Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Bản đẹp

- HS Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- HS hiểu nội dung bài: Tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư)

 Giáo dục học sinh: Biết thể hiện sự thông cảm và chia sẻ với người gặp khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc

 

doc 23 trang Bảo Anh 12/07/2023 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Bản đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Bản đẹp

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 3 - Bản đẹp
TUẦN: 3
Thứ hai, ngày 21 tháng 09 năm 2020
Tiết: 11	Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (TT) 
I. MỤC TIÊU:
- HS biết đọc, biết viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về hàng và lớp.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS yêu thích trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, viết lớp triệu.
- GV treo bảng phụ ghi các hàng các lớp lên bảng như SGK.
- GV vừa nói vừa viết: 342 157 413.
- 1 HS lên bảng viết - cả lớp viết bảng con.
- 1 HS đọc số trên - Lớp nhận xét.
+ Tách số trên ra các lớp thì ta được mấy lớp? Đó là những lớp nào?
+ GV yêu cầu HS đọc tách các số ra từng lớp: đơn vị , nghìn, triệu vừa nói vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp các chữ số 342 157 413.
+ Khi đọc ta đọc như thế nào?
- HS trả lời, GV chốt lại:
+ Đọc từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác. 
- HS đọc số trên.
- GV viết thêm vào số: 705 151 200; 91 015 625.
- 1 HS đọc các số trên bảng.
♠. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết và đọc số theo bảng (làm việc cá nhân)
- GV đính bảng phụ kẻ và ghi số như SGK.
- HS làm vào tập nháp, HS đọc bài làm của mình .
- HS lên viết và đọc số .
32 000 000 ba mươi hai triệu.
32 516 000 ba mươi hai triệu năm trăm mười sáu nghìn.
..
500 209 037 năm trăm triệu hai trăm lẻ chín nghìn không trăm ba mươi bảy.
- GV nhận xét 
Bài 2: Đọc các số sau: (thảo luận nhóm 2)
- GV đính bảng và hướng dẫn mẫu cách đọc số.
- GV phát bảng phụ đã ghi sẵn số cho các nhóm đọc số.
- Đại diện các nhóm đính bảng trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét tuyên dương.
Bài 3: Viết các số sau: (làm việc cả lớp)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- HS viết vào vở, 1 số em đọc trên bảng phụ.
- GV và cả lớp nhận xét tuyên dương.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- GV yêu cầu HS cho biết: Lớp triệu gồm có mấy hàng? Đó là những hàng nào?
- Tiết toán hôm nay học bài gì?
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 5	Tập đọc
THƯ THĂM BẠN
I. MỤC TIÊU:
- HS Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- HS hiểu nội dung bài: Tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư)
Giáo dục học sinh: Biết thể hiện sự thông cảm và chia sẻ với người gặp khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV yêu cầu 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV yêu cầu HS chia đoạn: “Bài này có thể chia làm mấy đoạn?”
- HS chia đoạn, GV nhận xét, chốt ý: 4 đoạn
	Đoạn 1: Từ đầuvới bạn.
	Đoạn 2: Tiếp theonhư mình.
	Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1 – Kết hợp luyện đọc từ khó.
- GV ghi bảng từ khó, hướng dẫn HS phát âm lại.
- HS tiếp nối nhau đọc lần 2 – Kết hợp giải nghĩa từ khó.
- GV đính bảng phụ viết câu “Nhưng chắc là Hồng ..giữa dòng nước lũ” hướng dẫn ngắt ,nghỉ và nhấn giọng ở các từ: tự hào, xả thân.
- HS luyện dọc theo nhóm đôi
- 2 HS đọc toàn bài, lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn giọng đọc và đọc mẫu toàn bài.
♠. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1, lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 1
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? (Bạn Lương không biết bạn Hồng từ trước )
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?(bạn Lương viết thư để chia buồn với bạn Hồng )
- HS trả lời cá nhân, lớp nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn còn lại.
- Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
+ Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng .(Minh rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt . ..)
+ Tìm những câu cho biết Lương biết cách an ủi Hồng? 
- HS trả lời cá nhân.
- 1 HS đọc câu hỏi 4 SGK , cả lớp suy nghĩ chọn danh hiệu thích hợp cho dế Mèn.
- HS phát biểu
- GV nhận xét.
- Cho học sinh đọc lại đoạn mở đầu và kết thúc bức thư 
	+ Những dòng mở đầu và kết thúc thư có tác dụng gì?
♠. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV nêu cách đọc toàn bài
- GV hướng dẫn tìm và thể hiện bằng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. 
- GV treo bảng phụ viết đoạn thư :
+ Đoạn văn trên bảng cần ngắt câu ở chỗ nào ?
+ Những từ nào trong đoạn văn đọc nhấn giọng ? Vì sao?
- 1 HS đọc mẫu
- HS luyện đọc nhóm 2
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV và HS nhận xét – tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài, nêu nội dung bài
- GV nhận xét, chốt ý, đính đại ý lên bảng
- 1 HS đọc
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Em đã làm gì để giúp đỡ những người khó khăn?
- Bài tập đọc hôm nay nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 3	 Chính tả
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng bài thơ “Cháu nghe câu chuyện của bà” trong khoảng 15 – 18 phút.
- Biết trình bài đúng, đẹp dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
- Luyện đúng các tiếng có thanh dễ lẫn( . , ’ ~)
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS viết đúng mẫu, trình bày đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả
- 1 HS đọc đọan văn viết chính tả, lớp theo dõi SGK.
- Hướng dẫn HS viết từ khó: cái mỏi, gặp, lạc đường, dẫn đi ,bỗng nhiên, nhoà.
- HS viết bảng con và phân tích cấu tạo của một số tiếng.
- HS đọc lại các tiếng khó trên bảng lớp.
- GV đọc lại đoạn văn, lớp theo dõi SGK.
- Nêu cách trình bày bài thơ lục bát?
- Nhắc HS tư thế ngồi viết, tầm nhìn.
- GV đọc , HS viết
- Đọc lại toàn bài chính tả , cả lớp dò bài.
- GV hướng dẫn HS mở SGK bắt lỗi chính tả bài (bằng bút chì)
- GV thống kê lỗi cả lớp.
- GV nhận xét, đánh giá một số bài, nhận xét và sửa lỗi sai phổ biến.
♠. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2b: 
- GV treo bảng phụ để viết bài tập 2b
- GV giao việc cho học sinh đọc thầm làm bài cá nhân. 
- HS lên bảng làm.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn và nêu nội dung.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo dục HS qua bài học.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 3	Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP 
)
 I. MỤC TIÊU:
- HS nêu được ví dụ về vượt khó trong học tập. Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vươn lên trong học tập
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. ( Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao chê cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập).
GD KNS: 
+ HS có kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập; 
+ Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng nhóm. 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện
*Mục tiêu: HS biết thế nào là vượt khó trong học tập
Ø Hoạt động cả lớp:
	- GV kể câu chuỵện “Một học sinh nghèo vượt khó”
	- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, TLCH:
	- GV đính câu hỏi trên bảng.
	+ Thảo gặp phải những khó khăn gì trong học tập?
	+ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tập tốt?
	+ Kết quả học tập của Thảo thế nào ?
	- Đại diện 1 số HS phát biểu, lớp nhận xét.
Ø Hoạt động cá nhân:
	+ Trước những khó khăn đó, Thảo có chịu bó tay bỏ học không?
	+ Nếu bạn Thảo không khắc phục được khó khăn, chuyện gì có thể xảy ra ?
	+ Nếu gặp hoàn cảnh như Thảo, em sẽ làm gì ?
	+ Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt chúng ta cần phải làm gì?
	- HS trả lời - GV rút ra ghi nhớ đính bảng, gọi HS đọc.
♠. Hoạt động 2: Luyện tập
*Mục tiêu: HS hiểu vì sao phải vượt khó trong học tập
Bài 1: Hoạt động nhóm 4.
	- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu BT.
	- Các nhóm thảo luận . 
	- GV đính nội dung BT lên bảng lớp.
	- Đại diện nhóm trả lời, nêu nhận xét vì sao đúng (sai).
	- Các nhóm khác nhận xét.
	- GV chốt lại lời giải đúng.
	+ Câu a, b, đ là đúng.
	+ Câu c, d, e là sai.
♠. Hoạt động 3: Trò chơi
- GV yêu cầu HS hai đội, mỗi đội 4 em lên ghi chữ Đ vào trước những trường hợp thể hiện sự vượt khó trong học tập và ghi chữ S vào trước những trường hợp thể hiện chưa vượt khó trong học tập.
- GV đính 2 bảng phụ ghi nội dung lên bảng.
Nhà bạn Lan nghèo, nhưng bạn vẫn học tập tốt.
Bài tâp dù khó đến mấy, Nam vẫn cố gắng suy nghĩ làm bằng được.
Bạn Nga hôm nay không đi học vì trời mưa rét.
Chưa học bài xong, Hồng đã đi ngủ.
- GV và cả lớp nhận xét - tuyên dương.
♠. Hoạt động nối tiếp: 	
	- GV liên hệ HS qua nội dung bài học
	- Nhận xét tiết học. 	
_____________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 22 tháng 09 năm 2020
Tiết: 12	Toán
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về đọc, viết số đến lớp triệu
- Bước đàu nhận biết được giá trị của mỗi số theo vị trí của nó trong mỗi số
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS cẩn thận trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (BT1: Viết theo mẫu)
- GV treo bảng phụ (bảng kẻ sẵn). HS nêu kết quả.
- GV hướng dẫn HS cách viết, đọc số và phân tích số.
- GV yêu cầu 1 HS lên viết số 425 301, 1 HS khác đọc số đó
- HS làm bảng con, một HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét.
- Bài 1: Củng cố kiến thức gì?
♠. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi (BT2: Đọc các số sau)
- GV phát bảng phụ có ghi số, các nhóm đọc và viết vào.
- Đại diện các nhóm đính bảng trình bàu.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Bài 2: Ôn lại kiến thức gì?
♠. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (BT3: Viết các số sau:).
- Cả lớp viết vào vở, một HS làm vào bảng phụ .
- GV đánh giá, nhận xét .
613 000 000
131 405 000
512 326 103
- Bài 3 ôn kiến thức gì?
♠. Hoạt động 4: Thảo luận nhóm 4 (BT4: Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số sau).
- 1 HS đọc các số đã cho .
- HS thảo luận nhóm làm bài – Đại diện nhóm báo cáo .
- GV nhận xét.
a) năm nghìn	b) năm trăm nghìn	
- Bài 4 ôn kiến thức gì?
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Tiết học hôm nay ôn lại kiến thức gì?
- Lớp triệu có mấy hàng? Đó là những hàng nào?
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 5	Luyện từ và câu
TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I. MỤC TIÊU:
- HS Hiểu và nhận biết được sự khác nhau giữa tiếng và từ , phân biệt được từ đơn và từ phức( ND ghi nhớ).
- Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ ( BT1, mục III); bước đầu làm quen với từ điển để tìm hiểu về từ (BT 2, 3). 
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS yêu thích môn tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Phần nhận xét
- GV treo bảng phụ ghi nôi dung BT
- HS đọc nội dung, TLCH:
+ Câu văn trên có bao nhiêu từ?
+ Em có nhận xét gì về các từ trong câu văn?
Bài 1: Làm việc nhóm đôi.
- HS đọc yêu cầu Bt, từng cặp HS trao đổi làm bài.
- GV bảng phụ kẻ sẵn hai cột ghi từ chỉ gồm 1 tiếng, từ chỉ gồm hai tiếng.
- 2 em lên ghi vào bảng.
- Nhận xét ,sửa bài .
Bài 2: Hoạt động cả lớp.
- GV nêu câu hỏi;
+ Tiếng dùng để làm gì ?
+ Từ dùng để làm gì ?
+ Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức?
- HS phát biểu trước lớp
- GV chốt lại.
- Đính ghi nhớ - 3 HS đọc
♠. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu BT, 1 HS đọc các câu thơ.
- Cả lớp làm vào vở – 1 em làm trên bảng.
- GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng.
	Rất / công bằng / rất / thông minh/
	 Vừa / độ lượng/ lại / đa tình/ đa mang/
Bài tập 2: Làm việc nhóm đôi
- 1 HS đọc yêu cầu BT2 câu a.
- Từng cặp thảo luận nhóm, làm bài.
- Các nhóm báo cáo kết quả .
- GV nhận xét bài làm của HS
Bài tập 3: Làm việc cả lớp
- HS đọc yêu cầu đọc yêu cầu BT.
- HS nối tiếp nhau nói từ mình chọn và đặt câu.
- GV nhận xét-tuyên dương.
♠. Hoạt động nối tiếp: 
	- Thế nào là từ đơn? Cho VD?
	- Thế nào là từ phức ? Cho VD?
	- GD học sinh qua nội dung bài học
	- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 3	Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
 I. MỤC TIÊU:
- HS kể được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu ( gợi ý SGK). Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện các bạn kể.
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS thích đọc sách.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi gợi ý.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện.
- 1 HS đọc đề bài trên bảng.
- GV dùng phấn màu gạch dưới các từ : được nghe, được đọc, lòng nhân hậu.
- HS nối tiếp nhau đọc gợi ý SGK
+ Lòng nhân hậu được biểu hiện NTN? Lấy ví dụ về một số truyện về lòng nhân hậu mà em biết ?
+ Em đọc câu truyện đó ở đâu?
- HS kể lại câu chuỵện cho bạn nghe. Nêu ý nghĩa câu chuỵên em vừa kể.
- HS đọc gợi ý 3 SGK
- GV đính mục tiêu đánh giá lên bảng.
♠. Hoạt động 2: Kể chuyện trong nhóm
- HS kể theo nhóm 4.
- GV gợi ý cho HS nêu câu hỏi.
+ Bạn thích chi tiết nào trong câu chuyện ? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong câu chuyện làm bạn thích nhất?
+ Câu chuỵện khuyên ta điều gì?
- 1 số HS thi kể trước lớp và trao đổi về ý nghĩa câu chuỵện.
- GV nhận xét –tuyên dương.
- Bình chọn bạn nào có câu chuyện hấp dẫn nhất
♠. Hoạt động nối tiếp: 
	- Nhận xét tiết học, khen những HS kể chuyện hay. 
______________________________________
Tiết: 5 Khoa học
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO 
 I. MỤC TIÊU:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,), chất béo (mỡ, dầu, bơ,..)
	- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
	+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
	+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các Vitamin A, D, E, K.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS ăn uống và thể dục điều độ để có sức khỏe tốt.. 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phiếu học tập, tranh SGK. 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.
	*Mục tiêu: Học sinh nắm được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể người
- Thảo luận nhóm đôi. Hs quan sát tranh hãy nói với nhau
+ Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm em ăn hằng ngày hoặc thích ăn.
+ Tại sao hằng ngày, chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ Tại sao hằng ngày, chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất béo.
- Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?(chất béo)
ð GV rút ra kết luận: Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể làm cho cơ thể lớn lên thay thế cho tế bào già bị hủy hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống
Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min A,D,E,K. Thức ăn giàu chất béo dầu, mỡ, bơ, vừng
♠. Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo.
	*Mục tiêu: Học sinh biết được nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo 
- Thảo luận nhóm 4. Làm vào phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
 Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm và chất béo
Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm
Nguồn gốc thực vật
Nguồn gốc động vật
Đậu nành
Thịt heo
Trứng
Thịt vịt
Cá
Đậu phộng
Tôm
Thịt bò
Đậu hà lan
Cua,ốc
.
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo
Mỡ lợn
Lạc
Dầu ăn
Vừng
Dừa
.
- Đại diện nhóm trình bài
ð Giáo viên kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
♠. Hoạt động nối tiếp: 
- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.
- Nhận xét tiết học
_____________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 23 tháng 09 năm 2020
Tiết: 6	Tập đọc
NGƯỜI ĂN XIN 
 I. MỤC TIÊU:
- Giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu các từ: lom khom, giàn giụa, thảm hại, sưng húp, rên rỉ, lẩy bẩy, thảm hại. ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ ( TL được câu hỏi 1,2,3).
Giáo dục học sinh: 
+ Biết ứng xử lịch sự trong giao tiếp;
+ Thể hiện sự cảm thông với người có hoàn cảnh khó khắn 
+ Xác định giá trị.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi đoạn thơ luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài thơ, lớp theo dõi SGK.
- GV yêu cầu HS chia đoạn. GV chốt ý: Chia thành 3 đoạn
	+ Đoạn 1: Từ đầu  cầu xin cứu giúp.
	+ Đoạn 2: Tiếp theo  không có gì để chonh cả.
	+ Đoạn 3: Còn lại
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ lần 1-Kết hợp luyện đọc từ khó.
- GV ghi bảng 1 số từ HS phát âm sai, hướng dẫn đọc lại.
- HS tiếp nối nhau đọc lần 2-Kết hợp giải nghĩa từ khó .
- GV rút từ cần giải nghĩa có trong từng khổ thơ.
- GV đọc mẫu 
♠. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- 1HS đọc đoạn 1 – cả lớp đọc thầm TLCH
+ Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào ?(Lúc đang đi trên phố) 
+ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?(đôi mắt ông f9ỏ đọc và giàn giụa nước mắt áo quần tả tơi thảm hại )
+ Điều gì khiến ông lão trông thảm thương đến như vậy?(cảng đói nghèo )
- 1HS đọc to đoạn 2, lớp đọc thầm , thảo luận nhóm đôi
+ Cậu đã làm gì để chứng tỏ tình cảm với ông lão ăn xin ?(tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia ,trên người tôi chẳng có tài sản gì cả )
+ Hành động và lởi nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào?(tình cảm của cậu bé đối với ông lão chân thành ..)
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Cậu bé cho ông lão cái gì ?(sự cảm thông và thái độ tôn trọng)
+ Theo em cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? (lòng biết ơn sự đồng cảm)
♠. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV nêu cách đọc toàn bài.
- GV đính bảng phụ viết đoạn: “Tôi chẳng biết ông lão”
- Đoạn này những từ nào cần nhấn giọng ? Vì sao?
- GV gạch dưới các từ đọc nhấn giọng, chỗ ngắt hơi.
- 1 HS đọc mẫu đoạn văn
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bài. Nêu nội dung bài
- GV nhận xét, đính đại ý lên bảng
- 3 HS đọc đại ý
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Qua câu chuỵện trên giúp em hiểu được gì ?
- GD học sinh qua nội dung bài học. 
- Nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 13	Toán
LUYỆN TẬP 
 I. MỤC TIÊU:
- Đọc, viết thành thạo số đến lớp triệu. Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- Làm quen các số đến lớp tỉ. Luyện tập về các bài toán thống kê số liệu.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS cẩn thận trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Củng cố về đọc số và nêu giá trị của chữ số
Bài 1: Đọc số và nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số. (làm việc nhóm đôi)
- GV đính bảng phụ ghi sẵn các só lên bảng.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, 2 bạn ngồi gần nhau đọc số cho nhau nghe.
- HS đọc trước lớp và nêu giá trị của chữ số.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
♠. Hoạt động 2: Củng cố về viết số.
Bài 2: Viết số
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- GV đính bảng phụ, 1 HS đọc yêu cầu đề. GV hướng dẫn mẫu.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, đánh giá một số tập.
- GV nhận xét bài làm: a) 5 760 342	b) 5 706 342
♠. Hoạt động 3: Củng cố về đọc bảng thống kê số liệu.
Bài 3: (Làm việc cả lớp)
- GV treo bảng phụ HS quan sát.
- GV yêu cầu HS cho biết BT yêu cầu gì?
+ Bảng số liệu thống kê về nội dung gì?
+ Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê?
- HS phát biểu.
♠. Hoạt động 4: Củng cố về đọc bảng thống kê số liệu.
Bài 4: Giới thiệu các lớp tỉ
- Viết số 1 nghìn triệu - HS viết vào bảng con 1000 000 000, HS đọc số 
+ Số 1 tỉ có mấy chữ số ?
- Viết các số từ 1 tỉ đến 10 tỉ, cho H S đọc.
+ 3 tỉ là mấy nghìn triệu?
+ 10 tỉ là mấy nghìn triệu?
+ 10 tỉ có mấy chữ số?
- GV ghi bảng 315 000 000 000.	
+ Số trên là mấy nghìn triệu ? mấy nghìn tỉ?
- GV nhận xét bài làm.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- HS hai dãy thi đua “ Tiếp sức”. Đọc các số sau ; 153 454 705 ; 769 000 000 
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 3	Lịch sử
NƯỚC VĂN LANG 
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ.
+ Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí,...
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày hội thường đua thuyền, đấu vật,.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS yêu thích môn lịch sử.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Phiếu học tập
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang
* Mục tiêu: HS biết được thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang
- Hoạt động nhóm 4
	- HS đọc SGK, quan sát lược đồ thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
	1/ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì?
	2/ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
	3/ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào?
	- Vài nhóm trình bày và chỉ khu vực hình thành của nước Văn Lang .
	- GV nhận xét rút ra kết luận.
♠. Hoạt động 2: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang.
* Mục tiêu: HS biết các tầng lớp trong xã hội Văn Lang
- Hoạt động nhóm 2
	- Học sinh đọc SGK và trả lời các ý sau:
	1/ Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp, đó là những tầng lớp nào?
	2/ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai?
	3/ Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì?
	- HS trình bày, GV nhận xét chốt lại ý đúng.
	- GV nhận xét rút ra kết luận.
♠. Hoạt động 3: Đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt.
* Mục tiêu: HS biết đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt
- Hoạt động cá nhân - Học sinh đọc thông tin SGK và trả lời 
	1/ Mô tả đời sống của người Lạc Việt ?
	2/ Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt?
	- GV nhận xét rút ra kết luận.
♠. Hoạt động nối tiếp: 
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK/14
- Nhận xét tiết học
___________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 24 tháng 09 năm 2020
Tiết: 5 	Tập làm văn
KỂ LẠI LỜI NÓI Ý NGHĨA CỦA NHÂN VẬT 
I. MỤC TIÊU:
- Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó, nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện .
- Bước đầu kể lại lời nói ,ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể truyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. 
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS mạnh dạn trong giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu 
	- HS làm vào vở nháp 
	+ Tìm những câu ghi lại những lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện “Người ăn xin” .
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu miệng
	+ Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu ?
	+ Nhờ đâu đánh giá được tính cách của cậu bé?
	- HS nhận xét, GV nhận xét.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
	- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3. 
	- HS đọc nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
	- Rút ra ghi nhớ – 2 HS đọc.
♠. Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài 
	- GV nhắc HS : Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dãu ngoặc kép
+ Nếu lời dẫn trực tiếp là một câu hay một đoạn trọn vẹn thì nó được đặt sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch ngang
+ Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoạc kép hay sau dấu gạch ngang đầu dòng, nhưng trước nó có thể có hoặc có thể thêm các từ rằng, là và dấu hai chấm.
	- 1 HS làm vào bảng phụ.
	- Cả lớp làm vào vở.
	- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2. 
- GV yêu cầu 1 HS em đọc yêu cầu
	Thảo luận nhóm 4 .
	- GV gợi ý : Muốn chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp thì phải năm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển phải thay đổi xưng hô.
	- GV phát giấy khổ to cho các nhóm làm bài.
	- HS trình bày kết quả .
	- GV và HS nhận xét.
	- Chốt lại lời giải đúng.
Bài 3. 
- GV yêu cầu 1 em đọc yêu cầu bài tập .
	Làm việc cả lớp.
	- GV nhắc HS: Thay đổi từ xưng hô. Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với nhân vật.
	- Cả lớp làm bài vào vở.
	- HS nêu bài làm của mình 
♠. Hoạt động nối tiếp: 
	+ Kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì ?
	+ Có mấy cách kể lại lời nói và nhân vật?
	- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS kể chuyện hay. 
Tiết: 14 Toán
DÃY SỐ TỰ NHIÊN 
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết được số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS cẩn thận trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 ♠. Hoạt động 1: Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- HS nêu các số mà em đã học
- GV : 5, 7, 9, 11, 35, 127, là các số tự nhiên.
- GV yêu cầu 1 số em kể thêm các số TN khác.
+ Em nào có thể viết số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0?.
- HS viết bảng con.
+ Dãy số trên là dãy các số gì ? Được sắp xếp theo thứ tự như thế nào ?
- GV kết luận dãy số tự nhiên.
+ GV biểu diễn dãy số TN trên tia 
- GV viết bảng	1 , 2, 3, 4, 5, 6 , 7,..
 	0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,
+ Đâu là dãy số TN ? Đâu là không phải dãy số TN?	
♠. Hoạt động 2: Đặc điểm của dãy số tự nhiên
- GV Cho HS quan sát dãy số tư nhiên.
- 7 và 8 là 2 số tự nhiên liên tiếp, 7 kém 8 mấy đơn vị? 8 hơn 7 mấy đơn vị ?
- Vậy 2 số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị? 
♠. Hoạt động 3: Thực hành
	Bài 1: Hoạt động cả lớp.
	- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
	+ Muốn tìm số liền nhau của 1 số ta phải làm gì ?
	- Cả lớp làm vào vở, 2 em lên bảng làm.
	- GV sửa bài.	
	Bài 2: Hoạt động cá nhân
	- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?.
	+ Muốn tìm số liền trước ta phải làm sao?.
	- GV yêu cầu HS làm bài. 
	- GV nhận xét trả lời của HS.
	Bài 3: Thi đua.
	+ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?
	- GV yêu cầu HS 2 dãy thi đua.
	- GV nhận xét tuyên dương.
	Bài 4 : Thi đua
	- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
	- GV đính câu a lên bảng; HS hai dãy lên thi đua tiếp sức.
	- HS nx, GV nhận xét
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Hai số TN liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau mấy đơn vị?
- Số tự nhiên nào bé nhất? Số tự nhiên nào lớn nhất?
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 3 Địa lí
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN 
 I. MỤC TIÊU:
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ờ Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao 
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn vá trang phục cua một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn : Trang phục : Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng ; trang phục của các dân tộc được may , thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sở .; Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ , tre , nứa
* HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên VN. Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Làm viêc cá nhân 
	* Mục tiêu: Học sinh biết và kể tên một số dân tộc ít người
	Dựa vào hiểu biết và mục 1 SGK trả lời :
	- Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng ?
	- Kể tên các dân tộc ít người ở HLS ?
	- Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú thấp đến cao ?
	- Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì ? 
	- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
	- GV kết luận 
♠. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi 
	* Mục tiêu: Học sinh biết được bản và nhà sàn của một số dân tộc ít người
	- Bản làng thường nằm ở đâu ?
	- Bản có nhiều nhà hay ít nhà ?
	- Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn ?
	- Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước ?
	- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời
♠. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
	* Mục tiêu: Học sinh biết được Chợ phiên , lễ hội ,trang phục của một số dân tộc ít người
- Nêu những hoạt động trong chợ phiên ?
	- Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ ?
	- Tại sao chợ bán nhiều hàng hoá này ?
	- Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS ?
	- Lễ hội ở đây được tổ chức vào mùa nào ?trong lễ hội có những hoạt động gì ?
	- Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc hình 4,5 và 6 
	- GV nhận xét kết luận chốt lại nội dung bài học . 
♠. Hoạt động nối tiếp: 
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư sinh hoạt , trang phục , lể hội của một số dân tộc ở HLS.
- Nhận xét tiết học
______________________________________
Tiết: 6 Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT 
 I. MỤC TIÊU:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu- Đoàn kết (BT2, 3,4). 
- Biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, ác (BT1)
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS yêu thích môn tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4
	- Cho HS đọc yêu cầu và phân tích mẫu. 
	- GV giao việc tìm các từ có chứa tiếng hiền và ác 
	- GV phát bảng phụ cho các nhóm , thảo luận tìm và ghi vào.
	- Đại diện các nhóm đính bảng trình bày kết quả.
	- GV nhận xét chốt lại.
	a/ hiền dịu, hiền đức , hiền hậu, hiền hoà, hiền lành, hiền thảo,
	b/ hung ác, ác nghiệt, độc ác, ác ôn, ác quỷ, ác mộng,.
	- HS nêu nghĩa 1 số từ vừa tìm được.
	- HS đặt câu với 1 từ vừa tìm trên bảng.	
♠. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
	Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu và các từ của BT, lớp theo dõi SGK.
	- Từng cặp Hs trao đổi và làm miệng.
	- GV treo bảng phụ (kẻ sẵn) , 1 HS lên làm mẫu.
	- 2HS lên bảng ghi từ vào cột theo yêu cầu.
	- GV nhận xét chốt lại .
♠. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
	Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
	- Cả lớp làm vào vở, 1Hs làm bảng phụ .
	- Đính bảng trình bày, lớp nhận xét.
	- GV chốt lại lời giải đúng. 
♠. Hoạt động 4: làm việc cả lớp
	- Đính các câu bài tập 4 lên bảng.
	- HS đọc yêu cầu BT.
	- HS suy nghĩ và phát biểu cá nhân
	- GV nhận x

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_3_ban_dep.doc