Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20

Sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ nh¬ư thế nào ?

+ Nêu đặc điểm của sông Mê Kông ? Vì sao sông Mê Kông khi chảy và nư¬ớc ta lại có tên là Cửu Long ?

+ Yêu cầu HS chỉ vị trí sông Mê Kông ,sông Tiền, sông Hậu,sông Đồng Nai trên bản đồ ĐLTNVN .

 (Treo bản đồ ĐLTNVN)

- Vì sao ở đay ng¬ười ta không đắp đê ven sông ?

+ Sông ở đây có tác dụng gì ?

+ Để khắc phục tình trạng thiếu n¬ước vào mùa khô, ng¬ười dân ở đây đã làm gì

 

doc 29 trang Bảo Anh 12/07/2023 20120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 20
TUẦN 20
Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2021
Toán
PHÂN SỐ.
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
Biết đọc, viết phân số.
* GDKNS: KN tự nhận thức.
II/ Đồ dùng : Mô hình trong bộ đồ dùng học toán lớp 4.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A.Bài cũ: (4') Làm bài tập 3.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.(1')
HĐ1: Tìm hiểu về phân số. (10')
GV đưa hình tròn đã học chia thành sáu phần bằng nhau, tô màu "năm phần sáu hình tròn"
 - GV: Năm phần sáu viết thành: 
- GV chỉ vào và cho HS đọc.
Ta gọi là phân số.
Phân số có tử số là 5, và mẫu số là 6.
 * Với phân số ;; làm tương tự.
HĐ2: Luyện tập, thực hành. ( 24')
Bài1: a) Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình.
b) Trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
 - GV gọi học sinh trả lời.
 - GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài2: Viết theo mẫu.
- Củng cố cho HS nắm vững cấu tạo và ý nghĩ của từng phân số .
- Yêu cầu 1HS chữa bài trên bảng, HS khác đọc kết quả.
- GV theo dõi, nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:(1’)
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
 - Về nàh học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm.
Lớp nhận xét.
- HS mở SGK, theo dõi bài.
Quan sát, nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh đọc : Năm phần sáu.
- HS nhận biết cách viết: viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang thẳng cột với 5.
HS tập viết: .
HS nhận biết: Tử số viết trên gạch ngang, mẫu số viết dưới gạch ngang.
Tử số là số tự nhiên, mẫu số là số tự nhiên khác 0.
- HS tự làm bài vào vở: 
 H1. ; H2. . H3 . 
 H4. ; H5. . H6. 
- Mẫu số cho biết hình được chia thành số phần bằng nhau, tử số cho biết phần đã tô màu. ( H1, H2, H3, H5)
- H6 Mẫu số cho biết có 7 ngôi sao, tử số là 3 cho biết 3 ngôi sao đã được tô màu.
Phân số
Tử số
Mẫu số.
6
11
....
3
8
12
55
- 1HS nhắc lại ND bài học .
Tập đọc
BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
- Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
* GDKNS: KN hợp tác, KN đảm nhận trách nhiệm.
II/ Đồ dùng : 
- Bảng phụ viết những câu cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A.Bài cũ: Đọc TL bài "Chuyện cổ tích về loài người", nêu nội dung bài. 
B. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Luyện đọc. 
- Yêu cầu 1 HS đọc bài.
- Y/c H chia đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn lần 1.
- GV treo bảng phụ HD luyện đọc từ khó và câu dài.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn lần 2.
- GV sửa sai và giải nghĩa từ ngữ.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm lại bài.
* HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài. 
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào?
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống lại yêu tinh?
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
* Ý nghĩa của câu chuỵên này là gì?
HĐ3 : Luyện đọc diễn cảm. 
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc đoạn, bài. 
 -Yêu cầu HS luyện đọc đoạn: Cẩu Khây hé cửa....tối sầm lại.
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu. HD cách đọc.
- Y/c H luyện đọc theo cặp.
- GV gọi HS thi đọc.
- GV nhận xét, cho điểm.
3/. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS đọc và nêu lại ND bài học.
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc và trả lời.
+ HS khác nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK.
- 1 HS đọc bài.
- H chia 2 đoạn: đoạn 1:6 dòng đầu, đoạn 2 còn lại
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc: chõ xôi, thửa ruộng, sốt sắng , ...
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS giải nghĩa từ (Chú giải)
- HS đọc theo cặp – Trình bày.
- Lắng nghe.
- Gặp một bà cụ, bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
- Có phép thuật phun nước như mưa
- 2HS thuật lại cuộc chiến đấu.
- Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường, họ dũng cảm, đồng tâm, hiệp lực
* HS nêu được ND như mục I.
- 2 HS đọc 1 lượt, mỗi HS nêu cách đọc từng đoạn.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn. 
- Vài HS thi đọc trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 1HS đọc cả bài, nêu nội dung bài học .
- Lắng nghe.
Đạo đức
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG.( T2)
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động .
- Có hành vi thể hiện sự biết ơn và kính trọng đối với người lao động 
* GDKNS: KN tôn trọng giá trị sức lao động. 
II/ Đồ dùng : Sưu tầm các câu ca dao ,tục ngữ, bài thơ,bài hát ,tranh,ảnh, nói về người lao động.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Bài cũ: (4') Đọc một số câu ca dao, tục ngữ, câu thơ về nội dung ca ngợi người lao động.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Đóng vai xử lí tình huống. ( 15') 
Bài 4: Em hãy cùng các bạn thảo luận đóng vai theo các tình huống trong SGK.
- GV phỏng vấn các bạn đóng vai. 
- Yêu cầu cả lớp theo dõi, thảo luận: 
+ Cách cư xử với người lao động như thế đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV và HS kết luận về cách ứng xử phù hợp.
HĐ2:Kể, viết, vẽ về người lao động (18’) 
- Yêu cầu HS trình bày dưới dạng kể, vẽ về một người lao động mà em kính phục nhất.
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm.
- GV yêu cầu HS nhận xét kết quả của bạn theo hai tiêu chí:
+ Bạn vẽ có đúng nghề nghiệp không?
+ Bạn vẽ có đẹp không ?
- GV nhận xét, chốt lại nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ. 
3. Hướng dẫn thực hành.(2’)
 - Yêu cầu mỗi nhóm HS về tự chọn và đóng vai một cảnh giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- 2HS đọc.
Lớp nhận xét.
- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
-Thảo luận nhóm (bàn), đóng vai xử lí các tình huống trong bài tập 4.
a.Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư. Tư sẽ...
b. Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Hân sẽ....
c. Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ...
- Lớp theo dõi, nhận xét.
-HS làm việc cá nhân: HS tự lựa chọn nội dung mình thích để thực hiện yêu cầu bài tập 5 sách giáo khoa.
- HS trình bày kết quả.
Ví dụ: Kể, vẽ về bác sĩ, cô giáo...
- Đối với những HS vẽ xong, trưng bày sản phẩm.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ ba, ngày 26 tháng 01 năm 2021
Toán
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
 I.Mục tiêu: Giúp HS nhận ra :
- Biết được thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số: tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
* GDKNS: KN tư duy sáng tạo.
II.Đồ dùng: 
 - Mô hình trong bộ đồ dùng dạy học toán 4.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ:( 4’) Làm bài tập 4. 
- GV nhận xét
B.Bài mới : GV giới thiệu bài trực tiếp.(1')
HĐ1: Tìm hiểu về phân số và phép chia cho số tự nhiên. ( 10’)
GV nêu: Có 8 qủa cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy qủa cam?
GV hỏi: Vì sao em biết mỗi bạn được 2 qủa cam? 
* Giáo viên kết luận: Kết quả của phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 có thể là một số tự nhiên.
GV nêu: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu cái bánh?
 - GV sử dụng mô hình để học sinh thấy được kết qủa phép chia. .
 * Giáo viên kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên ( khác 0) có thể viết thành phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
 - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.
HĐ2: Luyện tập, thực hành. (23’)
Bài1: Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số.
 - Giáo viên gọi HS lên bảng làm.
 - GV theo dõi, nhận xét.
Bài2( 2 ý đầu): Làm theo mẫu:
 36 : 9 = = 4.
Luyện cho HS kĩ năng nhận biết mối quan hệ giữa phép chia và phân số.
- Giáo viên gọi HS lên bảng làm.
 - GV theo dõi, nhận xét.
Bài3: a) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1 (theo mẫu ).
b) Nhận xét.
 - Giáo viên gọi HS lên bảng làm.
 - GV theo dõi, nhận xét.
3/Củng cố - dặn dò: (2’)
 - Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 - 2HS chữa bài lên bảng.
 + Lớp nhận xét.
 - Học sinh theo dõi, mở sách giáo khoa.
 - HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
 - Nhẩm: 8 : 4 = 2 quả cam.
 - Sử dụng phép chia.
 - Học sinh nhắc lại.
- HS nêu cách chia, phép chia: 3 : 4 (không chia được trong phạm vi số tự nhiên)
 - HS có thể phát hiện ra cách chia mỗi cái bánh chia thành 4 phần bằng nhau.
 Kết qủa là một phân số: 3 : 4 = 
 - Vài HS nhắc lại.
 VD: 8 : 4 = ; 5 : 7 = ;
- Lớp làm bài vào vở. 
Chữa bài, HS nêu miệng .
- Lớp nhận xét, thống nhất kết qủa.
 7 : 9 = ;.
- HS làm bài theo mẫu : 
 88 : 11 = = 8 ; 0 : 5 = = 0 
 - Học sinh lên bảng làm.
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS so sánh kết quả và nhận xét .
a) 6 = ; 1 = ; 27 = ..
- Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu là bằng 1.
Chính tả
 Nghe viết: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP.
I.Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng chính tả bài trên.
- Phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: ch/tr.
 *HĐBT: Đạt được theo chuẩn.
* GDKNS: KN đạt mục tiêu.
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ: Chữa lại bài tập 3a, b.
 - Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Nghe - viết chính tả.
- GVđọc bài chính tả: Kim tự tháp Ai Cập.
- Yêu cầu nêu nội dung đoạn viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện viết các tiếng dễ viết sai: Đân- lớp, XIX, 1880, nẹp sắt, rất xóc,...; nhắc lại cách trình bày.
- Yêu cầu học sinh lên bảng viết.
- Giáo viên nhận xét.
- GV đọc từng câu để HS viết.
- GV đọc lại bài.
- GV chấm, chữa bài, nhận xét.
HĐ2: Thực hành làm bài tập chính tả.
Bài2a GV nêu yêu cầu đề bài, giáo viên chọn bài lớp làm.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn thơ chọn ch, tr điền vào chỗ chấm.
 - G/ viên gọi học sinh lên bảng chữa bài.
 - Giáo viên theo dõi, nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài3a: Đãng trí bác học.
GV nêu yêu cầu đề bài, giáo viên chọn bài lớp làm, hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ để hiểu thêm nội dung chuyện.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi tiếp sức điền kết quả đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu học sinh đọc lại câu chuyện, nêu tính khôi hài của truyện đãng trí bác học.
C/Củng cố - dặn dò:
 - Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2HS chữa lại bài.
- HS mở SGK theo dõi.
- Lắng nghe, theo dõi trong sgk.
 - 1HS đọc to bài viết.
- Giới thiệu về sự ra đời của chiếc lốp xe đạp đầu tiên.
- HS luyện viết những từ ngữ đó vào nháp.
- Học sinh lên bảng viết các tiếng dễ viết sai, một số học sinh nhắc lại cách trình bày: tên bài, tên riêng nước ngoài...
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS gấp sách, viết bài, trình bày bài cẩn thận.
- HS rà soát bài.
- Học sinh đổi chéo vở, soát lỗi.
 - HS đọc thầm khổ thơ, làm bài vào vở bài tập.
 - H làm bài cá nhân.
- Học sinh nêu kết quả:
Chuyền trong vòm lá
 Chim có gì vui
 Mà nghe ríu rít
 Như trẻ reo cười?
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh theo dõi, làm bài vào vở bài tập.
 - Học sinh thi tiếp sức điền kết quả đúng: trí, chẳng, trình.
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
 - HS nêu được tính khôi hài trong truyện: Nhà bác học đãng trí tới mức phải đi tìm vé tới toát mồ hôi, không phải để trình cho người soát vé mà để nhớ mình định xuống ga nào.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ: AI LÀM GÌ?
I .Mục tiêu: Giúp HS :
 - Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể: Ai làm gì ? để nhận biết các câu kể: Ai làm gì ? trong đoạn văn. Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được.
 - Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu : Ai làm gì ?
* GDKNS: KN giao tiếp.
II .Đồ dùng: 
 GV: Bảng phụ.
 Bảng nhóm
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu trên lớp:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ: Đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ ở BT3 và giải thích nghĩa bóng của từng câu.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Củng cố về câu kể : Ai làm gì? 
Bài1 : Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi cùng bạn để tìm câu kể: Ai làm gì ?
- Yêu cầu 1HS lên bảng đánh dấu vào các câu kể.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài2 : Yêu cầu H nêu y/c bài tập – Y/c H làm bài.
Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể vừa tìm được.
- Gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, gạch 2 gạch dưới bộ phận VN.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HĐ2. Thực hành viết một đoạn văn có dùng kiểu câu : Ai làm gì?
Bài3:Yêu cầu HS viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em.
- Đoạn văn phải có một số câu kể: Ai làm gì?
- GV phát riêng bảng phụ cho 3HS làm vào đó .
- GV gọi học sinh trình bày.
- GV nhận xét
3. Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3HS nêu miệng.
+ HS khác nghe và nhận xét.
- HS mở SGK, theo dõi bài.
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi cùng bạn để tìm câu kể: Ai làm gì ?
HS nêu được: Các câu kể trong đoạn văn là câu 3, 4, 5, 7 .
- 1HS lên đánh dấu vào các câu kể trên phiếu .
- HS khác nhận xét . 
- HS làm bài cá nhân vào vở .
- 3HS lên xác định bộ phận chủ ngữ ,vị ngữ trong từng câu.
 VD: Một số chiến sĩ // thả câu .
 CN VN
- Một số khác// quây quần trên boong tàu
 CN VN
- HS khác nhận xét.
- HS viết đoạn văn vào VBT.
-3HS làm vào bảng phụ, làm xong dán bảng.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết, nói rõ câu nào là câu kể: Ai làm gì ?
Ví dụ: Sáng ấy, chúng em tới trường sớm hơn mọi ngày. Theo sự phân công của bạn tổ trưởng, chúng em bắt tay ngay vào công việc. Bạn Toàn quét lớp. Bạn Nam giặt giẻ và lau bảng. Em được phân công quét hành lang và kê lại bàn ghế...
- HS khác nghe và nhận xét.
- 2HS nhắc lại ND của bài.
Lịch sử:
Chiến thắng Chi Lăng
A. Mục tiêu : 
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng)
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (Khởi nghĩa Lam Sơn). trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; bị kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và xin rút về nước.
- Nắm được nhà Hậu Lê được thành lập:
+ Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần)
(HS khá giỏi: Nắm được các lí do vì sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng: ải là vùng nuúi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm: giả vờ thu để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.)
B. Chuẩn bị: 
- Hình minh hoạ trong SGK.
- Phiếu học tập của học sinh.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS trả lời 2 câu hỏi sau :
+ Em hãy trình bày tình hình nước ta vào cuối thời Trần?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?
 III. Giảng bài mới :
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng: 
Chiến thắng Chi Lăng
2. Các hoạt động:
— Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng:
+ Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.
+ Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hoá), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long). Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai ngưòi về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
— Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy được khung cảnh của ải Chi Lăng.
- GV lần lượt đặt câu hỏi :
+ Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?
+ Thung lũng có hình như thế nào ?
 + Hai bên thung lũng là gì ?
+ Lòng thung lũng có gì đặt biệt ?
+ Theo em với địa thế như trên, Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch?
— Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
- Để giúp HS thuật lại được trận Chi Lăng, GV đưa ra các câu hỏi cho các em thảo luận:
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh của ta đã hành động như thế nào ?
+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
+ Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào ?
- GV gọi 1 HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng.
— Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào?
+ Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao ?
- GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất các kết luận như trong SGK.
IV. Củng cố - Dặn dò : 
- Gọi HS đọc phần tóm tắt bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- 2 HS trả lời. 
- HS lắng nghe
- HS quan sát lược đồ.
- HS trả lời câu hỏi :
+ Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh Lạng Sơn nước ta.
+ Thung lũng hẹp và có hình bầu dục.
+ Phía Tây thung lũng là dãy núi đá hiểm trở, phía Đông thung lũng là dãy núi đất trùng trùng điệp điệp.
+ Lòng thung lũng có sông lại có 5 ngọn núi nhỏ là núi Quỷ Môn Quan, núi Ma Sẳn, núi Phượng Hoàng, núi Mã Yên, núi Cai Kinh.
+ Địa thế Chi Lăng tiện cho quân ta mai phục đánh giặc, còn giặc đã lọt vào Chi Lăng khó mà có đường ra.
- Chia nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và tiến hành thảo luận.
+ Khi quân địch đến, kị binh của ta nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
+ Kị binh của nhà Minh thấy vậy ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lược chạy.
+ Khi kị binh của nhà Minh đang bì bõm lội qua đầm lầy thì một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống. liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết tại trận.
+ Quân bộ của nhà Minh cũng gặp phải mai phục của quân ta, lại nghe tin Liễu Thăng chết thì hoảng sợ. Phần đông chúng bị giết, số còn lại bỏ chạy thoát thân. 
- Một HS dựa vào dàn ý trên để thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng.
+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh và tài quân sự kiệt xuất, biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận, dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.
+ Quân Minh xâm lược phải đầu hàng, rút về nước.
Khoa học: 
Không khí bị ô nhiễm
I.Mục tiêu :
- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí : khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn
KNS : Tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí, tuyên truyền và lựa chọn giải pháp bảo vệ bầu không khí trong lành.
BVMT : Ô nhiễm không khí – các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành.
II.Đồ dùng dạy học :
-Phiếu điều tra khổ to.
-Hình minh hoạ trang 78, 79 SGK.
-Sưu tầm tranh, ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định:
2. KTBC:
GV gọi HS lên yêu cầu trả lời câu hỏi :
 -Nói về tác động của gió ở cấp 2, cấp 5 lên các vật xung quanh khi gió thổi qua.
 -Nói về tác động của gió ở cấp 7, cấp 9 lên các vật xung quanh khi gió thôi qua.
 -Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết.
GV nhận xét .
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
Không khí có ở mọi nơi trên Trái Đất. Không khí rất cần cho sự sống của mọi sinh vật. Không khí không phải lúc nào cũng trong lành. Nguyên nhân nào làm không khí bị ô nhiễm? Không khí bị ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người, thực vật, động vật ? các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 ØHoạt động 1: Không khí sạch và không khí bị ô nhiễm.
-Kiểm tra việc hoàn thành phiếu điều tra của HS và hỏi:
 +Em có nhận xét gì về bầu không khí ở địa phương em ?
+Tại sao em lại cho rằng bầu không khí ở địa phương em sạch hay bị ô nhiễm ?
-Để hiểu rõ thế nào là không khí sạch không khí bị ô nhiễm các em cùng quan sát các hình minh hoạ trang 78, 79 SGK trao đổi và trả lời các câu hỏi sau :
 +Hình nào thể hiên bầu không khí sạch ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ?
 +Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ?
-GV gọi HS trình bày.
-Không khí có những tính chất gì ?
 +Thế nào là không khí sạch ?
 +Thế nào là không khí bị ô nhiễm ?
-GV nêu :
 +Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ của con người.
 +Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
BVMT : 
-Gia đình, địa phương em đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?
-Mục đích của việc bảo vệ bầu không khí trong sạch?
KL : Chúng ta cần có ý thức trong việc bảo vệ bầu không khí trong sạch .
-Gọi HS nhắc lại.
ØHoạt động 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 4 HS với câu hỏi: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS liên hệ thực tế ở địa phương hoặc những nguyên nhân mà các em biết qua báo đài, ti vi, phim ảnh.
-Gọi HS các nhóm phát biểu. GV ghi bảng.
-Kết luận KNS : Có nhiều nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm, nhưng chủ yếu là do:
 +Bụi: bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người ở các vùng đông dân: bụi đường do xe cộ sinh ra, bụi xi măng, bụi than của các nhà máy, bụi ở công trường xây dựng, bụi phóng xạ, 
 +Khí độc: Các khí độc sinh ra do sự lên men, thối của các sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học.
 ØHoạt động 3: Tác hại của không khí bị ô nhiễm.
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi: Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người, động vật, thực vật ?
-GV gọi HS trình bày nối tiếp những ý kiến không trùng nhau.
-Nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về khoa học.
4.Củng cố:
 +Thế nào là không khí bị ô nhiễm ?
 +Những tác nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
5.Dặn dò:
-Về học thuộc mục cần biết trang 79 SGK và chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học.
- HS hát
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
-HS trả lời. VD.
 +Bầu không khí ở địa phương em trong lành.
 +Bầu không khí ở địa phương em bị ô nhiễm.
 +Vì ở địa phương em có nhiều cây xanh, không khí thoáng, không có nhà máy công nghiệp, ô tô chở cát đất chạy qua.
 +Vì ở địa phương em có nhiều nhà cửa san sát, khói xe máy, ô tô đen ngòm, đường đầy cát bụi.
-Lắng nghe.
-HS ngồi cùng bàn quan sát hình, tìm ra những dấu hiệu để nhận biết bầu không khí trong hình vẽ.
-HS trình bày, mỗi HS nói về 1 hình :
-Không khí trong suốt, không màu, không vị, không có hình dạng nhất định.
 +Không khí sạch là không khí không có những thành phần gây hại đến sức khoẻ con người.
 +Không khí bị ô nhiễm là không khí có chứa nhiều bụi, khói, mùi hôi thối của rác, gây ảnh hưởng đến người, động vật, thực vật.
-HS nghe.
-Học sinh nêu.
-Đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Không mắc một số bệnh nguy hiểm do không khí bị ô nhiễm.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nhắc lại.
-Hoạt động nhóm, các thành viên phát biểu, thư kí ghi vào giấy nháp.
-HS tiếp nối nhau phát biểu. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do:
 +Do khí thải của nhà máy.
 +Khói, khí độc của các phương tiện giao thông : ô tô, xe máy, xe chở hàng thải ra.
 +Bụi, cát trên đường tung lên khí có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông.
 +Mùi hôi thối, vi khuẩn của rác thải thối rữa.
 +Khói nhóm bếp than của một số gia đình.
 +Đốt rừng, đốt nương làm rẫy.
 +Sử dụng nhiều chất hoá học, phân bón, thuốc trừ sâu.
 +Vứt rác bừa bãi tạo chỗ ở cho vi khuẩn, 
-Lắng nghe.
-HS thảo luận theo cặp về những tác hại của không khí bị ô nhiễm.
-HS nối tiếp nhau trình bày .
 Tác hại của không khí bị ô nhiễm:
 +Gây bệnh viêm phế quản mãn tính
 +Gây bệnh ung thư phổi.
 +Bụi vô mắt sẽ làm gây các bệnh về mắt.
 +Gây khó thở.
 +Làm cho các loại cây hoa, quả không lớn được, 
-Lắng nghe.
Thứ tư, ngày 27 tháng 1 năm 2021
Tập đọc
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN.
I .Mục tiêu.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* GDKNS: KN giao tiếp, KN lắng nghe tích cực.
II .Đồ dùng: 
Ảnh trống đồng trong sách giáo khoa.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. Bài cũ: Đọc truỵên: Bốn anh tài, trả lời câu hỏi về nội dung truyện.
B.Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. 
HĐ1: Luyện đọc . 
- Yêu cầu 1 HS đọc bài.
- Y/c H chia đoạn
- Y/c HS LĐ nối tiếp đoạn lần 1.
- GV HD luyện đọc từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn lần 2.
- GV sửa sai và giải nghĩa từ ngữ.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm lại bài.
HĐ2. Tìm hiểu nội dung bài.
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
- Hoa văn của trống đồng được miêu tả như thế nào?
- Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng? 
- Vì sao có thể nói hình ảnh của con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
- Vì sao trống đồng làm niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta ? 
 Y/c H nêu nội dung bài
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn. GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu.
 -Yêu cầu HS luyện đọc đoạn: Nổi bật trên hoa văn...nhân bản sâu sắc.
- GV gọi HS thi đọc.
- GV nhận xét.
3/. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài học 
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2HS đọc và nêu nội dung bài.
 + Lớp nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK.
- 1 HS đọc bài.
- H chia đoạn( 2 đoạn )
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc từ khó.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HS giải nghĩa từ (Chú giải)
- HS đọc theo cặp.
 - Đa dạng về hình dáng và kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
- Giữ mặt trống đồng là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công ...
- Lao động đánh cá, săn bắn, đánh trống...
 - Vì những hoạt động của con người là nỗi rõ nhất trên hoa văn....
- Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là cổ vật
-H nêu ND như phần I
- 2 HS đọc 1 lượt, mỗi HS nêu cách đọc từng đoạn.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn. 
- Lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- 3 HS thi đọc trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
 - HS nêu nội dung bài học (Phần I).
Toán
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN( tiếp)
I .Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số.
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
* GDKNS: KN tư duy sáng tạo.
II .Đồ dùng: Mô hình trong bộ đồ dùng dạy toán lớp 4.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
A. Bài cũ: (4’)
- Gọi HS chữa lại bài tập 3- SGK. 
B.Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.(1')
HĐI: HD HS tìm hiểu về phân số. (10’) 
a) Trường hợp tử số lớn hơn mẫu số:
- Gv nêu ví dụ 1: Sử dụng mô hình .
+ Một quả cam chia làm 4 phần bằng nhau. Ăn hết quả cam đó tức là ăn bao nhiêu phần quả cam?
+ Ăn thêm 1/4 quả cam tức là ăn thêm bao nhiêu phần?
+ Vân đã ăn tất cả bao nhiêu phần quả cam ?
+ quả cam là kết quả của phép chia nào?
- So sánh quả cam và 1 quả cam?
 - GV: Ta viết: > 1.
- Nếu phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó so với 1 như thế nào?
b. Trường hợp tử số bằng mẫu số:
 VD 2: So sánh phân số 4/4 với 1.
 - GV hướng dẫn HS sử dụng mô hình để dẫn tới nhận biết: Tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
c, Trường hợp tử số bé hơn mẫu số:
 VD3: So sánh phân số 3/4 với 1.
- Thực hiện tương tự và rút ra kết luận: phân số đó bé hơn 1.
HĐ2: Luyện tâp: (23’)
Bài1: Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số.
 - GV gọi học sinh lên bảng làm.
 - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài3: Giúp HS có kĩ năng so sánh các phân số với 1.
- Yêu cầu HS nêu miệng và giải thích.
 - GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
3/Củng cố - dặn dò: (2’)
Chốt lại ND và nhận xét tiết học:
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3HS chữa bài.
 + Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
 - HS mở SGK, theo dõi bài.
- HS quan sát mô hình.và nêu được :
 + Ăn một quả cam tức là ăn 4 phần hay là qủa cam;
 +Ăn thêm quả nữa tức là ăn thêm 1 phần nữa. Như vậy Vân đã ăn tất cả hết 5 phần hay qủa cam. 
Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được quả cam.
 + 5 qủa cam chia đều cho 4 người:
 5 : 4 = 
- qủa cam gồm 1 quả cam và quả cam, do đó qủa cam nhiều hơn 1 quả cam.
- có tử số lớn hơn mẫu số nên phân số đó lớn hơn 1
*HS phân tích tương tự và kết luận : = 1; 
 ( Tử số bằng mẫu số thì phân số bằng 1 )
- Tương tự:
( Tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1 )
 < 1
- HS làm vào vở, chữa bài:
 VD: 9 : 7 = ... (HS viết bảng và đọc cách thực hiện).
- HS làm và chữa bài :
 - a) Bé hơn 1: ; ; .
 - b) Bằng 1 : 
- c) Lớn hơn 1: 
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I .Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý trong SGK chọn và kể lại được (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về người có tài.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện ) đã kể.
* GDKNS: KN giao tiếp, KN lắng nghe tích cực.
II .Đồ dùng: - Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ: Kể chuyện “Bác đánh cá và gã hung thần.”
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiế

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_20.doc