Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

GV hướng dẫn giọng đọc.

+ Lời nói của Dế Mèn đọc mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh

+ Những câu văn miêu tả, kể chuyện, giọng đọc thay đổi cho phù hợp với từng cảnh từng chi tiết.

+ Nhấn giọng : cong chân, đanh đá, đạp phanh phách, co rúm lại, rập đầu, của ăn của để, béo múp béo míp, cố tình, tí teo nợ.

- Cho 4 HS nối tiếp đọc cả bài, GV theo dõi uốn nắn

- Hướng dẫn HS luyện đọc phân vai

+ Đọc mẫu

 

doc 38 trang Bảo Anh 12/07/2023 21200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Bản 2 cột chuẩn kiến thức
TUẦN 2: Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2020 
 Tập đọc
Tiết 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (Tiếp theo)
I. Mục tiêu :
- HS biết đọc giọng phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các CH trong SGK).
* HSKG : Chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích lý do vì sao chọn câu hỏi 4.
* Kĩ năng sống : thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân. Thông qua hình ảnh Dế Mèn GV giáo dục HS có kĩ năng sống là phải biết giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, tranh ảnh bài tập đọc, bảng phụ...
- Học sinh : SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài “Mẹ ốm” + trả lời câu hỏi 2 và 3.
- Nhận xét. 
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
- Ghi tựa bài. 
3.2. Luyện đọc 
- Cho HS đọc toàn bài 1 lần.
- GV phân đoạn:3 đoạn 
- Theo dõi sữa lỗi phát âm.
- Theo dõi cách phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng.
(GV dùng phấn màu gạch dưới phụ âm đầu hoặc vần cần luyện )
- GV theo dõi sữa sai.
- Ghi từ : cần giải nghĩa lên bảng..
* GV đọc diễn cảm toàn bài 
3.3. Tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
- Các em đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu 2 : Dế Mèn làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
- Các em đọc thầm đoạn 3 trả lời câu 3.
- H : Khi Dế Mèn đe doạ : Thật đáng xấu hổ ! có phá hết vòng vây đi không ? thì bọn nhện đã hành động như thế nào?
- Cho HS trao đổi trả lời câu 4.
- GV nhận xét tổng kết câu trả lời của HS.
+ Danh hiệu phù hợp tặng cho Dế Mèn là : hiệp sĩ (vì Dế Mèn có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa).
+ Võ sĩ người giỏi võ
+ Tráng sĩ : người có sức mạnh và chí khí mạnh mẽ.
+ Chiến sĩ : người chiến đấu cho sự nghiệp cao cả.
+ Anh hùng : người lập công trạng lớn đối với nội dung, với đất nước.
- Giúp HS rút ra nội dung bài.
- GV tóm tắt ghi bảng.
3.4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn giọng đọc.
+ Lời nói của Dế Mèn đọc mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh
+ Những câu văn miêu tả, kể chuyện, giọng đọc thay đổi cho phù hợp với từng cảnh từng chi tiết.
+ Nhấn giọng : cong chân, đanh đá, đạp phanh phách, co rúm lại, rập đầu, của ăn của để, béo múp béo míp, cố tình, tí teo nợ.
- Cho 4 HS nối tiếp đọc cả bài, GV theo dõi uốn nắn
- Hướng dẫn HS luyện đọc phân vai 
+ Đọc mẫu 
+ Cho HS đọc diễn cảm
- GV cho HS nhận xét chọn tốp đọc hay nhất, GV tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò :
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu ra điếu gì ?
- Giáo dục HS theo mục tiêu bài 
- Dặn dò : Luyện đọc thêm ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS1 đọc và trả lời câu hỏi 2
- HS2 đọc và trả lời câu hỏi 3
- HS lắng nghe. 
- Nhắc lại. 
- Nối tiếp mỗi em đọc 1 đoạn
- HS luyện đọc đúng : lủng củng, nặc nô, co rúm, béo múp, beo míp, xuý xoá, quang hẳn.
- HS nối tiếp đọc đoạn lần 2
- HS đọc thầm chú giải SGK
- HS luyện đọc cặp
- Học sinh lắng nghe 
- Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí kẻ canh gác. tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ.
+ Dầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của 1 kẻ mạnh thể hiện qua các từ xưng hô : ai, bọn mầy, ta.
+ Thấy nhện cái xuất hiện vẻ đanh đá, nặc nô, Dế Mèn ra oai bằng hành động tỏ sức mạnh “ quay phắt lưng phóng càng đạp phanh phách”
- Dế mèn phân tích nhà nhện giàu có, món nợ của Nhà Trò rất nhỏ, ốm yếu nên nhà nhện không nên bắt nạt Nhà Trò, nên xoá nợ cho Nhà Trò.
- Chúng sợ hãi, cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc ngang, phá hết dây tơ chăng lối.
- HS trao đổi sao đó phát biểu (mỗi nhóm 1 danh hiệu)
+ Danh hiệu phù hợp tặng cho Dế Mèn là : hiệp sĩ (vì Dế Mèn có sức mạnh và lòng hào hiệp, sẵn sàng làm việc nghĩa).
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công.
- Nghe và gạch dưới từ ngữ cần nhấn giọng
- 4 HS nối tiếp đọc cả bài
- Nghe
- HS đọc phân vai
- 2 tốp thi đọc diễn cảm
- HS phát biểu
- HS lắng nghe. 
Toán
Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu :
- Biết mối quan hệ giữa các hàng liền kề.
- Biết đọc và viết các số có đến sáu chữ số.
* Các bài tập cần làm: bài 1, 2, 3, 4 (a, b).
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
- Học sinh : SGK, vở, bảng con, sự chuẩn bị bài trước ở nhà 
III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh làm bài 
- Tính giá trị biểu thức
a) 35 + 3 x n với n = 7
b) 168 - m x 5 với m = 9
- Nhận xét. 
- Hát vui
- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bảng con 
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em học toán bài: Các số có 6 chữ số
- Ghi bảng tên bài. 
3.2. Ôn về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn.
- GV : Các em quan sát hình vẽ và nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề.GV hỏi :
+ Mấy đơn vị bằng 1 chục (1 chục = bao nhiêu đơn vị)
+ Mấy chục = 1 trăm ? (1 trăm bằng mấy chục ?)
+ Mấy trăm = 1 nghìn ? (1 nghìn bằng mấy trăm?)
+ Mấy nghìn = 1 chục nghìn ? (1chục nghìn bằng mấy nghìn ?)
+ Mấy chục nghìn = 1 trăm nghìn ? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn?)
- Hãy viết bảng số 1 trăm nghìn.
- Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những số nào ?
3.3. Giới thiệu số có 6 chữ số :
- GV treo bảng của các hàng của các số có 6 chữ số lên.
a/ Giới thiệu số 432516:
- GV Giới thiệu : coi mỗi thẻ ghi số là 1 trăm nghìn. Hỏi :
+ Có mấy trăm nghìn ?
+ Có mấy chục nghìn ?
+ Có mấy nghìn ?
+ Có mấy trăm ?
+ Có mấy chục ?
+ Có mấy đơn vị ?
- Gọi HS lên bảng viết số trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị vào bản số.
b/ Giới thiệu cách viết số 432516:
- GV : Dựa vào cách viết số có 5 chữ số, bạn nào có thể viết số 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- GV nhận xét và hỏi : số 432516 có mấy chữ số ?
+ Khi viết số này, chúng ta bắt đầu viết từ đâu ?
- GV khẳng định : Đó chính là cách viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải hay viết từ hàng cao đến hàng thấp.
c/ Giới thiệu cách đọc số 432516:
- Em nào có thể đọc số 432516 ?
- Nếu HS đọc đúng, GV khẳng định cách đọc. Nếu HS đọc chưa đúng GV Giới thiệu cách đọc : bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu.
- Hỏi : Cách đọc số 432516 và số 32516 có gì giống nhau, khác nhau ?
- GV viết bảng : 12357 và 312357; 81759 và 381759; 876 và 632876 yêu cầu HS đọc các số sau.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV kết luận 
3.4. Luyện tập, thực hành :
* Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV Hướng dẫn học sinh làm bài 1a
- GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313214, số 523453 và yêu cầu HS đọc, viết số này
- Yêu cầu HS làm bài 1b
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
* Bài 2 :
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn bài 2 và Hướng dẫn HS làm bài.
- GV đến những HS chậm giúp các em hiểu làm được bài.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi học sinh làm bài 
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
* Bài 4 :
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Gọi học sinh làm bài 
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
4. Củng cố, dặn dò :
- GV đưa ra các số đã viết sẵn cho HS đọc
- Cho HS thi viết số (GV đọc)
- GD HS theo mục tiêu bài học. 
 - Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò : các em về nhà luyện đọc viết các số trong bài học hôm nay. Chuẩn bị tiết sau.
- HS lắng nghe. 
- HS nối tiếp nhắc lại tên bài. 
- Quan sát hình, trả lời câu hỏi
+ 10 đơn vị bằng 1 chục (1 chục = 10 đơn vị)
+ 10 chục bằng 1 trăm (1 trăm = 10 chục)
+ 10 trăm bằng 1 nghìn (1 nghìn = 10 trăm)
+ 10 nghìn bằng 1 chục nghìn (1chục nghìn = 10 nghìn)
+ 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn (1 trăm nghìn = 10 chục nghìn)
- HS viết bảng lớp
- Có 6 chữ số đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1
- HS quan sát bảng số.
+ Có 4 trăm nghìn
+ Có 30 chục nghìn
+ Có 2 nghìn 
+ Có 5 trăm
+ Có 1 chục
+ Có 6 đơn vị
- 1 HS lên bảng viết số theo yêu cầu
- 2 HS lên bảng viết
- Lớp viết bảng con
+ Có 6 chữ số
+ Ta bắt đầu viết từ trái sang phải. Ta viết theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp, hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Học sinh lắng nghe 
- 1, 2 HS đọc, lớp theo dõi
- Vài HS đọc số 432516
- Khác nhau cách đọc lớp nghìn số 432516 có bốn trăm ba mươi nghìn, còn số 32516 chỉ có ba mươi hai nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết.
- HS đọc từng cặp số
- HS lên bảng đọc, viết số
- Lớp viết bảng con 
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- HS chú ý
+ Viết số: 313241
+ Đọc số: Ba trăm mười ba nghìn hai trăm bốn mươi.
- HS làm bài:
+ Viết số: 523453
+ Đọc số: Năm trăm hai mươi ba nghìn bốnt răm năm mươi ba.
- Nhận xét chữa bài
- HS làm bài vở, 1 HS lên bảng
Viết
số
Trăm
nghìn
Chục
nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
425671
4
2
5
6
7
1
369815
3
6
9
8
1
5
579623
5
7
9
6
2
3
786612
7
8
6
6
1
2
Đọc số
369815: Ba trăm sáu mươi chin nghìn tám trăm mười lăm.
579623: Năm trăm bảy mươi chin nghìn sáu trăm hai mươi ba.
- Nhận xét 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở
+ 96315: Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ 796315: Bảy trăm chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ 106315: Một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ 106827: Một trăm linh sáu nghìn tám trăm hai mươi bảy.
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh chú ý theo dõi
- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở
a) Sáu mươi ba nghìn một trăm mười lăm: 63115.
b) Bảy trăm hai mươi ba nghìn chin trăm ba mươi sáu: 723936.
- Học sinh nhận xét 
- HS đọc 
- Học sinh viết
- HS lắng nghe.
Khoa học
TIẾT 3: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo)
I. Mục tiêu :
Sau bài học HS có khả năng :
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người : tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngưng hoạt, động cơ thể sẽ chết.
II Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ
- Học sinh : SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định : 
2. KTBC : GV nêu câu hỏi: 
+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ?
+ Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ những gì ?
- Nhận xét. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em học khoa học bài Trao đổi chất ở người (tiếp theo)
3.2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất 
* Mục tiêu : 1, 2 
- GV giao việc : các em quan sát các hình (1, 2, 3, 4) SGK8 và trả lời câu hỏi :
1. Hình 1 (2,3,4) minh hoạ cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất ? 
2. Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất ?
- GV hỏi từng hình (Cơ quan tiêu hoá có chức năng gì ? Cơ quan hô hấp có chức năng gì ?...)
- Cho HS trình bày 
- GV nhận xét câu trả lời của HS - chốt lại ý 
* Kết luận : Trong quá trình trao đổi chất, mỗi cơ quan điều có một chức năng. Để tìm hiểu rõ về các cơ quan các em cùng làm phiếu bài tập.
Hoạt động 2: Sơ đồ quá trình trao đổi chất 
VD1 : HD HS thảo luận theo các bước :
+ Phát thẻ chữ cho các nhóm HS 
+ Giao việc : Các em thảo luận hoàn thành sơ đồ quá trình trao đổi chất. GVphổ biến cách gắn thẻ 
 HS 1 gắn “tiêu hoá”
 HS 2 gắn “ Nước + thức ăn”
 HS 3 gắn “ phân”
Vào dúng vị trí sau
- Nhận xét. Chốt ý :
Lấy vào
Các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi chất
Thải ra
Nước + các thức ăn
Tiêu hoá
Phân
Ôxi
Hô hấp
Các-bô-nic
Nước
Bài tiết nước tiểu và da
Nước tiểu + mồ hôi
- Dựa vào bảng trên cho HS lên trình bày những biểu hiện của quá trình trao đổi chất đó và cơ quan thực hiện quá trình đó 
- Gọi lần lượt 3 HS leân trình bày 
- GV nhận xét + tóm ý trình bày của từng HS 
* Kết luận 3 : quá trình : trao đổi khí, trao đổi thức ăn và bài tiết 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người
* Đạt mục tiêu 3 :
- Việc 1 : GV Yêu cầu HS suy nghĩ và viết các từ cho trước vào chỗ chấm. GV ghi sơ đồ lên bảng.
+ Cho HS trình bày kết quả 
+ GV kết luận về đáp án đúng (bảng 2, SGV30).
- Việc 2 : Hướng dẫn HS làm việc theo cặp : Quan sát sơ đồ và hoàn thành câu hỏi :
+ Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất ?
- GV cho HS làm việc theo hình thức 1 em hỏi, 1 em trả lời.
 - GV theo dõi gợi ý nếu cần 
- GV kết luận : (mục bạn cần biết)
4. Củng cố - dặn dò :
- Điều gì xảy ra nếu 1 trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động ?
- Giáo dục HS theo mục tiêu bài học 
- Nhận xét tiết học 
- Về đọc kĩ mục bạn cần biết, vẽ sơ đồ S9.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát vui 
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nhận xét. 
- Nghe và nhắc lại tựa bài
- HS trao đổi thảo luận cặp để lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Đại diện trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét bỗ sung.
- Học sinh lắng nghe 
* Hình 1: vẽ cơ quan tiêu hoá. Nó có chức năng trao đổi thức ăn.
* Hình 2 vẽ cơ quan hô hấp. Nó có chức năng thực hiện quá trình trao đổi khí.
* Hình 3 : Vẽ cơ quan tuần hoàn. Nó có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng đi đến tất cả các cơ quan của cơ thể.
* Hình 4 : Vẽ cơ quan bài tiết. Nó có chức năng thải nước tiểu từ cơ thể ra ngoài môi trường 
- Nghe nhớ
- HS nhận các thẻ chữ sau 
 + Tiêu hoá, hô hấp, bài tiết nước tiểu và da, nước và các thức ăn, ô xi, các-bô-níc, nước, phân, mồ hôi, nước tiểu 
- HS lần lượt lên gắn theo chỉ định của GV
- HS 1 : Trao đổi thức ăn : Do cơ quan tiêu hoá thực hiện, cơ quan này lấy vào nước và các thức ăn, sau đó thải ra phân.
- HS 2 : Quá trình trao đổi khí : Do cơ quan hô hấp thực hiện. Cơ quan này lấy vào khí ôxi, thải ra khi CO2.
- HS 3 : Quá trình bài tiết : Do cơ quan bài tiết
 và da thực hiện. Nó lấy nước thải ra nước tieåu và mồ hôi.
- Lớp theo dõi nhận xét bỗ sung
- 2 HS đọc phần thực hành S9.
- HS tự ghi vào sơ đồ. 1 HS lên bảng ghi.
- 1-2 HS đọc kết quả + nhận xét kết quả trên bảng lớp.
- Nghe hướng dẫn 
- HS tiến hành như sau :
+ HS 1 : Cơ quan tieâu hoá có vai trò gì ?
+ HS 2 : trả lời 
+ HS 2 : Cơ quan hô hấp làm nhiậm vụ gì ?
+ HS 1 : Cơ quan hô hấp lấy không khí để tạo ra ôxi và thải ra khí CO2.
+ HS 1 : Cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ gì ?
+ HS2 : Cơ quan tuần hoàn nhận chất dinh dưỡng và ô-xi đưa đến tất cả các cơ quan của cơ thể và thải ra khí CO2 vào cơ quan hô hấp 
+ HS 2 : Cơ quan bài tiết có nhiệm vụ gì?
+ HS 1 : Cơ quan bài tiết thải ra nước tiểu và mồ hôi.
- HS lắng nghe 
- Khi một cơ quan ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất sẽ không diễn ra và con người không lấy được thức ăn, nước uống, không .
- Lắng nghe và ghi nhớ 
Đạo đức
TIẾT 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (tiết 2)
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức,kĩ năng : HS biết
- Nêu được số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
* HS giỏi: Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
* KNS: kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân; phê phán hành vi không trung thực trong học tập; làm chủ bản thân trong học tập.
2. Thái độ 
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
* Biết quý trọng nhửng bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
* Lưu ý : Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập 
- Học sinh: SGK, vở, Vở, sự chuẩn bị bài trước
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
1. Ổn định : 
2. KTBC : GV gọi HS trả lời câu hỏi 
+ Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
+ Trung thực trong học tập giúp em điều gì?
- GV nhận xét thái độ học ở nhà của HS.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài: Trung thực trong học tập (tiết 2)
- Ghi tựa bài. 
3.2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Kể tên những việc làm đúng - sai 
- Hát vui 
- 3-4 HS lên bảng trả lời 
- HS lắng nghe. 
- Nhắc lại. 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS trong nhóm lần lượt nêu 3 hành động trung thực, và liệt kê theo mẫu sau
- Các nhóm trao đổi ghi vào giất theo hướng dẫn của GV
Trung thực 
( Kể tên các hành động trung thực )
Không trung thực 
( Kể tên các hành động không trung thực )
1..
2
3
1..
2
3
- Cho HS trình bày
- GVKL : Ghi các ý đúng lên bảng (cột trung thực )
* Kết luận: Trong học tập, ta cần phải trung thực, thực thà để tiến bộ và mọi người yêu mến.
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV đưa 3 tình huống (BT3 SGK ) lên bảng.
- Cho các nhóm thảo luận.
- Cho HS trình bày 
- Yêu cầu các nhóm kác nhận xét bổ sung 
+ Hỏi : Cách xử lí của nhóm ..có thể hiện sự trung thực hay không?
+ Nhận xét, khen ngợi các nhóm
Hoạt động 3 : Ñoùng vai thể hiện tình huống
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- GV giao việc : các nhóm lựa chọn 1 trong 3 tình huống ở BT3 (khuyến khích HS xây dựng tình huống mới ) rồi cùng nhau đống vai thể hiện tình huống.
- GV theo dõi giúp đỡ nếu cần.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Mời 5 HS làm ban giám khảo.
+ Mời từng nhóm lên thể hiện.
+ Ban giám khảo theo dõi đánh giá điểm. GV tổng kết điểm lên bảng.
- GV tổng kết điểm của từng nhóm + đánh giá chung.
- yêu cầu 1 HS nhắc lại : Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì ?
* GVKL : Việc học tập sẽ giúp em tiến bộ nếu em trung thực
 4. Củng cố - dặn dò :
- Hôm nay học bài gì ? 
+ Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết 
+ Thế nào là trung thực trong học tập ?
+ Vì sao phải trung thực trong học tập ?
- Giáo dục HS theo mục tiêu bài học 
- Nhận xét tiết học.
- Đọc kĩ phần ghi nhớ, đọc trước bài sau
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Nhóm khác bổ sung 
- 1HS đọc lại các ý đúng của cột trung thự 
- HS nghe - nhắc lại 
- Các nhóm trao đổi tìm cách xử lí mỗi tình huống và giả thích vì sao lại giải quyết theo cách đó.
- Đại diện nhóm trả lời, mỗi nhóm một tình huống. Chẳng hạng :
+ Tình huống 1: Em sẽ chấp nhận bị điểm kém những lần sau em sẽ học tốt. Em sẽ không chép bài bạn.
+Tình huống 2: Em sẽ báo lại cho cô điểm của em để cô ghi lại.
+ Tình huống 3: Em sẽ động viên bạn cố gắn làm bài và nhắc nhở bạn trong giờ kiểm tra em khong được phép cho bạn chép bài. 
- HS ngồi theo nhóm 
- Các nhóm chọn tình huống rời, rời đóng vai thể hiện tình huống.
- Các nhóm lần lượt lên đóng vai thể hiện tình huống.
- 1-2 HS trả lời 
- Vài HS kể
 Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2020
 Lịch sử - Địa lí
TIẾT 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu :
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, biển.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ
- Học sinh : SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước...
III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định :
2. KTBC : 
- Kiểm tra 4 học sinh
+ Bản đồ là gì ?
+ Em hãy nêu một số yếu tố của bản đồ.
- GV nhận xét 
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ học Lịch sử và Địa lí bài “Làm quen với bản đồ (tiết 2)”
- Ghi bảng tên bài. 
3.2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ:
- Gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK
+ Bản đồ có bao nhiêu loại ? Mỗi loại thế nào ?
+ Đọc bản đồ để biết gì ?
+ Xem chú giải bản đồ để biết gì?
+ Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào đâu ?
- Qua mỗi câu hỏi GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Hoạt động 2: Bài tập
*Bài a:
- Yêu cầu HS quan sát hình 4, hình 5
+ Quan sát hình 4, em hãy: chỉ hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên lược đồ.
+ Quan sát hình 4, em hãy hoàn thành bảng sau vào vở:
Đối tượng lịch sử
Kí hiệu thể hiện
..
Quân ta tấn công
..
(Kí hiệu SGK)
.
(Kí hiệu SGK)
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
*Bài tập b:
- Yêu cầu HS quan sát hình 2
+ Quan sát hình 2, em hãy: đọc tỉ lệ bản đồ.
+ Quan sát hình 2, em hãy hoàn thành bảng sau vào vở:
Đối tượng địa lí
Kí hiệu thể hiện
..
Sông
Thủ đô
(Kí hiệu SGK)
.
.
- Gọi HS trình bày
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
+ Quan sát hình 2, em hãy: chỉ đường biên giới quốc gia Việt Nam trên bản đồ.
+ Quan sát hình 2, em hãy: kể tên các nước láng giềng và biển đảo, quần đảo của Việt Nam.
+ Quan sát hình 2, em hãy: kể tên một số con sông được thể hiện trên bản đồ.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
* Hoạt động 3: Ghi nhớ
- GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
- GV chốt lại, ghi bảng: Muốn sử dụng bản đồ, ta phải đọc tên bản đồ, xem bản chú giải và tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
4) Củng cố :
- Các em vừa học bài gì ?
- Nêu cách sử dụng bản đồ ?
- Giáo dục HS cần thường xuyên tham khảo các bản đồ để hiểu biết thêm 
5) Dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về xem lại bài 
- Chuẩn bị bài: Làm quen với bản đồ (tiếp theo).
- Hát vui 
- 4 HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu
+ 2 HS nêu: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định.
+ 2 HS nêu: Một số yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ
- HS lắng nghe 
- Nối tiếp nhắc lại tên bài 
- HS đọc nội dung mục 3 SGK
+ Bản đồ có rất nhiều loại. Mỗi loại bản đồ có những thông tin riêng.
+ Đọc bản đồ để biết bản đồ thể hiện nội dung gì.
+ Xem chú giải bản đồ để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí.
+ Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
- Học sinh nhận xét 
- HS quan sát
+ 4 HS lên chỉ
+ HS làm bài
- HS trình bày
- Học sinh nhận xét 
- HS quan sát
+ Vài học sinh đọc
- HS trình bày
- Học sinh nhận xét
+ Vài HS lên chỉ
+ HS trình bày:
ž Các nước láng giềng của Việt Nam : Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
ž Vùng biển nước ta là một phần của biển đông.
ž Quần đảo của Việt Nam : Hoàng sa, Trường sa
ž Một số đảo của Việt Nam : Phú Quốc , Côn Đảo , Cát Bà
+ HS kể: Một số sông chính : Sông Hồng, sông Thái Bình, song Cả, song Mã, song Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu
- Học sinh nhận xét 
- HS rút ra ghi nhớ
- Chú ý
- Một Vài em đọc ghi nhớ
- “Làm quen với bản đồ (tiếp theo)”
- Vài HS nêu
- Học sinh lắng nghe 
- Lắng nghe và ghi nhớ
Toán 
Tiết 7 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Giuùp HS luyện viết và đọc các số có tới 6 chữ số.
* Làm được các bài tập : bài 1, bài 2, bài 3(a, b, c); bài 4(a, b). 
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
- Học sinh : SGK, vở, bảng con, sự chuẩn bị bài trước ở nhà 
III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Mấy trăm = 1 nghìn ?
? Mấy nghìn = 1 chục nghìn ?
?100 nghìn = mấy chục nghìn ?
Viết số 100 000, 300 000, 123 000, 732 612.
- GV nhận xét 
3. Bài mới :
3.1 Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ luyện tập về học viết, thứ tự các số sáu chữ số.
3.2 Luyện tập, thực hành :
Bài tập 1 :
- GV treo bảng phụ lên bảng. GV Hướng dẫn mẫu
- Gọi học sinh làm bài 
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
* Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Gọi học sinh làm bài 
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
* Bài tập 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Gọi học sinh làm bài 
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
* Bài tập 4 :
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Gọi học sinh làm bài 
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
4. Củng cố - dặn dò :
- GV cho HS đọc viết vài số theo chỉ định của GV.
- Nhận xét. Tuyên dương
- GD HS theo mục tiêu bài học. 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò : Đọc viết các số có trong bài học hôm nay 
- Chuẩn bị bài sau : Hàng và lớp.
- Hát vui 
- 3 HS trả lời
- 3 HS lên bảng viết rồi đọc.
- HS lắng nghe 
- HS chú ý 
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở:
+ Dòng 2: 425301; đọc số: bốn trăm hai mươi lăm nghìn ba trăm linh một.
+ Dòng 3: 728309.
+ Dòng 4: 4, 2, 5, 7, 3, 6; đọc số: bốn trăm hai mươi lăm nghìn bảy trăm ba mươi sáu.
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh chú ý theo dõi 
- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở
a)
+ 2453: Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba.
+ 65243: Sáu mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba.
+ Số 762543 đọc là: bảy trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm bốn mươi ba.
+ Số 53620 đọc là: nam mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi.
b)
+ Chữ số 5 trong số 2453 thuộc hàng chục
+ Chữ số 5 trong số 65243 thuộc hàng nghìn
+ Chữ số 5 trong số 762543 thuộc hàng trăm
+ Chữ số 5 trong số 53620 thuộc hàng chục nghìn.
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh chú ý theo dõi 
- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở
Kết quả: 
a) Bốn nghìn ba trăm: 4300
b) Hai mươi bốn nghìn ba trăm mười sáu: 24316
c) Hai mươi bốn nghìn ba trăm linh một: 24301
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh chú ý theo dõi 
- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở 
Kết quả: 
a) 300 000; 400 000; 500 000;600 000; 700 000; 800 000.
b) 350 000; 360 000; 370 000; 380 000; 390 000; 400 000.
- Học sinh nhận xét 
- Học sinh viết 
- HS lắng nghe..
Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 2: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I Mục tiêu :
- Nghe viết đúng và trình bày chính tả sạch sẽ, đúng quy định.
- Làm đúng bài tập 2 và 3a/b.
- GDBVMT: biết yêu thương giúp đỡ bạn bè bị khuyết tật.
II. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
- Học sinh : SGK, vở, Vở, bảng con, sự chuẩn bị bài trước 
III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 Ổn định:
2. KTBC:
- GV đọc cho HS viết : gày yếu, chưa quen, lột vỏ, vội vàng, đảm đang, dỡ dang.
- Nhận xét. 
3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài: Mười năm cõng bạn đi học.
- Ghi bảng tên bài. 
3.2 Hướng dẫn chính tả
- GV đọc 1 lượt bài viết	
* Giúp HS viết đúng
- Cho HS nêu và gạch dưới các danh từ riêng có trong bài.
- Quãng/ quảng, sinh/ xinh, khó khăn/ khó khăng, cõng/ cỏng, giúp đỡ/ giúp đở.
- Đội tuyển : là đội HS giỏi được tuyển chọn đi dự thi.
- Đọc chính tả 
- Đọc lại
- Chữa 5- 6 bài
- Nhận xét chung
3.3 Luyện tập :
* Bài tập 2 : Chọn cách viết đúng từ đã cho
- Cho HS đọc yêu cầu Bài tập 2 và đoạn văn
- GV giao việc theo yêu cầu BT
- Theo dõi HS yếu làm bài
- Nhận xét chốt lại lời giải. 
* Bài tập 3 :
- Giao việc theo yêu cầu BT
- Yêu cầu HS ghi lời giải câu đố vào bảng con
- GV Nhận xét chốt lại lời giải đúng
4. Củng cố, dặn dò :
- Muốn viết đúng chính tả theo em cần làm gì ?
- Giáo dục HS theo mục tiêu bài 
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà luyện viết đúng các từ ngữ hôm nay em đã viết sai và tìm 10 từ chỉ các vật bắt đầu bằng S. Chuẩn bị bài sau.
- Hát vui
- 2 HS lên bảng 
- Học sinh lắng nghe 
- Nối tiếp nhắc lại tên bài 
- Nghe, dò SGK
- Luyện viết đúng 
- HS nêu và gạch dưới các danh từ riêng trong bài : Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh.
+ Quãng đường, khó khăn, cõng, giúp đỡ, đội tuyển, 4 ki–lô–mét.
- Viết chính tả
- Soát lại bài
- Đổi vở soát lỗi lẫn nhau
- Đọc yêu cầu Bài tập 2 (SGK)
- HS làm Vở
- 3 HS lên bảng
- Lớp Nhận xét chữa bài.
(Sau, rằng, chăng, xin, băn khoăn, sao, xem).
- HS đọc yêu cầu Bài tập 3 (SGK)
- 2 HS đọc to 2 câu thơ
- HS làm bài 
- Lớp nhận xét
+ Chữ sáo bỏ sắc thành sao
+ Chữ trăng thêm sắc thành trắng
- HS phát biểu
- Học sinh lắng nghe 
Luyện từ và câu
TIẾT 3: MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. Mục tiêu :
- HS Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm “ thương người như thể thương thân” BT1) ; nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. (BT 2, BT 3)
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên: SGV, SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
- Học sinh: SGK, vở, Vở, sự chuẩn bị bài trước
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định.
2. KTBC.
- Cho HS phân tích cấu tạo của tiếng : Kính thầy, yêu bạn. 
- Nhận xét. 
3. Bài mới :
3.1 Giới thiệu bài : 
- Hôm nay các em học bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-Đoàn kết.
- Ghi tựa bài. 
3.2 Dạy học bài mới.
* Bài tập 1 : Tìm các từ ngữ
- Giao việc theo yêu cầu BT 
- Theo dõi nhắc nhở HS không tập trung
+ Gợi ý bằng những VD trong thực tế.
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận
- GV chốt lại lời đúng
- Dán kết quả BT1 lên bảng
* Bài tập 2 :
- GV giao việc
- GV phát phiếu cho 2 cặp HS
- Theo dõi HS làm bài
- Giải nghĩa từ : ( nếu HS không hiểu)
+ Nhân đức : người sống có đức
+ Nhân loại : chỉ con người sống trên trái đất
+ Nhân tài : chỉ những người có tài
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
* Bài 3 : Đặt câu
- Cho HS làm việc cá nhân
- Đến HS yếu gợi ý nếu cần ( ai là người nhân đức ?)
- Nhận xét tuyên dương HS
4. Củng cố - dặn dò:
- Bài học hôm nay giúp các em hiểu ra điều gì ?
- Giáo dục HS theo mục tiêu bài 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò : học thuộc 1 số TN thuộc chủ đề và thuộc các câu TN ( BT 4). Chuẩn bị bài sau “ Dấu hai chấm”
 - Hát vui
- 4 HS lên bảng, lớp làm nháp
- Học sinh lắng nghe
- Nhắc lại theo yêu cầu GV. 
- Đọc yêu cầu bài 1 (SGK)
- HS trao đổi nhóm 4, ghi kết quả vào Vở 
- Đại diện trình bài kết quả ( mỗi nhóm trình bày 1 câu)
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Kết quả dự kiến
a/ Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý,soát thương, tha thứ, độ lượng, bao dung, cảm thông, đồng cảm,.
b/ Hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_ban_2_cot_chuan_kien_thuc.doc