Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Bản đẹp

. Hoạt động 3: Giới thiệu cách đọc, viết số 432 516

- GV yêu cầu HS viết số 432 516

+ Khi viết số này ta bắt đầu viết từ đâu?

- GV chốt lại: Khi viết số 432 516 ta viết 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 năm, 1 chục, 6 đơn vị.

- GV yêu cầu HS đọc số 432 516

 

doc 22 trang Bảo Anh 12/07/2023 18840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Bản đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Bản đẹp

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 2 - Bản đẹp
TUẦN: 2
Thứ hai, ngày 14 tháng 09 năm 2020
Tiết: 6	Toán
CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU:
- HS biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- HS biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS yêu thích trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trang 8 SGK.
+ “Nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề”
- GV chốt ý:
10 đơn vị 	= 1 chục
10 chục 	= 100
10 trăm 	= 10 000
10 chục nghìn	= 100 000
♠. Hoạt động 2: Giới thiệu số có sáu chữ số
- GV đính bảng kẻ sẵn các hàng: Trăm nghìn, Chục nghìn, Nghìn, Trăm, Chục, Đơn vị. 
+ GT số 432516
- HS lên gắn các thẻ số 100 000; 10 000; 1 000; 1000;;10; 1 lên các cột tương ứng trên bảng.
- GV gọi HS lên viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số đơn vị vào bảng.
♠. Hoạt động 3: Giới thiệu cách đọc, viết số 432 516
- GV yêu cầu HS viết số 432 516
+ Khi viết số này ta bắt đầu viết từ đâu?
- GV chốt lại: Khi viết số 432 516 ta viết 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 năm, 1 chục, 6 đơn vị.
- GV yêu cầu HS đọc số 432 516
- GV yêu cầu HS lên bảng viết bảng: 12 357; 678 235
- GV nhận xét.
♠. Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1: Viết theo mẫu
- GV đính bảng kẻ câu a lên bảng và hướng dẫn mẫu cho HS nắm cách ghi số, đọc số, viết số.
- GV đính bảng câu b, gọi 1 em lên ghi số và đọc số.
- HS làm vào bảng con. HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 2: Viết theo mẫu; thảo luận nhóm 2
- GV đính bảng và hướng dẫn mẫu cách ghi số và đọc số.
- GV phát bảng phụ đã kẽ sẵn bảng cho các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm đính bảng trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét tuyên dương.
Bài 3: Đọc các số sau:
- GV đính lần lượt các số lên bảng: 96 315; 106 827.
- HS đọc vào vở, 1 số em đọc trên bảng phụ.
- GV và cả lớp nhận xét tuyên dương.
Bài 4: Viết các số sau:
- GV đính bảng ghi câu a, b.
- GV yêu cầu HS hai đội thi đua viết số trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Tiết toán hôm nay học bài gì?
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 3	Tập đọc
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
- HS đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
- HS Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp căm ghét áp bức bất công, bênh vực Nhà Trò yếu đuối. 
- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mền (Trả lời được các câu hỏi tróng SGK)
Giáo dục học sinh: Biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV yêu cầu 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV yêu cầu HS chia đoạn: “Bài này có thể chia làm mấy đoạn?”
- HS chia đoạn, GV nhận xét, chốt ý: 4 đoạn
	Đoạn 1: Từ đầuvẻ hung dữ.
	Đoạn 2: Tiếp theochày giã gạo.
	Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1 – Kết hợp luyện đọc từ khó.
- GV ghi bảng từ khó, hướng dẫn HS phát âm lại.
- HS tiếp nối nhau đọc lần 2 – Kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Hướng dẫn HS đọc đúng các kiểu câu hỏi, câu cảm; Ai đứng chóp bu này ? Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vòng vây đi không ?
- GV hướng dẫn giọng đọc và đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi
♠. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1, lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 1
+ Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ NTN? (Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường bố trí nhện gộc canh gác, tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ).
- HS trả lời cá nhân, lớp nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn 2.
- Thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi 2.
+ Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?
- HS trả lời, GV nhận xét.
- 1 HS đọc đoạn 3, HS trao đổi nhóm 2 và trả lời câu hỏi 3.
+ Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?(Dế Mèn thét lên ,so sánh bọn nhện giàu có ,béo múp thật đáng xấu hổ và còn đe doạ chúng )
- HS phát biểu – HS - GV nhận xét.
+ Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào ?(chúng sợ hại cùng dạ ran ,cả bọn cuống cuồng chạy dọc ,chạy ngang,phá hết các dây tơ chăng lối )
- HS trả lời cá nhân.
- 1 HS đọc câu hỏi 4 SGK , cả lớp suy nghĩ chọn danh hiệu thích hợp cho dế Mèn.
- HS phát biểu
- GV nhận xét và kết luận: Các danh hiệu đều ghi nhận những phẩm chất đáng ca ngợi, nhưng thích hợp nhất với hành động của Dế Mèn Mèn là danh hiệu hiệp sĩ, bởi vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức, bất công, che chở, bênh vực, giúp đỡ người yếu.
♠. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV nêu cách đọc toàn bài
- GV đính đoạn văn “Từ trong hốc đá.Có phá hết các vòng vây đi không?” 
- GV đọc mẫu đoạn văn trên 
- Hướng dẫn HS cách đọc ngắt, nghỉ và nhấn giọng đoạn văn
- GV gạch dưới các từ ngữ: mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em.
- 1 HS đọc mẫu đoạn văn
- Chia nhóm luyện đọc trong nhóm 
- HS thi đua đọc diễn cảm đoạn văn.
- GV nhận xét, tuyên dương .
- 1 HS đọc toàn bài, nêu đại ý của bài.
- GV nhận xét ,chốt ý, đính nội dung bài lên bảng.
- 2 HS đọc đại ý.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Qua bài này em học được điều gì ở nhân vật Dế Mèn ?
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 2	 Chính tả
MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học” trong khoảng 15 – 18 phút
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần s/x ; ăng/ăn
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS viết đúng mẫu, trình bày đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả
- 1 HS đọc đọan văn viết chính tả, lớp theo dõi SGK.
+ Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ bạn Hanh?
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào ?
+ Những từ nào trong bài viết hoa ? Vì sao?
+ Nêu những số có trong bài viết ?
- Hướng dẫn HS viết từ khó: Tuyên Quang, cõng, ki- lô- mét, khúc khuỷu, gập gềnh, quản, tuyển.
- HS viết bảng con và phân tích cấu tạo của một số tiếng.
- HS đọc lại các tiếng khó trên bảng lớp.
- GV đọc lại đoạn văn, lớp theo dõi SGK.
- Nhắc HS tư thế ngồi viết, tầm nhìn.
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết vào vở.
- Đọc lại toàn bài chính tả , cả lớp dò bài.
- GV hướng dẫn HS mở SGK bắt lỗi chính tả bài của mình (bằng bút chì)
- GV thống kê lỗi cả lớp.
- GV nhận xét, đánh giá một số bài, nhận xét và sửa lỗi sai phổ biến.
- GV liên hệ và GD học sinh.
♠. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: Làm việc nhóm đôi
- GV đính bảng phụ ghi nội dung BT lên bảng,1 HS đọc
- HS trao đổi nhóm đôi làm bài (2 phút)
- HS lên chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn.
- GV yêu cầu HS đọc lại bài làm.
- GV nhận xét –tuyên dương.
Bài tập 3a. Giải câu đố.
- HS đọc yêu cầu Bt 3a.
- 2 HS đọc câu đố. Cả lớp đọc thầm suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- GV đính câu đố lên bảng, 1 HS lên ghi lời giải vào dưới câu đố.
- GV nhận xét.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo dục HS qua bài học.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 2	Đạo đức
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾP THEO)
)
 I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS .
- HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. (Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập).
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. ( Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao chê cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập).
GD QPAN: Nêu được những tấm gương nhặt được của rơi trả lại cho người mất.
GD KNS: 
	+ Có kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân; 
	+ Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập; 
	+ Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh theo SGK. 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Kể những việc đúng sai 
*Mục tiêu: HS xác định được hành vi đúng, sai; rèn tính trung thực trong học tập
- GV tổ chức cho HS làm theo nhóm lần lượt nêu tên 3 hành động trung thực. 3 hành đông không trung thực 
- GV chốt lại: Trong học tập cũng như trong cuộc sống chúng ta phải trung thực thật thà để tiến bộ và được mọi người yêu quý. 
♠. Hoạt động 2: Xử lý tình huống
*Mục tiêu: Học sinh xử lý tình huống về tính trung thực trong học tập
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
+ Đính 3 tình huống (BT3)
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nêu cách xử lý mỗi tình huống và giải thích và sao lại chọn cách giải quyết đó .
- Đại diện nhóm trả lời 3 tình huống đó.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cách xử lí của nhóm thể hiện sự trung thực hay không?
- GV nhận xét - tuyên dương 
♠. Hoạt động 3: Đóng vai.
*Mục tiêu: Học sinh thực hành về tính trung thực trong học tập
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4.
- Tổ chức làm việc cả lớp. 
+ Chọn 4 HS làm giám khảo. 
+ Từng nhóm lên thực hiện. 
- HS, GV nhận xét – tuyên dương. 
- GV kết luận. 
♠. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
*Mục tiêu: Học sinh kể về tính trung thực trong học tập
- GV yêu cầu HS hãy kể 1 tấm gương trung thực mà em biết? Hoặc của bản thân.
- Thế nào là trung thực trong học tập?
- Vì sao phải trung thực trong học tập?
♠. Hoạt động nối tiếp: 	
	- GV nhận xét - tuyên dương. GV liên hệ HS qua nội dung bài học
	- Nhận xét tiết học. 	
_____________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 15 tháng 09 năm 2020
Tiết: 3	Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ
NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống những từ đã học thuộc chủ đề “Thương người như thể thương thân”; nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau, người, lòng thương người.
- Mở rộng vốn từ “nhân hậu”.“đoàn kết”. luyện cách sử dụng từ ngữ trong câu. 
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS yêu thích môn tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 2
Bài tập 1: Tìm các từ ngữ
- 4 HS đọc yêu cầu BT và mẫu
- HS thảo luận nhóm 2
- GV phát bảng phụ cho các nhóm làm bài. 
- Đại diện các nhóm đính bảng trình bày kết quả.
- GV nhận xét - chốt lại :
lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, yêu quý, xót thương, đau xót, tha thứ, độ lượng, bao dung, xót xa, thương cảm.
Hung ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, hung dữ, dữ tợn, dữ dằng.
Cứu giúp, cứu trợ,..
An hiếp, hà hiếp, bắt nạt,
♠. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
Bài tập 2: Tìm nghĩa từ
- 1 HS đọc yêu cầu BT2 câu a.
- Từng cặp thảo luận nhóm 3, làm bài.
- Các nhóm báo cáo kết quả .
- GV chốt lại: Tiếng nhân có nghĩa người: nhân dân, công nhân, nhân tài.
- HS giải thích các từ trên.
♠. Hoạt động 3: Thi đua
Bài tập 3: Đặt câu với mỗi từ ở BT2
- HS đọc yêu cầu đọc yêu cầu BT.
- GV tổ chức cho HS thi đua với nhau. 2 dãy thi đua với nhau. Mỗi dãy 1 em đọc câu mình vừa đặt
	- GV nhận xét-tuyên dương.
♠. Hoạt động nối tiếp: 
	- Nhân hậu là gì? - Đoàn kết là gì?
	- GD học sinh qua nội dung bài học
	- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 7	 Toán
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về đọc, viết số có sáu chữ số
- HS có kĩ năng tính giá trị biểu thức
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS cẩn thận trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (BT1: Viết theo mẫu)
- GV treo bảng phụ (bảng kẻ sẵn). HS nêu kết quả.
- GV viết số 653 267, yêu cầu HS nêu (gồm 6 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 3 nghìn, 2 trăm, 6 chục, 7 đơn vị)
- GV yêu cầu 1 HS lên viết số 425 301, 1 HS khác đọc số đó
- GV viết các số còn lại và yêu cầu HS viết rồi phân tích số đó.
- HS và GV nhận xét.
♠. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi (BT2)
a) Đọc các số sau:
- GV đính lần lượt các số lên bảng: 2 535; 26 234; 762 543; 53 620.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi gần nhau đọc cho nhau nghe.
- HS đọc trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét kết quả 
b) Cho biết chữ số 5 ở mỗi số trêm thuộc hàng nào, lớp nào? 
- GV yêu cầu lần lượt từng HS trả lời từng số trên bảng.
- HS – GV nhận xét.
♠. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (BT3: Viết các số sau:).
- GV đính bảng, HS nối tiếp nhau đọc.
- GV yêu cầu HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ
- HS đính bảng trình bày, đọc kết quả của mình. 
- HS và GV nhận xét.
	a) 4300	b) 24 316	c) 24 302
♠. Hoạt động 4: Thi đua (BT4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm).
- GV đính nội dung BT lên bảng. Câu a, b
- HS 3 dãy bàn lên thi đua tiếp sức viết số.
- HS đọc lại kết quả của đội mình.
- GV nhận xét.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Tiết học hôm nay ôn lại kiến thức gì
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 2	Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
 I. MỤC TIÊU:
- Hiểu câu chuyện thơ Nàng Tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS thích đọc sách.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi gợi ý.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện.
- GV đọc diễn cảm bài thơ. HS chú ý lắng nghe.
- 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc (3 đoạn)
- 1 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Bà lão nghèo làm gì để sống? 
+ Con ốc bà bắt được có gì lạ?
+ Bà lão làm gì khi bắt được con ốc?
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm TLCH:
+ Từ khi có ốc bà lão thấy trong nhà có gì lạ? 
- HS đọc thầm đoạn 3, TLCH:
+ Khi rình xem bà lão đã nhìn thấy gì ?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
♠. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
+ Thế nào là kể chuỵện bằng lời của em?
- 1 HS khá kể đoạn 1.
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi tìm hiểu kể lại từng đoạn.
- Đại diện 1 số nhóm thi đua kể nối tiếp từng đoạn của truyện.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
♠. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- HS đại diện phát biểu
- GV nhận xét, kết luận: Câu chuyện nói về tình thương yêu lẫn nhau giữa bà lão và nàng tiên ốc, bà lão thương ốc không nỡ bán . Ốc biến thành một nàng tiên giúp đỡ bà.
♠. Hoạt động nối tiếp: 
	- Câu chuyện “Nàng tiên ốc” giúp em hiểu điều gì?
	- GV đính bảng phụ ghi nội dung ý nghĩa câu chuyện.
	- Nhận xét tiết học, khen những HS kể chuyện hay.
_____________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 16 tháng 09 năm 2020
Tiết: 4	Tập đọc
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
 I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; ngắt, nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của ông cha 
- Trả lời được các câu hỏi SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu của bài.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS hiếu thảo với cha mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi đoạn thơ luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài thơ, lớp theo dõi SGK.
- GV yêu cầu HS chia đoạn. GV chốt ý: Chia thành 5 đoạn
	+ Đoạn 1: Từ đầu  phật tiên độ trì.
	+ Đoạn 2: Tiếp theo  rặng dừa nghiêng soi.
	+ Đoạn 3: Tiếp theo  ông cha của mình.
	+ Đoạn 4: Tiếp theo  chẳng ra việc gì.
	+ Đoạn 5: Còn lại
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ lần 1-Kết hợp luyện đọc từ khó.
- GV ghi bảng 1 số từ HS phát âm sai, hướng dẫn đọc lại.
- HS tiếp nối nhau đọc lần 2-Kết hợp giải nghĩa từ khó .
- GV rút từ cần giải nghĩa có trong từng khổ thơ.
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài thơ.
♠. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc thành tiếng “từ đầu  đa mang”, lớp theo dõi SGK
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình?
+ Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
+ Em hiểu câu thơ “Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” là như thế nào ?
+ Từ “Nhận mặt” ở đây nghĩa là thế nào?
- HS phát biểu, GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại, TLCH
+ Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người VN ta?
- HS trả lời cá nhân.
- HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
+ Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? 
♠. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV nêu cách đọc toàn bài.
- GV đính bảng phụ viết đoạn: “Tôi yêu truyện cổ nước tôi nghiêng soi”.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ và nhấn giọng bài thơ
	+ Những câu thơ nào cần đọc ngắt nhịp?
	+ Những từ nào trong đoạn trên cần đọc nhấn giọng? Vì sao?
- GV gạch dưới các từ ngữ đọc nhấn giọng: Nhân hậu, sâu xa, thương người, dù mấy cách xa, ở hiền, người ngay, vàng, trắng.
- 1 HS đọc mẫu. 
- Chia nhóm, luyện đọc trong nhóm. 
- HS thi đua đọc diễn cảm. 
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- 1 HS đọc toàn bài, nêu đại ý của bài.
- GV nhận xét ,chốt ý, đính nội dung bài lên bảng.
- 2 HS đọc đại ý.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Ý nghĩa bài thơ nói lên điều gì?
- GD học sinh qua nội dung bài học. 
- Nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 8	Toán
HÀNG VÀ LỚP 
 I. MỤC TIÊU:
- Lớp đơn vị gồm 3 hàng : Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. 
- Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp. Giá trị của từng chữ số theo vị trí chữ số ở từng hàng, từng lớp.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS cẩn thận trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn
- GV yêu cầu HS nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- GV thới thiệu: hàng đơn vị, chục, trăm (lớp đơn vị)
	hàng nghìn, chục, trăm nghìn (lớp nghìn)
- GV đính bảng phụ kẻ sẵn – HS quan sát.
	+ Vậy lớp đơn vị gồm mấy hàng?
	+ Lớp nghìn gồm mấy hàng?
- GV viết số 321 vào cột số - yêu cầu HS đọc.
- GV làm tương tự với các số: 654 000; 654 321
- Lớp nhận xét, GV chốt ý: Khi viết các chữ số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn (trái sang phải), khoảng cách giữa các lớp hơi rộng hơn một chút.
♠. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết số và chữ vào ô trống; Làm việc cá nhân
- GV đính bảng phụ ghi BT1. GV gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung trong bảng
- HS lên viết số, đọc số và phân tích số.
- GV nhận xét kết quả. 
Bài 2a: Làm việc nhóm đôi
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- HS trao đổi nhóm đôi.
- GV đính bảng phụ ghi các số: 46 307; 56 032; 123 517; 305 804 ; 960 783. 
- GV yêu cầu HS nêu miệng.
- GV đính câu b, HS lên viết giá trị của chữ số 7
Bài 3: 
- GV hướng dẫn mẫu : 52 314 = 5000 + 2000 + 300 + 10 + 4.
- GV viết lần lượt các số còn lại, HS làm bảng con và bảng lớp.
- Nhận xét kết quả đúng:
	503 060 = 500 000 + 3000 + 60
	83 760 = 80 000 + 3000 + 700 + 60
	176 091 = 100 000 + 70 000 + 90 + 1
♠. Hoạt động nối tiếp:
- GV yêu cầu HS cho biết:
+ Lớp nghìn gồm có mấy hàng? Đó là những hàng nào?
+ Lớp đơn vị gồm có mấy hàng? Đó là những hàng nào?
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 2	Lịch sử
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TT) 
I. MỤC TIÊU:
- HS biết trình tự các bước sử dụng bản đồ.
- Xác định được 4 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo quy ước.
- Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
GD QPAN: Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam..
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam 
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ
* Mục tiêu: HS biết cách sử dụng bản đồ
- Hoạt động cả lớp
- GV treo các loại bản đồ lên bảng
- Dựa vào kiến thức của bài trước, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí.
+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 (bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia ?
- Đại diện 1 số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt nam trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam hoặc bản đồ hành chính Việt nam.
- GV chốt ý như SGK đã nêu
♠. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: HS thực hành, trình bày kết quả
- HS thảo luận nhóm 2 lần lượt làm các bài tập a, b SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp
- Các nhóm khác bổ sung- GV kết luận.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
- Một số HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ.
+ HS chỉ vị trí mình đang sống trên bản đồ
- Mộ số HS nêu tên những tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình.
♠. Hoạt động nối tiếp: 
- GD học sinh qua bài học
- Nhận xét tiết học
______________________________________
Tiết: 3 	Tập làm văn
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT 
I. MỤC TIÊU:
- HS biết hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật. 
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để xây dựng nhân vật trong bài văn cụ thể. 
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS mạnh dan trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4 (BT1,2)
- 1 HS đọc bài “Bài văn bị điểm không”
- GV đọc diễn cảm bài văn, cả lớp theo dõi SGK.
- GV nêu yêu cầu: Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện.
- GV phát bảng phụ cho các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm đính bảng trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Giờ làm bài: Không tả, không viết, nộp giấy trắng.
Giờ trả bài: làm thinh khi cô hỏi, mãi sau mới trả lời”Thưa cô, con không có ba”
Lúc ra về: khóc khi bạn hỏi: “Sao mày không tả ba đứa khác”.
	- Mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì ? 
	- GV nhận xét chốt lại;
Cậu bé rất trung thực, rất thương cha của mình.
Cậu rất buồn vì hoàn cảnh của mình.
Tâm trạng buồn tủi của cậu vì cậu rất yêu cha, dù chưa biết mặt cha mình.
- Qua mỗi hành động của cậu bé, em nào kể lại được câu chuyện.
- HS kể cá nhân, lớp nhận xét.
Bài 3: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp theo dõi và TLCH
+ Em có nhận xét gì về thứ tự kể các hành động nói trên?
+ Kể lại hành động nhân vật cần chú ý điều gì?
à GV đính ghi nhớ, 3 HS đọc.
♠. Hoạt động 2: Luyện tập.
- HS đọc yêu cầu và nội dung BT, lớp theo dõi SGK.
+ Câu chuyện trên có mấy nhân vật? Đó là những ai?
- GV giúp HS nắm yêu cầu BT.
+ Điền đúng tên Chim Sẻ và Chim Chích vào chỗ trống.
+ Sau khi điền xong, sắp xếp lại các hành động đã cho thành một câu chuyện.
+ Kể lại câu chuyện đó theo dàn ý đã được sắp xếp hợp lí.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi.
- GV đính nội dung lên bảng, 1 số em lên điền vào chỗ chấm.
- HS nêu kết quả đã sắp xếp.
- HS nhận xét, GV chốt lại: 1 – 5 – 2 – 4 – 7 – 3 – 6 – 8 – 9.
- 2 HS thi đua kể lại câu chuyện.
♠. Hoạt động nối tiếp: 
	- Khi kể lại câu chuyện, cần chú ý điều gì?
	- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS kể chuyện hay. 
___________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 17 tháng 09 năm 2020
Tiết: 9 Toán
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU:
- Bước so sánh số có nhiều chữ số.
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS cẩn thận trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 ♠. Hoạt động 1: So sánh các số có nhiều chữ số khác nhau.
- GV viết bảng 99 578 và 100 000
+ So sánh hai số này như thế nào? Vì sao?
- HS nêu số 99 578 < 100 000 vì số 99 578 có năm chữ số còn 100 000 có 6 chữ số.
+ Vậy khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau ta làm như thế nào?
♠. Hoạt động 2: So sánh các số có chữ số bằng nhau
- GV ghi bảng 693 251 và 693 550
- Yêu cầu HS đọc và so sánh hai số này.
+ Ta có thể rút ra kết luận gì về kết quả so sánh của 2 số này?
693 251 693 550.
+ Vậy khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta làm như thế nào?
- HS nhận xét, GV chốt ý.
♠. Hoạt động 3: Luyện tập
	Bài 1: Điền dấu >, <, =
- GV đính BT lên bảng, 1 HS đọc số
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi hoàn thành bài 1
- 2 HS lên bảng điền dấu vào bảng.
- HS nhận xét, GV nhận xét kết quả.
9999 < 10 000 653 211 = 653 211
 	99 999 < 100 000 43 256 < 432 510
	726 585 > 557 652 845 713 = 845 713
	Bài 2 :
Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc các số, cả lớp suy nghĩ.
- GV đính bảng phụ viết các số lên bảng, 1 em lên tìm số lớn nhất
	902 011
- HS, GV nhận xét.
	Bài 3: 
Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Để sắp xếp được theo thứ tự từ bé đến lớp ta phải làm gì?
- GV yêu cầu HS so sánh và tự sắp xếp các số vào vở.
- Cả lớp làm vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ .
- GV nhận xét kết quả.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Muốn so sánh các số có nhiều chữ số ta làm như thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 4 Luyện từ và câu
DẤU HAI CHẤM 
 I. MỤC TIÊU:
- Biết được tác dụng của dấu 2 chấm trong câu. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoăc một lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 
- Học sinh có kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vào viết văn.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS yêu thích môn tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ
Bài 1: 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung a, b, c SGK – TLCH: 
+ Dấu hai chấm có tác dụng gì trong các VD?
- HS phát biểu – GV chốt ý
a) Báo hiệu phần sau là lời nói Bác Hồ.
b) ... câu sau là lời nói của Dế Mèn.
c) ... là lời giải thích những điều lạ mà bà nhận thấy.
+ Qua các VD a, b, c em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì?
- HS trả lời - GV chốt ý.
+ Dấu hai chấm thường dùng phối hợp với những dấu câu nào?
- GV đính ghi nhớ - 3 HS đọc.
- HS đọc ghi nhớ.
♠. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Làm việc theo nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS đọc nội dung câu a, b
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi về tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi đoạn văn.
- HS phát biểu – HS nhận xét, GV chốt ý.
Bài tập 2: Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
- GV giúp HS nắm yêu cầu: Để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép, hoặc dấu gạch đầu dòng. Trường hợp cần giải thích thì chỉ dùng dấu hai chấm.
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
- HS đọc đoạn văn trước lớp, giải thích tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp
- HS nhận xét.
- GV đính bảng ghi đoạn văn mẫu, chốt ý.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu nào ?
- GD HS qua bài học.
- Nhận xét tiết học
______________________________________
Tiết: 3 Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (TT) 
 I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. 
* HS giỏi: Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS ăn uống và thể dục điều độ để có sức khỏe tốt.. 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phiếu học tập, tranh SGK. 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Xác định những cơ quan trực tiếp thấm qua và quá trình trao đổi chất ở người.
	*Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các cơ quan trực tiếp thấm qua và quá trình trao đổi chất ở người.
	- HS Quan sát hình 8 sgk thảo luận nhóm đôi – Chỉ vào từng hình ở sgk kể tên và chức năng từng cơ quan .
	- Thảo luận: Trong số những cơ quan đó, cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường bên ngoài.
	- Giáo viên chốt lại: Cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường bên ngoài như sgv
	* Vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể, các chất dinh dưỡng được ngấm qua thành ruột non vào máu và theo vòng tuần hoàn.qua mồ hôi.
♠. Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người. 
	*Mục tiêu: Học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.
- HS xem sơ đồ sgk/ 9 thảo luận nhóm 3
- Tìm ra những từ còn thiều cần bổ sung vào sơ đồ cho hoàn chình và tập trình bày mối liên hệ giữa các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
- GV nhận xét và kết luận.
	+ Hằng ngày cơ thể người lấy gì và thải ra những gì từ môi trường?
	+ Nhờ cơ quan nào mà quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể thực hiện được? (cơ quan tuần hoàn)
	+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? (chết)
- GV kết luận.
♠. Hoạt động nối tiếp: 
- Kể tên và nêu vai trò của các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất?
- GV đính 2 sơ đồ như hình 5 sgk có sẵn các cơ quan thực hiện quá trình trao đổi 
chất. HS đính vào sơ đồ.
- Nhận xét tiết học
______________________________________
Tiết: 2 Địa lí
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN 
 I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đạc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam : có nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu . 
+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm .
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam . 
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức đơn giản : dựa vào bảng số liệu cho sẳn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7
* HS khá giỏi
 + Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
+ Giải thích vì sao Sa Pa trở th

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_2_ban_dep.doc