1, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra kiến thức cũ:
-Tìm tính từ trong đoạn văn a (phần Luyện tập) trang 111.
- Nêu định nghĩa tính từ và cho VD về tính từ.
GV nhận xét .
-HS 1 lên bảng trình bày.
-HS 2 lên bảng trình bày.
 Giới thiệu bài
 Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được Mở rộng vốn từ: về ý chí-nghị lực. Bài học sẽ giúp các em nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người và biết sử dụng các từ ngữ đó.
Làm BT1 
 -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
GV giao việc.
Cho HS làm bài. GV phát giấy đã kẻ bảng cho một vài nhóm.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
chí: có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức đọc cao nhất).
chí: có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo nhóm.
-Đại diện các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm.
-Lớp nhận xét.
chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công
ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí
Làm BT2 Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Dòng b nêu đúng ý nghĩa của từ nghị lực (sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn).
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
Làm BT3: Cho HS đọc yêu cầu của BT3 + đọc đoạn văn viết về Nguyễn Ngọc Ký.
GV giao việc.
Cho HS làm bài: GV phát giấy + bút dạ cho một số HS chọn những chữ cần thiết để điền vào chỗ trống.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: Các ô trống cần điền là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe (hoặc đọc thầm theo).
-HS làm bài cá nhân (hoặc theo cặp). Một số HS làm bài vào giấy GV phát.
-Những HS làm bài vào giấy dán kết quả lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở (VBT).
Làm BT4
Cho HS đọc yêu cầu của BT4 + đọc 3 câu tục ngữ.
GV giải nghĩa đen các câu tục ngữ.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét + chốt lạiý đúng.
a/ Lửa thử vàng, gian nan thử sức nghĩa là: đừng sợ vất vả gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn.
b/ “Nước lã ” khuyên người ta đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng làm nên sự nghiệp cách đáng kính trọng, khâm phục.
c/ “Có vất vả ” : Phải vất vả mới có lúc an nhàn, có ngày thành đạt.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe (hoặc đọc thầm).
-HS lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt trình bày.
-Lớp nhận xét.
Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà HTL 3 câu tục ngữ.
TIẾT 57:	 TOÁN 
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I/ Mục tiêu:
Biết cách thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Kẻ sẵn bảng phụ BT1 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
Nhân một số với một tổng 
+ Muốn nhân một số với một tổng ta làm sao? - Viết công thức 
+ Muốn nhân một tổng với một số ta làm sao? - Viết công thức 
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới: 
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết cách nhân một số với một tổng. Qua tiết toán hôm nay, các em sẽ biết thêm cách nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số và áp dụng tính chất này để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện. 
2) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- Ghi bảng 3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5 
- Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
- Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trên? 
- Vậy ta có: 3 x (7 - 5 ) = 3 x 7 - 3 x 5 
3) Quy tắc một số nhân với một hiệu:
- Chỉ vào biểu thức bên trái dấu "=" và hỏi: đây là biểu thức có dạng gì?
- Chỉ vào VP hỏi: Biểu thức VP thể hiện gì? 
- Khi thực hiện nhân một số với một hiệu, chúng ta làm sao? 
Kết luận: Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ , rồi trừ hai kết quả cho nhau. 
- Từ cách tính này, bạn nào có thể lên viết dưới dạng công thức. 
3) Thực hành:
 Bài 1: Treo bảng phụ, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào SGK
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài
- Tìm hiểu đề bài: Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng chúng ta phải biết được gì? 
- Ngoài cách tìm như trên, chúng ta còn có thể tìm số trứng còn lại theo cách nào khác? 
- Kết luận: cả hai cách làm trên đều đúng 
- Y/c hs giải bài toán trong nhóm đôi (phát phiếu cho 2 nhóm làm 2 cách) 
- Y/c hs làm trên phiếu lên dán phiếu và trình bày
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Y/c hs đổi vở cho nhau để kiểm tra
Cách 1
 Số quả trứng lúc đầu là:
 175 x 40 = 7000 (quả)
 Số quả trứng đã bán:
 175 x 10 = 1750 (quả)
 Số quả trứng còn lại:
 7000 - 1750 = 5250 (quả)
 Đáp số: 5250 quả 
Bài 4: Ghi 2 biểu thức lên bảng, gọi 2 hs lên bảng tính
 (7 - 5) x 3 = 2 x 3 = 6 
- Giá trị của hai biểu thức như thế nào với nhau? 
- Khi nhân một hiệu với một số chúng ta làm sao? 
- Gọi vài hs nhắc lại
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn nhân một số với một hiệu ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học 
-Về nhà làm lại bài số 2 
- Bài sau: Luyện tập
+ Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau. 
 a x (b + c) = a x b + a x c
+ Ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau. 
 (a + b ) x c = a x c + b x c 
- Lắng nghe
- 2 hs lên bảng thực hiện
3 x (7 - 5) = 3 x 2 = 6
3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6 
- Bằng nhau 
- 2 hs đọc 
- Một số nhân với một hiệu
- Hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ 
- Ta lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau 
- 3 hs nhắc lại 
- 1 hs lên bảng viết
a x (b - c) = a x b - a x c 
- Vài hs đọc công thức trên 
- HS lần lượt lên bảng lớp thực hiện và nêu lại qui tắc, cả lớp làm vào SGK
- Theo dõi, ghi nhớ
- 1 hs đọc
- ..., Tìm số trứng cửa hàng còn lại sau khi bán 
+ Biết số trứng lúc đầu, số trứng đã bán sau đó thực hiện trừ hai số này cho nhau. 
+ Tìm số giá để trứngc òn lại, sau đó nhân số giá với số quả trứng có trong mỗi giá.
- HS thực hiện tính trong nhóm đôi
- Dán phiếu và trình bày
- Nhận xét
- Đồi vở nhau để kiểm tra
Cách 2
 số giá để trứng còn lại sau khi bán :
 40 - 10 = 30 (giá)
 Số quả trứng còn lại:
 175 x 30 = 5250 (quả)
 Đáp số: 5250 quả 
- 2 hs lên bảng tính
(7 - 5) x 3 = 2 x 3 = 6
7 x 3 - 5 x 3 = 21 - 15 = 6 
- bằng nhau 
- Ta có thể lần lượt nhân SBT, số trừ của hiệu với số đó rồi trừ hai kết quả cho nhau.
- 2 hs nhắc lại 
TIẾT 12: 	KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ Mục đích, yêu cầu:
 - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Sách truyện đọc lớp 4
- Bảng phụ viết gợi ý 3 SGK và tiêu chuẩn đánh giá bài KC
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
Gọi hs lên bảng kể đoạn 1,2 của câu chuyện Bàn chân kì diệu và TLCH : Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký? 
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết KC hôm nay, lớp mình sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện hay nhất, kể chuyện hấp dẫn nhất về người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống
2) HD kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài: 
- Treo bảng phụ, gọi hs đọc đề bài
- Gạch chân các từ: được nghe, được đọc, có nghị lực
- Gọi hs đọc gợi ý trong SGK
- Y/c hs đọc thầm lại gợi ý 1
- Những nhân vật được nêu tên trong gợi ý (Bác Hồ, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hiền...) là những nhân vật các em đã biết trong SGK, em có thể kể về những nhân vật đó. Nếu kể câu chuyện ngoài SGK em sẽ được cộng thêm điểm
- Gọi hs giới thiệu với các bạn câu chuyện mình kể 
- Gọi hs đọc thầm gợi ý 3
- Yêu cầu hs tiêu chuẩn đánh giá bài KC trên bảng, gọi hs đọc 
- Nhắc nhở: Trước khi KC, các em cần giới thiệu câu chuyện của mình (tên câu chuyện, tên nhân vật). Chú ý kể tự nhiên và nhớ kể chuyện với giọng kể. Với những truyện dài các em có thể kể 1,2 đoạn
b) Thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 2 em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Viết lên bảng tên hs, tên câu chuyện mà hs kể 
- Y/c hs trao đổi với nhau về câu chuyện 
- Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí trên 
- Tuyên dương bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất
TTHCM: Kể câu chuyện về nghị lực của Bác trong thời gian đi tìm đường cứu nước.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại các câu chuyện mà bạn kể cho người thân nghe
- Tìm sách, báo đọc về tấm gương những người có ý chí, nghị lực
- Nhận xét tiết học
 Bài sau: Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia câu chuyện về người có tinh thần kiên trì vượt khó trong đời sống xung quanh
- 2 hs lần lượt lên bảng kể đoạn 1,2
+ Em học được ở anh Ký tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên trở thành người có ích.
+ Qua tấm gương anh Ký, em càng thấy mình phải cố gắng nhiều hơn. 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc đề bài
- Theo dõi
- 4 hs nối tiếp nhau đọc từng gợi ý
- HS đọc thầm
- Lắng nghe, thực hiện
- HS lần lượt nêu tên câu chuyện của mình
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. đây là truyện đọc trong SGK TV4.
+ Tôi muốn kể câu chuyện Người chiến sĩ giàu nghị lực
+ Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về anh Sơn người bị tàn tật mà vẫn học hai trường đại học.Tấm gương về anh tôi được xem trên chương trình Người đương thời 
- HS đọc thầm
- 1 hs đọc
- Lắng nghe
- Kể trong nhóm đôi
- lần lượt hs thi kể trước lớp
- Cả lớp lắng nghe, theo dõi
- Trao đổi về câu chuyện
+ Trong câu chuyện mình vừa kể, bạn thích nhất nhân vật nào?
+ Bạn thích chi tiết nào trong truyện? Vì sao?
+ Qua câu chuyện, bạn muốn nói với các bạn điều gì?
+ Bạn hãy nêu ý nghĩa câu chuyện bạn kể
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí:
+ Đúng chủ đề, giọng kể, cử chỉ, trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn, câu chuyện ngoài SGK 
- Lắng nghe, thực hiện 
Ngày soạn : 18/11/2020
Ngày dạy : 25/11/2020
Thứ tư
TIẾT 24: TẬP ĐỌC
VẼ TRỨNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu đọc diễn cảm được lời thầy giáo ( nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài( trả lời các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi
- Gọi hs lên bảng đọc và trả lời
1) Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
2) Hãy nêu nội dung của bài? 
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ tập đọc một câu chuyện kể về những ngày đầu học vẽ của danh họa người I-ta-li-a tên là Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi. Với câu chuyện này, các em sẽ hiểu thầy giáo của Lê-ô-nác - đô Vin-xi đã dạy ông những điều quan trọng như thế nào trong những ngày đầu đi học
2) HD đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài
- Sửa lỗi phát âm, hd hs luyện đọc các từ khó
- Gọi hs đọc lượt 2 trước lớp
- Giải nghĩa các từ ngữ mới trong bài 
 + Đoạn 1: Lê-ô-nác -đô đa Vin-xi, 
+ Đoạn 2: khổ luyện, kiệt xuất, thời phục hưng 
- Y/c hs luyện đọc nhóm đôi
- Gọi hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần. Đoạn cuối bài với giọng cảm hứng ca ngợi
b) Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm từ đầu...chán ngán để TLCH: Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán? 
- Y/c hs đọc đoạn tiếp theo... vẽ được như ý, TLCH: Thầy Vê--rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
- Y/c hs đọc đoạn 2, TLCH: 
+ Lê-ô-nác-đô thành đạt như thế nào?
+ Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô trở thành họa sĩ nổi tiếng?
- Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? 
- Người ta thường nói: thiên tài được tạo nên bởi 1% năng khiếu bẩm sinh, 99% do khổ công rèn luyện. Chính vì ông chịu khó khổ luyện mà ông đã thành công
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
c) HD đọc diễn cảm:
- Gọi 2 hs đọc lại 2 đoạn của bài
- Y/c hs theo dõi để tìm ra giọng đọc đúng, những từ ngữ nhấn giọng.
- Treo đoạn hd luyện đọc và hd:
+ GV đọc mẫu
+ Gọi hs đọc lại 
+ Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, tuyên dương em đọc hay.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần
- Bài sau: Người tìm đường lên các vì sao
Nhận xét tiết học 
1) Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không nản chí
 Nhờ biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của hành khách người Việt 
2) Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy 
- Lắng nghe
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài
+ Đoạn 1: Ngay từ nhỏ ...vẽ được như ý
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- HS luyện đọc: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô, danh họa, quan sát
- 2 hs đọc to 2 đoạn trước lớp 
- HS đọc phần chú giải
- HS luyện đọc trong nhóm đôi
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 1 tìm câu trả lời: Vì suốt mười mấy ngày, cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
- Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác
- HS đọc thầm đoạn 2 
+ Trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng
+ Do ông có tài bẩm sinh
. Do ông gặp được thầy giỏi
. Do ông khổ luyện nhiều năm 
- Cả 3 nguyên nhân trên tạo nên thành công của Lê-ô-nác-đô, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự khổ công luyện tập của ông
- Lắng nghe
- 2 hs nối tiếp nhau đọc
- Hs theo dõi, nhận xét, rút ra giọng đọc đúng (phần 2a) và các từ ngữ nhấn giọng
- Lắng nghe
- 3 hs đọc 
 - Luyện đọc trong nhóm đôi
- 3 hs lần lượt thi đọc diễn cảm đoạn luyện đọc
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay 
- Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài 
TIẾT 58: 	 TOÁN 
LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: 
 - Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (Hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
Nhân một số với một hiệu
- Muốn nhân một số với một hiệu ta làm sao?
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết dạy
2) Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Hd mẫu như SGK( dòng 1)
- Gọi hs lần lượt lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp 
Bài 2: Gọi 3 hs lên bảng thực hiện , cả lớp làm vào vở nháp (a,b dòng 1)
Bài 4: HS thực hiện vào vở ( chỉ tính chu vi)
- Gọi 1 hs lên bảng sửa bài 
- Chấm bài, y/c hs đổi vở cho nhau để kiểm tra
- Nhận xét, tuyên dương hs làm bài đúng, sạch
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
-Về nhà làm bài 3b,c
- Bài sau: Nhân với số có hai chữ số
+ Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau 
a) 12 x 156 - 12 x 56 = 12 x (156 - 56) 
 = 12 x 100 = 1200
b) 34 x 1125 - 25 x 34 - 34 x 100 
= 34 x (1125 - 25 - 100) = 34 x 1000 
 = 34000
- Theo dõi
a) Hs lần lượt lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp 
* 135 x (20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3
 = 2700 + 405 = 3160
b) 642 x (30 -6) = 624 x 30 - 624 x 6
 = 19260 - 3852 = 15408
Chiều rộng sân vận động 
 180 : 2 = 90 (m)
 Chu vi sân vận động:
 (180 + 90) x 2 = 540 (m)
 Diện tích sân vận động:
 180 x 90 = 16200 (m2) 
 Đáp số: 540 m, 
 16200 m2 
TIẾT 21: 	 TẬP LÀM VĂN
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu: 
Nhận biết được hai cách kết bài ( kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện ( mục I và BT1, BT2 mục III ).
Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3, mục III).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một tờ phiếu kẻ bảng so sánh hai cách kết bài (BT1, in đậm đoạn thêm vào)
- Bảng phụ viết nội dung BT3.1 (một số cách kết bài) để hs lên bảng chỉ phiếu, trả lời câu hỏi.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: 
Hãy nêu các cách mở bài trong bài văn kể chuyện?
- Gọi hs đọc phần mở đầu truyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp 
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong tiết TLV trước, các em đã biết 2 cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong văn kể chuyện. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được 2 cách kết bài trong bài văn KC. Đó là những cách nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Tìm hiểu bài:
Bài tập 1,2:
- Gọi hs đọc y/c của bài tập
- Các em hãy đọc thầm truyện Ông Trạng thả diều SGK/104 để tìm phần kết bài của truyện.
Bài tập 3:Gọi hs đọc y/c 
- Các em hãy suy nghĩ tìm một lời đánh giá để thêm vào phần cuối truyện Ông Trạng thả diều
- Gọi hs nêu ý kiến của mình
Bài tập 4: Gọi hs đọc y/c
- Dán tờ phiếu viết 2 cách kết bài lên bảng. Các em hãy đọc thầm lại 2 cách kết bài và so sánh 2 cách kết bài nói trên.
- Gọi hs phát biểu ý kiến
- Chốt lại lời giải đúng 
1) Kết bài của truyện Ông Trạng thả diều.
Kết luận: Đây là cách kết bài không mở rộng 
2) Cách kết bài khác
Kết luận: Lúc này, đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. 
 Đây là cách kết bài mở rộng 
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/122 
3) Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để chỉ xem đâu là cách kết bài mở rộng, đâu là cách kết bài không mở rộng.
- Dán phiếu đã chuẩn bị lên bảng, gọi hs lên chỉ phiếu trả lời. kết bài mở rộng đánh kí hiệu (+ ), kết bài không mở rộng đánh kí hiệu (_)
- Kết luận lời giải đúng 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy mở SGk đọc lại các truyện Một người chính trực và Nỗi dằn vặt của An-drây-ca thảo luận nhóm 4 để tìm kết bài, sau đó các em cho biết đó là những cách kết bài nào? 
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy suy nghĩ, lựa chọn viết kết bài theo lối mở rộng cho một trong hai truyện trên (làm vào VBT). Các em cần viết kết bài theo lối mở rộng sao cho đoạn văn tiếp nối liền mạch với đoạn trên 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc bài của mình.
 + Kết bài mở rộng 
 (truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca)
* (Thêm đoạn sau): Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý của em: Tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với bản thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
* (Thêm): An-đrây-ca tự dằn vặt, tự cho mình có lỗi vì em rất yêu thường ông. Em đã trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân 
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ 
- Viết thêm 1 đoạn kết bài mở rộng cho truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- Bài sau: Kiểm tra 
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện
- 2 hs đọc lại bài của mình 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm suy nghĩ trả lời: Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
- 1 hs đọc 
- Lắng nghe, suy nghĩ
- HS lần lượt nêu ý kiến
+ Câu chuyện này làm em càng thấm thía lời của cha ông: Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững
+ Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã nêu một tấm gương sáng về nghị lực cho chúng em
- 1 hs đọc y/c
- Đọc thầm, suy nghĩ
- Lần lượt phát biểu 
* Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có muời ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. 
Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện.
*Thế rồi vua mở khoa thi...Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
 Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa: "Có chí thì nên". Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước.
 Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, bình luện thêm về câu chuyện. 
- 3 hs đọc to trước lớp 
- 1 hs đọc y/c
- Thảo luận nhóm đôi
- 2 hs lên bảng chỉ a (_), b (+), c (+ ), d (+), e (+) 
- 1 hs đọc y/c
- Mở SGk thảo luận nhóm 4 để thực hiện y/c
a) Một người chính trực : Tô Hiến Thành tâu: "Nếu Thái hậu hỏi...xin cử Trần Trung Tá." (-) Kiểu bài không mở rộng.
b) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An -đrây-ca không nghĩ như vậy...ít năm nữa!" 
(-) Kết bài không mở rộng 
- 1 hs đọc y/c
- Suy nghĩ làm bài cá nhân 
 + Kết bài mở rộng (truyện Một người chính trực)
* (Thêm đoạn sau): Câu chuyện về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành được truyền tụng mãi đến muôn đời sau. Những người như ông làm cho cuộc sống của chúng ta.
( Thêm): Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: Người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng.
Ngày soạn : 19/11/2020
Ngày dạy : 26/11/2020
Thứ năm
TIẾT 3: 	CHÍNH TẢ
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a / b hoặc BT do GV soạn. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2a
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ KTKTC: Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng 4 câu thơ, câu văn ở BT3 và viết các câu đó trên bảng 
- Nhận xét, Chấm điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực và làm bài tập chính tả phân biệt ươn/ương
2) HD nghe-viết:
- GV đọc bài Người chiến sĩ giàu nghị lực
- Y/c hs đọc thầm bài để TLCH: Đoạn văn viết về ai? kể về chuyện gì? 
- Các em hãy đọc thầm bài phát hiện những danh từ riêng , từ khó viết dễ lẫn trong bài 
- HD hs lần lượt phân tích các từ trên và viết vào bảng con
- Các em đọc thầm lại bài chính tả chú ý các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số và cách trình bày
- Trong khi viết chính tả các em cần chú ý điều gì?
- Đọc từng cụm từ, từng câu, hs viết vào vở
- Đọc toàn bài lại lần 2
* Chấm chữa bài: chấm 10 tập
- Y/c hs đổi vở để kiểm tra
- Nhận xét lỗi viết sai, chữ viết, trình bày
3) HD hs làm bài tập chính tả:
- Bài 2a: Gọi hs đọc y/c
- Y/c các tổ lên thi tiếp sức, mỗi em chỉ điền vào một chỗ trống
- Gọi hs theo dõi, nhận xét 
- Kết luận lời giải đúng 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà sao lỗi, viết lại bài (nếu sai nhiều) 
- Bài sau: Người tìm đường lên các vì sao
Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng thực hiện theo y/c
- Lắng nghe
- Lắng nghe
+ Đoạn văn viết về họa sĩ Lê Duy Ứng. Kể chuyện Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình. 
- Đọc thầm và phát hiện: Sài Gòn, Lê Duy Ứng, quệt, xúc động, triển lãm 
- Đọc thầm, ghi nhớ các danh từ riêng, từ khó, cách trình bày
- Nghe, viết, kiểm tra
- Viết vào vở
- Soát lại bài 
- Đổi vở nhau kiểm tra
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- Các nhóm lên thi tiếp sức
- Nhận xét 
- Sửa bài 
- Lời giải: Trung Quốc,chín mươi tuổi,trái núi, chắn ngang, chê cười,Tôi chết,cháu tôi ,cháu tôi chết ,còn cháu truyền nhau, núi chẳn, trời nghe cụ trái núi .
TIẾT 59: TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
I/ Mục tiêu: 
Biết cách nhân với số có hai chữ số.
Biết giải bài toán có liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra kiến thức cũ: Luyện tập
Gọi hs lên bảng tính 
Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, thầy sẽ hd các em biết cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số
2) Vào bài
a) Tìm cách tính 36 x 23
- Ghi bảng lần lượt 36 x 3 , 36 x 20
- Các em đã biết đặt tính và tính được nhân với số có 1 chữ số, nhân với số có tận cùng là chữ số 0 nhưng chưa biết cách tính nhân với số có hai chữ số (36 x 23). Vậy ta tính tích này bằng cách nào?
- Bạn nào phân tích số 23 thành tổng? 
- Vậy ta tính tích này bằng cách nào? 
b) Giới thiệu cách đặt tính và tính
- Ta tính 36 x 23 theo cách tính trên thì chúng ta phải thực hiện 2 phép tính nhân và 1 phép tính cộng như vậy rất tốn thời gian. Vậy ta có thể tính 36 x 23 bằng cách nào khác ? (dựa vào cách nhân với số có một chữ số? 
- Gọi hs nhận xét
- Ta có thể tính bằng cách đặt tính (thực hiện lại thao tác - nói đến đâu, viết đến đó và giải thích) viết 36 rồi viết 23 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, viết dấu nhân rồi kẻ vạch ngang.
- 108 là kết quả của tích nào ?
- 72 là kết q

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_12_ban_2_cot_chuan_kien_thuc.doc